intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài báo trình bày 03 giải pháp đổi mới phương pháp dạy học trong chuyển đổi số bậc Đại học. Khác biệt lớn nhất là cá thể hóa từ 2 phía giảng viên và sinh viên. Nghĩa là cá thể hóa người học, mỗi sinh viên có một chương trình đào tạo riêng phù hợp với năng lực của sinh viên. Tùy theo khả năng sử dụng công nghệ số khác nhau, mỗi giảng viên sẽ đưa ra phương pháp dạy học khác nhau. Đây là điểm mới của bài báo có thể gây nhiều tranh luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp chuyển đổi số

  1. International Conference on Smart Schools 2022 ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÙ HỢP CHUYỂN ĐỔI SỐ INNOVATION TEACHING METHODS SUITABLE FOR DIGITAL TRANSFORMATION PGS.TS. Ngô Tứ Thành Viện sư phạm kỹ thuật - Đại học Bách Khoa Hà Nội; Email: thanh.ngotu@hust.edu.vn Keywords: TÓM TẮT: Artificial Intelligence, Giáo dục đại học truyền thống, người dạy chỉ trình bày kiến thức, với digital transformation, mô hình giáo dục chuyển đổi số, người học có thể học trong mọi trải nghiệm individualization, digital vượt qua phạm vi lớp học. technology, Nội dung bài báo trình bày 03 giải pháp đổi mới phương pháp dạy học Teaching methods. trong chuyển đổi số bậc Đại học. Khác biệt lớn nhất là cá thể hóa từ 2 phía giảng viên và sinh viên. Nghĩa là cá thể hóa người học, mỗi sinh viên có một chương trình đào tạo riêng phù hợp với năng lực của sinh viên. Tùy theo khả Từ khóa: năng sử dụng công nghệ số khác nhau, mỗi giảng viên sẽ đưa ra phương pháp Trí tuệ nhân tạo, chuyển dạy học khác nhau. Đây là điểm mới của bài báo có thể gây nhiều tranh luận. đổi số, cá thể hóa, công nghệ Mô hình giáo dục mới coi trọng quá trình học và thực sự đưa người học số, Phương pháp giảng dạy. vào trung tâm cũng như hướng tới phục vụ người học một cách tối đa thông qua cá nhân hóa trong học tập. Việc truyền tải kiến thức thực sự dựa trên năng lực của từng sinh viên, giúp cho người học thực sự nhận được những kỹ năng, kiến thức phù hợp với họ cho sự nghiệp tương lai. ABSTRACT: Traditional higher education, teachers only present knowledge, with digital transformation education model, learners can learn in any experience beyond the classroom. The content of the article presents 03 solutions to innovate teaching methods in digital transformation at university level. The biggest difference is the individualization from both the lecturers and the students. That is, individualizing learners, each student has a separate training program suitable to the student's capacity. Depending on the ability to use digital technology, each teacher will offer different teaching methods. This is a new point of the article that can cause a lot of controversy. The new educational model values the learning process and really puts the learner at the center and aims to serve learners to the fullest through personalization in learning. The transmission of knowledge is really based on the ability of each student, helping learners really receive the skills and knowledge that are right for them for their future career. 1. Mở đầu Triết học Mác nói rằng "Lượng đổi thì chất đổi. Lượng thay đổi một cách tuần tự còn chất thì thay đổi một cách nhảy vọt". Phạm trù về mối tương quan giữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục. Sự tăng về khối lượng kiến thức ngày nay nhất thiết phải kéo theo sự thay đổi về chất tri thức của con người. C. Mác viết: "Công cụ lao động là thước đo của sự phát triển kinh tế và của sự tiến bộ xã hội... Chiếc cối xay chạy bằng sức gió đã đẻ ra các lãnh chúa phong kiến, chiếc máy cơ khí chạy bằng sức nước đẻ ra các nhà tư bản công nghiệp". Phương tiện dạy học là công cụ lao động của thầy, trò và nhà quản lý giáo dục, nó hợp thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội giáo dục. Cái thước kẻ và cái chõng tre đẻ ra các cụ đồ nho dạy học bằng phương pháp gõ đầu trẻ. Công nghệ số (hình 1) được xem là công cụ lao động mới của người thầy, chính nó cùng với người thầy tạo thành một “lực lượng sản xuất” thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong các trường học nói chung Đại học nói riêng. Các phương pháp giảng dạy truyền thống như “chiếc áo” đã quá chật không thể tương xứng các phương thức 109
