JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 129-135<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0015<br />
<br />
ĐỔI MỚI KẾ HOẠCH, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP<br />
TẠI HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng1 , Cao Đại Đoàn2<br />
1 Phòng<br />
<br />
Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
2 Chùa Trấn Quốc, Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Ngành giáo dục nói chung và giáo dục Phật giáo nói riêng rất cần sự đồng bộ,<br />
tính hệ thống trong việc xác định mục tiêu, lên kế hoạch, xây dựng phương pháp và triển<br />
khai giáo dục. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học và từng bước nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời ngày càng củng cố, ổn định và phát triển đội ngũ giảng<br />
sư và tăng ni sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Phật giáo. . . bài báo đề xuất kế hoạch<br />
dạy học, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay.<br />
Từ khóa: Kế hoạch, phương pháp dạy học, giáo dục tương tác, Học viện Phật giáo.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Phật giáo du nhập vào Việt Nam trải qua hơn 2000 năm luôn đồng hành cùng dân tộc, thịnh<br />
suy cùng với đất nước. Ngày 07/11/1981 được sự chấp thuận của Nhà nước Giáo hội Phật giáo<br />
Việt Nam được thành lập và thống nhất trên toàn quốc. Trả qua 35 năm phát triển và trưởng thành,<br />
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những bước tiến không ngừng về mọi mặt, như Ban Tăng sự,<br />
Ban Hoằng pháp, Ban Giáo dục tăng ni và nhiều Ban, Viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.<br />
Trong đó công tác giáo dục và đào tạo có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể. Hệ<br />
thống trường lớp phục vụ công tác giáo dục và đào tạo tăng ni đã dần được phát triển thành một<br />
hệ thống các cấp học khá hoàn thiện, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển<br />
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh nói chung. Một<br />
trong những đổi mới quan trọng ấy là việc thực hiện đào tạo đội ngũ tăng tài, giảng sư cho các cơ<br />
sở đào tạo [3].<br />
Học viện Phật giáo là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống giáo dục Phật giáo Việt<br />
Nam, là trung tâm đào tạo tăng tài cho Giáo hội, đào tạo giảng sư cho các cấp học của Giáo hội từ<br />
Trung cấp đến Học viện. Do tính đặc thù của Phật giáo, cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam,<br />
đặc biệt là khó khăn của lịch sử để lại, mặc dù đã đạt được rất nhiều mục tiêu mà Giáo hội giao<br />
phó, nhưng hiện nay Học viện vẫn có nhiều bất cập so với xu thế phát triển của đất nước cũng như<br />
của Giáo hội, nhất là vấn đề quản lí hoạt động dạy học hiện nay của Học viện. Các Học viện Phật<br />
giáo Việt Nam là những trung tâm giáo dục và đào tạo cấp đại học của Giáo hội Phật giáo Việt<br />
Nam, do vậy giảng dạy và học tập bậc đại học cũng là một vấn đề cốt lõi quyết định tính đại học<br />
của Học viện [6].<br />
Trên cơ sở đưa ra những tồn tại cần khắc phục, tác giả cũng đề xuất một số quan niệm mới<br />
về giảng dạy và học tập bậc đại học nói chung và tại Học viện Phật giáo nói riêng, trong đó nhấn<br />
Ngày nhận bài: 10/11/2015. Ngày nhận đăng: 2/2/2016.<br />
Liên hệ: Cao Đại Đoàn, e-mail: thichnguyenchinh@gmail.com<br />
<br />
129<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Đại Đoàn<br />
<br />
mạnh phương pháp giáo dục tăng ni sinh đóng vai trò trung tâm và phương pháp tương tác giữa<br />
thầy với trò - một phương pháp giáo dục hiện đại, vừa phát huy vị thế của người thầy, vừa nhấn<br />
mạnh vai trò sáng tạo trong tư duy của học viên. Tác giả cũng đưa ra một triết lí giáo dục đại học<br />
phù hợp trong bối cảnh hiện nay “Giáo dục đại học không phải là trang bị cho người học một lượng<br />
kiến thức càng nhiều càng tốt, giúp người học có một kiến thức nền tảng vững trãi khi ra trường<br />
để sống và hành nghề lâu dài, mà cần cung cấp cho người học những khái niệm căn bản với những<br />
kĩ năng xử lí vấn đề đặt ra trong cuộc sống hơn là tập trung vào việc làm đầy kiến thức đã có sẵn”<br />
Thông qua việc nghiên cứu một cách khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài<br />
nước của các tác giả khác nhau liên quan đến dạy học, quản lí hoạt động dạy học, đặc biệt là quản<br />
lí dạy học đại học, phương pháp dạy học tại các Học viện Phật giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo<br />
dục, chúng tôi nhận thấy về căn bản các nghiên cứu có đề cập đến các yếu tố của quá trình dạy học<br />
[4]: Giảng viên, học viên, hoạt động dạy, hoạt động học, các yếu tố mang tính quản lí, cơ chế đảm<br />
bảo, các điều kiện phục vụ dạy học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tương tác, phát huy<br />
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, thiết lập môi trường dạy học thuận lợi...Tuy nhiên<br />
một mô hình quản lí hoạt động dạy học thống nhất tại Học viện Phật giáo Việt Nam đáp ứng yêu<br />
cầu đổi mới giáo dục là một vấn đề cần giải quyết thấu đáo, khoa học. Khi đó, sứ mạng người thầy<br />
và quan hệ thầy trò trong dạy học có sự thay đổi lớn. Người thầy là người hướng dẫn, tổ chức quá<br />
trình học tập và đánh giá, các yêu cầu trong quản lí và đào tạo. Vì vậy, dạy học theo xu hướng thay<br />
đổi quan hệ thầy trò trong quá trình dạy học, phát huy vị thế và năng lực người học, tăng cường<br />
tương tác thầy trò là xu thế có tính gợi ý mà chúng tôi quan tâm trong triển khai nghiên cứu. Với<br />
mục tiêu đó, bài báo xin đưa ra đổi mới kế hoạch dạy học, phương pháp giảng dạy và học tập tại<br />
Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Kế hoạch giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam<br />
<br />
Lập kế hoạch trong quản lí dạy học rất quan trọng, vì kế hoạch có khả năng ứng phó với<br />
những bất định và sự thay đổi. Việc lập kế hoạch cho phép nhà quản lí tập trung chú ý vào các mục<br />
tiêu, đặc biệt mục tiêu ưu tiên, cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực,<br />
tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát.<br />
Để xây dựng kế hoạch cho mỗi khóa học, Viện trưởng, bộ máy quản lí hoạt động dạy học<br />
của Học viện Phật giáo Việt Nam cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau:<br />
Một là, tổ chức quán triệt về nhận thức cho toàn đơn vị về Nghị quyết đổi mới giáo dục và<br />
đào tạo của Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm. Từ đó Hội đồng trị sự của Học viện chỉ đạo<br />
đội ngũ cabs bộ quản lí xây dựng mục tiêu dạy học.<br />
Hai là, Hội đồng trị sự của học viện cần chỉ đạo các đơn vị: Khoa, Phòng, Ban. . . tổ chức<br />
điều tra và thống kê các số liệu liên quan đến dạy học. Với các kết quả thu thập được các đơn vị,<br />
