ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐỌC HIỂU BÀI THƠ "BẾN QUÊ" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
lượt xem 17
download
I.Tìm hiểu văn bản 1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Nghệ An, ông là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỌC HIỂU BÀI THƠ ĐỌC HIỂU BÀI THƠ "BẾN QUÊ" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
- ĐỌC HIỂU BÀI THƠ "BẾN QUÊ" CỦA NGUYỄN MINH CHÂU I.Tìm hiểu văn bản 1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) quê ở Nghệ An, ông là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. - Sau năm 1975, ông có nhiều tìm tòi về tư tưởng nghệ thuật - Tác phẩm chính: Cửa sông, Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính. 2. Văn bản a) Tóm tắt : - Ngoài cửa sổ, hoa bằng lăng đậm sắc, Nhĩ ngồi cho vợ bón thức ăn. Đã tiết lập thu, những cây bằng lăng,vòm trời, bãi bồi bên kia sông hiện ra, nơi mà Nhĩ chưa đến bao giờ trong khi anh đã đi rất nhiều nơi trên thế giới. - Tuấn lau miệng cho bố, Nhĩ hỏi Liên về tiếng động đêm qua, Liên động viên chồng. Lần đầu tiên Nhĩ thấy vợ mặc áo vá.
- - Nhĩ giục Liên đi chợ, Nhĩ gọi Tuấn vào, ngắm con, dặn con sang bên kia sông. Tuấn miễn cưỡng nghe lời bố. Anh cố dịch ra đầu phản nhưng không được nên phải nhờ bọn trẻ. - Anh thấy cánh buồm, con đò, dòng sông nhưng không tháy Tuấn vì Tuấn đang sà vào đám chơi phá cờ thế bên đường. Anh buồn bã, nghĩ về cái vòng vèo chùng chình của cuộc, nghĩ về vợ lúc mới cưới. - Cụ giáo khuyến, thấy anh khác thường, lúc ấy chuyến đò duy nhất trong ngày vừa cập bến. b) Thể loại: truyện ngắn c) Ngôi kể: truyện được trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng được diễn ra theo cái nhìn và tâm trạng của Nhĩ. Tác dụng: Tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật được đặt trong hoàn cảnh đặc biệt: Nhĩ sắp từ giã cuộc đời. Việc lựa chọn cách trần thuật như thế giúp cho những suy ngẫm và triết lý của tác phẩm thêm sâu sắc. d) Xuất xứ : in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985 e) Chủ đề: truyện thức tỉnh con người ta đừng sa vào những điều vòng vèo chùng chình để hướng tới những
- giá trị đích thực vốn giản dị của cuộc sống f) Nhan đề “Bến quê”: tác giả đặt tên truyện ngắn là bến quê có ý nghĩa rất sâu sắc. “Bến” là bến đậu, bến đỗ, “quê” là quê hương, “Bến quê” là những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị gần gũi bình dị của gia đình và quê hương g) Những hình ảnh chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng: - Bãi bồi, bến sông → biểu tượng cho sự gần gũi bình dị của quê hương - Những bông hoa bằng lăng: khi mới nở, màu nhạt, đậm sắc đẫm màu khi sắp hết mùa, một màu tím thẫm như bóng tối → biểu tượng cho quy luật nở rồi tàn của tự nhiên - Những tảng đất lở → biểu tượng cho cuộc sống của Nhĩ sắp lụi tàn - Nhĩ bám tay vào cửa sổ khoát khoát tay, mặt đỏ → biểu tượng cho chút sức lực cuối cùng, Nhĩ cố bám víu nhưng vô vọng, hụt hẫng.
- II.Tìm hiểu văn bản 1. Tình huống nghịch lí • Tình huống 1: trước đây Nhĩ đi khắp mọi nơi nay đã bị bại liệt nằm một chỗ, phải dựa vào vợ con → Nhĩ mới thấy được sự tần tảo hy sinh của vợ, mới thấy được gia đình là bến đậu vững chắc cho cuộc đời. • Tình huống 2: Nhĩ phát hiện ra bãi bồi bên kia sông rất đẹp nhưng không bao giờ Nhĩ có thể đặt chân tới. Nhĩ nhờ con trai sang bên kia bãi bồi nhưng người con không hiểu khát vọng của bố nên đã lỡ chuyến đò. → Giá trị của những vẻ đẹp gần gũi quanh ta. → Nhĩ rút ra kết luận con người ta trên bước đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo chùng chình. → Hai tình huống nghịch lí liên quan mật thiết với nhau là những chiêm nghiệm triết lí trong cuộc đời. 2. Cảm xúc suy nghĩ của Nhĩ về vẻ đẹp nơi bến quê - Những bông hoa bằng lăng cuối mùa... - Con sông hồng...
- - Vòm trời... - Đặc biệt là vẻ đẹp tràn đầy sức sống của bãi bồi bên kia sông → Mỗi cảnh vật thiên nhiên đều mang một vẻ đẹp riêng rất đỗi giản dị , vẻ đẹp ấy thấm đẫm cảm xúc con người khắp đó đây mà cuối đời mới nhận ra. → Nhĩ xúc động trước vẻ đẹp giản dị thân thương của quê hương xứ sở 3. Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ về người vợ - Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, Nhĩ mới cảm nhận được vẻ đẹp của vợ anh, mới thấy Liên mặc áo vá → Liên đã phải chịu bao nỗi vất vả lo toan tần tảo hi sinh → vẻ đẹp bình dị mộc mạc. - Cho dù đã trở thành người đàn bà thị thành nhưng ở Liên vẫn vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, chân chất nơi bến quê → Và cũng đến cuối đời anh mới thấm thía tình cảm gia đình, mới nhận ra gia đình là mái ấm hạnh phúc, là chỗ dựa vững chắc, là bến đậu của cuộc đời anh. 4. Cảm xúc và suy nghĩ về khát vọng bình dị cuối đời.
- - Khi nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên sông, cũng là lúc ở Nhĩ bùng lên một niềm khát khao cháy bỏng – được đặt chân lên bãi bồi đó. - Khát vọng thật bình dị nhưng đặt trong hoàn cảnh của Nhĩ thì nó trở nên xa vời, vô vọng. → - Điều đó thể hiện sự thức tỉnh ở Nhĩ từ việc nhờ đứa con trai không thành cùng với quãng đời tuổi trẻ của mình, Nhĩ đã hiểu “ Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo, chùng chình”. - Nhĩ hành động thu người giơ tay khoát khoát như muốn thúc giục đứa con, thức tỉnh mọi người: hãy mau chóng dứt ra khỏi những cái chùng chình, vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực bền vững của cuộc sống. III.Tổng kết - Nghệ thuật: miêu tả tâm lí tinh tế nhiều hình ảnh, giàu tình biểu tượng, cách xây dựng tình huống trần thuật theo tâm trạng nhân vật - Nội dung: truyện ngắn chứa đựng những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời thức tỉnh ở
- mọi người, sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị gần gũi của gia đình và quê hương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đọc hiểu bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm
18 p | 395 | 50
-
Đọc hiểu bài thơ Tràng giang - Huy Cận
12 p | 493 | 20
-
Đọc hiểu bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh
14 p | 345 | 18
-
Đọc hiểu bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng"_1
6 p | 192 | 17
-
Đọc hiểu bài thơ "Nhàn" Nguyễn Bỉnh Khiêm
10 p | 337 | 17
-
Đọc hiểu bài thơ "Thu hứng 1" của Đỗ Phủ_1
7 p | 259 | 16
-
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 p | 464 | 14
-
Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 Văn thuyết minh - Ngữ văn 8
3 p | 490 | 14
-
Bài giảng Ngữ văn 10: Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ
23 p | 63 | 12
-
Giáo án tuần 14 bài Chính tả (Tập chép): Tiếng võng kêu. l/n, i/uê - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 243 | 12
-
Bài giảng Ngữ văn 11: Thương vợ - Trần Tế Xương
28 p | 84 | 10
-
Trình bày suy nghĩ về khổ thơ cuối Ánh trăng
2 p | 455 | 9
-
Đọc hiểu bài thơ "Thu hứng 1" của Đỗ Phủ_2
7 p | 137 | 9
-
Đọc hiểu bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu_2
6 p | 221 | 8
-
Bài văn mẫu lớp 12: Đọc hiểu bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh
8 p | 144 | 6
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
4 p | 140 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn 12: Bác ơi (Tố Hữu)
17 p | 55 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn