intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang" bước đầu chứng minh sự phù hợp của loại hình du lịch nông nghiệp với tiềm năng phát triển du lịch của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch quốc tế và mạnh dạn đề xuất ba bài học kinh nghiệm mà theo tác giả là huyện Lâm Bình có thể áp dụng được nhằm từng bước phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn huyện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

  1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHO HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG TS. Tô Ngọc Thịnh Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Lâm Bình là một huyện miền núi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian qua, ngành du lịch đã bước đầu phát triển, khai thác được lợi thế về tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, góp phần cải thiện kinh tế, xã hội của địa phương. Với một huyện miền núi như Lâm Bình, kinh tế chủ yếu dựa vào nông, lâm, thủy sản và dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số thì phát triển du lịch nông nghiệp được xem là một hướng đi phù hợp nhằm phát huy lợi thế, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh du lịch nhìn chung còn nhỏ lẻ, nhiều hoạt động mang tính tự phát, đặt biệt chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại địa phương còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến ngành du lịch. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng dịch vụ du lịch và khả năng phát triển du lịch nông nghiệp nói riêng, ngành du lịch của địa phương nói chung. Thực tế đó đòi hỏi phải phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nông nghiệp và đòi hỏi ngày càng cao của du khách. Từ khóa: Nhân lực du lịch; cách mạng 4.0; phát triển nhân lực; du lịch nông nghiệp 1. KHÁI LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm du lịch nông nghiệp Du lịch nông nghiệp đƣợc mô tả là hoạt động thăm viếng nông trại nông nghiệp hoặc bất cứ hoạt động làm vƣờn, canh tác hay kinh doanh nông nghiệp nào để đƣợc thƣởng lãm, học hỏi và tham gia vào các hoạt động đó. Loại hình du lịch nông nghiệp bắt đầu đƣợc thế giới quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỉ XX và mới đƣợc manh nha phát triển ở Việt Nam. Theo Duncan Hilchey (1993) thì: ―Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch do ngƣời chủ hoặc ngƣời điều hành nông trại triển khai kinh doanh nhằm mục đích nâng cao kiến thức và thƣ giãn giải trí đối với công chúng, quảng bá các sản phẩm của nông trại và từ đó tăng thêm thu nhập cho nông trại‖. Theo tác giả Ramiro E.Lobo (1999) thì: ―Du lịch nông nghiệp là khái niệm chỉ hoạt động đến tham quan một nông trại hoặc bất kỳ một cơ sở nào hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục đích thƣ giãn giải trí, nâng cao nhận thức, có thể chủ động tham gia vào hoạt động của nông trại hoặc cơ sở đó‖. Cục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên thuộc Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (2004) thì cho rằng: ―Du lịch nông nghiệp là hoạt động mời công chúng vào một trang trại để tham gia vào những hoạt động khác nhau và trải nghiệm những hoạt động nông nghiệp. Những hoạt động du lịch nông nghiệp bao gồm ăn ở, câu cá, săn bắn, tự hái rau quả, trồng ngô...‖ 106
  2. Theo Bùi Thị Lan Hƣơng (2010) thì: ―Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch riêng lẻ dựa trên việc khai thác tài nguyên sản xuất nông nghiệp, chủ thể tham gia du lịch là ngƣời nông dân, không gian du lịch là trang trại, đồng ruộng, có thể gây xung đột lợi ích với cộng đồng‖. Hầu hết các khái niệm đƣợc tổng kết đều thống nhất ở điểm là du lịch nông nghiệp diễn ra ở những nông trại đang vận hành hay những nông trại thƣơng mại. Nhƣ vậy, có thể hiểu: “Du lịch nông nghiệp là một hình thức đưa khách du lịch trở về với thiên nhiên, tìm hiểu cách sinh hoạt của những người nông dân hoặc tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp và hưởng thụ những sản phẩm do chính mình làm ra”. 