các Khoa chuyên môn lập kế hoạch dạy học, tư vấn cho Học viện đăng kí chỉ tiêu với Ban Giáo<br />
dục tăng ni trung ương để xin kinh phí và duyệt điều kiện dạy học kèm theo cùng với kế hoạch đào<br />
tạo tổng thể của Học viện. Sau khi được duyệt kế hoạch vào đầu năm, Học viện thông báo chính<br />
thức tới các đơn vị, cá nhân liên quan. Việc xây dựng kế hoạch làm tốt, chính xác sẽ giúp cho Học<br />
viện chủ động trong việc tổ chức hoạt động dạy học, đảm bảo hoàn thành kế hoạch dạy học hằng<br />
năm.<br />
Ba là, xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng kế hoạch dạy<br />
học phải đảm bảo tính hài hoà giữa đội ngũ, cơ sở vật chất, loại hình lớp, nhu cầu và khả năng thực<br />
hiện. Kế hoạch dạy học phải quan tâm đến thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị,<br />
cá nhân trong Học viện, có phương án dự phòng thay thế khi cần thiết và phải có thông tin thông<br />
suốt với học viên và các cơ quan quản lí giáo dục các cấp để thông báo kịp thời kế hoạch triển khai<br />
130<br />
<br />
Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam<br />
<br />
hoạt động dạy học; Hội đồng trị sự, Viện trưởng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ<br />
phận, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Đặc biệt phải có đội ngũ giám sát và thông tin<br />
kịp thời về hoạt động dạy học cho Viện trưởng để điều chỉnh cũng như rút kinh nghiệm [2].<br />
Để xây dựng được kế hoạch, phòng Đào tạo trước hết phải phân tích được đặc điểm tình<br />
hình năm học của tăng ni sinh dựa trên các phương pháp xây dựng kế hoạch (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở HVPGVN<br />
Kết quả thực hiện<br />
P<br />
Nội dung kế hoạch<br />
Tốt<br />
Trung bình Chưa tốt<br />
TT<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
SL<br />
%<br />
Kế hoạch dạy học của<br />
1<br />
79 75,2 17 16,2<br />
09<br />
8,6 280<br />
Học viện<br />
Kế hoạch bố trí giảng<br />
2<br />
67 63,8 19 18,1<br />
19 18,1 258<br />
sư<br />
Kế hoạch hoạt động<br />
3<br />
55 52,4 27 25,7<br />
23 21,9 242<br />
của hội đồng điều hành<br />
Kế hoạch giáo dục<br />
60 57,1 20 19,1<br />
25 23,8 245<br />
4<br />
tăng ni sinh<br />
Kế hoạch hoạt động<br />
5<br />
48 45,7 46 43,8<br />
11 10,5 247<br />
ngoại khoá<br />
6 Kế hoạch thực tập<br />
52 49,5 28 26,7<br />
25 23,8 237<br />
Tổng<br />
<br />
57,3%<br />
<br />
24,9%<br />
<br />
17,8%<br />
<br />
252<br />
<br />
X<br />
<br />
TB<br />
<br />
2,66<br />
<br />
1<br />
<br />
2,45<br />
<br />
2<br />
<br />
2,30<br />
<br />
5<br />
<br />
2,33<br />
<br />
4<br />
<br />
2,35<br />
<br />
3<br />
<br />
2,25<br />
X=<br />
2,39<br />
<br />
6<br />
<br />
Qua bảng trên, ta thấy: Trung bình chung của 6 nội dung kế hoạch là X = 2.39. Mức độ các<br />
nội dung kế hoạch thể hiện tương đối đồng đều. Trong 6 nội dung nêu trên thì cả 6 nội dung đều<br />
đạt X > 2. Như vậy, có thể nói việc xây dựng kế hoạch dạy học của Học viện được thực hiện tương<br />
đối tốt.<br />
Nội dung được đánh giá thực hiện tốt nhất là “Kế hoạch dạy học của Học viện” X = 2.66<br />
cho thấy, Học viện đã xây dựng kế hoạch tốt, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi cho giảng sư và<br />
tăng ni trau dồi đức hạnh trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp. Đây là<br />
nội dung được các tăng ni và giảng sư thực hiện tốt nhất. Hầu hết các ý kiến của tăng ni đều cho<br />
rằng, kế hoạch dạy học của Học viện đã được xây dựng từ đầu năm nên trong quá trình học tăng ni<br />
chủ động giữa việc học tập tại Học viện và các công việc khác tại chùa, đồng thời Học viện luôn<br />
chủ động xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu, giảng dạy để các giảng sư và tăng ni chủ động<br />
vì các giảng sư của Học viện không chỉ đơn thuần giảng dạy, công tác giảng dạy là công việc kiêm<br />
nhiệm nên mọi kế hoạch của Học viện cần chuẩn bị kĩ lưỡng và tạo mọi điều kiện cho giảng sư và<br />
tăng ni học tập.<br />
Nội dung thứ 2 được đánh giá thực hiện tốt với X = 2.45 đó là nội dung “Kế hoạch bố trí<br />
giảng sư”. Như đã phân tích ở trên, số lượng giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội hầu<br />
hết là không thuộc cơ cấu chuyên môn, mà lại mang tính lưu chuyển kiêm nhiệm nhiều công tác<br />
Phật sự như: trụ trì các chùa hoặc kiêm nhiệm công tác quản lí của các ban, ngành, viện trực thuộc<br />
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoặc các Ban Trị sự tỉnh thành Giáo<br />
hội Phật giáo, do đó công việc giảng dạy chỉ diễn ra trên các giảng đường của Học viện. Chính vì<br />
vậy, kế hoạch bố trí giảng sư của Học viện cũng cần hết sức chú trọng. Tuy nhiên, nội dung này đã<br />
được các tăng ni sinh và giảng sư đánh giá Học viện thực hiện tốt.<br />
131<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Cao Đại Đoàn<br />
<br />
Nội dung thứ 3 là “Kế hoạch hoạt động ngoại khoá” X = 2.35. Mục tiêu đào tạo của Học<br />
viện là tạo nên những người có đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện công việc. Mặt khác, học<br />
trong Học viện được đi đôi với hành, ngoài việc học lí thuyết trên giảng đường, các tăng ni sinh<br />
còn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa trong chương trình học nhằm trau dồi đức hạnh<br />
trong tu học, đồng thời đảm trách sự nghiệp truyền bá Phật pháp, phục vụ lợi ích nhân sinh. Mặt<br />
khác, vì các giảng sư kiêm nhiệm nhiều công việc như trụ trì các chùa hoặc kiêm nhiệm công tác<br />
quản lí của các Ban, ngành, viện trực thuộc Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt<br />
Nam hoặc các Ban Trị sự tỉnh thành hội Phật giáo. . . Do đó, các tăng ni sinh cũng có nhiều thuận<br />
lợi trong các hoạt động ngoại khóa nâng cao kiến thức đã học ở Học viện.<br />
Trong 6 nội dung trên thì nội dung xếp thứ 6 là nội dung “Kế hoạch thực tập” có điểm trung<br />
bình X = 2.26 nhưng kết quả này vẫn đạt mức trên trung bình. Bởi vì, hoạt động thực tập của tăng<br />
ni sinh cần bố trí hợp lí, các tăng ni sinh không thực tập theo đoàn mà mỗi tăng ni sinh về một<br />
chùa thực tập vì vậy hoạt động hướng dẫn thực tập vẫn còn nhiều bất cập.<br />
Đánh giá chung: Việc lập kế hoạch quản lí hoạt động dạy học, phòng Đào tạo đã thực hiện<br />
đúng các nội dung và rất kịp thời. Song cần phải chú ý hơn nội dung “kế hoạch giáo dục tăng ni<br />
sinh” để điều chỉnh hợp lí, đảm bảo kế hoạch lập ra khoa học và sát thực tiễn giúp cho việc quản<br />
lí hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại các Học viện Phật giáo Việt<br />
Nam<br />
<br />
2.2.1. Tình hình giảng dạy và học tập<br />
Cũng như giáo dục đại học Việt Nam nói chung, giáo dục ở các Học viện Phật giáo Việt<br />
Nam đang vấp phải những tồn tại và khó khăn:<br />