  2. International Conference on Smart Schools 2022 của CĐS, không thể đồng hành cùng được các phương thức đào tạo online đang diễn ra hết sức sôi động. Có thể so sánh phương pháp dạy học truyền thống như chiếc đèn dầu, phương pháp dạy học trong CĐS giống như đèn điện. Cùng là phương tiện chiếu sáng nhưng nguyên lý hoạt động của 2 phương tiện chiếu sáng này không liên quan nhau. Đèn dầu hoạt động theo nguyên lý, dùng bật lửa châm vào bấc đèn, dầu ngấm trong bấc sẽ cháy và tạo ra một ngọn lửa màu vàng. Đèn điện có được từ sử dụng nguồn điện Quốc gia thông qua các trạm biến áp. Phương pháp dạy học trên môi trường số và phương pháp dạy học truyền thông dựa trên 2 nền tảng khoa học hoàn toàn khác nhau như đèn dầu và đèn điện. Nếu ai đó áp dụng nguyên lý thắp sáng đèn dầu vào đèn điện, nghĩa là bật lửa gí vào trạm biến áp điện là tự sát, vì sẽ nhận ngay tiếng nổ lớn như bom thiêu hủy cả một khu phố với hàng trăm người! Chỉ khi thay đổi tư duy đã trình bày ở trên mới có thể “đưa dạy và học trên môi trường số ….” như Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Nội dung bài viết sẽ tập trung nghiên cứu : phương pháp dạy học của các Trường Đại học phải thay đổi thế nào khi các Trường Đại học chuyển đổi số. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Công nghệ số, chuyển đổi số, môi trường số 2.1.1 Công nghệ số Là tích hợp của 6 công nghệ : IoT (internet of thing-kết nối vạn vật) , CPS (Cyber-Physical Systems-Hệ thống thực ảo), Cloud computing (Điện toán đám mây), 5G (mạng viễn thông thế hệ 5), Big data (dữ liệu lớn) , Data science (Khoa học dữ liệu bao gồm : AI-trí tuệ nhân tạo, data mining-khai phá dữ liệu, deep leearning – học sâu), …như hình 1. (Nguyễn Nhật Quang, 2021) Hình 1: Các công nghệ số chính trong chuyển đổi số 2.1.2 Chuyển đổi số Là quá trình thay đổi tổng thể cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên nên tảng CNS (như hình 1) trong môi trường số. Sản phảm đầu ra của CĐS hoàn toàn mới, tạo bước “nhảy vọt” khác với những gì đã làm trước đây. Sau đây là 2 ví dụ CĐS. Các hãng Taxi truyền thống : bán dịch vụ vận tải, hành khách ra đường thấy xe thì “vẫy”, “gọi”,…Đến Grab thì thay đổi hoàn toàn : không “vẫy” gọi như các hãng taxi truyền thống. Grab ứng dụng nền tảng số, CNS, đó là bigdata, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây để bán dịch vụ kết nối. Nhờ đó, Grab dù không sở hữu, không quản lý bất cứ một tài xế nào cũng không sở hữu một chiếc taxi nào nhưng nó thay đổi hoàn toàn cách thức cung cấp dịch vụ taxi của mọi người và giá trị của Grab hơn hẳn tất cả các dịch vụ taxi truyền thống cộng lại. Grab thay đổi bản chất và mô hình cung cấp dịch vụ, cách thay đổi “nhảy vọt” này được gọi là thay đổi trong CĐS. Đối với ngành giáo dục, CĐS là cầu nối cho sinh viên (SV) tiếp cận và có kỹ năng bắt kịp những kiến thức toàn cầu. Để có thể thực hiện được điều này không chỉ một chiều người dạy mà còn cả tư duy của người học. CĐS trở thành cầu nối giữa người dạy và người học. Cung cấp những kiến thức và kỹ năng để người học có thể thích ứng với môi trường mới. CĐS là một cuộc cách mạng thay đổi trong tư duy giáo dục. Bởi vì nó là sự thay đổi cả hệ thống kiến thức trên các nền tảng khoa học công nghệ hiện đại. Với cách tiếp cận và khả năng hiểu biết của mình. 110