1.2. Đặc điểm của du lịch nông nghiệp Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách hiện đại, ngành du lịch luôn có những chuyển mình tích cực và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách. Trong đó loại hình du lịch nông nghiệp là một phân khúc thị trƣờng du lịch mới lạ và bổ ích. Đây là sự kết hợp đa dạng của các vùng nông thôn, những trải nghiệm ẩm thực và những khu vui chơi giải trí ngoài trời. Một kỳ nghỉ lý tƣởng đồng nghĩa với việc làm thỏa mãn mọi nhu cầu của du khách. Một số ngƣời thích tắm nắng trên bãi biển cạnh một số khách sạn 5 sao, hay nghỉ dƣỡng lâu dài ở một thành phố và tham quan phòng tranh hay viện bảo tàng. Trong khi số khác thích phiêu lƣu trên những đỉnh núi cao chót vót hay những dòng sông hiểm trở và có thể là những ngọn đồi thăm thẳm. Khác hẳn với hai hình thức này, du lịch nông nghiệp ra đời và lan rộng khắp thế giới. Nó bao gồm du lịch sinh thái, du lịch đến những vùng nông thôn, vùng dân tộc, trải nghiệm ẩm thực, vui chơi, giải trí hoặc du lịch địa lý. - Đặc điểm đầu tiên của du lịch nông nghiệp là sự đa dạng. Du khách có thể nghỉ dƣỡng tại một ngôi làng bên bờ hồ, một biệt thự hƣớng ra nhà máy sản xuất rƣợu vang hoặc thậm chí là một trang trại, nơi mà du khách có thể làm việc ở đó. Đặc biệt sáng kiến ―những tình nguyện viên trên trang trại‖ xuất hiện trên toàn thế giới và phổ biến ở 33 quốc gia.Đến với sản phẩm du lịch này, du khách đƣợc trải nghiệm cuộc sống thực tế ở bất kỳ một trang trại nào. - Phần lớn du lịch nông nghiệp hƣớng đến trải nghiệm một nền văn hóa mới, tránh xa nhịp sống hối hả nơi đô thị. Đó là thƣởng ngoại một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nghỉ dƣỡng trong một ngôi nhà chung ấm cúng cùng với nhiều hoạt động nhƣ leo núi, câu cá, cƣỡi ngựa và cƣỡi xe trƣợt tuyết... - Du lịch nông nghiệp là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con ngƣời giữa các vùng đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham gia có mục đích nhằm hƣởng thụ các sản vật địa phƣơng tại từng hộ nông dân hoặc các trang trại. Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch, du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ tƣ liệu sản xuất, đất đai, con ngƣời, quy trình sản xuất, phƣơng thức tập quán kỹ thuật canh tác, và sản phẩm làm ra… cho đến những yếu tố tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp nhƣ khí hậu, thời tiết canh tác đều là cơ sở tài nguyên cho du lịch nông nghiệp. - Không gian tổ chức các hoạt động nông nghiệp cho du khách là các trang trại, đồng ruộng, vƣờn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dƣỡng động thực vật hoang dã… - Chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ nhà vƣờn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, chủ doanh nghiệp nông nghiệp... - Du lịch nông nghiệp thiên về học hỏi, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thƣởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm tham quan. - Du lịch nông nghiệp ít có tác động tiêu cực đến tài nguyên nếu có giáo dục về môi trƣờng, có tiếp xúc với cộng đồng địa phƣơng và góp phần giữ gìn các giá trị truyền thống nhờ việc tiêu thụ đƣợc những sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp và các sản phẩm thủ công truyền thống.Lợi nhuận từ hoạt động du lịch là để bảo toàn và phát huy nền văn hóa bản địa. - Nguồn lao động dồi dào vì phục vụ khách du lịch chủ yếu là ngƣời dân địa phƣơng. Họ là ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nông nghiệp nên rất am hiểu cuộc sống nông nghiệp, các phƣơng thức kỹ thuật canh tác và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp. Vì vậy ngƣời dân địa phƣơng sẽ hƣớng dẫn cho du khách tham gia các hoạt động nông nghiệp một cách nhiệt tình, chu đáo, đem lại cho du khách nhiều niềm vui và kiến thức bổ ích. 107
  3. - Du lịch nông nghiệp có chi phí thấp hơn so với các loại hình du lịch khác do các thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch đơn giản nhƣng đã đủ để thỏa mãn nhu cầu du lịch. Do đó, du lịch nông nghiệp ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách du lịch đến tham quan. 1.3. Các loại hình du lịch liên quan đến nông nghiệp Cũng giống với nhiều loại hình du lịch khác, du lịch nông nghiệp đƣợc phân chia thành nhiều loại hình du lịch khác nhau, tùy thuộc vào các tiêu chí đƣa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch nông nghiệp Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dƣới đây: Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí là loại hình du lịch mà khách đƣợc về những vùng thiên nhiên để tìm hiểu, hiểu biết về những cái mới lạ của những vùng có nhiều cảnh vật và tự nhiên đẹp. Loại hình này phát triển tại nhiều địa phƣơng và du khách đƣợc tham quan ngắm cảnh nhằm giải tỏa stress, thƣ giãn hay tìm hiểu những nét đẹp của thiên nhiên nhƣ núi rừng, thác nƣớc, loại cây hay sinh vật lạ tại các điểm đến. Du lịch văn hóa quan tâm tới văn hóa lịch sử và khảo cổ của địa phương Đây là loại hình mà du khách quan tâm nhiều tới những truyền thống văn hóa của địa phƣơng hay văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng, khách muốn tìm hiểu về những lịch sử hình thành hay truyền thuyết của địa phƣơng, những di tích khảo cổ của địa phƣơng đó. Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người địa phương Là một loại hình sinh thái nhƣng loại hình này có sự quan tâm tới việc bảo vệ môi trƣờng của du khách. Du khách muốn làm những công việc xã hội và bảo tồn các giá trị văn hóa, vừa tìm hiểu vừa góp phần bảo vệ và cải thiện môi trƣờng những nơi mình tham quan. Ngày nay, du khách ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trƣờng và du khách cũng sẵn sàng bỏ thêm chi phí nhằm bảo vệ môi trƣờng. Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại Đây là loại hình đặc trƣng của du lịch nông nghiệp bởi loại hình này tạo nên sự gần gũi của ngƣời dân địa phƣơng và du khách tham gia loại hình này đƣợc chia sẻ, cùng làm, cùng ăn, cùng ở với ngƣời dân để họ hiểu hơn về những sự vất vả cũng nhƣ niềm vui trong lao động, cuộc sống ở nông thôn, biết về công việc ở nông thôn của những ngƣời nông dân. Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương Loại hình này ở nhiều nơi thƣờng đƣợc cho là du lịch nông thôn nhƣng thực ra đây là loại hình phổ biến nhất của du lịch nông nghiệp bởi ở nông thôn thƣờng làm nông nghiệp nên nhiều quốc gia và ngay cả Việt Nam đôi khi cũng đồng hóa hai khái niệm này. Loại hình này đƣợc du khách yêu thích bởi có lẽ du khách nói chung, và đặc biệt là khách quốc tế thì dƣờng nhƣ các công việc của nông nghiệp thì ít đƣợc tiếp xúc, do vậy mà tạo nên sự mới mẻ và thích thú. Tham gia vào du lịch nông nghiệp, du khách đƣợc làm các công việc nhƣ: gieo mạ, gặt lúa, tát nƣớc vào ruộng hay cùng tham gia trồng rau với bà con nông dân. Họ đƣợc tham gia vào các công việc trong nông nghiệp, những công việc tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng lại rất thú vị. Nông nghiệp cung cấp lƣơng thực cho chúng ta nhƣ gạo, các loại rau quả và thịt… nhƣng ít ai biết trồng rau, hái quả nhƣ thế nào. Bởi vậy mà du lịch nông nghiệp thu hút rất nhiều khách du lịch và chủ yếu là khách quốc tế. 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH 2.1. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch của bang Bristish Columbia, Canada Mùa thu năm 2001, Bristish Columbia đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực du lịch có kỹ năng trầm trọng và khó có thể đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững trong tƣơng lai, do đó bang này đã tập hợp 28 CEO, giám đốc quản trị nhân lực, các nhà lãnh đạo ngành Du lịch và các nhà giáo dục lĩnh vực du lịch để xây dựng một dự án chiến lƣợc tuyển dụng, duy trì, đào tạo, phát triển một đội ngũ nhân lực du lịch hùng mạnh và tự nhiên. Tham gia dự án có hơn 100 đại diện các hãng du lịch đến từ các nhóm khác nhau để đảm bảo sự đa dạng. Dự án có sự tham gia của cơ quan phụ trách du lịch của bang Bristish Columbia; Ủy ban Tƣ vấn giáo dục Du lịch (HIEAC), Hội đồng 108
  4. Hiệp hội Du lịch Bristish Columbia (COTA); Ủy ban Phát triển nhân lực Canada (HRDC); Bộ Lao động và Phát triển kỹ năng Bristish Columbia. Dự án đã thu đƣợc một số kết quả cụ thể nhƣ: (1) Xây dựng đƣợc chiến lƣợc 5 năm phát triển nguồn nhân lực du lịch và (2) Thành lập đƣợc một tổ chức hợp tác dẫn đầu và định hƣớng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch để thực hiện các kế hoạch, chiến lƣợc tuyển dụng, duy trì, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực du lịch của vùng Bristish Columbia. Các kế hoạch hành động để phát triển đội ngũ nhân lực hùng mạnh và tự nhiên của Bristish Columbia, cụ thể nhƣ sau: Về tuyển dụng nhân lực du lịch: Khuyến khích những ngƣời trƣởng thành tham gia vào lực lƣợng nhân lực du lịch; thực hiện sáng kiến cụ thể để kết nối ngƣời nhập cƣ với các công việc du lịch; gia tăng những nỗ lực marketing về việc làm du lịch đến cộng đồng; sƣu tập và công bố nhiều thông tin hơn về thu nhập trong ngành du lịch; mở rộng nhận thức về nghề du lịch cho học sinh phổ thông; gia tăng sự hiện diện của lĩnh vực việc làm du lịch trong các hội thảo nghề nghiệp; đầu tƣ cho đội ngũ giáo viên để tăng cƣờng sự tác động vào nhận thức về nghề du lịch cho học sinh; phát triển một cổng thông tin trực tuyến về việc làm du lịch và các chƣơng trình đào tạo du lịch. Về duy trì nguồn nhân lực du lịch: Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh du lịch với những thông tin và công cụ tốt nhất để quản trị nhân lực, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa (chiếm 75% các doanh nghiệp du lịch ở Bristish Columbia) không có kiến thức và kỹ năng quản trị nhân lực tốt; thực hiện các nghiên cứu với chủ các đơn vị kinh doanh du lịch về những lợi ích từ việc thay đổi các chính sách và thực thi quản trị nhân lực du lịch; tổ chức học hỏi kinh nghiệm quản trị nhân lực của các chủ doanh nghiệp du lịch thành công. Về đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực du lịch: Nhấn mạnh vào các chƣơng trình đào tạo các kỹ năng quản lý doanh nghiệp, quản trị nhân lực cũng nhƣ kỹ năng dịch vụ khách hàng cốt lõi; phát triển các nguồn học liệu nhỏ gọn, các ―mô đun‖ chƣơng trình ngắn gọn, súc tích để hỗ trợ sinh viên làm việc bán thời gian trong ngành du lịch; hỗ trợ các tổ chức đầu tƣ vào đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp; xây dựng một hệ thống chung để nhận diện các kỹ năng nghề du lịch từ sơ cấp đến cao cấp; đảm bảo phải có kinh nghiệm làm việc trong tất cả các bằng cấp về du lịch; duy trì và thúc đẩy đổi mới các chƣơng trình đào tạo trực tuyến. Đồng thời, Bristish Columbia cũng xây dựng chiến lƣợc về thị trƣờng lao động du lịch năm 2012 nhằm đối phó với những thách thức mới với nhân lực du lịch của bang. Trong chiến lƣợc này, Bristish Columbia tập trung vào kết nối chặt chẽ giữa ngành du lịch với hệ thống thông tin thị trƣờng lao động. Chính quyền bang này xây dựng một hệ thống các thông tin đầy đủ về thị trƣờng lao động cho từng ngành, trong đó có ngành du lịch. Các thông tin của hệ thống này đƣợc cập nhật hàng tháng phục vụ cho công tác thu hút, tuyển dụng và sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Hệ thống thông tin đó bao gồm: Tỷ lệ nghỉ việc trong các doanh nghiệp du lịch; tỷ lệ nhân lực du lịch đƣợc thuê và tỷ lệ thất nghiệp; tốc độ tăng trƣởng của ngành du lịch; thông tin về lực lƣợng lao động du lịch theo khu vực địa lý; tỷ lệ nhân lực du lịch phải đào tạo lại; thông tin về thu nhập trung bình trong ngành du lịch; thông tin về các chƣơng trình đào tạo ngành du lịch; thông tin về số lƣợng sinh viên/ học viên ngành du lịch chuẩn bị bƣớc vào thị trƣờng lao động. Đồng thời với các doanh nghiệp du lịch tại đây cũng xây dựng các chiến lƣợc dài hạn, trong đó có chiến dịch đổi mới nhận thức của ngƣời dân về nghề du lịch, thúc đẩy các hoạt động nhận thức về nghề nghiệp và làm việc với các nhà giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. 2.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch của bang Maryland, Mỹ Tại bang Maryland (Mỹ), các doanh nghiệp khách sạn và du lịch phải đối mặt với 4 thách thức quan trọng khi cạnh tranh với các doanh nghiệp của các ngành khác để thu hút, tuyển dụng, thuê nhân công và duy trì lao động mới và lao động thay thế. Một số nguyên nhân là: (1) Hình ảnh và nhận thức về doanh nghiệp cho rằng tiền công thấp, công việc mang tính chất phục vụ, bế tắc và ít cơ hội thăng tiến; (2) Ngƣời sử dụng lao động gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những ngƣời lao động có trình độ học vấn cơ bản và sẵn sàng kỹ năng làm việc; (3) Ngƣời sử dụng lao động gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lao động mùa vụ để đáp ứng yêu cầu cao về công việc ngắn hạn và những vị trí yêu cầu kỹ năng đơn giản; (4) Các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều thách thức trong tuyển dụng và duy trì lao động. 109
