intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp nhỏ và chính sách kinh tế

Chia sẻ: Ha Quoc Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

214
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới, hầu hết hoạt động sản xuất đều có quy mô nhỏ, một hoặc hai cá nhân hoạt động riêng lẻ hơn là một doanh nghiệp có tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp nhỏ và chính sách kinh tế

  1. Doanh nghiệp nhỏ và chính sách kinh tế Bản tin Carnegie giành số 43 tháng 3 năm 2004 phân tích đánh giá về doanh nghiệp nhỏ đối với chính sách kinh tế của Nga và các nước Á - Âu. VCCI xin lược dịch giới thiệu bản phân tích này để bạn đọc tham khảo. Nội dung: :: Phân 1. Vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ ̀ :: Phân 2. Điểm cân bằng tối ưu và cận tối ưu ̀ :: Phân 3. Các chi phí liên quan tới quy định của chính phủ ̀ :: Phân 4. Quan điểm chính trị của hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ ̀ :: Phân 5. Phương pháp đánh thuế ̀ :: Phân 6. Kết luận ̀ Phân 1. Vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ ̀ Trên thế giới, hầu hết hoạt động sản xuất đều có quy mô nhỏ: một hoặc hai cá nhân hoạt động riêng lẻ hơn là một doanh nghiệp có tổ chức. Vấn đề quan trọng để phát triển kinh tế là làm thế nào để thuyết phục họ đầu tư, thuê thêm nhân công và hơn nữa là trả thuế. Tóm tắt nội dung Các thể chế như quyền sở hữu và pháp chế có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế dài hạn và biến động kinh tế ngắn hạn. Việc xây dựng các thể chế như vậy luôn được xem là mục tiêu ưu tiên. Tuy nhiên, vẫn chưa có một lộ trình chính thức cho những thay đổi này. Theo bài viết, ít nhất đối với các nền kinh tế tập trung thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, cách tốt nhất là trước tiên phải xoá bỏ các rào cản để các doanh nghiệp quy mô nhỏ dễ dàng trở thành một bộ phận chính thức của nền kinh tế. Thêm nữa cũng cần phải thực hiện đồng thời các chính sách về thuế, các quy định và việc thành lập thể chế về quyền sở hữu. Cách thức nhanh và hiệu quả để giải quyết vần đề này là hạ thấp mức thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp nhỏ. Mức thuế thấp có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đồng thời đem lại lợi ích gián tiếp như giảm nhẹ gánh nặng của luật và nạn tham nhũng. Các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội trước đây đã áp dụng mức thuế này và nhanh chóng mở rộng số lượng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
  2. Những chính sách này có lợi thế về kinh tế nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất là thay đổi sự cân bằng về chính trị, tạo ra động lực thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm gần đây của các quốc gia Đông Âu, Đông Á và Nam Mỹ cho thấy các thể chế như tư pháp, quyền sở hữu và các ngành luật cụ thể khác có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế dài hạn và phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. ở một khía cạnh nào đó các thể chế này được hình thành ít nhất từ thời North và Thomas (1973), Jones (1981), North (1981) và Olson (1982), với các ý tưởng ban đầu từ thời Adam Smith. Đã có rất nhiều minh chứng thực tế rằng các thể chế hoạt động hiệu quả là nhân tố có tính quyết định đối với việc phát triển thị trường tài chính và thu nhập tính theo đầu người và sự phát triển của nền kinh tế các nước trong hơn 30 năm qua. Hơn thế mặc dù không có sự định hướng trước nhưng các thể chế vẫn tồn tại trong thời gian dài. Tại các quốc gia như Achentina, các thể chế hoạt động yếu kém dẫn đến hậu quả nền kinh tế bất ổn và khủng hoảng liên tiếp xảy ra (Acemoglu, Johnson, Robinson và Thaicharoen năm 2003). Còn nhiều tranh cãi về ý nghĩa của những sự phát hiện này đối với vấn đề chính sách (xem ví dụ Frankel 2002). Làm thế nào để một quốc gia nghèo có thể cải thiện đáng kể được các thể chế của mình? Liệu điều này mất thời gian hay có thể thực hiện được nhanh chóng? Tất nhiên chúng ta chưa thể biết rõ nên thay đổi thể chế như thế nào cũng như đưa ra lời khuyên các quốc gia nên và không nên làm gì? Sẽ không có một phương thuốc kỳ diệu hay một thể chế nào phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên trong bài viết sẽ đưa ra một gợi ý phù hợp với các nước xã hội chủ nghĩa trước kia đó là xoá bỏ rào cản để doanh nghiêp nhỏ có thể gia nhập nền kinh tế một cách chính thức và giảm dần chi phí vận hành bằng cách áp dụng mức thuế thu nhập thấp và đơn giản. Bài viết này cũng so sánh tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong các nền kinh tế khác nhau và tại sao các quốc gia lại rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối và hoạt động mang tính chính thức khu vực doanh nghiệp nhỏ lại rất yếu ớt. Tiếp đó bài viết phân tích các ý tưởng và việc đối xử công bằng đối với mọi loại hình doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu chi tiết chính phủ nên áp dung các mức chi phí như thế nào đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong phần cuối, bài viết phân tích mức thuế khoán (lump- sum taxes) được áp dụng trên thực tế như ra sao, và xem xét khía cạnh chính trị của việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ cũng như tiếp tục luận bàn về thuế và mức thuế trần. Vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ Trên thế giới, hầu hết hoạt động sản xuất đều có quy mô nhỏ: một hoặc hai cá nhân hoạt động riêng lẻ hơn là một doanh nghiệp có tổ chức. Vấn đề quan trọng để phát
