intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nguyễn ...

Chia sẻ: Minh Thao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

454
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. Các khoản chi cho hoạt động từ thiện nhân đạo chỉ được miễn thuế thu nhập nếu nó được chuyển cho một tổ chức từ thiện hoặc nhân đạo có tư cách pháp nhân trong nước. Điều này nhằm hạn chế việc trốn thuế của các doanh nghiệp núp dưới chiêu bài của các hoạt động từ thiện. (Ví dụ chuyển cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nguyễn ...

  1. ĐÓNG GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nguyễn Tú Anh* – Nguyễn Thu Thủy† Chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau nhằm góp phần hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. Các khoản chi cho hoạt động từ thiện nhân đạo chỉ được miễn thuế thu nhập nếu nó được chuyển cho một tổ chức từ thiện hoặc nhân đạo có tư cách pháp nhân trong nước. Điều này nhằm hạn chế việc trốn thuế của các doanh nghiệp núp dưới chiêu bài của các hoạt động từ thiện. (Ví dụ chuyển cho người nhận 100 triệu với điều kiện người đó phải chuyển lại cho doanh nghiệp 90 triệu. Trong khi nếu nộp thuế suất 25% thì doanh nghiệp chỉ được 75 triệu). Việc quản lý các tổ chức hoạt động từ thiện nên do luật khác quy định. 2. Về mức thuế suất, 25% là thấp hơn so với mức quy định cũ 28%. Theo chúng tôi điều này là không cần thiết. Vì đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì việc giảm, miến thuế thu nhập đối với họ không có ý nghĩa nhiều vì những khoản thu nhập nào chưa bị đánh thuế ở Việt Nam thì sẽ bị đánh thuế khi chuyển lợi nhuận về. Do đó, giảm thuế suất từ 28% xuống 25% không có ý nghĩa khuyến khích đầu tư. Đối với các doanh nghiệp trong nước thì tốc độ tăng đầu tư vượt trội của đầu tư tư nhân kể từ khi có Luật doanh nghiệp đến nay cho thấy thuế thu nhập không phải là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của tư nhân. Do đó, chúng tôi đề nghị nên tiếp tục giữ mức thuế suất là 28% như mức hiện hành, nhưng trong đó trích ra 3% lập quỹ đầu tư nghiên cứu khoa học. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về điểm này trong mục 8 dưới đây. * PhD candidate, Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne. Emails: tu-anh.nguyen@malix.univ-paris1.fr; tuanh14@yahoo.com † PhD candidate, Erasmus University Rotterdam. Emails: tnguyen@rsm.nl; thuynguyen_qtkd@yahoo.com 1
  2. 3. Về thuế suất ưu đãi ở Điều 13 mục 1: sản xuất sản phẩm phần mềm là một ngành công nghệ tại sao phải quy định cụ thể tên của ngành này? Nếu quy định tên ngành này thì tại sao không quy định tên của các ngành khác như công nghệ sinh học, công nghệ nano, v.v…Theo chúng tôi, luật phải mở và phải tính đến những biến động trong tương lai, do đó không nên quy định rõ ràng một ngành cụ thể nào đó. 4. Các ưu đãi về thuế nên có lộ trình tăng dần để buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh, chứ không ỷ vào ưu đãi. Do đó, nếu mức thuế 10% tại Điều 13 mục 1 là có cơ sở thì nên sửa lại mức ưu đãi lũy tiến. Ví dụ 5 năm đầu 5%, 5 năm tiếp theo 10%, 5 năm tiếp theo nữa là 15%. 5. Tương tự như vậy, Điều 13 mục 2 cũng nên quy định ở mức lũy tiến. Ví dụ 3 năm đầu là 15%, 4 năm tiếp theo là 20% và 3 năm tiếp theo là 25%. 6. Điều 15 chưa có quy định đối với đầu tư tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nên có quy định ưu đãi thuế để khuyến khích tạo việc làm cho người lao động. Ví dụ nếu doanh nghiệp mở rộng quy mô lao động thêm x% (x>=10) thì được giảm thuế thu nhập 10% cho 2 năm tiếp theo trên số thu nhập tăng thêm so với trước khi tăng lao động. 2 năm là thời gian cần thiết để đào tạo lao động lành nghề. 7. Điều 16 mục 2 cần quy định rõ thời gian miễn thuế là bao lâu cho từng trường hợp cụ thể. 8. Chúng tôi không đồng ý với ý kiến trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Vì ở nước ta các doanh nghiệp nhỏ là bộ phận chủ yếu, do đó mức 10% là không đủ để làm các nghiên cứu khoa học trong bản thân doanh nghiệp. Chúng tôi đề nghị mức thuế thu nhập là 28% (như đã nói tại mục 2 ở trên) trong đó luật tuyên bố rõ ràng 3% là để lập quỹ nghiên cứu khoa học chung cho cả nước. Bất cứ một doanh nghiệp nào có ý tưởng nghiên cứu và phát triển mà có tính khả thi, thì có thể yêu cầu nhà nước sử dụng quỹ này để tài trợ cho các hoạt 2
