intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Việt Nam với mục tiêu đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở nước ta, đặc biệt với các doanh nghiệp lữ hành. Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh được sử dụng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được để làm rõ 3 nội dung chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện hội nhập

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP DEVELOPING EVENT TOURISM IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTEGRATION ThS. Nguyễn Thị Huyền Ngân Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sự kiện tại Việt Nam với mục tiêu đề xuất một số giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở nước ta, đặc biệt với các doanh nghiệp lữ hành. Phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh được sử dụng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu thập được để làm rõ 3 nội dung chính. Một là cơ sở lý thuyết về du lịch sự kiện gồm khái niệm du lịch sự kiện, vai trò của sự kiện với phát triển du lịch, điều kiện và nội dung phát triển du lịch sự kiện. Hai là thực trạng phát triển du lịch sự kiện ở Việt Nam với các nội dung giới thiệu doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam, thực trạng phát triển du lịch sự kiện và những cơ hội, thách thức khi phát triển du lịch sự kiện trong bối cảnh hội nhập. Cuối cùng là 3 nhóm giải pháp hướng tới các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp du lịch khác. Từ khóa: Du lịch; Du lịch sự kiện; Hội nhập; Phát triển; Sự kiện. Abstract This article discusses the status of developing event tourism in Vietnam with the purpose of proposing some solutions to develop this type of tourism in our country, especially for travel agencies. Statistical method, descriptive method, analysis method, comparison method are used based on the secondary database collected to clarify three main contents. The first, the theoretical basis of event tourism includes event tourism concepts and role of events for tourism development, conditions and contents of event tourism development. The second, the actual situation of event tourism development in Vietnam includes an overview of Vietnam tourism and travel agencies, event tourism development situation, opportunities and challenges for event tourism in the context of integration. Finally, there are three groups of measures for travel agencies, government agencies and other tourism businesses. Key words: tourism; event tourism; integration; development, events 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, lượng khách và doanh thu du lịch liên tục tăng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2014 cả nước đón số lượng khách nội địa là 38,5 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đạt 7,78 triệu lượt, đóng góp vào nền kinh tế 6,49% GDP. Sang năm 2015, tổng số lượng khách du lịch đạt gần 63 triệu lượt, trong đó có hơn 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 0,9% so với năm 2014. Tuy nhiên so với tiềm năng, du lịch Việt Nam cần nhiều giải pháp phát triển, tận dụng hết thế mạnh và thời cơ đưa ngành công nghiệp không khói này ngang tầm các nước trong khu vực và tiếp tục vươn xa. 759
  2. Sự kiện là yếu tố hấp dẫn được du lịch nhiều nước khai thác phát triển từ lâu. Sự kiện có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, tạo dựng hình ảnh điểm đến, tăng chi tiêu của du khách, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác… Với ý nghĩa quan trọng như vậy, du lịch sự kiện đã có những tác động tích cực tới sự phát triển du lịch của các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như các hiệp định của thế giới và khu vực như WTO, APEC, AFTA, TPP, AEC..., mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch trong đó có du lịch sự kiện. Tuy nhiên, sự kiện lại chưa được đặt vào vị trí quan trọng để tạo nên yếu tố hấp dẫn du lịch, chưa phát huy hết được vai trò trong việc phát triển du lịch, các doanh nghiệp lữ hành cũng đã khai thác các chương trình du lịch sự kiện nhưng còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Không chỉ về mặt thực tiễn, các lý luận trong nước về du lịch sự kiện cũng chưa được hình thành một cách hệ thống. Do vậy, việc hệ thống hóa một số lý thuyết về du lịch sự kiện, phát triển du lịch sự kiện để từ đó đánh giá thực trạng du lịch sự kiện tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành là cần thiết. Qua đó gợi mở những giải pháp nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, du lịch sự kiện được nghiên cứu từ lâu, đã có nhiều công trình thảo luận về vấn đề này, bao gồm cả lý luận và thực tiễn. Donald Getz là một trong những nhà khoa học nổi tiếng về lĩnh vực sự kiện, du lịch sự kiện và xuất bản nhiều tác phẩm về lĩnh vực này. Event management and Event tourism (Getz, 1997) được coi là công trình đầu tiên thiết lập một cách hệ thống về quản trị sự kiện và du lịch sự kiện bao gồm lập kế hoạch, lãnh đạo, tổ chức, điều phối, lập chương trình, nguồn lực, tài chính, marketing. Bên cạnh đó là nhiều công trình khác của Getz nghiên cứu về du lịch sự kiện trên phạm vi lý thuyết và ứng dụng thực tế như Event Tourism: Definition, evoluion and Research (2007), Events Tourism: Potential to build a brand destination (1991). Norazirah Ayon, trong công trình An Analysis of Event Tourism in Malaysia (2002) đã hệ thống hóa một số lý thuyết có liên quan đến du lịch sự kiện bao gồm khái niệm, vai trò của sự kiện, trình bày và phân tích sự phát triển của ngành sự kiện ở Malaysia giai đoạn 1990 – 2000, đánh giá và kết luận những ảnh hưởng của sự kiện đến du lịch Malaysia. Omoregie Etiosa, 2012, The Impacts of Event Tourism on host communities trình bày những lý luận về du lịch sự kiện bao gồm ngành sự kiện, các thành phần chính của ngành sự kiện, phân loại sự kiện, các chủ thể tham gia sự kiện, ảnh hưởng của sự kiện và nghiên cứu trường hợp thành phố Pietarsaari, Phần Lan. Jose Manuel Hernandez Mogollon, Jose Antonio Folgado Fernandez, 2014, Event Tourism Analysis and State of the Art, phát triển hệ thống khái niệm sự kiện, tài nguyên du lịch và sự kiện, vai trò của sự kiện trong phát triển và xây dựng hình ảnh điểm đến, các loại hình du lịch sự kiện. Ngoài ra còn nhiều công trình khác nghiên cứu về du lịch sự kiện như: Events Tourism: Potential to build a brand destination (Tanu Jayswal), Festival and Special event 760
