intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi đũa Việt

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

283
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi đũa vốn mộc mạc và giản dị nhưng là dụng cụ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chất liệu làm nên đôi đũa cũng rất đa dạng từ kim loại (vàng, bạc, nhôm, đồng…), từ nhựa hay từ thiên nhiên (tre, gỗ mun, thân cây dừa …). Ngày nay, còn có đũa sơn mài và chạm trỗ với nhiều hình ảnh rồng phụng rất tinh xảo và đẹp mắt. Đũa dùng để gắp, và, giẻ, khuấy thức ăn một cách linh hoạt mà chỉ điều khiển bằng một tay. Đũa còn thể hiện một nền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi đũa Việt

  1. Đôi đũa Việt Đôi đũa vốn mộc mạc và giản dị nhưng là dụng cụ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chất liệu làm nên đôi đũa cũng rất đa dạng từ kim loại (vàng, bạc, nhôm, đồng…), từ nhựa hay từ thiên nhiên (tre, gỗ mun, thân cây dừa …). Ngày nay, còn có đũa sơn mài và chạm trỗ với nhiều hình ảnh rồng phụng rất tinh xảo và đẹp mắt. Đũa dùng để gắp, và, giẻ, khuấy thức ăn một cách linh hoạt mà chỉ điều khiển bằng một tay. Đũa còn thể hiện một nền ẩm thực được xắt từng miếng để gắp chứ không dùng dao để cắt, dùng nĩa để xiên.
  2. Trong các quốc gia sử dụng đũa thì đũa Việt Nam không dài như đũa của người Trung Quốc, không ngắn như đũa của người Nhật Bản và không nặng như đũa của người Hàn Quốc. Đôi đũa Việt thông dụng được bằng tre hoặc gỗ mun, nhẹ và vừa tay cầm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có đôi đũa cả, đũa tre to bản để nấu cơm, khuấy bánh như bánh đúc. Một trong các yếu tố hình thành nét văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là cách dùng đôi đũa trong bữa ăn. Thông qua cách sắp xếp đũa trên bàn ăn, người ta có thể biết trật tự trong gia đình. Người Việt Nam từ nhỏ đã được dạy cách cầm đũa như dạy cầm bút sao cho khéo khi gắp đồ ăn cũng như chế biến món ăn. Nếp sinh hoạt truyền thống như trên bàn ăn của người Việt gắn liền với đôi đũa cùng một số điều cấm kị như: không dùng đũa để gõ vào tô chén, không dùng đũa cắm vào chén cơm, không ngậm mút đũa, không dùng đũa nhúng vào canh, không cầm đũa ngược mà phải gắp thức ăn sao cho từ tốn để không mang tiếng ăn tham, nếu không sẽ bị bẻ đũa … cùng nhiều quy định về nguyên tắc xử sự khác đã làm cho bữa ăn của người Việt trở nên trang trọng mà vẫn ấm cúng và thân mật sau một ngày làm việc mệt nhọc.
  3. ảnh internet Đôi đũa không chỉ là công cụ để gắp thức ăn mà còn thể hiện nét đẹp văn hoá ẩm thực của con người. Khi xây dựng không gian bếp Việt, chắc không thể quên hình ảnh những đôi đũa Việt được đặt bên cạnh chén cơm trắng thơm lừng cùng với các món ăn đặc trưng của khắp mọi miền đất nước. Bởi vì bếp Việt chỉ thực sự có hơi ấm khi gia đình quây quần bên mâm cơm cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Phải chăng một phần cũng nhờ văn hoá ứng xử thông qua đôi đũa Việt?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2