DỰ ÁN<br />
THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM (PCM)<br />
Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện<br />
-----------------------Bùi Thị Kim - Giám đốc DWC<br />
Giám đốc dự án PCM<br />
<br />
Thông tin chung về dự án<br />
<br />
<br />
Nhà tài trợ: Cơ quan hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ - SDC;<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ quan thực hiện dự án PCM: Trung tâm hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em<br />
(DWC);<br />
<br />
<br />
<br />
Đối tác/Hợp tác: Các tổ chức phi chính phủ, Chính quyền và Hội liên hiệp phụ nữ<br />
tại địa phương;<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 1 (2008 – 2012): tại 93 tổ/thôn của 03 huyện/thành (thành phố Đồng Hới,<br />
tỉnh Quảng Bình, thành phố Nam Định tỉnh Nam Định và huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa<br />
Bình);<br />
<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 2 (03/2013 – 09/2016) tại 160 tổ/thôn của 12 huyện/thành (09 của Thái<br />
Nguyên và 03 của Quảng Bình).<br />
<br />
Nội dung của bài trình bày<br />
<br />
<br />
Khái niệm Quản lý cộng đồng (QLCĐ);<br />
<br />
<br />
<br />
Các kết quả đạt được của Dự án PCM giai đoạn 1(2008-2012);<br />
<br />
<br />
<br />
Các cách tiếp cận của Quản lý cộng đồng;<br />
<br />
<br />
<br />
Cách tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển theo phương pháp Quản lý cộng<br />
đồng và các yếu tố dẫn đến thành công;<br />
<br />
<br />
<br />
Các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện QLCĐ;<br />
<br />
<br />
<br />
Các khuyến nghị.<br />
<br />
Khái niệm Quản lý cộng đồng - QLCĐ<br />
QLCĐ là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể. Họ có quyền và biết<br />
cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết cách lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá<br />
1<br />
<br />
các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và đảm bảo tính trách nhiệm.<br />
Quản lý cộng đồng chú trọng việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân và<br />
người dân có quyền và được tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương. QLCĐ<br />
là thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” theo tinh thần của Quy chế<br />
dân chủ (1998) và Pháp lệnh dân chủ (2007 - 34/2007/PL-UBTVQH11) tại cấp thôn/tổ.<br />
<br />
Các kết quả chính của dự án giai đoạn 1<br />
Điều kiện sống của người dân, đặc biệt là người nghèo được cải thiện: 98.000<br />
người được cải thiện điều kiện sống trong các lĩnh vực như nâng cao thu nhập, chăm<br />
sóc sức khỏe, cải thiện vệ sinh môi trường,nâng cấp hệ thống tưới tiêu, cải thiện giao<br />
thông đi lại, xây dựng nhà vệ sinh, sân chơi, thư viện cho học sinh, bảo tồn bản sắc<br />
văn hóa cho người dân tộc v.v...Dự án đã thực hiện tại 93 thôn/tổ thuộc 30 xã dự án và<br />
tại 05 trường Trung học cơ sở. Gần 1.300 các tiểu dự án phát triển do cộng đồng và<br />
các em học sinh tự thực hiện với quy mô ngân sách từ 5 triệu đến 40 triệu đồng/tiểu<br />
dự án. Dự án chỉ hỗ trợ trung bình mỗi tổ/thôn 60 – 80 triệu đồng cho 3-4 tiểu dự<br />
án do người dân đề xuất, vốn đối ứng từ 35-40% do người dân tự huy động từ các<br />
nguồn nội lực, từ chính quyền địa phương, từ các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm.<br />
Ngoại lệ có tiểu dự án đối ứng tới 80%.<br />
Năng lực QLCĐ của người dân được nâng cao: 1.060 người dân nòng cốt (trong<br />
đó 105 người trở thành thúc đẩy viên) đã biết tổ chức các cuộc họp bằng phương<br />