  3. management (Johnny Allen, 2005), Exploring event tourism strategies (Anttonen Roosa, 2005), The place and role of events in the tourist development of the Southwest Serbia Cluster (Vukasin Susic, Dejan Dordevic, 2011)… Trong nước, các công trình nghiên cứu về sự kiện và du lịch sự kiện còn rất khiêm tốn. Hầu như các công trình mới chỉ dừng lại nghiên cứu về sự kiện như Tổ chức sự kiện (Lưu Văn Nghiêm, 2009). Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về những loại hình du lịch sự kiện cụ thể, trong đó chủ yếu là du lịch sự kiện lễ hội như Quản lý lễ hội và sự kiện (Cao Đức Hải, 2011). Như vậy, nghiên cứu phát triển du lịch sự kiện tại Việt Nam là vấn đề khá mới mẻ nhưng đây lại là vấn đề rất cần thiết cho sự phát triển chung của ngành du lịch nước ta. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu chính của bài viết là nghiên cứu thực trạng du lịch sự kiện tại Việt Nam, đặc biệt tại các doanh nghiệp lữ hành, phân tích những cơ hội và thách thức phát triển du lịch sự kiện trên cơ sở nền tảng lý thuyết về du lịch sự kiện và phát triển du lịch sự kiện, từ đó gợi mở một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội hiện có để phát triển loại hình du lịch này. Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều dữ liệu được tổng hợp, phân tích đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, bao gồm: Dữ liệu thống kê du lịch 2014, 2015 về số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu, mức độ phát triển du lịch của các khu vực trên Thế giới, đóng góp của du lịch vào sự phát triển chung của Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO); Dữ liệu thống kê du lịch Việt Nam 2013, 2014, 2015 về số lượng khách du lịch, những đóng góp chính của ngành du lịch vào nền kinh tế quốc dân, số lượng các doanh nghiệp lữ hành của Tổng cục Du lịch, kết quả điều tra khách 2013 – 2014 của Tổng cục Du lịch, điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2013. Cùng với đó là dữ liệu thống kê của các Sở Thể thao Văn hóa và Du lịch các địa phương Đà Nẵng, Lâm Đồng…; danh mục các chương trình du lịch, số lượng và số lượng khách tham gia các chương trình du lịch sự kiện của một số doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh được sử dụng để đưa ra một số lý thuyết cơ bản về du lịch sự kiện và phát triển du lịch sự kiện từ quan điểm của nhiều tác giả khác nhau trên Thế giới. Phương pháp định lượng, thống kê mô tả, so sánh, phân tích được sử dụng để xử lý các dữ liệu về thực trạng du lịch sự kiện tại các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và giải quyết mục tiêu của nghiên cứu. 761
  4. 3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN 3.1. Du lịch sự kiện Tại Việt Nam, du lịch sự kiện là đề tài nghiên cứu khá mới mẻ, hầu như chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu nào về du lịch sự kiện, khái niệm về du lịch sự kiện cũng chưa được phát biểu một cách đầy đủ và chính thức. Trong khi đó, du lịch sự kiện đã được nghiên cứu từ lâu trên Thế giới, nhiều tác giả đã đưa ra các khái niệm khác nhau trong các công trình nghiên cứu của mình. Vukasin Susic (The place and role of events in the tourist development of the Southwest Serbia Cluster, 2011) cho rằng: Du lịch sự kiện là một trong những sản phẩm du lịch hàng đầu thế giới với tiềm năng vô hạn, gắn liền với sự trưởng thành của điểm đến trong việc hoạch định sáng tạo và thực hiện các sự kiện thông qua quan hệ đối tác công tư. Theo McDonnell et al (1999), du lịch sự kiện có thể giúp điểm đến thu hút nhiều hơn khách du lịch, tạo ra một hồ sơ hấp dẫn cho điểm đến, xác định vị thế trên thị trường du lịch và mang lại lợi thế cạnh tranh marketing. Getz cho rằng con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tất cả các loại sự kiện và có thể đi xa để tham dự các sự kiện mà họ thấy thú vị, những người này hình thành phân khúc thị trường du lịch riêng - du lịch sự kiện. Du lịch sự kiện là phân khúc thị trường bao gồm những người đi du lịch để tham dự các sự kiện hoặc những người được thúc đẩy tham dự sự kiện khi xa nhà. Getz cũng nhận định du lịch sự kiện là yếu tố quan trọng trong chiến lược và marketing điểm đến để nhận diện rất cả những lợi ích kinh tế tiềm năng của sự kiện. Khái niệm du lịch sự kiện Getz đưa ra được chấp nhận rộng rãi trên Thế giới và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của bài viết. Theo đó, du lịch sự kiện được Getz định nghĩa (1997): - Việc lập kế hoạch, phát triển và marketing một cách hệ thống sự kiện như là yếu tố hấp dẫn du lịch, là chất xúc tác cho sự phát triển, tạo lập hình ảnh cho các yếu tố hấp dẫn và điểm đến. - Đoạn thị trường bao gồm những người đi du lịch để tham dự sự kiện hoặc những người được thúc đẩy để tham dự sự kiện khi họ xa nhà. Thêm vào đó, Getz cũng phát biểu rằng mục đích cơ bản của du lịch sự kiện là tạo dựng yếu tố hấp dẫn du lịch, tạo ra cầu du lịch hoặc thỏa mãn nhu cầu của du khách (1991). 3.2. Phát triển du lịch sự kiện 3.2.1. Vai trò của sự kiện đối với phát triển du lịch Có thể nói du lịch là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ sự kiện. Các sự kiện được xem như chất xúc tác để thu hút khách du lịch, là một trong những yếu tố hấp tạo nên chương trình du lịch. Nhờ có các sự kiện mà khách du lịch kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu. Ngành du lịch nhận được lợi ích trước hết từ việc gia tăng lượng khách, doanh thu và lợi nhuận. Các sự kiện diễn ra , đặc biệt là các sự kiện lớn sẽ thúc đ ẩy phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, địa phương. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của các ngành hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng… tạo động lực trở lại cho phát triển du lịch. 762
  5. Trong kinh doanh du lịch, tính thời vụ gây trở ngại cho các doanh nghiệp và điểm đến. Tuy nhiên, nhờ tổ chức sự kiện, các điểm đến có thể thu hút khách du lịch vào thời kỳ trái vụ, từ đó làm cân bằng cầu và khắc phục được hạn chế này. Quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự kiện sẽ tạo điều kiện hoàn thi ện cơ sở hạ tầng phát tri ển du lịch, nhiều công trình mới được xây dựng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, viễn thông, thông tin liên lạc được cải tạo, nâng cấp. Sự kiện là một công cụ marketing hữu hiệu , một sự kiện thành công sẽ góp ph ần lớn vào việc nâng cao hình ảnh du lịch quốc gia, địa phương, tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành nói riêng và ngành du l ịch nói chung. Sự kiện, nhất là các sự kiện lớn thu hút sự chú ý và quan tâm nhiều của các phương tiện truyền thông đại chúng, đây là cách thức nhanh chóng để xúc tiến du lịch, đưa hình ảnh du lịch quốc gia, địa phương ra ngoài lãnh thổ. Ngoài việc góp phần xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn, các sự kiện được tổ chức còn góp phần vào việc duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng…, để từ đó du lịch lại tiếp tục thực hiện chức năng khai tác, bảo tồn và phát huy các tài nguyên du lịch này. Khách mời tham gia các chương trình du l ịch gắn với sự kiện cũng thu được nhiều trải nghiệm khác biệt so với các chương trình du lịch thông thường, đặc biệt là cơ hội giao lưu , học hỏi, nâng cao hiểu biết, mở rộng quan hệ trong cuộc sống cũng như công vi ệc. Chính sự hấp dẫn của sự kiện làm tăng thêm sức hút đối với khách du lịch, đặc biệt là các sự kiện truyền thống làm nên thương hiệu của địa phương. Tuy nhiên, sự kiện cũng có những tác động tiêu cực tới việc phát triển du lịch. Các sự kiện lớn, và nhiều sự kiện cùng diễn ra sẽ gây s ức ép đối với cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói riêng như tăng nhu cầu điện, nước, nhiên liệu và tăng lượng nước thải và chất thải; tăng chi phí cho hoạt động của an ninh, cứu hỏa, dịch vụ y tế…, dẫn đến việc hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí không đáp ứng hết được nhu cầu của du khách hoặc chất lượng dịch vụ giảm. Sự kiện có thể gây ra các vấn đề như tắc nghẽn giao thông , ô nhiễm môi trường , phá vỡ lối số ng của dân cư nơi diễn ra sự ki ện, gián đoạn của các hoạt động kinh doanh bình thường... Ảnh hưởng của sự kiện đến đời sống dân cư nơi diễn ra sự kiện như các vấn đề về tập trung quá đông người , tăng giá các hàng hóa tiêu dùng , khan hiếm hàng hóa ... Một số sự kiện có thể kéo theo các tệ nạn xã hội như ma tuý , cờ bạc, mất trật tự công cộng, hoặc có thể gây ra sự lây truyền một số bệnh tật gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch và hình ảnh điểm đến. Như vậy, sự kiện vừa có tác động tích cực đến phát triển du lịch, vừa tạo ra những trở ngại nhất định trong việc phát triển ngành dịch vụ này. Dù vậy, lợi ích từ du lịch sự kiện là rõ ràng, nhận thức được vấn đề này, phát triển du lịch cần chú ý cân đối các lợi ích khi khai thác sự kiện. 763
  6. 3.2.2. Điều kiện phát triển du lịch sự kiện Để phát triển du lịch sự kiện cần đảm bảo những điều kiện cơ bản sau: Thứ nhất, điều kiện quan trọng để phát triển du lịch sự kiện chính là sự kiện. Các sự kiện có thể thuộc nhiều loại hình sự kiện khác nhau như thể thao, văn hóa nghệ thuật, lễ hội, sự kiện kinh doanh… Đây là yếu tố hấp dẫn chính cho các chương trình du lịch sự kiện. Thứ hai, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sự kiện. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sự kiện bao gồm hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, các công trình, địa điểm tổ chức sự kiện. Đây không chỉ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sự kiện được diễn ra mà còn là điều kiện đảm bảo hoạt động du lịch được thuận lợi. Bên cạnh đó là hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí… phục vụ nhu cầu tổ chức sự kiện, nhu cầu lưu trú, ăn uống và các hoạt động du lịch của khách trong tour du lịch sự kiện. Thứ ba, điều kiện về an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Du lịch chỉ có thể phát triển trong điều kiện hòa bình, trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo. Đối với các sự kiện tầm cỡ quốc tế và khu vực, vấn đề an ninh, trật tự lại càng trở nên quan trọng để đáp ứng sự kiện và thu hút khách du lịch. Thứ tư, chính sách phát triển du lịch là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch sự kiện. Các sự kiện chỉ có thể khai thác đúng hướng để phục vụ phát triển du lịch dưới đường lối, chính sách đúng đắn của các cơ quan ban ngành. Thứ năm, cầu và nhu cầu du lịch sự kiện. Nhu cầu là động lực chủ yếu cho các chiến lược đầu tư phát triển du lịch. Nhu cầu và cầu du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập, trình độ nhận thức, thời gian rỗi… 3.2.3. Nội dung phát triển du lịch sự kiện Phát triển du lịch sự kiện là khai thác có hiệu quả những giá trị của sự kiện cùng với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động… để từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như xã hội. Phát triển du lịch sự kiện là quá trình tăng lên về mọi mặt của du lịch sự kiện, không chỉ là sự gia tăng về quy mô sản lượng, khách du lịch mà còn là sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế du lịch sự kiện để đảm bảo phát triển bền vững. Tùy theo loại hình sự kiện được khai thác mà doanh nghiệp lữ hành có thể phát triển các loại hình chương trình du lịch sự kiện khác nhau, bao gồm: du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật; du lịch sự kiện thể thao và du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo. Nội dung phát triển du lịch sự kiện bao gồm phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch sự kiện, tăng trưởng khách, phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đội ngũ lao động, tăng cường xúc tiến quảng bá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển du lịch sự kiện. 764
  7. 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN Ở VIỆT NAM 4.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam Trong vài năm trở lại đây du lịch Việt Nam có những bước tiến đáng kể. Theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2014, số lượng khách nội địa đạt 38,5 triệu lượt, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 7,78 triệu lượt khách, đóng góp vào nền kinh tế 6,49% GDP, trong đó đóng góp trực tiếp 3,68% và gián tiếp là 2,81%. Ngành du lịch cũng đã cung cấp việc làm trực tiếp cho 1,6 triệu lao động, chiếm 3,03% lao động cả nước. Năm 2015, số lượng khách du lịch của Việt Nam đạt gần 63 triệu lượt, trong đó có hơn 7,94 triệu lượt khách quốc tế, tăng 0,9% so với năm 2014. Cùng với sự tăng trưởng chung của ngành, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam ngày càng phát triển, không ngừng mở rộng về quy mô, hệ thống các doanh nghiệp lữ hành phát triển mạnh, thu hút nhiều thành phần kinh tế, cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động (hình 1). 1573 1600 1428 1321 1400 1132 1200 980 1000 909 800 701 600 428 400 200 65 78 108 0 1993 1995 2000 2005 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn: Tổng cục Du lịch Hình 1. Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 1993 - 2015 Bên cạnh sự lớn mạnh về số lượng các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cũng ngày càng phát triển (bảng 1). Đặc biệt, một số doanh nghiệp lữ hành đã đạt được những giải thưởng danh giá của quốc tế như Vietravel được bình chọn nhiều năm liên tiếp danh hiệu của Giải thưởng World Travel Awards (WTA – giải thưởng được bình chọn bởi tờ báo lữ hành hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương TTG Asia). Bảng 1. Thông tin về hoạt động lữ hành năm 2015 Tổng số doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế (đơn vị) 1.573 Số lượng hước dẫn viên được cấp thẻ (người) 16.569 Số lượng hướng dẫn viên nội địa (người) 7.086 Số lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế (người) 9.483 Số lượng thuyết minh viên tại các điểm du lịch (người) Hàng chục nghìn Nguồn: Tổng cục Du lịch/Vụ Lữ hành Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ, du lịch Việt Nam vẫn chưa có được vị trí cao trong bản đồ du lịch Thế giới, ngay cả khi so sánh với các nước trong khu vực. Về số lượng khách quốc tế, Việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới, sau Indonesia (vị trí thứ 34), Singapore (vị trí thứ 25), Thái Lan (vị trí thứ 14) và Malaysia (vị trí thứ 12). Về doanh thu từ du lịch quốc tế, Việt Nam đứng thứ 36 trên Thế giới, sau Indonesia (vị trí thứ 32), Singapore (vị trí thứ 16), Malaysia (vị trí thứ 13) và Thái Lan (vị trí thứ 9) (Báo cáo thường niên du lịch 765
  8. Việt Nam 2014). Từ đây có thể thấy, Việt Nam cũng như các doanh nghiệp lữ hành cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút khách du lịch, tạo ra những điểm khác biệt trong sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh với các điểm đến trong khu vực và trên Thế giới. Với vai trò đã được phân tích, sự kiện là yếu tố hấp dẫn du lịch mà Việt Nam cần chú trọng. 4.2. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện 4.2.1. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật Chương trình du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật: Du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật đã được các công ty lữ hành khai thác phát triển. Các chương trình du lịch lễ hội truyền thống được hầu hết các doanh nghiệp lữ hành khai thác nhưng chủ yếu phục vụ đối tượng khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế tham gia chưa nhiều. Bên cạnh đó, một số sự kiện văn hóa, nghệ thuật, lễ hội mới được tổ chức trong vài năm trở lại đây thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành cũng đã khai thác các sự kiện này để đưa vào chương trình du lịch như lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội hoa Đà Lạt với các chương trình du lịch sự kiện: tour du lịch Lễ Hội Pháo Hoa Đà Nẵng, tour Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (công ty Du lịch Bốn Mùa), chùm tour miền Bắc dự sự kiện Carnaval Hạ Long, giỗ Tổ Hùng Vương và chùm tour miền Trung tích hợp sự kiện thi pháo hoa Đà Nẵng (công ty lữ hành Saigontourist)… Số lượng và đặc điểm khách: Số lượng khách du lịch sự kiện lễ hội liên tục tăng trong những năm gần đây. Theo báo cáo điều tra khách 2013 – 2014 (Tổng cục Du lịch), khách du lịch tham dự các sự kiện lễ hội chiếm 2,67% tổng lượng khách du lịch nội địa. Trong những tháng đầu năm 2016, số lượng khách có sự tăng trưởng vượt trội, các doanh nghiệp lữ hành liên tục tiếp đón các đoàn khách tham gia loại hình sự kiện này: Công ty Anhduongtour mỗi tuần đón từ 5-6 đoàn khách du lịch lễ hội, ATP Travel cũng có mức tăng trưởng 25% về số lượng khách du lịch sự kiện lễ hội so với cùng kỳ năm trước, TransViet đã tổ chức cho 20 đoàn khách tham dự sự kiện lễ hội với khoảng 1.000 khách… Số lượng khách tham gia sự kiện lễ hội, văn hóa, nghệ thuật quốc tế, quốc gia do các địa phương tổ chức cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng, tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch tại thành phố trong dịp diễn ra cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2015 (DIFC) dịp lễ 30/4 và 1/5 đạt 450.000 lượt, tăng 13,9% so với DIFC 2013. Riêng lượng khách do các doanh nghiệp lữ hành phục vụ khoảng 300.000 lượt, tăng 9,5% so với năm 2014 và tăng 26,2% so với dịp DIFC 2013. Trong đó, lượng khách quốc tế gần 52.000 lượt, tăng 26,87% so với năm 2014, tăng gấp 2 lần so với DIFC 2013; khách nội địa đạt gần 210.000 lượt, tăng 5,9% so với năm 2014 và tăng 15,6% so với DIFC 2013. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VI 2015 cũng đã thu hút 250.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trong đó có 7.500 lượt khách quốc tế. Về đặc điểm của khách tham gia du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật, khách du lịch lễ hội truyền thống thường chi tiêu ít, thời gian lưu trú ngắn và không yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ trong khi đó, với các sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật quốc tế như bắn pháo hoa Đà Nẵng, hoa Đà Lạt… thì thời gian lưu trú của khách dài hơn và họ cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng trong tour du lịch. Điều kiện phát triển: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch trong nước chưa đáp ứng được 766