  3. International Conference on Smart Schools 2022 Tác giả sẽ làm rõ vai trò của CĐS trong giáo dục đại học hiện nay. Từ đó, đưa ra vài định hướng để CĐS trở thành công cụ hữu hiệu, phát huy được thế mạnh của mình trong việc giảng dạy. “CĐS trong giáo dục là một thay đổi trong đó có áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của học sinh SV, giảng viên (GV) và các trường học; tạo ra một môi trường học tập nơi mà mọi thứ được kết nối. Đây là một hệ sinh thái kết hợp công nghệ, dịch vụ và bảo mật để thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; tạo ra trải nghiệm học tập hợp tác, tương tác và cá nhân hóa.” Tương tự, khi xem các CNS là phương tiện dạy học thì phương pháp dạy học trong môi trường số trong CĐS sẽ khác về chất so với phương pháp dạy học truyền thống. 2.1.3. Môi trường thực thể và Môi trường số (Cyber) Môi trường thực thể gồm môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo (Hình 2a). Môi trường số là môi trường thực thể có thêm không gian số - Cyber (hình 2b). Ngoài ra, công nghệ số (CNS) tích hợp một cách hữu cơ với các tổ chức xã hội (doanh nghiệp, cơ quan, cộng đồng dân cư…, các tài nguyên, tài sản vật lý (nhà cửa, xe cộ, đường sá…) và môi trường sinh thái tự nhiên tạo thành môi trường số rộng khắp (Hồ Tú Bảo, 2020). Hình 2a. Môi trường thực thể Hình 2b. Môi trường số Trong môi trường số, các thực thể dần dần được số hóa tạo ra dữ liệu để có thể kết nối được với nhau hình thành không gian số. Khi mọi thực thể được số hóa, các dữ liệu sẽ trở thành big data (dữ liệu lớn) làm cho không gian số ngày càng phong phú đa dạng, khả năng kết nối ngày càng tăng. Một thực thể khi được số hóa thành dữ liệu, tạo nên một phiên bản số (digital twin), tương ứng một địa chỉ trên không gian số, đồng thời hoạt động của thực thể đó được kết nối với các phiên bản số của thực thể khác, trao đổi thông tin qua lại với nhau thành một hệ thống số. Khi mọi thực thể đều được số hóa, đều được định danh, đều có địa chỉ trên mạng internet sẽ tạo nên IOT (internet of things) và hình thành nền sản xuất thông minh (smart manufacturing). 2.2 Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp chuyển đổi số Trước khi xuất hiện CĐS, hầu hết trong giảng dạy đều thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền thống. SV tập trung học tập ở giảng đường nghe giảng, nghiên cứu tài liệu thảo luận. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giảng dạy không ngừng chỉ là bảng truyền thống mà chuyển sang dạy trình chiếu. Đây cũng là một bước tiến mới trong việc sử dụng công nghệ vào dạy học tiên tiến. Nhưng khi có sự xuất hiện của CĐS trên thế giới thì giáo dục Việt Nam cần phải có bước chuyển mình mới, thích ứng với xu thế phát triển của toàn cầu. 2.2.1. Giảng viên phải chuyển từ truyền bá kiến thức sang dạy SV cách học. Trước hết GV phải làm chủ CNS, có kỹ năng số hóa học liệu, số hóa bài giảng của mình để đưa vào kho học liệu của Trường cho SV khai thác. Ngoài ra GV có kỹ năng sử dụng CNS để tìm kiếm thông tin trên mạng. GV là người tiên phong đi trước SV, để khai thác thông tin thức trên môi trường số. Khi GV đã làm chủ CNS, làm chủ các nguồn thông tin, GV giúp SV điều chỉnh, định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin đã khai thác. GV thay đổi, từ người truyền bá kiến thức sang người hướng dẫn SV tiếp cận tri thức mới trong môi trường số, giúp SV có kỹ năng giải quyết vấn đề, cách đạt mục đích học tập mình đề ra. Nếu SV đến lớp, đến giảng đường, đến phòng thí nghiệm chỉ nhằm mục đích đơn thuần là lĩnh hội tri thức mang tính kinh viện, hàn lâm … thì nguồn 111
  4. International Conference on Smart Schools 2022 học liệu mở khổng lồ hiện nay cùng với sự trang bị đầy đủ về CNS cũng có thể hoàn thành tốt. Do vậy, GV trở thành người cung cấp cách học cho SV, cụ thể là GV dạy SV cách tìm kiếm thông tin trên mạng, trên môi trường số. Đây là lĩnh vực có sự chia sẻ nhiều nhất giữa AI và Internet, và ngày càng trở nên hết sức quan trọng. Sẽ sớm đến một ngày, mọi sách báo của con người được số hóa và để lên mạng hay các thư viện số cực lớn. Khi muốn tìm những tài liệu liên quan đến việc nào đó, nếu dùng Google để tìm với các từ khóa, ta sẽ nhận được rất nhiều tài liệu không phải thứ ta muốn tìm, cũng như có nhiều tài liệu liên quan không được tìm ra. Có ít nhất hai cách để AI tham gia giải bài toán này (S. Ritter, S. Fancsali,2016; Shazia và các cộng sự, 2019). Một là hệ tìm kiếm cho phép đưa vào câu hỏi ở dạng ngôn ngữ tự nhiên, phân tích để hiểu nghĩa câu hỏi và có cơ chế tìm kiếm các văn bản trong thư viện theo nghĩa này. Hai là hệ tìm kiếm sẽ mô hình các từ ... Mỗi mô hình là một tập hợp nhiều từ khác kèm theo phân bố xác suất của chúng theo những quy luật thống kê. Thay vì tìm kiếm trên mạng hay trong thư viện với cac từ khóa, hệ sẽ tìm kiếm với tập hợp từ. Với các phương pháp ‘thông minh’ này, ta sẽ sống dễ dàng hơn trong không gian Internet mênh mông đầy bí ẩn. Về phía SV, SV phải biết cần học cái gì, cần trang bị những hiểu biết và kỹ năng gì, sau đó tìm hiểu bản chất của nó, do vậy cần học mọi lúc, mọi nơi, chủ động cá nhân hóa việc học tập, học cách thích nghi với CNS phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân...GV hướng dẫn SV lựa chọn cho mình một chiến lược học tập riêng với những CNS mà bản thân cảm thấy là cần thiết và phù hợp nhất. Đồng thời, nghề nghiệp trong tương lai sẽ gắn với nền kinh tế số, do vậy SV phải nhanh chóng thích nghi với học tập theo kiểu dự án. Tức là, phải học cách áp dụng các kỹ năng giải quyết nhiều tình huống khác nhau xẩy ra trong thực tiễn công việc và cuộc sống. 2.2.2 GV phải sáng tạo phương pháp dạy học mới cho riêng mình phù hợp môn học, phù hợp CNS và cá nhân hóa người học. Khi chưa CĐS, nguồn nhân lực GV được chọn từ các SV tốt nghiệp Đại học loại giỏi, sau đó được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để đi dạy. Hiện nay đang xảy ra tình trạng, mặc dù các Trường Đại học đã CĐS nhưng các GV vẫn áp dụng “máy móc” các phương pháp dạy học hàn lâm sách vở, một số phương pháp không phù hợp với CNS, không tương thích phù hợp môn học. Nhiều thuật ngữ trong các môn kỹ thuật rất trừu tượng như “trường điện từ”, “thuyết lượng tử”.., GV rất khó giải thích bằng ngôn từ nhưng nếu mô phỏng bằng hình ảnh thực tại ảo tăng cường AR (Augmented Reality), sẽ giúp SV hiểu sâu về bản chất. Do đó, GV cần chủ động và tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng CNS để có thể sáng tạo các phương thức dạy học hiện đại mới phù hợp với từng nội dung bài giảng, phù hợp với từng SV. Do tính chất công việc khác nhau, năng lực chuyên môn khác nhau, do đó các GV khác nhau có kỹ năng sử dụng CNS khác nhau nên không thể có chung năng lực khai thác CNS khác nhau. Ví dụ GV chuyên ngành AI sẽ có năng lực khai thác AIChatbot tạo GV ảo, thực tại ảo VR …vào bài giảng tốt hơn các GV chuyên ngành khác. Các GV chuyên ngành sinh vật học có đặc thù riêng, nếu không hiểu bản chất môn học, GV AI không thể sử dụng CNS cho ngành sinh vật học. Khi đó tùy theo năng lực sở trường khai thác CNS, GV ngành sinh vật chủ động hình thành phương pháp giảng dạy riêng biệt. Trước đây, theo đánh giá truyền thống, chỉ cần nhìn vào giá sách ở nhà của GV đủ biết tri thức của GV. GV sở hữu càng nhiều sách, chứng tỏ tri thức của GV càng cao. Trong CĐS, chỉ cần nhìn xem GV sử dụng bao nhiêu app