  3. động đó. Như vậy, khả năng sáng tạo của các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị hạn chế, đồng thời nhà nước tạo ra số vốn đủ lớn để có thể thực hiện các nghiên cứu có giá trị khoa học và công nghệ cao. 9. Quy định tại Điều 19 mục 2 quy định “…trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thu nhập của hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế thì thu nhập của hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp” là không có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp minh bạch hóa các hoạt động kinh doanh của mình, và đồng thời không có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận thấp trong thời gian đầu, tức là không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dài hạn. Chúng tôi sẽ chứng minh điều này bằng mô hình đơn giản sau. Giả sử doanh nghiệp có 2 hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực 1 phải đóng thuế ưu đãi r1 với doanh thu là R1 và chi phí là C1, lĩnh vực 2 đóng thuế không được ưu đãi r2 (r2 > r1) có doanh thu là R2 và chi phí là C2. Trong lĩnh vực được ưu đãi thuế, trong thời gian được ưu đãi thường có tỷ suất lợi nhuận thấp, chi phí sản xuất cao do đó có thể C1 C 2 giả định  hay là R2 C1  R1C 2  0 . Nếu quy định như Điều 19 mục 2 thì R1 R2 doanh nghiệp sẽ tính toán có nên hạch toán riêng thu nhập của từng lĩnh vực riêng hay không. Nếu hạch toán riêng, họ sẽ phải đóng thuế là: Tr  ( R1  C1 )r1  ( R2  C 2 )r2 . Nếu họ không hạch toán riêng, họ sẽ phải đóng thuế là: R1 R2 Tc  ( R1  R2  C1  C 2 )r1  ( R1  R2  C1  C 2 )r2 R1  R2 R1  R2 Dễ dàng nhận thấy là: 3
  4.  R C  R1C 2  Tr  Tc  (r2  r1 )  2 1 0  R1  R2  Như vậy nếu hạch toán riêng, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhiều hơn hạch toán chung. Doanh nghiệp sẽ tìm cách hạch toán chung, và không cải thiện được hệ thống kế toán. Thêm vào đó, giả sử doanh nghiệp phân bổ đầu tư theo tỷ lệ C 2  nC1 và C1 C  m 2 , m  1 thì chúng ta dễ dàng nhận thấy mức thuế mà doanh nghiệp thủ lợi R1 R2 được bằng cách cố ý không hạch toán riêng rẽ là:  R C  R1C 2  C 2 (m  1) Tr  Tc  (r2  r1 )  2 1   R1  R2  m.n  1 Công thức này cho thấy mức thuế chênh lệch càng nhiều khi C2 tăng và n giảm, tức là doanh nghiệp đầu tư càng nhiều vào lĩnh vực không ưu đãi càng có xu hướng vận dụng điều khoản này để thủ lợi. Điều này đi ngược với mục đích của thuế ưu đãi là kích thích đầu tư vào ngành 1, nơi có tỷ suất lợi nhuận ngắn hạn thấp hơn (để ngành có thể phát triển trong dài hạn). Ví dụ bằng số: Trong lĩnh vực dệt may, một công ty có tổng số vốn là 100 triệu USD. Nếu họ đầu tư vào gia công may mặc thì họ sẽ có tỷ suất lợi nhuận là 10% trong vòng 10 năm. Nếu họ đầu tư vào công nghệ dệt thì trong 10 năm chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận là 5%. Thuế ưu đãi (cho công nghệ dệt) là 10%, không ưu đãi (may mặc) là 25%. Giả sử rằng doanh nghiệp đầu tư 50 triệu USD vào may mặc và 50 triệu USD vào công nghệ dệt. Tức là ta có C1  C 2  50; R1  52,5; R2  55 Thuế phải nộp nếu hạch toán riêng là: 10% x 2,5 + 25% x 5 = 1,5 triệu USD 4
  5. Thuế phải nộp nếu hạch toán chung là: 10% x 52,5/107,5 x 7.5 + 25% x 55/107,5 x 7.5 = 1.33 triệu USD  Chênh lệch thuế là 170 ngàn USD. Để khắc phục điều này chúng tôi đề nghị: với các doanh nghiệp không hạch toán được riêng rẽ các lĩnh vực được ưu đãi và không được ưu đãi thì phải chịu một mức phạt bằng cách quy định “… thu nhập của hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp hoặc tỷ trọng doanh thu hoạt động kinh doanh không được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp tùy theo cách tính nào có tổng thuế lớn hơn”. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0