  3. triển kinh tế là làm thế nào để thuyết phục họ đầu tư, thuê thêm nhân công và hơn nữa là trả thuế. Các doanh nghiệp nhỏ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế và sự phát triển kinh tế. Tại các quốc gia phát triển trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), khoảng 60% tổng thu nhập quốc nội là đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ, nghĩa là các doanh nghiệp có nhiều nhất là 50 nhân công (theo OECD năm 2002). Một nền kinh tế thị trường hiện đại bao gồm hàng nghìn thị trường, các thị trường này yêu cầu hàng triệu doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng và hoạt động hiệu quả. Rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ có sức cạnh tranh mạnh và một nền kinh tế hiện đại bao gồm nhiều hoạt động kinh tế đến mức có càng nhiều doanh nghiệp càng tốt. Các quốc gia đang phát triển tại châu Mỹ la tinh hoặc nhóm các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây có số lượng rất ít các doanh nghiệp nhỏ, đây được xem là một trong những điểm yếu cố hữu về cơ cấu của nền kinh tế (De Soto 2000; Ngân hàng thế giới 2002). Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ không chỉ là tính kinh tế mà cả tính chính trị. Nếu một quốc gia có ít các doanh nghiệp nhỏ thì các chính sách của các quốc gia này sẽ hướng vào lợi ích của các doanh nghiệp lớn và duy trì ít các doanh nghiệp nhỏ, điều này cản trở năng suất lao động của quốc gia đó. Trái lại tại các quốc gia có nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ thì số lượng sẽ luôn duy trì ở mức cao. Rất ít trường hợp các doanh nghiệp bị cản trở khi muốn thành lập - ngoại trừ Liên bang Nga trong thập niên 30 và một số các quốc gia ở Đông Âu sau năm 1945. Quy mô của khu vực doanh nghiệp nhỏ rất khác nhau trong nội bộ quốc gia và thậm chí trong khu vực và giữa các nước. ý là ví đụ điển hình với số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ Emilia xã hội chủ nghĩa ở phía Bắc, trong khi ở phía Nam là chế độ bảo thủ thì thiếu vắng các doanh nghiệp nhỏ. Dưới thời xã hội chủ nghĩa, Ba Lan có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, trái lại Séc và Slovakia hầu như không có. Thậm chí tình hình này còn xảy ra trong giai đoạn các cuộc chiến tranh thế giới. Séc đã từng nổi tiếng với các doanh nghiệp nhỏ và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ của Ba Lan là của người Do Thái và đều đã bị giải thể hoặc di chuyển trong giai đoạn năm 1940 và 1950 (Ăslund 1985). Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới về sự chuyển đổi của các nền kinh tế chỉ ra rằng các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây đều có một số lượng rất ít các doanh nghiệp nhỏ và hiện có thể chia làm hai nhóm rất khác nhau. Một nhóm gồm các quốc gia như Cộng hoà Séc, Hungari, Latvia, Lituani và Ba Lan thì các doanh nghiệp nhỏ đóng góp 50% đến 60% tổng thu nhập quốc dân, gần tương đương với các quốc gia công nghiệp hoá Tây Âu. Trái lại, trong nhóm nước thứ hai gồm Nga và Kazactan, các doanh nghiệp nhỏ chỉ đóng góp 20% tổng thu nhập quốc dân.
  4. Sự quan sát trên cho thấy ba điểm. Thứ nhất một sự khác biệt nhỏ về thể chế có thể dẫn đến sự khác biệt rất lớn về quy mô của khu vực doanh nghiệp nhỏ. Thứ hai, nếu thể chế không đổi thì số lượng các doanh nghiệp nhỏ sẽ vẫn rất khác nhau, trái lại các khu vực kinh tế sẽ tương đồng hơn trong thời gian dài. Thứ ba, nhữngthay đổi nhất định về chính sách có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về quy mô của khu vực doanh nghiệp nhỏ. Phân 2. Điểm cân bằng tối ưu và cận tối ưu ̀ Chắc chắn là có hai điểm cân bằng trong nền kinh tế chính trị vào giai đoạn quá độ hậu chủ nghĩa xã hội. Một số quốc gia trong thời kỳ quá độ đều rơi vào điểm cân bằng cận tối ưu với mức đóng góp 20% trong GDP của khu vực doanh nghiệp nhỏ, trái lại các quốc gia khác đạt được điểm cân bằng tối ưu với khoảng 50% đến 60% trong GDP Thực tế khác biệt này được hiểu là có hai lựa chọn điểm cân bằng: một là điểm cân bằng tối ưu, hai là điểm cân bằng cận tối ưu. Mục đích của chính sách chính phủ là chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế cận tối ưu sang tối ưu. Tuy nhiên, một số các doanh nghiệp nhỏ lại không đòi hỏi được hưởng những điều kiện tốt hơn. Chính quyền rất dễ gây khó khăn cho các công ty, do vậy mà các công ty lại mất nhiều hơn là được (Olson 1971). Có lẽ các doanh nghiệp nhỏ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi không bị chén ép quá mức bởi vì sự độc quyền trong nền kinh tế hợp pháp khiến các doanh nghiệp mất đi những khoản tiền còn lớn hơn những khoản hối lộ cho các quan chức chính quyền. Tuy nhiên các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ không còn chịu thiệt thòi do tình trạng độc quyền gây ra. Hiện nay họ cần cạnh tranh bằng giá, cắt giảm chi phí và đòi hỏi chính phủ giảm thuế. ở điểm này, các doanh nghiệp nhỏ cần có sự hậu thuẫn về chính trị để không dễ dàng bị chén ép. Để chuyển từ điểm cân bằng cận tối ưu sang điểm tối ưu, điều quan trọng là tăng số lượng các doanh nghiệp nhỏ hơn mức thấp hiện nay. Ngân hàng thế giới (2002) cho rằng con số này sẽ đạt được khi các doanh nghiệp nhỏ đăng ký chính thức đóng góp khoảng 40% vào tổng sản phẩm quốc nội. Điều này được xem là điểm nút về chính trị nhằm đưa các doanh nghiệp nhỏ chính thức đi vào hoạt động hợp pháp. Nếu con số các doanh nghiệp đóng thuế tăng hơn mức hiện nay thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ có vị thế chính trị hơn và như vậy vị trí của các doanh nghiệp này sẽ thay đổi. Một kết luận lôgic là cần phải đề ra những biện pháp mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp nhỏ để thúc đẩy sự đóng góp của họ vào GDP. Điều này đi ngược lại một trong số các nguyên tắc chuẩn của một chính sách kinh tế là tất cả các doanh nghiệp đều được đối xử công bằng về luật và thuế.
  5. Bản chất của sự công bằng Một nguyên tắc kinh tế chuẩn là tất cả các doanh nghiệp cần được đối xử công bằng thông qua mức thuế suất, tuy nhiên chính phủ lại áp đặt nhiều mức thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô khác nhau và như vậy sự công bằng là tương đối chứ không phải tuyệt đối. Các quy định và thuế luôn luôn có liên hệ mật thiết với quy mô kinh tế. Ví dụ các yêu cầu về báo cáo số liệu là quy định chung đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng chính quy định này lại gây sự bất hợp lý rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ. Thuế suất đa dạng chắc chắn có lợi đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng linh hoạt các mức cắt giảm về thuế hơn các doanh nghiệp nhỏ. Các quy định và việc kiểm tra các doanh nghiệp không thay đổi theo quy mô doanh nghiệp mà chính là hiệu quả kinh tế. Thực tế tất cả các quốc gia thuộc tổ chức OECD đều thống nhất quan điểm về sự công bằng khi một văn bản của OECD (1999) đưa ra vấn đề này: Tất cả các quốc gia thuộc tổ chức OECD đều áp dụng các biện pháp cần thiết như các biện pháp về thuế nhằm cải thiện môi trường kinh tế và kỹ thuật của các doanh nghiệp nhỏ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của khu vực doanh nghiệp này. Lý do quan trọng cho của chính sách này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn phải chịu mức chi phí cao hơn theo tỷ lệ, sự không hoản hảo của thị trường, lợi ích về xã hội luôn được đặt cao hơn lợi ích về kinh tế và những mục tiêu xã hội khác có liên quan. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự phân biệt đối xử ngày càng lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ ở các quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi. Tệ tham nhũng rất phổ biến tại các quốc gia kém phát triển (Treisman 2000), và điều này cũng xảy ra tại các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi (Transparency International 2002). Hơn nữa tệ tham nhũng tràn lan thì không thể có chuyện công bằng trong đối xử mà thậm chí còn làm trầm trọng thêm sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nhỏ. Tại các quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi, do nhà nước muốn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên các công ty có địa vị chính trị thường tận dụng sự ưu đãi của nhà nước để thu lợi cho bản thân (Hellman 1998, Jones, Kaufmann và Schankerman 2000; Hellman, Jones và Kaufmann 2000). Trên thực tế tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước kia, các doanh nghiệp nhỏ phải chịu sự phân biệt đối xử rất lớn, điều này thể hiện rất rõ trong rất nhiều các cuộc nghiên cứu doanh nghiệp của các nền kinh tế chuyển đổi (EBRD 1999, 2002). ở Ukraina vào năm 1999 một tập đoàn tài chính quốc tế nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ tính toán số thuế họ phải nộp chiếm 30% tổng doanh thu. Như vậy có lý do sát đáng để cho rằng các quy định và thuế nhằm đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp thực tế lại phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhỏ. Một cách lôgic thì các quốc gia cần phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhỏ
  6. bởi điều này gây tổn hại cho lợi ích kinh tế chung. Nếu nạn tham nhũng còn tồn tại thì càng cần phải có những hành động kiên quyết. Bởi vậy các biện pháp mạnh mẽ cần được thực hiện tại các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi. Một điều nghịch lý là cộng đồng các nhà kinh tế quốc tế lại gây cản trở đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ khi họ khằng định rằng những biện pháp mạnh mẽ là không đúng và rằng tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân theo luật pháp cho dù họ bị thiệt thòi. Thật không hay là cả Tổ chức Tiền tệ Thế giới và Ngân hàng Thế giới đều tán thành quan điểm này. Sự công bằng cho các doanh nghiệp nhỏ chỉ thực sự có được khi và ở những nơi lẽ thường thay thế những quan điểm kinh tế cố hữu. Tổ chức OECD, một tổ chức quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên tổ chức này vẫn chưa đưa ra được những kết luận về vấn đề này. Tổ chức này cũng đề ra một khung chính sách nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ tại các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi nhưng rút cục cũng chỉ là một danh sách dài dòng về những điều nên làm mà không có mấy thay đổi (OECD 1999). Phân 3. Các chi phí liên quan tới quy định của chính phủ ̀ Các khoản phí nhà nước quy định đối với các doanh nghiệp có thể chia làm ba loại chính: thuế, các quy định và quyền sở hữu. Thuế là một khoản thu dễ hiểu và minh bạch nhất của chính phủ. Các chi phí đliên quan tới quy định của chính phủ thì luôn thay đổi và đặt ra các giới hạn mà các doanh nghiệp được phép làm (bao gồm thủ tục hành chính, kiểm tra và xử phạt nếu vi phạm). Quyền sở hữu gồm luật về đăng ký quyền sở hữu như cấp giấy phép và luật bảo vệ quyền sở hữu Các khoản phí nhà nước quy định đối với các doanh nghiệp có thể chia làm ba loại chính: thuế, các quy định và quyền sở hữu. Thuế là một khoản thu dễ hiểu và minh bạch nhất của chính phủ. Các chi phí đliên quan tới quy định của chính phủ thì luôn thay đổi và đặt ra các giới hạn mà các doanh nghiệp được phép làm (bao gồm thủ tục hành chính, kiểm tra và xử phạt nếu vi phạm). Quyền sở hữu gồm luật về đăng ký quyền sở hữu như cấp giấy phép và luật bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên cũng có rất nhiều điểm giống nhau giữa ba loại trên. Xử phạt vi phạm luật mang tính chất tài chính và cấp giấy phép lại vừa có tính thủ tục đồng thời có tính chất tài chính. Mục đích chính là đơn giản hoá cả ba loại hình trên - đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. Ví dụ Nga đang thực hiện một loạt thay đổi về luật để thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ nhưng cho đến nay không mang lại kết quả. Khi chính quyền không
  7. can thiệp vào một lĩnh vực nào đó thì ngay lập tức xiết chặt việc thực thi một quy định khác bởi vì động cơ của họ là không đổi. Ví dụ tại Thụy Sỹ các doanh nghiệp nhỏ chiếm lĩnh khu vực rừng phía Nam trong khi các doanh nghiệp lớn chiếm lĩnh các khu rừng trung tâm. Sự thiếu vắng các doanh nghiệp nhỏ tại trung tâm Thụy Sỹ chủ yếu là do biện pháp của chính quyền, việc phân chia khu vực là nhằm duy trì số lao động khan hiếm tại các doanh nghiệp lớn. Không có đất cho doanh nghiệp thì việc giảm thuế cũng không có ích gì. Để thúc đẩy sự phát triển của khu vực các doanh nghiệp nhỏ, điều cần làm là gắn kết 3 thể chế gồm thuế, các quy định và quyền sở hữu. Một câu hỏi lớn là làm thế nào giảm thiểu được ba loại phí của chính phủ. Mục tiêu là là tìm ra được một chính sách loại bỏ được những ảnh hưởng tiêu cực, khả thi về mặt chính trị và đủ mạnh để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp nhỏ vượt qua được khó khăn to lớn này. Chi phí theo quy định của chính phủ cũng tương tự như thuế. Trong một nghiên cứu về các doanh nghiệp sản xuất mới tại Balan, Rummani, Nga, Slovakia và Ukraina thực hiện vào năm 1997, Johnson, McMillan và Woodruff (2000) nhận thấy rằng mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nga, Ukraina là thuế và dịch vụ toà án. Mặc dù tại châu Âu lục địa tổng số thuế thu được trong tổng thu nhập quốc nội luôn ở mức cao nhưng các doanh nghiệp chỉ phải chi 16% trong tổng doanh thu cho thuế trong khi tại Nga và Ukraina số thuế mà các doanh nghiệp phải trả chiếm 24% doanh thu. Một điều khá thú vị là các doanh nghiệp Nga phải chi nhiều hơn 50% trong tổng doanh thu so với các doanh nghiệp ở châu Âu cho các khoản đút lót, trong khi các doanh nghiệp Ukraina phải chi hơn 75%. Con số này cho thấy thuế và các khoản tiền hối lộ có quan hệ mật thiết. Nếu điều này là có thực thì nạn tham nhũng hay những chi phí hành chính ngầm sẽ bị loại bỏ nhờ vào việc đánh thuế thấp. Hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện đang lún sâu trong nền kinh tế ngầm, và không thể làm gì do các doanh nghiệp này không có quyền sở hữu hợp pháp. Quyền sở hữu không rõ ràng thì bất cứ hoạt động đầu tư nào cũng chứa đựng rủi ro, ví dụ như doanh nghiệp không có quyền kiện tại toà án. Hơn nữa các doanh nghiệp cũng không thể vay tiền ngân hàng hay thế chấp tài sản. Các hoạt động tống tiền và tội phạm có tổ chức dễ gây tác động tới các doanh nghiệp do bản thân các doanh nghiệp hoạt động trái phép.