trong điện thoại thông minh sẽ biết kỹ năng sử dụng IT của GV đó đã khám phá tri thức trên mạng internet như thế nào. Vì internet là kho tài liệu vô tận khủng lồ, ai chủ động chiếm lĩnh tri thức đó sẽ chiếm thế “thượng phong” trên không gian mạng. Khi CĐS, đòi hỏi mỗi GV phải có khả năng tự chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng CNS: học trực tuyến, học thông qua các thiết bị điện tử, học thông qua các thiết bị di động thông minh, học kết hợp (B-learning) giữa học trên lớp và học online. Bên cạnh đó, GV phải thực sự tâm huyết và đam mê với nghề, luôn luôn sáng tạo, đổi mới trong công việc, hình thành nhiều ý tưởng và biến nó thành những hoạt động thực tiễn. Nếu như phương pháp dạy học truyền thống áp dụng cho mọi đối tượng, thì trong CĐS, tùy theo năng lực, kỹ năng sử dụng CNS khác nhau mà người GV đưa ra phương pháp dạy học khác nhau. Ví dụ với những GV am hiểu AI (AI), biết lập trình cho AI Chatbot… có thể tạo ra GV ảo hỗ trợ GV thật hướng dẫn SV giải bài tập, giải đáp thắc mắc. Đối với GV am hiểu thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality), AR sẽ tái hiện chân thật các mô hình như: Máy móc, chi tiết cơ khí, các bộ phận cấu tạo cơ thể người và rất nhiều thứ khác vào trong không gian thực tế. Lúc đó chỉ cần dùng kính hỗ trợ thực tế ảo hoặc màn hình lớn để có thể khảo sát dễ dàng các bộ phận trên Với sự thay đổi về công nghệ giảng dạy, hy vọng những lớp tri thức thế hệ sau sẽ phát triển toàn diện hơn, và mạnh mẽ hơn so với cách đào tạo truyền thống trước kia. 112
  5. International Conference on Smart Schools 2022 2.2.3. Các cán bộ chủ chốt Đại học phải đổi mới tư duy khi đầu tư và quản lý sáng tạo phù hợp CĐS * Hỗ trợ GV Ngoài việc GV phải chủ động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, sẵn sàng ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại mà cách mạng số mang lại, các nhà quản lý cần chủ động mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, cách dạy học kết hợp các mô hình đào tạo tiên tiến mà cách mạng số mang lại: Đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, mô hình E-learning; B-learning; mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình...Các hình thức dạy học này sẽ giúp đội ngũ nhà giáo bổ sung vào kiến thức nghiệp vụ, làm phong phú hơn các hình thức dạy học của mình. * Xây dựng hạ tầng Viễn thông Xây dựng những giảng đường đắt tiền, mở rộng diện tích nhà trường … phải tương xứng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Viễn thông, các trạm Viễn thông BTS, kết nối mạng Viễn thống 5G, 6G …. Muốn CĐS sớm thành công để lên Đại học số, điều kiện tiên quyết là nhanh chóng số hóa dữ liệu đồng bộ bao gồm : các bài giảng, các thông tin trường học, thông tin GV SV, các tài liệu giảng dạy & học tập…. Khi đã số hóa dữ liệu bước tiếp theo là kết nối dữ liệu big data… Cuối cùng là trang bị thiết bị tương ứng và phần mềm thông minh Không thể có CĐS, không thể lên Đại học số khi các nhà quản lý, các GV không có tư duy CĐS. Vì vậy phải có những giải pháp đồng bộ “nâng cấp”, cập nhật trình độ, tư duy, kỹ năng sử dụng CNS cho các nhà quản lý cũng như GV. * Đa dạng hóa các chương trình, phục vụ mọi nhu cầu học tập của SV. Mỗi SV có nhu cầu và khả năng học tập khác nhau. Nhà trường xây dựng cơ chế để phát hiện, nuôi dưỡng và tạo động lực để SV xác định và theo đuổi sự quan tâm, niềm đam mê của mình. Điều này đòi hỏi trường đại học xây dựng các chương trình, lộ trình đào tạo khác nhau để phục vụ cho những nhu cầu và phong cách học tập khác nhau. Có người có nhu cầu học nhanh, tốt nghiệp sớm; hoặc học tập trung vào một số môn trọng tâm trước, sau khi đi làm sẽ quay trở lại hoàn thiện chương trình. Khi chưa CĐS, việc xây dựng chương trình đào tạo cá nhân hóa người học là rất khó. Tuy nhiên nhờ CNS, đặc biệt công nghệ AI, việc thiết kế chương trình đào tạo cho từng SV hoàn toàn có thể thực hiện được. 3. Kết luận Nội dung bài báo trình bày 03 giải pháp đổi mới phương pháp dạy học trong CĐS bậc Đại học. Khác biệt lớn nhất là cá thể hóa từ 2 phía GV và SV. Nghĩa là cá thể hóa người học, mỗi SV có một chương trình đào tạo riêng phù hợp với nang lực của SV. Tùy theo khả năng sử dụng CNS khác nhau, mỗi GV sẽ đưa ra phương pháp dạy học khác nhau. Đây là điểm mới của bài báo có thể gây nhiều tranh luận. Bài báo khẳng định rằng, nhờ CNS và CĐS mới có thể hình thành 3 giải pháp trên. Từ phía các cơ sở giáo dục đại học, khi sử dụng các CNS trong xây dựng học liệu, tổ chức giảng dạy, thi cử bằng các CNS và AI có thể thu thập và xử lý dữ liệu và thông tin hữu ích của người học. Dữ liệu này có thể bao gồm quá trình và cách mỗi SV trải nghiệm quá trình học tập. Trên cơ sở đó cơ sở giáo dục đại học có sự cải tiến và thay đổi cách tiếp cận với từng cá nhân người học một cách hiệu quả nhất. CĐS là chuyển đổi tư duy từ mô hình phát triển cá thể riêng lẻ sang mô hình kết nối, chia sẻ. Mô hình này sẽ tối ưu hóa thế mạnh của từng cá thể để có một “hệ sinh thái” bền vững. Với nguyên lí như vậy thì việc CĐS không phải là phong trào mà là nhận thức. Nếu như trước đây các cá thể cố phát triển hết khả năng của mình để cạnh tranh; quốc gia này cố gắng kiềm hãm quốc gia khác để chiếm vị trí độc tôn. Thì CĐS sẽ “sang phẳng”. Để một “hệ sinh thái” với tập hợp nhiều cá thể gắn kết qua dữ liệu số. Tất cả đều có cơ hội khai thác để phát triển và tất nhiên cùng chia sẻ. Sự cộng hưởng sẽ là sức mạnh. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có phân hóa. Do vậy, nếu Việt Nam chủ động tiếp cận tinh hoa, Việt Nam sẽ thuộc về nhóm tinh hoa và ngược lại. Giáo dục đại học rồi cũng sẽ phân hóa và theo quy luật cũng sẽ “chọn lọc tự nhiên”. Tất nhiên, giáo dục đại học đúng nghĩa vẫn là sự kết nối tinh hoa chứ không phải đại trà. 113
  6. International Conference on Smart Schools 2022 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. C. Graesser, K. VanLehn, C.P. Rose, P. W. Jordan, , D. Harter (2019), “Intelligent tutoring systems with conversational dialogue”, AI Magazine, 22(4), pp. 39-51. Amoako Atta, S.., & Brantuo, W. A., 2021. Digitalizing the Teaching and Learning of Mathematics at the Senior High Schools in Ghana: The Case of Flipped Classroom Approach. American Journal of Education and Practice, 5(3), 29 - 37. https://doi.org/10.47672/ajep.869 Do Thi Ngoc Quyen, 2021. Digital transformation in education - challenges and risks. Ray Magazine, August 2021. Hồ Tú Bảo 2020, chuyển đổi số thời covid, tại https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Chuyen-doi-so-thoi- Covid19-23135 Nguyễn Nhật Quang, 2021, các xu hướng công nghệ trong chuyển đổi só, Viện KHCN VINASA-VSTI Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020:”Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 : “Chiến lược Quốc gia nghiên cứu phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030” Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 : “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” S. Ritter, S. Fancsali (2016), “MATHia X: The next generation cognitive tutor”, Education Data Mining, pp. 624- 625. Shazia, Bryan Dempsey, Cassius D'Helon, Nirmal Mukhi, Milena Pribic, Aaron Sickler, Peggy Strong, Mira Vanchiswar & Lorin Wilde (2019), “The Personality of AI Systems in Education: Experiences with the Watson Tutor, a one-on-one virtual tutoring system”, Childhood Education, 95:1, pp. 44-52, doi: 10.1080/00094056.2019.1565809. 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2