  5. Trƣớc thực trạng đó, Ban chỉ đạo về du lịch và khách sạn của bang đã xác định 8 vấn đề về lực lƣợng lao động và 14 đề xuất nhằm nâng cao khả năng thu hút và duy trì lao động cũng nhƣ tăng cƣờng nguồn cung ứng lao động. Những vấn đề này đã đƣợc trình bày và công nhận ở Hội nghị thƣợng đỉnh về nhân công lao động tổ chức vào tháng 01/2017. Trong nhiều tháng sau khi diễn ra Hội nghị thƣợng đỉnh, Ủy ban này đã xem xét đánh giá các vấn đề và đề xuất theo nội dung thảo luận nhóm tại Hội nghị. Ủy ban này đã xây dựng một kế hoạch hoạt động đại cƣơng cho Ban Quản lý Đầu tƣ nhân công lao động, bao gồm năm mục tiêu. Những mục tiêu này phản ánh mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào để thúc đẩy một luồng lao động mới, nâng cao khả năng thu hút lao động của các doanh nghiệp và làm thế nào để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ nâng cao khả năng tuyển dụng và duy trì lao động. Vai trò mới của Ban chỉ đạo du lịch của bang Maryland: Ban chỉ đạo sẽ trở thành Ban thừa hành. Quy mô và thành phần của Ban thừa hành sẽ thay đổi để đáp ứng lợi ích của các thành viên và yêu cầu của kế hoạch. Ban thừa hành có 3 mục tiêu: (1) Hoàn thiện kế hoạch hoạt động cho các doanh nghiệp khách sạn và du lịch. Phải xác định thời gian và các phƣơng thức làm thƣớc đo phù hợp. Ban thừa hành đã hoàn thành một phần công việc này; (2) Xác định và tuyển dụng những ngƣời ủng hộ và các đối tác, các nhà lãnh đạo có trách nhiệm hành động phù hợp với những mục tiêu mà kế hoạch đề ra; (3) Xây dựng một Ban điều hành doanh nghiệp để kiểm tra giám sát kế hoạch hoạt động và thúc đẩy phát triển lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp. 3. BÀI HỌC PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 CHO HUYỆN LÂM BÌNH, TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Khái quát về tiềm năng du lịch nông nghiệp của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang Lâm Bình là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng cao phía bắc của tỉnh Tuyên Quang, diện tích tự nhiên 78.152,17 ha; Phía Đông giáp huyện Nà Hang (Tuyên Quang), Đông bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang); Tây và Tây bắc giáp huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang (Hà Giang); nam giáp huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Huyện Lâm Bình cách Hà Nội khoảng 280km; cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 120km; cách Cao nguyên đá Hà Giang khoảng 150km; cách Hồ Ba Bể, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn khoảng 130km và cách Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên 180km. Lâm Bình là một trong những huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất toàn quốc, độ che phủ rừng đạt trên 80% so với diện tích toàn huyện. Thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, hệ động vật, thực vật đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm nhƣ: Pơ Mu, Thông tre, Thông đỏ, Nghiến, Trai, Đinh, Sến, Dổi, các loài dƣợc liệu quý (tâm thất rừng, cây một lá, Thất diệp nhất chi hoa,…); Động vật có: Voọc đen má trắng, Vƣợn, Khỉ, Hƣơu, Nai, Lợn rừng, Mèo rừng, Cu li, Sóc, Cầy, Nhím,… Đặc biệt Lâm Bình đang bảo tồn loài: Voọc đen má trắng, hiện còn trên 100 cá thể nằm trong sách đỏ của thế giới,… Diện tích hồ Tuyên Quang rộng trên 8.000ha, chia 02 tuyến (dọc theo Sông Gâm và Sông Năng trƣớc đây). Lòng hồ thuộc địa bàn huyện Lâm Bình quản lý dọc theo tuyến Sông Gâm kéo dài đến địa phận huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, chỗ rộng nhất 3km, lòng hồ mở ra mênh mang, vạm vỡ, cƣờng tráng, sức vóc nhƣ tràng trai ở độ tuổi mƣời tám, đôi mƣơi. Lòng hồ là nơi sinh sống, nuôi trồng của nhiều loài cá đặc sản nhƣ: Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên, Lăng, Bỗng, Chạch, Nheo,… Cùng với lòng hồ rộng lớn, trên địa bàn huyện có hệ thống các con suối lớn, nhỏ khác nhau, đây là nơi cung cấp nƣớc cho sinh hoạt, đời sống và sản xuất của nhân dân các dân tộc trong vùng, đồng thời các con suối uốn quanh các bản làng, những hàng tre soi bóng, tạo nên nét thơ mộng, bình yên của miền sơn cƣớc. Lâm Bình đƣợc thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, trong đó phải kể đến: Danh thắng Quốc gia 99 ngọn núi Thƣợng Lâm huyền thoại, nơi đƣợc coi là Vịnh Hạ Long cạn giữa đại ngàn; Phong cảnh, núi non Khuôn Hà, Lăng Can, Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Xuân Lập, Phúc Yên; hòn Cọc Vài (cọc buộc trâu của chàng Khổng lồ Tài Ngào), Núi Đổ địa phận giáp ranh giữa huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; Đèo Ái Au, xã Thƣợng Lâm; đèo Kéo Nàng, xã Lăng Can; đèo Tát Nga, Khau Cau, xã Phúc Yên… Mỗi danh lam, thắng cảnh đều có vẻ đẹp tự nhiên, kỳ vĩ và chứa đựng những sự tích, huyện thoại, gắn với sinh hoạt, đời sống ngàn đời của đồng bào các dân tộc nơi đây, trong đó có truyền thuyết về 99 con phƣợng hoàng về đậu trên 99 ngọn núi ở Thƣợng Lâm, sự tích về Đèo Ái Au, Đèo Kéo Nàng gắn với câu chuyện tình éo le của những chàng trai, cô gái, họ yêu nhau nhƣng không nên vợ, nên 110