  9. nhu cầu đối với các sự kiện lễ hội lớn thu hút nhiều khách du lịch đến tham dự. Lượng khách đông dẫn đến tình trạng thiếu phòng, đẩy giá dịch vụ lên cao. Vào dịp lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng, công suất buồng phòng của các khách sạn trong 2 đêm 28 và 29/4 đạt khoảng 90-95%. Những khách sạn ở trung tâm và khu vực ven biển, đường phạm Văn Đồng, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đạt 100%, nhiều doanh nghiệp lữ hành phải từ chối nhận khách vì hết phòng. Hạn chế về cung cơ sở lưu trú vào giai đoạn tổ chức sự kiện cũng dẫn đến việc tăng giá dịch vụ như những ngày diễn ra lễ hội Hoa Đà Lạt 2015, nhiều khách sạn 1 – 2 sao có giá phòng tăng lên đến 100%, các loại cơ sở lưu trú du lịch khác cũng tăng giá phòng từ 50 – 150%. Phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch vào dịp các sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật diễn ra cũng trở nên khan hiếm, giá vé tăng cao, trong khi hệ thống giao thông chưa được hoàn thiện dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông tại các điểm diễn ra sự kiện. Du lịch văn hóa bao gồm cả du lịch sự kiện lễ hội, văn hóa nghệ thuật được định hướng phát triển trên tất cả 7 vùng du lịch ở Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Các hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa cũng được đẩy mạnh, đặc biệt đến các thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Đông (theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2014). 4.2.2. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện thể thao Chương trình du lịch sự kiện thể thao: Chương trình du lịch kết hợp tham dự sự kiện thể thao đã được một số công ty du lịch trong nước quan tâm. Vietravel là đơn vị tiên phong khai thác tour du lịch sự kiện thể thao từ năm 1995, đến nay công ty liên tục đưa ra các tour du lịch dành cho người hâm mộ thể thao, đặc biệt là các sự kiện Seagames, AFF Cup, Asean Cup… Một số tour của Vietravel như tour cổ vũ tuyển U23 Việt Nam trong trận Việt Nam – Thái Lan, tour du lịch cổ vũ tuyển U23 Việt Nam trong trận bán kết Seagame 28 tại Singapore. Bên cạnh môn thể thao vua là bóng đá, Vietravel cũng đã bắt đầu khai thác các tour du lịch sự kiện thể thao khác như: tour Sôi động cùng đường đua F1 Singapore, tour du lịch xem giải quần vợt Mỹ mở rộng… Tiếp theo đó, các doanh nghiệp lữ hành khác như Vietrantour, Hà Nội Redtours cũng tham gia khai thác loại hình sự kiện này và tổ chức các tour du lịch sự kiện thể thao Asiad 17 ở Busan; bán kết AFF Cup 2014 tại Malaysia, Seagame 28… Các sự kiện thể thao trong nước cũng được khai thác để thiết kế chương trình du lịch. Tuy nhiên, vì số lượng các sự kiện thể thao đáng chú ý trong khu vực và quốc tế do Việt Nam tổ chức chưa nhiều nên các doanh nghiệp lữ hành ít có cơ hội để khai thác. Sự kiện đáng chú ý trong các sự kiện thể thao Việt Nam đăng cai tổ chức là Seagame 22. Các doanh nghiệp lữ hành đã đưa ra nhiều chương trình du lịch sự kiện này như: Saigontourist với 3 tour du lịch 4 ngày 3 đêm dự lễ khai mạc, bán kết và chung kết, đêm ở Hạ Long và tham quan thành phố Hà Nội; Vietravel với 2 chương trình 6 ngày 5 đêm tham quan vịnh Hạ Long, thăm Lào Cai - Sapa và trở về thủ đô xem lễ khai mạc SEA Games 22, tour 4 ngày 3 đêm xem trận chung kết bóng đá nam, tham quan Hà Nội, Hạ Long; Fiditour với 3 chương trình du lịch… Nhiều doanh nghiệp lữ hành khác muốn thiết kế tour nhưng không được do khó khăn trong việc tìm mua vé và đặt phòng. Số lượng và đặc điểm khách: Số lượng khách du lịch tham dự các sự kiện thể thao 767
  10. ngày càng tăng, riêng với sự kiện Seagame 22 Việt Nam đã thu hút hơn 10.000 khách du lịch Tuy nhiên, con số khách du lịch mua tour du lịch sự kiện thể thao của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, chỉ khoảng vài trăm khách cho 1 tour du lịch như: tour Seagame 22 Vietravel phục vụ 100 khách, tour cổ vũ U23 Việt Nam tại Thái Lan phục vụ 300 khách… Khách du lịch sự kiện thể thao thường không yêu cầu quá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ, thông thường họ chỉ cần lưu trú ở các khách sạn 2 – 3 sao, thậm chí để được xem các sự kiện thể thao họ sẵn sàng ở căn hộ thuê hoặc homestay do tình trạng thiếu phòng. Số lượng khách tham gia du lịch sự kiện thể thao phụ thuộc nhiều vào kết quả của giải thi đấu, đặc biệt với những giải đấu có đội tuyển Việt Nam tham gia. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc thiết kế và tổ chức tour do không ước lượng chính xác được số lượng khách tham gia để đặt vé, đặt phòng… Điều kiện phát triển: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch sự kiện thể thao ngày càng được hoàn thiện, tuy nhiên việc xây dựng các tour du lịch sự kiện thể thao vẫn gặp khó khăn do tình trạng cháy phòng, nếu không đặt trước, giá phòng bị đẩy lên 10 – 15%, cháy vé máy bay và vé xem sự kiện cũng rất khó khăn để có thể tiếp cận. Trong sự kiện Seagame 22, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã không thể phục vụ hết số lượng khách đăng ký như công ty du lịch Bến Thành, giảm 50% số khách, Vietravel chỉ phục vụ được 100 khách trên 700 khách đăng ký… Về mặt chiến lược, du lịch sự kiện thể thao chưa được đề cập trực diện trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 tuy nhiên trong báo cáo du lịch Việt Nam 2014, du lịch kết hợp tham gia các sự kiện thể thao được định hướng cho thị trường nội địa. Các hoạt động xúc tiến cũng chưa được thực hiện với loại hình du lịch sự kiện thể thao. Mặc dù thể thao là cơ hội tốt cho ngành du lịch trong việc thu hút khách, quảng bá du lịch, nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch quốc gia nhưng Việt Nam chưa thực sự chú trọng, đây là một trở ngại cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc phát triển du lịch sự kiện thể thao. 4.2.3. Thực trạng phát triển du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo Chương trình du lịch và số lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo: Các chương trình du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo mới phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng được rất nhiều các doanh nghiệp lữ hành quan tâm khai thác, chương trình du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo tăng cả về số lượng và chất lượng. Saigontourist là một trong những doanh nghiệp lữ hành đi đầu về khai thác lĩnh vực du lịch này. Riêng 2 tháng 7,8 năm 2015, công ty đã phục vụ 42 đoàn khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo, trung bình 200 – 300 khách/đoàn với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/đoàn. Lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo của Saigontourist tăng trưởng 20%/năm. Tập đoàn Hoabinhgroup phục vụ 200 đoàn khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo trong 2 quý đầu năm 2015, riêng công ty thành viên Hoabinhtourit & Convention đã đón tiếp 60 đoàn khách trong 3 tháng đầu năm 2015 với 10.000 khách. Vietravel cũng có số lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo chiếm tới 60% tổng số khách du lịch. Theo kết quả điều tra khách 2013 – 2014 của Tổng cục Du lịch, số lượng khách du lịch tham gia vào các sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo trên cả nước chiếm 4,52% tổng lượng khách nội địa, đứng thứ 3 sau du lịch tham quan nghỉ dưỡng (78,18%) và thăm thân 768
  11. (4,52%). Trong tổng khách du lịch quốc tế, khách đi với mục đích tham dự sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo cũng chiếm 6,8%, đứng thứ 3 sau du lịch tham quan nghỉ dưỡng (60,5%) và thăm thân (17,1%). Như vậy, mặc dù số lượng chương trình và số lượng khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo tăng nhưng còn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lượng khách du lịch. Trong khi đó, nhu cầu du lịch sự kiện kinh doanh là rất lớn. Thực tế, nhiều tour du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo của Việt Nam chưa đảm bảo được yêu cầu của đối tác do thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự liên kết để đáp ứng nhu cầu của đoàn về lưu trú, địa điểm tổ chức sự kiện, phương tiện đi lại… Đặc điểm khách: Khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo thường đi theo đoàn, số lượng khách trong đoàn có thể dao động từ vài người cho đến vài trăm người, đặc biệt có những sự kiện đoàn khách du lịch tham dự lên tới vài nghìn người như đoàn khách 3.700 người của công ty Đầu tư Du lịch Quốc tế Thắng Lợi tham gia tour du lịch sự kiện kinh doanh tại Quảng Ninh, đoàn khách 1.800 người của công ty Nissei Electric do Saigontourist phục vụ tại Phan Thiết... Khách du lịch tham gia loại hình du lịch này thường có thời gian lưu trú dài ngày, gấp 3-4 lần khách du lịch thông thường. Khách có mức chi tiêu cao hơn so với các khách du lịch tham gia loại hình du lịch khác, trung bình mức chi tiêu ngoài tour khoảng 625,5USD/lượt; 63,3USD/ngày (Kết quả điều tra chi tiêu khách du lịch quốc tế 2013). Họ cũng là những khách du lịch có yêu cầu khá cao về chất lượng dịch vụ. Điều kiện phát triển: Hệ thống cơ sở lưu trú ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của các đoàn khách du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo. Hiện nay, cả nước mới có 74 khách sạn 5 sao với 18.300 buồng, 194 khách sạn 4 sao với 24.400 phòng (Tổng cục Du lịch, Báo cáo du lịch Việt Nam 2014), số lượng này còn ít so với nhu cầu lưu trú của khách du lịch sự kiện. Thêm vào đó, không phải khách sạn nào cũng có đủ hệ thống phòng họp cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo, nhất là các phòng họp lớn cho đoàn khách đông. Ngoài một số khách sạn như Sheraton Sài Gòn (phòng đại Yến Tiệc sức chứa 1.100 khách), còn lại hầu hết các khách sạn có sức chứa tối đa chỉ khoảng vài trăm khách (Deawoo Hà Nội 400 khách, Hilton Hà Nội 600 khách…). Trong khi đó, các trung tâm hội nghị, trung tâm triển lãm, tổ chức sự kiện ở nước ta còn ít và hạn chế về diện tích, ngoại trừ một số trung tâm hội nghị, triển lãm lớn như Trung tâm Triển lãm Sài Gòn, Giảng Võ có diện tích chỉ trên dưới 5.000m2, trung tâm Hội nghị quốc gia diện tích 4.256m2 với sức chứa 3.800 khách… Du lịch sự kiện kinh doanh, hội nghị, hội thảo có điều kiện thuận lợi để phát triển khi được đề cập trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Trong đó, du lịch hội nghị, hội thảo là sản phẩm du lịch đặc trưng được định hướng phát triển ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động xúc tiến cũng được đẩy mạnh tới thị trường trọng điểm gồm các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia) và thị trường nội địa (theo Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2014). Việt Nam đã có nhiều biện pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch. Mạng lưới giáo dục, đào tạo du lịch ngày càng được tăng cường và mở rộng, hiện nay cả nước đã có 46 trường đại học và 28 trường cao đẳng có đào tạo chuyên ngành du lịch. Tổng cục Du lịch cũng đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, ngoại ngữ 769
  12. (tiếng Anh, tiếng Nga), kiến thức về nghiệp vụ khách sạn, thuyết minh viên… cho hàng nghìn đối tượng. Tuy nhiên, nhân lực trong ngành vẫn còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng, ảnh hưởng đến các chương trình du lịch sự kiện. 4.3. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sự kiện trong điều kiện mới 4.3.1. Cơ hội Hiện nay, các nước trên Thế giới đang tăng cường hợp tác phát triển trên mọi bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch…. Trong bối cảnh chung, Việt Nam rất tích cực trong việc gia nhập các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như các hiệp định, hiệp ước đa phương, song phương của thế giới và khu vực như WTO, APEC, AFTA, TPP, AEC... Điều này mở ra nhiều cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch sự kiện: Hội nhập quốc tế tạo thuận lợi cho các quốc gia giao lưu, mở rộng quan hệ và đi lại. Xu hướng đi du lịch của người dân trên khắp thế giới ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch quốc tế năm 2015 đạt 1,184 tỷ lượt khách, tăng 4,4% so với năm 2014. Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2014 tăng 4,3% so với năm 2013. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng lớn thứ 2 với mức tăng 5,4% (đứng đầu là khu vực châu Mỹ 8,0%). Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2014 đạt 1.245 tỷ đô la Mỹ, so với 1.197 tỷ đô la Mỹ năm 2013. Theo UNWTO, trong thời gian dài, số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới dự kiến sẽ tăng trung bình 3,3 giai đoạn 2010 – 2030 đạt 1,8 tỷ lượt vào năm 2030 (Du lịch hướng đến năm 2030 – UNWTO). Quá trình hội nhập dẫn đến ngày càng có nhiều sự kiện quốc tế được tổ chức trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa… như Apec, Asem, Olympic, Seagame, Asiad, Hoa hậu hoàn vũ... Các sự kiện này mang lại tiềm năng thu hút khách du lịch rất lớn tới các nước, địa phương đăng cai tổ chức. Việt Nam đã và đang nỗ lực cố gắng trong việc đăng cai tổ chức các sự kiện này. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, nhiều tổ chức uy tín trên Thế giới bình chọn, như tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới nên tham quan năm 2015, tờ Telegraph (Anh) bình chọn Việt Nam là một trong 20 điểm đến xứng đáng để du lịch trên Thế giới. Riêng Hà Nội được tạp chí du lịch Travel and Leisure của Mỹ bình chọng vị trí thứ 7 trong Top 10 thành phố châu Á và được TripAdvisor bình chọn là một trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên Thế giới, Top 25 điểm đến châu Á được du khách yêu thích nhất và nhận giải Asia Destination Awards năm 2014. Quảng Bình cũng được tờ New York Times, một tờ báo uy tín của Mỹ bình chọn vị trí thứ 8 trong 52 điểm đến lý tưởng dành cho du khách trong năm 2014. Đà Nẵng được TripAdvisor bình chọn đứng đầu trong danh sách những điểm du lịch đáng đến nhất trong năm 2015. Bên cạnh đó, Việt Nam nổi tiếng là đất nước có nhiều lễ hội truyền thống, các lễ hội diễn ra quanh năm là các sự kiện thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước như: lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Hùng… Trong những năm qua, nước ta cũng đã đăng cai nhiều sự kiện quốc tế và khu vực trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao như: Seagame 22, Apec 2006, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132)… Nhiều sự kiện quốc tế, khu vực và quốc gia được tổ chức định kỳ như: lễ hội bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, festival Hoa Đà Lạt, festival Diều quốc tế Vũng Tàu, Lễ hội Dừa 770
  13. tại Bến Tre, Lễ hội Carnaval Hạ Long, Festival làng nghề truyền thống Huế… Trong bối cảnh tình hình chính trị trên Thế giới có nhiều bất ổn, Việt Nam được coi là một điểm đến an toàn. Chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đăng cai các sự kiện quốc tế trên mọi lĩnh vực. Các sự kiện là yếu tố cốt lõi để quốc gia, địa phương cũng như các doanh nghiệp thu hút khách du lịch và xây dựng các chương trình du lịch sự kiện. Trong điều kiện hội nhập, các doanh nghiệp lữ hành nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan: ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho phát triển du lịch, hỗ trợ môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh như Nghị quyết số 92/NQ-CP, kế hoạch số 1836/KH-BCĐNNVDL, thông tư số 25-26- 27/TT-BVHTTDL…. Công tác truyền thông du lịch Việt Nam được quan tâm như sản xuất ấn phẩm, vật phẩm truyền thông thương hiệu, Tổng cục Du lịch đã hợp tác với 13 cơ quan thông tấn báo chí để mở chuyên trang du lịch, sản xuất các phim quảng bá du lịch Việt Nam (đặc biệt gần đây là phim quảng bá du lịch trên kênh Travel Channel), tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch tại các Hội chợ quốc tế như Hội chợ Travex, Jata, ITB Asiam CITM, ITF, WTM…, tổ chức Chương trình phát động thị trường du lịch tại Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Nhật Bản. Một cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành là từ 1/1/2015 khách du lịch là công dân 7 nước từ Liên bang Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan được miễn thị thực vào Việt Nam trong 14 ngày. Không những vậy, sự hỗ trợ về nhiều mặt từ kỹ thuật công nghệ, kinh phí đến kinh nghiệm… từ các tổ chức quốc tế, khu vực trong phát triển du lịch cũng được tăng cường khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng. 4.3.2. Thách thức Có nhiều cơ hội nhưng phát triển du lịch sự kiện ở Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong điều kiện mới: Tình hình kinh tế, chính trị Thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch quốc tế, tình trạng khủng bố diễn ra nhiều nơi. Bên cạnh đó là nhiều vấn đề toàn cầu khác làm hạn chế số lượng khách đi du lịch như vấn đề mất an toàn hàng không và hàng hải, các dịch bệnh toàn cầu như Ebola, Zika, cúm… Cùng với sự hôi nhập, phát triển kinh tế đã dẫn đến những vấn đề thay đổi về khí hậu, hiện tượng khí hậu cực đoan diễn ra nhiều trong những năm gần đây. Trong khi đó, thời tiết khí hậu của Việt Nam lại phức tạp và khá khắc nghiệt gây trở ngại, khó khăn cho nhiều địa phương ở Việt Nam trong việc tổ chức sự kiện và hạn chế khả năng xây dựng các chương trình du lịch sự kiện. Hội nhập dẫn đến cạnh tranh du lịch từ các nước trong khu vực và trên Thế giới ngày càng gay gắt. Trong khi đó, các nước trong khu vực đã phát triển du lịch sự kiện từ khá lâu và thành công trong việc khai thác sự kiện để phát triển du lịch như Singapore, Malaysia… Chính quyền Malaysia đang nỗ lực tăng cường tổ chức nhiều lễ hội và các sự kiện đặc biệt như là một phần quan trọng trong lập kế hoạch và phát triển điểm đến. Việc cạnh tranh càng trở nên khốc liệt khi cộng đồng ASEAN đã chính thức được thành lập vào cuối năm 2015. Khách du lịch ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ là một thách thức không nhỏ với du lịch Việt Nam khi mà quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng. Số lượng 771
  14. khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên, trong đó có nhiều du khách đến từ các quốc gia phát triển, nhiều du khách khá khó tính và có những đòi hỏi cao. Điều này buộc các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp du lịch khác phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong điều kiện mới, lối sống và nhận thức của cộng đồng cũng chịu ảnh hưởng. Người dân đã có nhận thức tích cực hơn đối với phát triển du lịch địa phương, tuy nhiên vì vấn đề lợi ích chưa được giải quyết thỏa đáng nên tại nhiều địa phương, người dân còn có thái độ khó chịu, chống đối các hoạt động du lịch và khách du lịch, một phần nguyên nhân nữa là do sự khác biệt về văn hóa và tác động tiêu cực do du lịch sự kiện mang lại. Bên cạnh đó, hội nhập cũng làm ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống của sự kiện, đặc biệt là sự kiện lễ hội. 5. MỘT SÔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SỰ KIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 5.