- Phương pháp giảng dạy và học tập chưa hiệu quả: Giảng sư lệ thuộc vào giáo án, ít sử<br />
dụng các phương pháp dạy học tích cực; tăng ni sinh có thói quen học kí ức, thụ động; lớp học sĩ<br />
số quá đông, nhiều tăng ni sinh không tham dự đủ thời lượng ở lớp; học quá nhiều môn/ học kì và<br />
hầu hết tăng ni sinh không có thời gian để làm bài tập ở nhà.<br />
- Việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế: Giảng sư không<br />
hoặc ít có cơ hội và điều kiện để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giảng sư và tăng ni sinh thiếu<br />
hiểu biết cơ bản về giáo dục và đào tạo, thiếu các kĩ năng nghề nghiệp thông thường; việc sử dụng<br />
phương pháp dạy học hiện đại, thiết kế và phát triển bài dạy còn hạn chế.<br />
- Cơ sở tổ chức hạ tầng, lạc hậu, không phù hợp: Thư viên học liệu, phòng học bộ môn, các<br />
trang thiết bị điện tử phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn, lạc hậu, không bắt kịp với<br />
tiến bộ của xã hội và công nghệ khoa học trong giáo dục.<br />
<br />
2.2.2. Phương pháp giảng dạy và học tập<br />
Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là một nhân tố cơ bản quan trọng. Cùng với<br />
nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo theo những phương pháp khác<br />
nhau và kết quả đạt được cũng không giống nhau. Do tầm quan trọng đối với phương pháp và quá<br />
trình dạy học, đã từ lâu phương pháp dạy học luôn luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trên<br />
thế giới và trong nước. Phương pháp dạy học là các bước thực hiện của thầy và trò trong giờ dạy<br />
và là cấu trúc con đường lĩnh hội theo sự vận động của nội dung dạy học [9].<br />
Người dạy (giảng sư): Chỉ người thầy tu hành, cần hội tụ đủ 3 tố chất cơ bản: Nhận thức<br />
thông tuệ, đạo hạnh lớn lao, tại thế gương mẫu (thân giáo, khẩu giáo, ý giáo). Khi đó, người thầy<br />
sẽ được kính nể và cảm phục của người học, họ là những tôn đức tăng ni có đầy đủ đức tài, có học<br />
vị và đức hạnh, có tâm huyết, nhiệt tình, hy sinh để đảm nhiệm vai trò quản lí dạy học cũng như<br />
giảng sư trong Học viện [5].<br />
132<br />
<br />
Đổi mới kế hoạch, phương pháp giảng dạy và học tập tại Học viện Phật giáo Việt Nam<br />
<br />
Việc quản lí giảng sư cần coi trọng: chuyên môn, phẩm hạnh, năng lực sư phạm, năng lực<br />
hướng dẫn Phật sự, hướng dẫn nghiên cứu khoa học...thông qua đánh giá của nhà quản lí qua hồ<br />
sơ giảng sư, qua đánh giá giờ giảng, quan phản hồi của tăng ni sinh, đồng nghiệp, đặc biệt là các<br />
sản phẩm dạy học: kết quả học tập, rèn luyện của tăng ni sinh. Bên cạnh đó, nhân tố giảng sư cần<br />
được đề cao trong việc góp ý, xây dựng, phát triển chương trình để đảm bảo tính chuyên môn, thực<br />
tiễn của chương trình dạy học.<br />
Tăng ni sinh (người học) cần được chọn lựa kĩ lưỡng từ đầu vào, xác định rõ mục tiêu học<br />
tập, xây dựng có động cơ học tập đúng đắn, có phương pháp học tập tiên tiến, kết hợp giữa tu và<br />
học, học đi đôi với hành, dấn thân vào các Phật sự ngay trong quá trình học tập.<br />
Quản lí hoạt động học tập của tăng ni sinh cần coi trọng quản lí giờ học trên lớp, giờ tu<br />
thiền, trong môi trường nội trú, tác nghiệp trong các sự kiện Phật sự và thực tập cần được quy định<br />
rõ ràng bằng hệ thống các văn bản có tính pháp lí. Bên cạnh đó cần có cơ chế đảm bảo quản lí<br />
thực hiện hoạt động học tập của tăng ni sinh theo đúng yêu cầu, kế hoạch đã đề ra. Việc tăng ni<br />