  6. chồng, để lại niềm day dứt khuôn nguôi, hay sự tích về một bà tiên hiền lành, tốt bụng đã dạy Ngƣời dân Lăng Can nghề trồng bông, dệt vải… Hòa quyện với núi rừng xanh thẳm và lòng hồ rộng lớn là các thác nƣớc với nhiều tầng thác, nguyên sơ: Thác Bản Lòa, Nặm Me, Khuổi S.Thung, Tát Ngà,… trên khu vực Hồ Lâm Bình; Thác Vằng Dân, Tát Trà, xã Lăng Can; Thác Khủng Cho, xã Hồng Quang; Thác Hang, xã Phúc Yên,… Mỗi con thác đều gắn với một truyền thuyết về nguồn gốc sinh ra và có vẻ đẹp riêng: Thác Nặm Me với 5 tầng thác dạt dào, nhẹ nhàng, tình cảm nhƣ dòng suối mẹ; Thác Khuổi Thung lúc mạnh mẽ nơi lƣng trời, lúc ẩn mình trong lòng núi; Thác Bản Lòa hũng vĩ, ngày đêm đổ ào ạt xuống mặt hồ xanh thẳm; thác Khuổi Nhi nhẹ nhàng xòa trắng xóa, nơi có hàng vạn con cá sẵn sàng làm nhiệm vụ Massage cho du khách; Thác Hang, xã Phúc Yên luồn chảy trong lòng núi hơn 500 mét, lúc nhẹ nhàng, êm ái, lúc gầm gào giận dữ, tạo cảm giác nhƣ lạc vào mê cung mà không tìm thấy lối ra,… Và rất nhiều các con thác đẹp khác nữa, đang chờ du khách đến trải nghiệm và khám phá. Đặc biệt, huyện Lâm Bình mới phát hiện một quần thể hang động rộng lớn, nguyên sơ, hầu nhƣ chƣa có dấu chân con ngƣời. Từng hang động có vẻ đẹp kỳ vĩ khác nhau, nhƣng đều chung một điểm lòng hang rộng từ 50 đến 200 mét; trần hang cao từ 20 đến 50 mét; độ dài của hang từ 500 đến 1.500 mét; nhiều thạch nhũ lung linh, kỳ ảo, biến hóa, đƣợc các chuyên gia đánh giá rất cao về giá trị khảo cổ, địa chất và giá trị du lịch cần đƣợc tìm hiểu, khám phá, tiêu biểu trong số đó là Hang Khuổi Pín, hang Nặm Thuổm, hang Giếng trời, hang Khuổi Poóng, Động Song Long,… Cùng với các danh lam, thắng cảnh, Lâm Bình còn có các di tích lịch sử, khảo cổ, tâm linh: Di tích Quốc gia Đền Pú Bảo, Chùa Phúc Lâm, Xƣởng Quân Khí H52 của Anh hùng Lao động Ngô Gia Khảm, Đền Pác Vãng, Đền Bà Chủa (Bà Chúa); Chùa Ông, Chùa Bà, Đền Nà Thếm, Hang Xum Lôm, Hang Phia Vài (nơi phát hiện 02 ngôi mộ táng có niên đại trên dƣới 12 nghìn năm). Với những đặc điểm tự nhiên đặc trƣng, riêng biệt trên, hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ để đề nghị công nhận Khu bảo tồn thiên nhiên Lâm Bình - Na Hang là Khu danh thắng Quốc gia đặc biệt; đó cũng là phần lõi của bộ phận hợp thành Khu Lâm Bình - Na Hang - Ba Bể đang đƣợc tỉnh Tuyên Quang phối hợp với tỉnh Bắc Cạn lập hồ sơ để trình UNESSCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Lâm Bình có 08 đơn vị hành chính cấp xã, 76 thôn, bản; dân số toàn huyện gần 34 nghìn ngƣời, với trên 12 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%, trong đó: Dân tộc Tày chiếm 62%, Dao trên 25%, Mông 6%, PàThẻn 2% còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt, duy nhất ở Việt Nam, tại thôn Thƣợng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình có tộc Ngƣời Thủy sinh sống; tộc Ngƣời Thủy có tiếng nói, trang phục, văn hóa tín ngƣỡng, phong tục tập quán, nguồn gốc riêng biệt. Lâm Bình là vùng đất đa sắc tộc, nhân dân cần cù lao động sản xuất và gìn giữ, phát triển vốn văn hoá truyền thống mang tính bản địa, từ tiếng nói, chữ viết, trang phục, tín ngƣỡng, tri thức dân gian, nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu, nghề rèn, mây giang đan, nghề làm bún cổ truyền,…), các làn điệu dân ca, dân vũ (hát Then, hát quan làng, hát Páo dung, hát cọi, múa khèn,…), trò chơi dân gian, kiến trúc nhà ở (nhà sàn của ngƣời Tày, nhà đất của ngƣời Dao, Pà Thẻn, nhà trình tƣờng của ngƣời Mông…). Đến với Lâm Bình, du khách sẽ cùng hòa mình vào các lễ hội mang đậm màu sắc dân gian, độc đáo, thu hút đông đảo du khách tham gia nhƣ: Lễ hội Lồng tông của dân tộc Tày, Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, lễ cấp sắc của ngƣời Dao, Lễ giã cốm, Lễ mừng cơm mới,... Mỗi lễ hội có một ý nghĩa, nét đẹp văn hóa độc đáo khác nhau, song đều thể hiện khát vọng của ngƣời dân cầu trời đất, các bậc thánh thần, tổ tiên phù hộ cho sức khỏe, làm ăn ngày càng phát đạt, bản làng yên vui, hạnh phúc. Lâm Bình không chỉ đƣợc biết đến với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều lễ hội và phong tục độc đáo mà còn là nơi chứa đựng nét văn hóa ẩm thực truyền thống độc đáo hết sức lý thú và hấp dẫn du khách. Nhiều sản phẩm đặc sản của địa phƣơng nhƣ: mật ong, nấm hƣơng rừng, chè Khau mút, rƣợu ngô, rƣợu thóc men lá, cá đặc sản lòng hồ,… và các món ăn đặc sản địa phƣơng nhƣ: Thắng cố, mèn mén, thịt chua, cá chua, cá mắm ruộng, xôi ngũ sắc, thịt lợn bí, cá khuy suối lam ống nứa, bánh trứng kiến, bún cổ truyền, ốc suối, rêu suối, rau rừng, thịt trâu gác bếp, da trâu khô, các loại rau rừng: nõi chuối rừng, bắp bi chuối rừng, bò khau, rau ngót rừng,… thảo dƣợc từ rừng: giảo cổ lam, sâm đá, sâm cau, tầm gửi,… cùng với hƣơng vị rƣợu ngô, rƣợu thóc men lá,… 111