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan chức năng Một là, đưa du lịch sự kiện thành một trong những loại hình du lịch chủ chốt cần được quan tâm. Du lịch sự kiện chưa được đề cập một cách chính diện trong các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam do vậy cần nhận thức vai trò quan trọng của loại hình du lịch này và có chiến lược cụ thể. Nhận diện những vùng du lịch và từng địa phương cụ thể có điều kiện phát triển du lịch sự kiện tốt để làm mô hình mẫu cho các vùng và địa phương khác. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước phải đóng vai trò điều tiết vĩ mô để đảm bảo sự phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp vận chuyển, đơn vị tổ chức sự kiện trong xây dựng tour du lịch sự kiện. Tăng cường quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch, kiểm tra chất lượng, kiểm soát giá. Hai là, nỗ lực đăng cai, tổ chức các sự kiện quốc gia, khu vực và quốc tế. Tùy theo điều kiện của đất nước, địa phương để đăng cai tổ chức các sự kiện tầm cỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành xây dựng tour du lịch sự kiện. Cùng với đó là việc tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sự kiện. Ba là, hoàn thiện cơ sở hạ tầng chung để phục vụ phát triển du lịch bao gồm xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống giao thông, đặc biệt là các tuyến giao thông tiếp cận điểm đến du lịch; đảm bảo hệ thống điện nước và nâng cấp hệ thống giao thông liên lạc. Bên cạnh đó, cần có chính sách hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú, địa điểm, trung tâm tổ chức sự kiện. Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch và sự kiện về cả số lượng và chất lượng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo cần chú ý hoàn thiện chương trình đào tạo, đảm bảo đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, hỗ trợ hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp. Năm là, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích mà các sự kiện mang lại cũng như nguồn lợi từ việc thu hút khách du lịch đến địa phương tham dự các sự kiện, cách thuyết phục hiệu quả nhất là để người dân thực sự được hưởng lợi từ sự kiện và du lịch sự kiện ở địa phương mình. 5.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp lữ hành Một là, các doanh nghiệp lữ hành cần tích cực hơn trong viêc đưa du lịch sự kiện vào trong danh mục sản phẩm của mình. Việc xây dựng các chương trình du lịch cũng cần được 772
  15. chuyên nghiệp và thể hiện rõ tính chuyên biệt của sản phẩm. Các sự kiện cần phải được thể hiện nổi bật và là trọng tâm của chương trình du lịch từ tên gọi của chương trình cho đến nội dung hành trình. Hai là, các doanh nghiệp lữ hành cần tăng cường khai thác các sự kiện sẵn có ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là sự kiện lễ hội. Lễ hội truyền thống là yếu tố văn hóa đặc trưng của mỗi vùng, mỗi địa phương mà du khách đặc biệt là du khách nước ngoài rất muốn tìm hiểu và trải nghiệm. Ba là, các doanh nghiệp lữ hành cần chủ động tham gia cùng địa phương và quốc gia trong việc tổ chức các sự kiện chuyên nghiệp để từ đó làm nền tảng xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn. Bốn là, cần có sự liên kết giữa công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, địa điểm tổ chức sự kiện. Điều này đảm bảo doanh nghiệp xây dựng và triển khai thành công các tour du lịch sự kiện đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Doanh nghiệp lữ hành cần chủ động hợp tác và lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng khách của từng loại sự kiện khác nhau. 5.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp du lịch khác Cùng với các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp du lịch khách cũng cần tích cực thực hiện một số giải pháp để phát triển du lịch sự kiện. Một là, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch sự kiện, đảm bảo số lượng phòng phục vụ khách trong thời kỳ cao điểm của sự kiện. Yêu cầu niêm yết giá và bán đúng giá, tránh tình trạng ép giá khi cầu lên quá cao. Hai là, tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp du lịch khác như nhà hàng, vận chuyển, vui chơi giải trí, địa điểm tổ chức sự kiện… để xây dựng và tổ chức chương trình du lịch. KẾT LUẬN Du lịch sự kiện là một trong những loại hình du lịch không mới trên Thế giới nhưng lại chưa được chú trọng ở Việt Nam. Mặc dù có những thành quả nhất định trong phát triển du lịch sự kiện, nhiều doanh nghiệp lữ hành đã tổ chức các chương trình du lịch sự kiện, trong đó có nhiều tour với số lượng khách khá đông, điều kiện để phát triển du lịch sự kiện đã được cải thiện. Tuy nhiên, để du lịch sự kiện có thể phát huy được vai trò quan trọng trong thu hút khách, nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch Việt Nam thì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp du lịch khác cần bắt tay cùng nhau thực hiện đồng bộ các giải pháp. 773
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Thanh Hằng, 2013, Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Lưu Văn Nghiêm, 2009, Tổ chức sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2014, Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2014 4. Donald Getz,, Event Tourism: Definition, evoluion and Research 5. Donald Getz, 1997, Event management and Event tourism, Cognizant Communication Corp 6.bJohnny Allen, 2005, Festival and Speciall Event management, Wiley Australia 7. Jose Manuel Hernandez Mogollon, Jose Antonio Folgado Fernandez, 2014, Event Tourism Analysis and State of the Art, University of Extremadura, Spain 8. Glenn A.J. Bowdin, Johnny Allen, William O’Toole, Rob Harris, Lan Mcdonnell, 2011, Event Management (3rd Edition), Great Britain 9. Norazirah Ayon, 2002, An Analysis of Event Tourism in Malaysia, Faculty of Economics and Business, ; Malaysia Sarawak, Malaysia 10. Marg Deery, 2013, State of the Business Events Industry Report, Business Events Council of Australia 11. Omoregie Etiosa, 2012, The Impacts of Event Tourism on host communities, Central Ostrobothnia University of Applied Sciences 12. Tanu Jayswal, Events Tourism: Potential to build a brand destination 774
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0