pháp tham gia, phân tích nhu cầu và xếp thứ tự ưu tiên, biết lập kế hoạch và viết đề<br />
xuất tiểu dự án theo khung lô gic đơn giản, biết tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát và<br />
đánh giá rút kinh nghiệm cho các tiểu dự án/hoạt động phát triển cộng đồng. Nhóm<br />
người dân nòng cốt đã biết huy động nguồn nội lực, huy động nguồn lực từ chính<br />
quyền, từ doanh nghiệp và các nhà hảo tâm để có đủ ngân sách giải quyết các nhu<br />
cầu ưu tiên được lựa chọn. Người dân đã có tiếng nói trong việc lập kế hoạch và ra<br />
quyết định tại địa phương. Đồng thời họ cũng có ý thức trách nhiệm hơn với các sự<br />
kiện chung trong cộng đồng. Thấy rõ lợi ích của QLCĐ, người dân đã tự nhân rộng<br />
<br />
2<br />
<br />
phương pháp QLCĐ ra 118 tổ/thôn lân cận nhờ áp dụng Quỹ sáng kiến tại cấp<br />
Phường/Xã.<br />
Cán bộ và lãnh đạo chính quyền địa phương thay đổi phương pháp làm việc:<br />
592 lãnh đạo địa phương được nâng cao năng lực về phương pháp tham gia trong<br />
lập kế hoạch và đối thoại với người dân, trong quy trình quản lý dự án có sự tham gia.<br />
Công tác lập kế hoạch được đi từ dưới lên, các cuộc họp lập kế hoạch đã có tham<br />
vấn ý kiến của người dân, bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được viết dưới<br />
dạng Khung lô gic và quy trình lập kế hoạch có sự tham gia được thể chế hóa tại<br />
thành phố Nam Định. Với sự hỗ trợ của Dự án, các cuộc tiếp xúc cử tri đã trở thành<br />
các cuộc đối thoại dân chủ, công khai giữa người dân và chính quyền, các cam kết<br />
của chính quyền với người dân được thực hiện nghiêm túc. Nhờ đó mối quan hệ<br />
giữa người dân và chính quyền địa phương thân thiện hơn, cởi mở hơn, chính<br />
quyền được người dân tin hơn. Quy trình đối thoại áp dụng cho các cuộc tiếp xúc<br />
cử tri đã được thể chế hóa tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình và tại thành phố Đồng<br />
Hới, tỉnh Quảng Bình.<br />
Các kiến thức về QLCĐ được tài liệu hóa và chia sẻ: Dự án đã thiết lập một trang<br />
Website với địa chỉ là: www.cmm.com.vn (tiếng Việt và tiếng Anh). Các tài liệu tập<br />
huấn của Dự án như tài liệu tập huấn về Quản lý cộng đồng, về Kỹ năng thúc đẩy, về<br />
Pháp lệnh dân chủ, về Quản lý dự án có sự tham gia, về Giới và dự án phát triển ...<br />
được đánh giá cao. QLCĐ đã được quảng bá trên truyền hình Trung ương và địa<br />
phương, trên các báo in và báo điện tử…. Dự án cũng đã tiếp đón nhiều đoàn tham<br />
quan từ khắp cả nước. Mạng lưới QLCĐ đã được thành lập và được chia sẻ kinh<br />
nghiệm về Phương pháp QLCĐ trong các Hội thảo cấp tỉnh và cấp quốc gia. Dự án<br />
cũng đã biên soạn cuốn Sổ tay Quản lý cộng đồng để người dân và các bên liên<br />
quan có thể áp dụng.<br />
<br />
Người dân đã nói gì về QLCĐ?<br />
“Các dự án cộng đồng đã góp phần nâng cao năng lực tự quản rất rõ cho bà con.<br />
Từ trước tới nay việc ai nấy làm, nay cả tập thể làm chung và cùng bàn bạc. Hơn<br />
3<br />
<br />
nữa, mọi thứ đều được bàn bạc dân chủ, công khai, đặc biệt là về tài chính nên tính<br />
thống nhất của bà con cũng rất cao, tinh thần cố kết cộng đồng theo đó cũng ngày<br />
càng được nâng lên.” – Ông Nguyễn Văn Hào – Tiểu khu 8, Phường Đồng Sơn,<br />
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.<br />
Từ ngày thực hiện quản lý cộng đồng, tôi đã tự tin và mạnh dạn hẳn lên, tôi có thể<br />
chủ động trao đổi các khó khăn bức xúc và đóng góp sáng kiến của mình. Nhờ đó<br />
đời sống của gia đình tôi được cải thiện.” – Chị Huệ - hộ nghèo thôn 11 xã Lộc<br />
Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.<br />
“Dân chúng tôi từ xưa đến nay chỉ biết cầm cuốc, cầm dao. Bây giờ chúng tôi đã<br />
biết viết TDA. Mà tôi thấy viết TDA rất hay. Mình biết tìm hiểu khó khăn, tìm hiểu<br />
nguyên nhân, đề ra giải pháp, biết lập kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, phân công công<br />
việc, tính toán chi tiêu nên mọi công việc được làm rất thuận lợi.” – Ông Nguyễn<br />
Văn Biềng- xóm Lũng Hang, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình<br />
“Chúng tôi cũng không ngờ chỉ với gần 9 triệu đồng dự án hỗ trợ mà dân chúng tôi<br />
có thể làm xong con đường bê tông dài 150 m rộng 1,5 m để phục vụ sản xuất và<br />
thu hoạch lúa cho cả xóm. Dân được bàn bạc và quyết định nên họ ủng hộ nhiệt<br />
tình. 100% các hộ gia đình trong xóm đã đóng góp công để làm đường. Bây giờ<br />
chúng tôi đã có thể dùng xe cải tiến để chở phân, mạ, thóc …chứ không phải gánh<br />
bộ vất vả như trước nữa.” – Bà Đặng Thị Hồng - xóm Đoàn Kết 1, xã Phúc Tiến,<br />
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.<br />
“Từ khi áp dụng QLCĐ, tổ dân phố chúng tôi đã chung tay giải quyết được nhiều<br />
khó khăn bức xúc, giúp đỡ nhau, vui hơn, và có thêm tình làng nghĩa xóm.” – Ông<br />
Nguyễn Thanh Bình, tổ 28 Phường Trần Tế Xương, thành phố Nam Định, tỉnh Nam<br />
Định.<br />
<br />
Cách tiếp cận của quản lý cộng đồng<br />
QLCĐ chú trọng cả ba cách tiếp cận: dựa vào cộng đồng, dựa vào nguồn lực và tài<br />
sản của cộng đồng và dựa trên quyền.<br />
<br />
4<br />
<br />
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng<br />
Người dân thực sự làm chủ, chính họ là người ra các quyết định và quản lý toàn bộ chu<br />
trình dự án phát triển, bắt đầu từ giai đoạn phân tích hiện trạng của cộng đồng, sau đó là<br />
lựa chọn các ưu tiên bằng phương pháp tham gia, xây dựng các dự án, lập kế hoạch,<br />
thực hiện và giám sát, bàn bạc về biện pháp duy trì, đánh giá dự án để rút ra các bài học<br />
kinh nghiệm khi dự án kết thúc.<br />
<br />
2. Các NCĐ tự thành lập và<br />
xây dựng dự án<br />
<br />
1. Phân tích hiện trạng<br />
và lựa chọn ưu tiên<br />
<br />
Người dân<br />
3. Lập kế hoạch thực<br />
hiện sau khi dự án được<br />
phê duyệt<br />
<br />
5. Đánh giá dự<br />
án để rút ra bài<br />
học<br />
<br />
4. Thực hiện dự án và<br />
theo dõi giám sát bởi<br />
cộng đồng<br />
<br />
Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng<br />
Để đảm bảo tính bền vững, tạo tính sở hữu và tính trách nhiệm trong cộng đồng, QLCĐ<br />
luôn thúc đẩy người dân không chỉ nhìn vào các bức xúc, khó khăn mà còn tập trung vào<br />
phân tích các điểm mạnh, các kinh nghiệm sẵn có và tiềm năng trong cộng đồng, đề<br />
cao việc huy động các tài sản, nguồn nội lực và nguồn ngân sách hiện có tại địa phương.<br />
Người dân có thể huy động các nguồn nội lực dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền,<br />
công lao động, hiện vật (đất đai, gỗ, gạch ngói, cát sỏi..) và huy động sự hỗ trợ từ chính<br />
quyền địa phương, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, từ các nhà hảo tâm, các cá nhân có<br />
điều kiện… để tự giải quyết các vấn đề bức xúc trong cộng đồng mà họ đã lựa chọn ưu<br />
tiên. Các giải pháp cụ thể được các Nhóm cộng đồng xây dựng và lập kế hoạch thành các<br />
Tiểu dự án. Trong quá trình thực hiện các Tiểu dự án, người dân ưu tiên sử dụng nguồn<br />
nhân lực sẵn có tại địa phương với chi phí thấp nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và<br />
5<br />
<br />