  8. Một số chuyên gia nhìn nhận vần đề rất khác nhau. Rất nhiều chuyên gia tập trung vào việc tiếp cận vốn nhưng đó mới chỉ là vấn đề thứ yếu còn quyền sở hữu mới là quan trọng. Xét cho cùng, trong giai đoạn đầu chuyển đổi nền kinh tế phần lớn các khoản đầu tư là từ các khoản thu nhập để lại. Điều cần làm là đơn giản hoá thủ tục đăng ký theo luật định đối với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này được thể hiện bằng việc giảm đến mức thấp nhất ba loại chi phí riêng biệt của chính phủ: c1= thuế (chi phí), cg= chi phí hành chính và cp= chi phí quyền sở hữu, có nghĩa là min f = c1+ cg + cp (1) Tuy nhiên chúng ta đã có: cg= kc1 Có k là một hằng số < 1. Như vậy chi phí đăng ký của một doanh nghiệp là một bộ phận của thuế, điều này có nghĩa là cp= 0. Ta có đẳng thức được rút gọn như sau: min f = c1 (1 + k) Thuế khoán trọn gói (Lump-sum tax) Nếu mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ dẫn đến nạn tham nhũng thì điều này cần phải được khắc phục, mức thuế khoán cố định và thấp sẽ là giải pháp hữu hiệu cho tình trạng trên. Điều này giúp cho doanh nghiệp tránh được các quy định, việc kiểm tra đồng thời thực hiện chức năng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế khoán đã được thử nghiệm trên phạm vi rộng. Loại thuế này thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân ở Balan và bảo vệ các doanh nghiệp ở Đông Đức trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn tự do hoá của các doanh nghiệp nhỏ ở Balan trong năm 1990 cho phép các các nhân tiến hành hoạt động kinh doanh mà không phải trả thuế, điều này là sự khích lệ to lớn đối với khu vực kinh tế quy mô nhỏ. Cách đánh thuế này cũng được triển khai tại các nước Ukraina từ năm 1998 và Kyrgyzstan. Kết quả là các doanh nghiệp nhỏ đã bùng nổ tại các quốc gia này, trái lại những thay đổi không triệt để về thuế hầu như không có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.
  9. Một ví dụ cho thấy cả hai xu hướng tại Nga trong năm 1992. Chính sách tự do hoá và không phải nộp thuế đã làm số lượng các doanh nghiệp nhỏ nở rộ vào tháng 1 năm 1992. Tuy nhiên chính sách tự do hoá này bị xóa bỏ vào tháng 5 năm 1992, chính vì thế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ bị chững lại. Sự thất bại này có thể được hiểu như sau. Chính quyền tại các thành phố lớn tìm mọi cách thay đổi chính sách tự do trên bởi họ có thế lực chính trị quá mạnh và không muốn tiếp tục bỏ tiền hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Các thương nhân đã hoạt động lâu năm trên thị trường thì kịch liệt phản đối tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bởi điều này không mang lại sự công bằng trong kinh doanh. Vậy vấn đề là phải có số lượng lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thuế khoán đã áp dụng thành công trên đây lại gây bất lợi cho các doanh nghiệp kiểu quy mô gia đình hay có số lượng nhân viên không quá hai. Đối với những doanh nghiệp quy mô lớn hơn với 10 nhân viên thì thuế khoán thấp nên áp dụng. Các doanh nghiệp cũng không cần đến hoạt động kế toán và vì thế mối quan hệ với chính quyền sở tại cũng rất giới hạn. Những doanh nghiệp nhỏ cũng có lợi nhưng do không có vị thế chính trị nên rủi ro kinh tế rất dễ phát sinh. Nhìn chung nguồn thu thuế của nhà nước từ các doanh nghiệp nhỏ là khiêm tốn bởi vì trước đây các doanh nghiệp này hoặc không tồn tại hoặc không phải trả thuế. Về bản chất thuế khoán không phải là một bước tiến. Hầu hết chính phủ các nước đều ưu tiên áp dụng thuế luỹ tiến để đảm bảo công bằng xã hội. Mọi người cho rằng hệ thống thuế luỹ tiến có ảnh hưởng tới các quốc gia có thu nhập đầu người cao, tuy nhiên xét trên phạm vi toàn thế giới thì hệ thống thuế này là lý do chính khiến các doanh nghiệp nhỏ không thế tiến hành kinh doanh lâu dài. Vì thế, tại các nước đang và kém phát triển, hệ thống thuế lũy tiến này cần phải được thay thế bằng hệ thống thuế khoán ở mức thấp. Chính sách này được xem là nhằm xoá bỏ các quy định không công bằng của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên việc xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ cần tập trung vào những khiếm khuyết thực tế, vốn có của thị trường, điển hình là thị trường vốn, tín dụng hoặc chung quy là chính sách trong ngành công nghiệp. ở ấn Độ việc xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ được cụ thể hoá bằng các chính sách bảo hộ, bao cấp và các quy định. Các doanh nghiệp nhỏ không phải đóng thuế nội địa nhưng thuế và các điều luật dành cho các doanh nghiệp này vẫn chưa được đơn giản hoá. Các doanh nghiệp được hưởng tín dụng ưu đãi, tham gia vào chương tình xúc tiến kinh doanh và độc quyền bán rất nhiều sản phẩm, tuy nhiên trong hầu hết chính sách thuộc
  10. ngành công nghiệp thì chính sách ưu đãi này không được áp dụng. Nhược điểm của những chính sách này không liên quan đến thuế khoán. Phân 4. Quan điểm chính trị của hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ ̀ Tình trạng độc quyền trong nền kinh tế đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn và các quan chức chính phủ. Đây là lý do kìm hãm sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ. Vấn đề là có quá nhiều các quy định và việc đánh thuế quá nặng, quyền lực quá tập trung vào các cán bộ nhà nước trong khi người dân được hưởng quá ít quyền lợi. Tự do cạnh tranh sẽ khiến giá cả hàng hoá và việc thuê đất độc quyền giảm. Tình trạng độc quyền trong nền kinh tế đã mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp lớn và các quan chức chính phủ. Đây là lý do kìm hãm sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ. Vấn đề là có quá nhiều các quy định và việc đánh thuế quá nặng, quyền lực quá tập trung vào các cán bộ nhà nước trong khi người dân được hưởng quá ít quyền lợi. Tự do cạnh tranh sẽ khiến giá cả hàng hoá và việc thuê đất độc quyền giảm. Thêm nữa nạn tham nhũng cũng giảm do các doanh nghiệp không còn phải chịu mức thuế cao. Thúc đẩy khu vực doanh nghiệp nhỏ là biện pháp hữu hiệu kiểm soát nạn tham nhũng. Tại nhiều quốc gia các cán bộ nhà nước là những người thu được lợi từ việc phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nhỏ. Tại Nga, các quan chức luôn phản đối việc dễ dàng gia nhập nền kinh tế của các doanh nghiệp mới bởi: thành phố và các cán bộ nhà nước chuyên nhận hối lộ của các doanh nghiệp nhận thấy rằng nếu tính cạnh tranh của nền kinh tế thấp thì họ sẽ dễ dàng kiếm lợi hơn.Trái lại ở Hàn Quốc và Trung Quốc chính quyền địa phương lại mong muốn sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân. Chính sách "cây gậy và củ cà rốt" có thể làm thay đổi thái độ của các cán bộ nhà nước. Đầu tiên mức thuế khoán hợp lý phải được xây dựng từ cấp trung ương bởi các cấp lãnh đạo địa phương rất dễ đề ra mức thuế quá cao. Thứ hai, các cấp lãnh đạo địa phương sẽ có động lực hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ nếu họ nhận được một phần doanh thu từ thuế. Thứ ba, các quan chức chính phủ không được phép thậm chí là "viếng thăm" các doanh nghiệp nhằm làm trong sạch mối quan hệ giữa nhà nước và các doanh nghiệp, đồng thời giảm tới mức thấp nhất việc hối lộ của các doanh nghiệp. Thứ tư, cắt giảm biên chế bộ máy quản lý nhà nước, từ đó giảm số cán bộ nhà nước nhưng mức lương sẽ cao hơn. Thứ năm, hạn chế bớt quyền lực của các cán bộ nhà nước, ví dụ việc tự ý hợp pháp hoá những vi phạm về thuế, bằng cách này các cán bộ ngành thuế sẽ không được phép sách nhiễu các doanh nghiệp một cách tuỳ tiện. Thái độ của các doanh nghiệp rất khác nhau nhưng điểm khác nhau có thể không hoàn toàn như dự đoán. Một vấn đề tranh luận nhiều nhất là các doanh nghiệp lớn luôn có
  11. được sự hỗ trợ của nhà nước thì không muốn sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nhỏ. Mặc dù việc các doanh nghiệp lớn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước là rất rõ ràng nhưng thái độ của các doanh nghiệp này đối với các doanh nghiệp nhỏ thì không hoàn toàn như thế. Lời giải thích là các doanh nghiệp nhỏ không gây sức ép đối với các doanh nghiệp lớn tự chủ trong kinh doanh, trái lại các doanh nghiệp lớn lại cần nhiều các nhà thầu phụ trong nước. Các doanh nghiệp lớn thường có vai trò là những nhà nhập khẩu nên việc cạnh tranh giữa những nhà cung cấp nội địa là rất có lợi bởi điều này là rất quan trọng đối với sự thành công của các công ty như Samsung của Hàn Quốc và Toyota của Nhật Bản. Một quan điểm chung là các doanh nghiệp nhỏ cần phải hỗ trợ lẫn nhau nhưng trên thực tế lại không như vậy trong khi số lượng các doanh nghiệp lại rất nhỏ. Vậy vấn đề là phải tổ chức các hoạt động chung. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là lợi ích thực sự cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không bao giờ thích cạnh tranh và thái độ kìm hãm cạnh tranh của các cán bộ nhà nước thường có lợi cho những đối tượng biết cách cạnh tranh không lành mạnh. Trong bản điều tra của Woodruff, tổng số tiền chi cho các quan chức tại Châu Âu lục địa là 10% trong tổng doanh thu, mức này vẫn thấp hơn tại Nga. Đồng thời giá bán lẻ tại Nga cao hơn ít nhất 50% tại châu Âu, điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ của Nga đã có được mức lợi nhuận đáng kể nhờ vào quy định luật pháp chặt chẽ. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế quan trọng thường than phiền về hoàn cảnh của mình nhưng họ rất ít khi tổ chức những cuộc vận động công khai. Tại nhiều quốc gia thuật ngữ vận động hành lang của doanh nghiệp thường gắn với các doanh nghiệp lớn. Thay vào đó những cải cách có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ là những cải cách chính trị quan trọng. Một số người có thế lực nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ rất quan trọng và cần thiết có những giải pháp để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp này. ở Balan, tư tưởng này đã xuất hiện vào đầu năm 1956, còn tại Nga vào năm 2000. Bước đột phá này cho thấy uỷ ban hoạch định chính sách cần có hành động mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù vai trò của các doanh nghiệp nhỏ là rất quan trọng nhưng những doanh nghiệp này vẫn đứng ngoài những xu hướng lớn của nền kinh tế. Trong điều kiện việc dỡ bỏ các quy định là không khả thi thì khu vực doanh nghiệp nhỏ chỉ có thể lớn mạnh khi có động lực và khối doanh nghiệp này sẽ thay đổi xã hội. Hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp nhỏ thường diễn ra theo từng bước. Trong giai đoạn đầu các biện pháp tỏ ra không hiệu quả, thậm chí còn gây ra những phản ứng tiêu cực, đây được coi là chính sách "thử nghiệm và sai sót". Vào năm 1985 và 1969 số lượng các doanh nghiệp nhỏ tăng đến đỉnh điểm, sau đó tăng đều vào giữa thậm niên 70. Tuy nhiên mức tăng thực sự có được khi bộ trưởng tài chính, ông Lezek Balcerowicz đưa ra quyết định, theo đó xoá bỏ hoàn toàn các quy định cũ vào cuối năm
  12. 1989, chính điều này đã đem lại kết quả rất đáng kể. Ukraina và Kyrgyztan đã xoá bỏ rất nhiều các quy định về doanh nghiệp nhỏ. ở Ukraina, nhóm các bộ trưởng theo đường lối đổi mới liên tục đưa ra những cải cách, còn tại Kyrgyzstan, tổng thống Askar Akaev ra sắc lệnh về những thay đổi cần thiết. Xoá bỏ từng bước các quy định không phải dễ thực hiện. Không thể cải cách nếu số lượng các doanh nghiệp nhỏ quá ít, như vậy những thay đổi lớn là cần thiết để thay đổi tình hình. Như ở Balan vào năm 1990 các biện pháp mạnh được thực hiện hoặc như ở Kyrgyzstan và Ukraina một loạt những cải cách được đề ra nhằm vượt qua khó khăn. Sự gia nhập nhanh chóng vào nền kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ đã làm giá cả trên thị trường giảm mạnh, đặc biệt tại Balan (1990 - 1991) hoặc tại Ukraina (1998 - 1999), điều này vừa đe dọa đồng thời khích lệ các doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế. Ban đầu, các doanh nghiệp đã có mặt trong nền kinh tế phản đối việc những doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi và đòi hỏi phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng hàng hoá và thuế… ở Matxcơva, những động thái như vậy đã xoá đi những cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ vào mùa xuân năm 1992. Tuy nhiên, những cuộc tranh chấp bằng giá sẽ luôn dẫn tới tình trạng giá cả giảm mạnh. Nên thay vì giảm giá cả của sản phẩm, các doanh nghiệp nhỏ lại cố gắng giảm thiểu mức giá thành của sản xuất. Chi phí hành chính và chi phí về thuế là những loại chi phí có thể được cắt giảm nhanh nhất, điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ luôn luôn đưa ra yêu cầu về việc tự do hoá và giảm thuế trong một thời gian dài. Do áp lực về việc tự do hoá ngày càng tăng lên, cho nên các doanh nghiệp nhỏ càng dễ đạt được trạng thái cân bằng tối ưu. Chính vì thế, các doanh nghiệp nhỏ rất dễ bị cả hai lĩnh vực chính trị và thị trường áp đảo buộc họ phải thay đổi quan điểm và thái độ đối với việc tự do hoá. Tính linh hoạt về mặt chính trị của thuế thu nhập thực sự rất đáng ngạc nhiên. Vào năm 1999, cả doanh nghiệp nhà nước mạnh nhất của Uzbekistan cũng đã áp dụng chính sách thuế thu nhập cố định đối với từng doanh nghiệp riêng, và những doanh nghiệp nhỏ này đã nhanh chóng trở thành những doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng nhanh nhất. Cho đến năm 2001, 428.300 doanh nghiệp nhỏ đã chính thức đăng ký hoạt động tại Uzbekistan (theo Jones Luong 2003,15,20). Phân 5. Phương pháp đánh thuế ̀ Hai vấn đề còn lại là doanh thu thuế và “những cạm bẫy đối với doanh nghiệp nhỏ” trong quá trình phát triển Hai vấn đề còn lại là doanh thu thuế và "những cạm bẫy đối với doanh nghiệp nhỏ" trong quá trình phát triển.
  13. Có người cho rằng số lượng các doanh nghiệp nhỏ có thể tăng lên nhanh chóng, nhưng quy mô của những doanh nghiệp này thì thường khó có thể vượt qua một mức nhất định, giả sử như ở Nga là 20 nhân viên (CEIR 2002). Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu các doanh nghiệp nhỏ này không thực sự tham gia vào nền kinh tế chính thức, như Hernando De Soto (1989,2000) đã giải thích. Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp đến 1/5 tổng thu nhập quốc nội GDP, do đó họ có vai trò rất lớn trong việc gây áp lực giảm giá thị trường và theo đó sẽ giảm chi phí của các doanh nghiệp nhỏ nhờ giảm chi phí hành chính và thuế. Một câu hỏi quan trọng ở đây là mức thuế khoán trọn gói nên cao đến mức nào và ai sẽ là người đặt ra mức thuế đó. Thông thường mức thuế này sẽ được xác định sau một quá trình thử nghiệm liên tục. Dần dần, các quan chức cũng giảm thuế do không nhận được sự hưởng ứng đúng mức của các doanh nghiệp, sau đó tiếp tục nới lỏng các quy định, chuẩn hoá mức thuế và đột nhiên các doanh nghiệp nhỏ lại tăng lên nhanh quá mức. Vì vậy, cách tốt nhất để đưa ra một mức thuế phù hợp là thỏa mãn những yếu tố sau: Thuế khoán phải cố định trong một thời gian dài và tốt nhất là nên được thu một lần trong năm; mức thuế khoán sẽ đáng tin cậy hơn nếu do quốc hội ban hành; nên ban hành càng ít mức thuế càng tốt; và điều tối quan trọng là không nên yêu cầu phải xuất trình sổ sách kế toán với khoản thuế này. Thuế suất nên giữ ở mức thấp, chỉ khoảng vài phần trăm của khoản thu nhập ước tính của một nghệ nhân bình thường. Hiện nay Nga đang cố gắng duy trì mức thuế suất 6%/ thu nhập, và rõ ràng mức thuế này là quá cao, đã gây ra tình trạng có quá nhiều doanh nghiệp trốn thuế. Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm khoản phí rủi ro. Khoản phí này trong nền kinh tế ngầm có thể cao hơn hoặc thấp hơn trong nền kinh tế chính thức. Thuế khoán trọn gói luôn gây tranh cãi, vì nó luôn luôn đi ngược lại với xu hướng phát triển của các loại thuế hiện đại, đó là luôn luôn có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên loại thuế này lại tỏ ra có tác động rất lớn trong việc phân phối lại mức thu nhập giữa người giàu và người nghèo, do quy chế không bắt buộc những người có mức thu nhập dưới một mức nhất định nào đó phải nộp thuế. Người ta thường cho rằng thuế khoán luôn kéo doanh thu thuế xuống thấp. Lúc đầu thì không phải như thế. Một chính sách thuế khoán hợp lý sẽ khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế ngầm gia nhập vào nền kinh tế chính thức, cũng như nó cũng sẽ khuyến khích những người thụ động trong kinh doanh trở nên năng động hơn, điển hình là những người bán lẻ và những nghệ nhân. Đưa được nhiều người vào hoạt động hợp pháp là một điều vô cùng quan trọng, cả về mặt xã hội và