sinh chấp hành nghiêm kỉ luật học tập cũng là một thành công trong quản lí dạy học, nhưng biến<br />
thành ý thức tự giác để không ngừng nỗ lực sáng tạo, hình thành động cơ học tập đúng đắn góp<br />
phần phụng sự sự nghiệp Phật giáo là việc cần tính đến và luôn khuyến khích. Vì thế, cần có cơ<br />
chế chính sách phù hợp với tăng ni sinh trong quá ttrình học tập: ưu đãi, khen thưởng, xây dựng và<br />
nhân rộng các điển hình trong học tập, tu luyện...<br />
Khuyến khích sự sáng tạo, tăng cường học hỏi ở tăng ni sinh; tạo cơ hội để tăng ni sinh có<br />
thể tương tác với đồng môn, giảng sư và các nhà quản lí, lắng nghe phản hồi về học tập của tăng<br />
ni sinh trên nhiều phương diện, nhiều kênh để có điều chỉnh kịp thời.<br />
Các Học viện Phật giáo Việt Nam là những trung tâm giáo dục và đào tạo cấp đại học của<br />
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì vậy, giáo dục đại học không phải là trang bị cho người học một<br />
lượng kiến thức càng nhiều càng tốt, mà cần cung cấp cho người học những khái niệm căn bản với<br />
những kĩ năng xử lí vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Sau khi rời ghế nhà trường tăng ni sinh sẽ có<br />
kĩ năng căn bản để xử lí vấn đề trong cuộc sống tại nơi mình quản lí. Đặc biệt sẽ giúp tăng ni sinh<br />
nhìn nhận rõ hơn về con đường mình đang đi và mang những điều gặt hái được tại những năm ở<br />
Học viện giúp cho tăng ni tu tập tốt hơn, đạt đến sự an lạc giải thoát hiện tại, cũng như truyền trao<br />
kiến thức tới Phật tử và nhân dân tại nơi mình trụ trì. Việc truyền trao kiến thức giữa giảng sư với<br />
tăng ni sinh là việc làm rất cần thiết nên việc giảng dạy của Học viện cần thay đổi theo các phương<br />
pháp giáo dục phù hợp. Tìm hiểu các phương pháp dạy học hiệu quả sẽ là những gợi ý thiết thực<br />
để chúng tôi chọn lựa và vận hành phù hợp trong quản lí dạy học tại Học viện Phật giáo Việt Nam<br />
trong nghiên cứu và đề xuất giải pháp thực hiện. Chúng tôi thiên về dạy học tương tác và phát triển<br />
năng lực thực hiện trong dạy học nhưng không áp dụng cứng nhắc mà chọn lựa để tạo ra các thành<br />
tố mới, mang nét đặc thù của Học viện.<br />
Trong phương pháp này, giảng sư với tăng ni sinh cùng tương tác nhau trong truyền đạt và<br />
tiếp thu kiến thức. Giảng sư chủ động truyền đạt kiến thức cơ bản và theo hướng gợi mở, luôn có<br />
những khoảng không gian cần thiết cho tăng ni sinh phát triển tư duy sáng tạo, cũng như chủ động<br />
thiết kế chương trình, hoạt động, kiểm tra và hướng dẫn tăng ni sinh những nguồn học liệu thích<br />
hợp. Tăng ni sinh chủ động tham gia vào quá trình giáo dục trong lớp cũng như ngoài lớp: chủ<br />
động tiếp thu kiến thức bằng cách tham gia phát biểu ý kiến, tranh luận trong lớp, cũng như nghiên<br />
cứu thêm ngoài lớp, dưới sự gợi ý và điều phối của giảng sư [7].<br />
Phương pháp giáo dục tương tác dựa trên 3 bình diện, đó là hoạt động giảng dạy, học tập và<br />
hoạt động thực hành [1].<br />
Hoạt động giảng dạy: Giảng sư đóng vai trò chủ đạo<br />
- Giảng bài (lectures): Giảng sư trình bày một chủ đề trong chương trình học, bằng nhiều<br />
hình thức, giảng sư có nhiệm vụ trình bày và tăng ni sinh có nhiệm vụ lắng nghe và ghi chép. Như<br />
vậy, một sự tương tác nhất định giữa giảng sư và tăng ni sinh được diễn ra trong khi giảng dạy.<br />
133<br />
<br />