TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG<br />
------------------------------- -------------------------------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU<br />
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA<br />
<br />
ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SÁNG TẠO, BAO TRÙM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hà Nội, tháng 12 năm 2018<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG<br />
------------------------------ ------------------------------<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA<br />
ĐỔI MỚI TƯ DUY KINH TẾ<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SÁNG TẠO, BAO TRÙM<br />
<br />
Thời gian : 08:00 thứ Tư, ngày 05 tháng 12 năm 2018<br />
Địa điểm : Hội trường G nhà A1 - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Chủ tọa : GS.TS. Phùng Hữu Phú, PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo,<br />
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà và PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa<br />
<br />
<br />
Thời gian Nội dung<br />
07:30 - 08:15 Đăng ký và đón tiếp đại biểu<br />
08:15- 08:25 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu<br />
08:25 - 08:35 Phát biểu khai mạc và chào mừng hội thảo - PGS.TS. Nguyễn Văn<br />
Thạo, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương<br />
08:35 - 08:45 Phát biểu đề dẫn hội thảo - PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch<br />
Hội đồng trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
08:45 - 09:05 Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: nhìn từ hai cách tiếp cận<br />
phát triển bền vững<br />
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó Giám đốc<br />
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
09:05 - 09:25 Đổi mới tư duy trong phát triển các loại hình doanh nghiệp ở<br />
Việt Nam<br />
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn<br />
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
09:25 - 9:45 Đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế<br />
GS.TS. Vũ Văn Hiền<br />
Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương<br />
9:45 – 10:00 Nghỉ giải lao<br />
10:00 - 11:30 Thảo luận và trao đổi mở<br />
11:30 Kết luận Hội thảo – GS.TS. Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch thường<br />
trực Hội đồng Lý luận Trung ương<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
STT Nội dung trang<br />
<br />
ĐỀ DẪN HỘI THẢO<br />
1<br />
ĐỔI MỚI TƢ DUY KINH TẾ<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SÁNG TẠO, BAO TRÙM<br />
<br />
1 TƢ DUY MỚI VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA TRONG BỐI CẢNH<br />
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Văn Thạo<br />
<br />
2 ĐỔI MỚI TƢ DUY TRONG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH<br />
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 13<br />
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn<br />
<br />
3 ĐỔI MỚI TƢ DUY VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: NHÌN TỪ<br />
HAI CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 29<br />
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn<br />
<br />
4 ĐỔI MỚI TƢ DUY VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ<br />
34<br />
GS.TS Vũ Văn Hiền<br />
<br />
5 VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ<br />
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM: THỰC<br />
44<br />
TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
GS.TS. Mai Ngọc Cường; TS. Phạm Thuyên<br />
<br />
6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ VỀ ĐỔI MỚI TƢ DUY ĐỂ<br />
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ĐẾN<br />
58<br />
NĂM 2030<br />
GS.TS Đỗ Đức Bình<br />
<br />
7 TƢ DUY MỚI VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI<br />
73<br />
GS.TS. Hoàng Đức Thân<br />
STT Nội dung trang<br />
<br />
8 ĐỔI MỚI TƢ DUY KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ<br />
TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT<br />
87<br />
NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN<br />
TS. Lê Minh Nghĩa<br />
<br />
9 TƢ DUY MỚI VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG KHOA HỌC<br />
VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 105<br />
TS. Nguyễn Mạnh Hùng<br />
<br />
10 TƢ DUY MỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC QUY LUẬT<br />
CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI<br />
117<br />
CHỦ NGHĨA<br />
TS. Đỗ Quang Dũng<br />
<br />
11 PHẤN ĐẤU ĐƢA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở NƢỚC<br />
TA LÊN TRÌNH ĐỘ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG HIỆN ĐẠI VÀ<br />
134<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
GS.TS. Đỗ Thế Tùng<br />
<br />
12 BÀN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC, THỊ TRƢỜNG<br />
VÀ XÃ HỘI 139<br />
Phạm Việt Dũng<br />
<br />
13 PHÁT TRIỂN NNNT BỀN VỮNG Ở VN TRONG GIAI<br />
ĐOẠN HIỆN NAY: TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP 148<br />
PGS.TSKH. Trần Nguyễn Tuyên<br />
<br />
14 PHÁT TRIỂN NNNT BỀN VỮNG Ở VN TRONG GIAI<br />
ĐOẠN HIỆN NAY: TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP 160<br />
Đặng Kim Sơn<br />
<br />
15 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƢỚC<br />
VÀ ĐỔI MỚI TƢ DUY PHÁT TRIỂN KINH TẾ 174<br />
TS. Lưu Bích Hồ<br />
ĐỀ DẪN HỘI THẢO<br />
ĐỔI MỚI TƢ DUY KINH TẾ<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SÁNG TẠO, BAO TRÙM<br />
(Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2018)<br />
---------<br />
Kính thưa các Quí vị đại biểu, Quí nhà khoa học<br />
Trước hết, thay mặt Ban tổ chức, tôi xin chân thành cám ơn các quý vị đại<br />
biểu, các nhà khoa học, các cơ quan truyền thông và báo chí đã quan tâm và dành<br />
thời gian đến tham dự buổi hội thảo ngày hôm nay.<br />
Sau hơn 30 năm chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn,<br />
tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực; là một trong số ít<br />
các quốc gia trên thế giới có thành tích vượt trội trong công tác giảm nghèo; nền kinh<br />
tế có độ mở cửa kinh tế cao với việc tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại<br />
song phương và đa phương; là nơi thu hút đầu tư FDI hàng đầu trong khu vực; đời<br />
sống của đại bộ phận người dân có cải thiện… Tuy nhiên, cho đến hiện nay, Việt<br />
Nam vẫn thuộc nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới; khoảng<br />
cách phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng xa; nguy<br />
cơ tụt hậu của nền kinh tế ngày càng rõ nét; những thách thức về tăng trưởng và rủi ro<br />
bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn rất lớn.<br />
Tư duy kinh tế đã tồn tại từ lâu và nay đã chứng tỏ không còn phù hợp, là<br />
một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra những yếu kém nội tại của nền kinh tế.<br />
Có thể kể đến như tư duy về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đang<br />
là trở ngại không nhỏ đối với sự phát triển. Cần nhận thức rõ rằng cơ chế thị trường<br />
phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả mọi<br />
nguồn lực, chấm dứt hẳn những tư duy kế hoạch tập trung, thiên về mệnh lệnh hành<br />
chính khi hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Vai trò của Nhà nước cũng cần phải<br />
xác định lại, trong đó phải kiên định với nguyên tắc “Nhà nước chỉ làm những gì<br />
mà khu vực tư nhân không muốn làm hoặc không thể làm khi đã được tạo điều kiện<br />
thuận lợi và hỗ trợ từ phía Nhà nước”. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không<br />
nên hiểu và diễn giải là phải giữ vị trí chi phối trong các ngành kinh tế và lĩnh vực<br />
then chốt của nền kinh tế; không nên sử dụng DNNN là công cụ để Nhà nước định<br />
hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đi kèm với tư duy kinh tế về vai trò của Nhà<br />
nước thì thể chế kinh tế cũng cần được đổi mới để có được một chính quyền được<br />
giám sát và minh bạch; một hệ thống chính sách pháp luật đáng tin cậy và dễ tiên<br />
1<br />
liệu; các quyền sở hữu được bảo hộ với mục tiêu cuối cùng là tạo môi trường bình<br />
đẳng và minh bạch cho các hoạt động đầu tư và sáng tạo. Bên cạnh đó, tư duy về<br />
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay còn chưa thực sự được nhận thức đúng và khách<br />
quan; vẫn coi hội nhập luôn chỉ là cơ hội, là yếu tố bên ngoài; chứ chưa phải là<br />
động lực, là yếu tố quyết định quá trình phát triển. Tư duy về độc lập tự chủ trong<br />
bối cảnh toàn cầu hoá còn thiên về đối phó, chưa tạo thuận lợi hoá cho các hoạt<br />
động sản xuất kinh doanh và đầu tư, chưa tôn trọng nguyên tắc tự do cạnh tranh<br />
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Tư duy về nâng cao năng lực cạnh tranh<br />