  14. luật pháp, mặc dù điều này sẽ không đảm bảo rằng doanh thu về thuế sẽ cao hơn. Trên thực tế thì đã có rất nhiều người rời bỏ các doanh nghiệp Nhà nước lớn để chạy sang làm việc cho các công ty tư nhân chỉ vì lý do về thuế. Tuy nhiên, điều này sẽ luôn xảy đến với bất cứ một quốc gia nào có những chính sách ưu đãi về thuế hơn cho các công ty tư nhân, và điều ấy thực chất cũng không có gì xấu cả. Vấn đề này đã từng là một vấn đề chính trị nan giải đối với Cộng Hoà Séc trong thời kỳ chuyển đổi của nước này (Thời Johnson 1994), và việc cải cách khẩn cấp đối với các doanh nghiệp nhỏ của nước này đã có những tác động không mấy tốt đẹp đối với nền kinh tế trong nước. Người ta cũng thường phàn nàn về tình trạng tương tự ở Ukraina, nhưng chính phủ nước này đã khá khôn ngoan nên đã không có những hành động gì trước khi thu được những kết quả cụ thể, và cuối cùng thì tình trạng tham nhũng ở Ukraina đã giảm xuống đáng kể. (EBRD 2002). Người ta còn lo ngại rằng thuế khoán trọn gói sẽ làm giảm đi tác dụng của thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế thì không có một loại thuế giá trị gia tăng nào có thể sánh ngang được với thuế khoán doanh nghiệp. Thuế khoán đem lại nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế hơn rất nhiều so với thuế giá trị gia tăng, một loại thuế chưa bao giờ có tác động tốt đến nền kinh tế của các nước Xã hội chủ nghĩa cũ, nơi mà hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều bị sụp đổ. Để giải quyết tất cả những nỗi lo lắng trên, biện pháp thường thấy là đưa vào áp dụng một hệ thống thuế doanh thu đã được đơn giản hoá đối với các doanh nghiệp tương đối lớn với khoảng từ 10 đến 20 nhân viên. Gần đây, Ukraina đã đưa vào áp dụng một hệ thống thuế doanh thu đã được đơn giản hoá với mức doanh thu thuế tối đa là 200.000 Đôla Mỹ với thuế suất là 10% doanh thu gồm cả thuế giá trị gia tăng (Thiessen 2001,trang 5). Một phương pháp đòn bẩy thành công nữa đối với việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ là bãi bỏ một số quy định không có lợi cho các doanh nghiệp này, giảm gánh nặng về thuế cho họ. Và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu Chính phủ không thể đề ra một chính sách thuế rõ ràng, hợp lý, khuyến khích cạnh tranh và thay đổi quan niệm điều hành nền kinh tế theo định hướng thị trường. Một tiêu chí đầu tiên trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế là phải đảm bảo được chi phí xã hội cận biên của việc tăng thuế phải là một số dương. Gần đây các nước Xô viết cũ mới bắt đầu nhận thức được điều này, sau khi 7 nước trong số họ gặp phải tình trạng tổng thu nhập của chính phủ giảm xuống mức dưới 25% GDP ( EBRD 2002, Trang 62). Tuy nhiên, hầu hết các nước đang chuyển đổi cơ chế kinh tế vẫn có mức doanh thu công cộng cao hơn rất nhiều so
  15. với mức phát triển kinh tế. Do vậy, những nước này cần phải có một chính sách thuế khác, với những nền tảng thuế vững chắc và thuế suất thấp. Hiện nay 5 nước Xô viết cũ đang áp dụng một hệ thống thuế thu nhập ổn định với thuế suất thấp (Đó là các nước Etstonia, Georgia, Latvia, Nga, và Ukraina), và rất nhiều nước khác cũng đang học tập làm theo (Aslund vào năm 2002). Ngoài ra, mức thuế suất doanh nghiệp cũng đang được giảm xuống, và chính phủ cũng cho phép cắt giảm thuế đối với nhiều công ty hơn. Estonia đã đi đầu bằng việc bãi bỏ hình thức thuế lợi nhuận. Không nên nhìn thuế khoán dưới góc độ một loại thuế sai lầm, mà nên nhìn loại thuế này dưới góc độ là một phương tiện hỗ trợ cho việc đưa vào áp dụng một chính sách thuế tốt hơn cho toàn bộ nền kinh tế. Trên thực tế, một chính sách thuế khoán bao giờ cũng cần phải có ít nhất 3 thập kỷ rưỡi mới có thể thích ứng được với mọi điều kiện kinh tế của một môi trường kinh tế rất khắc nghiệt của Ba Lan, tuy nhiên do Ba Lan có một số lượng doanh nghiệp nhỏ quá lớn, cho nên nước này đã đưa ra được một chính sách kinh tế đúng đắn và có hiệu quả sớm hơn khoảng thời gian đó rất nhiều. Đặt ra mức thuế thấp hơn thuế chống tham nhũng khiến cho hệ thống thuế tự nó sẽ trở nên ổn định được. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn hoạt động trong nền kinh tế chính thức và hợp pháp, và nhà nước nên hỗ trợ cho những nỗ lực như thế của các doanh nghiệp. Và có thể khẳng định rằng một chính sách thuế được đơn giản hoá sẽ là một phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại nạn tham nhũng. An sinh xã hội thường có xu hướng phức tạp hoá mọi vấn đề. ở các nước nghèo đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế thì không nên bắt các doanh nghiệp nhỏ phải trả khoản tiền dành cho an sinh xã hội. Mục tiêu quan trọng của một quốc gia là khuyến khích được các doanh nghiệp chuyển từ hoạt động trong nền kinh tế ngầm sang hoạt động trong nền kinh tế hợp pháp, và càng có nhiều điều cấm đoán thì càng có ít doanh nghiệp làm như vậy. Tuy nhiên, an sinh xã hội vẫn là một động cơ to lớn để nhà nước tăng thuế khi các doanh nghiệp đã lớn mạnh hơn. Tín dụng cũng là một động cơ kinh tế to lớn khác khiến cho những người nộp thuế tình nguyện chuyển sang hoạt động kế toán hợp pháp, bởi vì các ngân hàng đều yêu cầu điều này khi đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Dù như vậy thì việc áp dụng rộng rãi thuế khoán trọn gói cũng vẫn được coi là một phương tiện nhất thời để giảm tham nhũng, giảm sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào nền kinh tế cũng như giảm thiểu tình trạng tham gia của các doanh nghiệp vào nền kinh tế ngầm. Sau vài năm, khi những vấn đề này đã được kiểm soát thì loại thuế này sẽ lại bị chi phối bởi áp lực chính trị. Tuy vậy, trong xã hội vẫn còn rất nhiều ngành
  16. nghề tư nhân phụ thuộc rất lớn vào loại thuế này, đặc biệt là nghệ sỹ, nghệ nhân và những người bán lẻ. Phân 6. Kết luận ̀ Một cách khái quát, ta có thể khẳng định rằng muốn kinh tế phát triển thì cần phải có sự đầu tư của một loạt thành phần kinh tế trong xã hội, ngoài những thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp. Một cách khái quát, ta có thể khẳng định rằng muốn kinh tế phát triển thì cần phải có sự đầu tư của một loạt thành phần kinh tế trong xã hội, ngoài những thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp. Sự đầu tư như thế đã là những nhân tố tạo nên sự tăng trưởng thần kỳ của Tây Âu sau năm 1950 (Acemoglu, Johnson, và Robinson 2002a) và trong "Thời hoàng kim trở lại", đó là thời kỳ mà rất nhiều nước nghèo đã trở nên giàu có hơn và giữ vững được sự thịnh vượng đó suốt thời kỳ sau này (Acemoglu, Johnson và Robinson 2002b). Những doanh nhân mới đầu tư bằng cách gia nhập nền kinh tế và chấp nhận rủi ro đối với số vốn của mình. Nhưng điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có qui tắc luật lệ, một hệ thống tư pháp vững mạnh và một môi trường pháp luật ổn định. (Djankov. La Porta. Lopez de Silanes và Shleifer 2002). Đây vẫn là một vấn đề cốt lõi đầu tiên trong thế giới hiện nay. Chúng tôi cho rằng nên phá bỏ hệ thống luật pháp đa cửa, rườm rà, nhất là dối với những nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây, bằng cách kết hợp cả hệ thống thuế, các quy tắc đánh thuế và cấp giấy phép thành một phương pháp duy nhất gọi là phương pháp đánh thuế khoán trọn gói ở mức thấp đối với các doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống thuế càng phức tạp sẽ càng gây ra tình trạng trốn thuế và tham nhũng nhiều hơn. Đẩy mạnh khu vực doanh nghiệp cả về lĩnh vực kinh tế và chính trị không phải là một giải pháp cứu cánh toàn diện, nhưng phương pháp đó đã giúp ích rất lớn cho nhiều quốc gia hiện nay trong việc tăng trưởng kinh tế bền vững. Để tăng được mức đóng góp của các doanh nghiệp quy mô nhỏ vào GDP từ mức 40%, tức là dưới điểm cân bằng cận tối ưu, lên mức 50 – 60%, tức là mức cân bằng tối ưu, thì đòi hỏi chính phủ phải có các biện pháp có tính quyết đoán hơn nữa. Chính phủ sẽ thu được nhiều lợi ích từ những biện pháp như vậy, nhưng chủ yếu nhất và quan trọng nhất vẫn là những lợi ích về mặt chính trị. Đưa được càng nhiều doanh nghiệp nhỏ vào hoạt động hợp pháp thì quốc gia sẽ càng trở nên vững mạnh về mặt chính trị và các nước xã hội chủ nghĩa cũng sẽ càng trở nên ổn định và thịnh vượng hơn.
  17. Về "Carnegie Endowment" Carnegie Endowment For International Peace là một tổ chức phi lợi nhuận của tư nhân, hoạt động vì mục tiêu hợp tác giữa các quốc gia và tăng cường các mối quan hệ quốc tế. Đây là một tổ chức của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1910. Đây là một tổ chức phi đảng phái và hoạt động vì hiệu quả. Thông qua các nghiên cứu, tạp chí xuất bản, hội nghị, và đôi khi thông qua các tổ chức và các viện nghiên cứu mới được thành lập cũng như các mạng thông tin toàn cầu, Endowment đã thu thập được thông tin về những chính sách kinh tế mới của các nước. Endowment quan tâm từ khu vực địa lý đến những mối quan hệ giữa chính phủ các nước, giữa các doanh nghiệp, giữa các tổ chức quốc tế và dân chủ xã hội, nhưng Endowment chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế, chính trị và công nghệ, những lĩnh vực có thể thay đổi cả thế giới. Thông qua trung tâm Carnegie ở Matxcơva, Endowment giúp các nước Cộng hòa Xô Viết cũ phát triển một chính sách công truyền thống hợp lý và tăng cường mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Endowment cũng xuất bản cuốn Chính sách đối ngoại, một trong những tạp chí nổi tiếng thế giới về các chính sách kinh tế và chính trị quốc tế, được phát hành ở hơn 120 quốc gia và được dịch ra vài thứ tiếng trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Carnegie Endowment, vào trang www.ceip.org Về chương trình của Nga và Châu Á - Âu Với một đội ngũ chuyên gia có tiếng ở Washington và các nhà phân tích chính sách nổi tiếng của Nga tại Trung tâm Carnegie Moscow, chương trình Âu - Á và Nga đã đem lại những nguồn lực lớn cho việc nghiên cứu những vấn đề về chính sách liên quan đến Nga và các nước Cộng hòa Xô Viết cũ. Thông qua nghiên cứu, các ấn phẩm được xuất bản, hội thảo, trao đổi và những hoạt động nghiên cứu khác, chương trình này đã thúc đẩy việc thảo luận, trao đổi thông tin và từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách có được một cái nhìn toàn diện và có hiểu biết sâu hơn về các chính sách kinh tế, chính trị và an ninh của Hoa Kỳ và Nga.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2