  7. Có thể nhận định rằng huyện Lâm Bình có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp. Một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là cần phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực trực tiếp cho phát triển du lịch nông nghiệp, gắn với cộng đồng dân cƣ và lao động du lịch là đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. 3.2. Bài học phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. Đồng thời nền công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, trong cuộc cách mạng này, thị trƣờng lao động sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng nhƣ cơ cấu lao động. Đối với Việt Nam, từ trƣớc đến nay, nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của ngƣời lao động còn lạc hậu. Đây là một trong những thách thức lớn nhất khi đối diện với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để tận dụng tốt thời cơ và vƣợt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con ngƣời, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao là vấn đề đang đã đƣợc đặt ra đối với Việt Nam. Một số ảnh hƣởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển du lịch thể hiện ở một số khía cạnh nhƣ: (1) Mở rộng không gian, thời gian, thị trƣờng khách du lịch; (2) Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị; (3) Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch, hình thành dữ liệu lớn về du lịch (Big Data); (4) Du lịch thực tế ảo; (5) Bán hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến; (6) Giảm nhân lực du lịch, thời gian, chi phí, giảm giá thành các dịch vụ; (7) Liên kết tour, tuyến du lịch; (8) Phát triển thƣơng hiệu điểm đến; (9) Phát triển sản phẩm du lịch mới; (10) Nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Điều này đặt ra những đòi hỏi đối với phát triển nhân lực du lịch Việt Nam nói chung và nhân lực du lịch tại các địa phƣơng nói riêng. Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là một huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn có dân số gần 34 nghìn ngƣời, với trên 12 dân tộc cùng chung sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 95%. Trong đó: Dân tộc Tày chiếm 62%, Dao trên 25%, Mông 6%, PàThẻn 2% còn lại là các dân tộc khác. Trình độ nhân lực du lịch nói chung, du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh tới ngành du lịch và trƣớc đỏi hỏi ngày càng cao hơn của du khách. Đây cũng chính là khó khăn, thách thức rất lớn để phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện thích ứng với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, có thể thấy trong hoạt động du lịch nông nghiệp tại Lâm Bình, các khía cạnh của cách mạng công nghiệp 4.0 đã bƣớc đầu hiện hữu trong đời sống và hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, rõ nét nhất chính là việc quan tâm ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin, internet nhằm kết nối dữ liệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, du lịch và bán hàng. Từ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch nói trên và những yêu cầu đối với nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang nhằm phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp, từ đó góp phần phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện nhƣ sau: Một là, cần tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực du lịch nói chung, nhân lực du lịch nông nghiệp nói riêng thông qua những công cụ nhƣ: xây dựng và ban hành các chính sách phát triển; xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Có những chính sách khuyến khích những ngƣời trƣởng thành tham gia vào lực lƣợng nhân lực du lịch; tăng cƣờng công tác tuyên truyền về việc làm du lịch đến cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết của ngƣời dân và kích thích nhu cầu việc làm; thống kê và công bố nhiều thông tin về thu nhập trong ngành du lịch; mở rộng nhận thức về nghề du lịch cho học sinh phổ thông; gia tăng sự hiện diện của lĩnh vực việc làm du lịch trong các hội thảo nghề nghiệp; đầu tƣ cho đội ngũ giáo viên, đào tạo viên du lịch trên địa bàn tỉnh để tăng cƣờng sự tác động vào nhận thức về nghề du lịch cho học sinh, sinh viên và ngƣời dân địa phƣơng; phát triển một cổng thông tin trực tuyến về việc làm du lịch và các chƣơng trình đào tạo du lịch. 112
  8. Hai là, phát huy vai trò của các bên liên quan trong việc phát triển nhân lực du lịch, đặc biệt là tăng cƣờng liên kết giữa cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong phát triển nhân lực du lịch. Quan tâm hơn nữa đến việc phát triển nhân lực du lịch là đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, vì họ chính là những ngƣời liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch nông nghiệp. Sự phát triển nhân lực du lịch cần phải theo cả chiều rộng (sự gia tăng về số lƣợng nhân lực, cơ cấu nhân lực) và chiều sâu (chất lƣợng nhân lực đƣợc nâng cao) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện - một loại hình du lịch mà huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển. Ba là, xây dựng chiến lƣợc về phát triển thị trƣờng lao động du lịch, đặc biệt là phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động nói chung và thị trƣờng lao động du lịch nói riêng. Theo đó các thông tin của hệ thống này đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, đầy đủ và chính xác hàng tháng phục vụ cho công tác thu hút, tuyển dụng và sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp du lịch, giúp các nhà hoạch định chính sách của tỉnh, huyện kịp thời có những giải pháp để định hƣớng sự phát triển lực lƣợng lao động du lịch của tỉnh, huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nông nghiệp. KẾT LUẬN Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang là một huyện miền núi có nhiều tiềm năng và cũng đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch nông nghiệp nói riêng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cũng do đặc thù là một huyện miền núi, giao thông đi lại còn khó khăn, hạ tầng xã hội chƣa phát triển nên việc thu hút nhân lực trình độ cao đến làm việc gặp nhiều khó khăn, phần lớn lực lƣợng lao động địa phƣơng là đồng bào các dân tộc thiểu số có trình độ và nhận thức còn hạn chế. Thực tế này đòi hỏi huyện và tỉnh cần có những chính sách và cách làm cụ thể để phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn nói chung, nhân lực du lịch nông nghiệp nói riêng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần phát triển du lịch nông nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng nói chung. Bài viết bƣớc đầu chứng minh sự phù hợp của loại hình du lịch nông nghiệp với tiềm năng phát triển du lịch của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch quốc tế và mạnh dạn đề xuất ba bài học kinh nghiệm mà theo tác giả là huyện Lâm Bình có thể áp dụng đƣợc nhằm từng bƣớc phát triển nhân lực du lịch trên địa bàn huyện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hilchey, Ducan (1993), Agritourism in New York State: Opportunities and challenges in farm- based recreation and hospitality, Farming Alternatives Program, Department of Rural Sociology, Cornell University. 2. Lobo, Ramiro (1993), Agricultural tourism benefits in San Diego Country, California Agriculture, Volume 53, No.6,10-12/1999. 3. Sofia Karampela, Thanasis Kizos, Ioannis Spilanis (2016), Evaluating the impact of agritourism on local development in small islands, Island Studies Journal. 4. Holly George, Ellie Rilla (2005), Agritourism and Nature tourism in California, University of California. 5. Bristish Columbia Tourism Human Resource Development Task Force Action 2013, Recruit, Retain and Train: Development a super, natural workforce in Bristish Columbia. 6. Kim C.Smith (2004), Tourism HumanResource Development Strategies in Bristish Columbia, 8364 Aspenwood Place, Burnaby, Bristish Columbia, V5A 3V3. 7. http://commerce.maryland.gov/commerce/boards-and-commissions/tourism-developmentboard 8. http://dulichlambinh.gov.vn/ 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2