quốc gia còn bất cập, năng lực thể chế và năng lực công nghệ chậm được cải<br />
thiện…<br />
Trong những năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với nhiều thách thức mới<br />
trong bối cảnh toàn cầu hóa, dẫn đến nhu cầu bức thiết phải phát triển bền vững, sáng<br />
tạo và bao trùm. Điều kiện tiền đề để có thể thúc đẩy quá trình phát triển đó nằm ở<br />
chỗ phải đổi mới tư duy kinh tế cho phù hợp với bối cảnh mới, làm nền tảng cho việc<br />
đổi mới toàn diện các chủ trương chính sách phát triển đất nước.<br />
Trước tình hình trên, Hội thảo kinh tế “Đổi mới tư duy kinh tế để phát triển bền<br />
vững, sáng tạo, bao trùm”, do Đại học Kinh tế Quốc dân và Hội đồng Lý luận Trung<br />
ương phối hợp tổ chức, sẽ đánh giá một cách khách quan, khoa học và thuyết phục về sự<br />
phát triển về tư duy kinh tế và đổi mới tư duy kinh tế của Việt Nam từ giai đoạn 1986<br />
cho đến nay; từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính đột phá trong<br />
đổi mới tư duy kinh tế mới để phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm.<br />
Kính thưa các Quí vị đại biểu, Quí nhà khoa học<br />
Với mục tiêu trên, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà khoa<br />
học, các chuyên gia kinh tế, các cơ quan bộ ngành. Hội thảo sẽ nghe 3 tham luận chính<br />
nhìn từ các góc nhìn khác nhau về đổi mới tư duy kinh tế. Hội thảo sẽ thành công hơn<br />
nữa nếu trong buổi hội thảo ngày hôm nay, các đại biểu thẳng thắn phát biểu, trao đổi,<br />
đánh giá về sự phát triển, đổi mới tư duy trong những năm đổi mới; những điểm nghẽn<br />
về tư duy hiện nay; phân tích bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra đối với tư duy kinh<br />
tế để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước; làm rõ những tư duy kinh tế nào cần<br />
được tiếp tục đổi mới, và đổi mới như thế nào để đáp ứng được yêu cầu phát triển đất<br />
nước trong bối cảnh kinh tế mới; và đặc biệt là đề xuất được các giải pháp thực hiện tư<br />
duy mới để phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm trong giai đoạn sắp tới.<br />
Tư duy kinh tế là phạm trù rất rộng, do thời gian có hạn của Hội thảo, kính đề<br />
nghị các quý vị đại biểu sẽ tập trung làm rõ những khía cạnh sau của tư duy kinh tế:<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
- Tư duy mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam (bao gồm tư duy mới về sở hữu, các thành phần kinh tế, về vai trò của Nhà<br />
nước, của thị trường, của xã hội trong điều tiết kinh tế, về quan hệ phân phối; về cấu<br />
trúc sản xuất của nền kinh tế, về kinh tế vùng, địa phương; về kết hợp phát triển kinh tế<br />
với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường…).<br />
- Tư duy mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới<br />
(bao gồm tư duy mới về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; về định<br />
hướng, nội dung, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công<br />
nghiệp 4.0, toàn cầu hóa kinh tế…).<br />
- Tư duy mới về hội nhập kinh tế quốc tế (bao gồm tư duy mới về xây dựng nền<br />
kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa; về đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút các<br />
nguồn vốn đầu tư…).<br />
- Tư duy mới về đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế (bao gồm tư duy<br />
mới về quản lý kinh tế của nhà nước, xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển; về tổ chức<br />
bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng chính phủ điện tử; về quyền làm chủ<br />
của nhân dân, tự chủ của các tổ chức xã hội…).<br />
Chúng tôi hi vọng thông qua hội thảo này, những kiến nghị tâm huyết của<br />
các quý vị đại biểu sẽ được thể hiện thành những đổi mới tư duy kinh tế mới một<br />
cách cụ thể của các cơ quan Đảng và Nhà nước, từ đó làm cơ sở cho những cải thiện<br />
về thể chế kinh tế và đổi mới căn bản các chủ trương chính sách phát triển kinh tế<br />
trong bối cảnh kinh tế mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm.<br />
Cuối cùng, một lần nữa, thay mặt Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chúng<br />
tôi xin chân thành cảm ơn các vị đại biểu và các nhà khoa học đã đến tham dự buổi<br />
hội thảo ngày hôm nay.<br />
Kính chúc các quý vị sức khỏe, chúc hội thảo thành công tốt đẹp<br />
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />