Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
lượt xem 52
download
Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
- Quản lý dự án và đầu tư Tiểu luận Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh
- Quản lý dự án và đầu tư CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……………… “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ - huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” - Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư – kinh doanh. - Địa điểm thực hiện: xã Lạc Vệ – huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh. - Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1 – năm 2012, xây dựng xong vào tháng 1- năm 2013. - Chủ đầu tư: Nhóm 6 - Tổng vốn đầu tư : 27.261.274.020 VNĐ đồng trong đó + Vốn tự có : 11.761.274.020 VNĐ + Vốn vay : 15.500.000.000 VNĐ - Thời gian hoàn vốn là: 5,2 năm
- Quản lý dự án và đầu tư Lời cảm ơn Để hoàn thành dự án này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm thì chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, giảng viên bộ môn kinh tế - khoa Kinh tế và phát triển nông thôn– trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp chúng tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản đề xuất dự án. Và những thông tin được tìm hiểu thông qua các trang Web, tài liệu tham khảo từ địa phương mà nhóm thực hiện thiết kế dự án… Do thời gian và mới có những bước đầu tiên hiểu biết môn học Quản lý dự án đầu tư, nên bản đề xuất dự án của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo cùng toàn thể các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
- Quản lý dự án và đầu tư A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lợn được coi là một ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam. Con lợn giúp người nông dân, từ nguồn thức ăn sẵn có, tạo thu nhập bằng tiền để trang trải chi phí gia đình, là một nghề truyền thống sản xuất ra trên 70% tổng sản lượng thịt mỗi năm. Từ đó, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã đưa ra và từng bước hoàn thiện những chủ trương, chính sách nhằm phát triển nghành chăn nuôi trên phạm vi cả nước. Điều này đã khuyến khích và từng bước đưa nghành chăn nuôi lợn phát triển lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, thực trạng chăn nuôi truyển thống đang còn tồn tại rất nhiều và là dấu hỏi cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong công cuộc phát triển. Đó là chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, năng suất thấp, tiêu thụ bị động, hàng hóa chất lượng cao còn ít, giá thành cao, dẫn đến cạnh tranh thấp, nhất là trong xuất khẩu. Đặc biệt chúng tôi nghiên cứu, khảo sát tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một xã Nông nghiệp truyền thống, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh… Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay, xã Lạc Vệ tồn tại rất nhiều loại hình chăn nuôi lợn khác nhau, với mức độ đầu tư khác nhau về con giống, chất lượng chuồng trại, thức ăn, chế độ chăm sóc dinh dưỡng… nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Căn cứ vào thực trạng trên, nghành chăn nuôi lợn của Việt Nam nói chung, chăn nuôi của xã Lạc Vệ nói riêng cần phải có những bước chuyển đổi về mục tiêu và chiến lược phù hợp với yêu cầu của thời đại phát triển mới, phải tăng cả về chất lẫn về lượng của sản phẩm. Trước thực trạng đó chúng tôi đầu tư xây dựng “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh”. Khi đi vào hoạt động, Dự án đảm bảo có đủ giống tốt, phục vụ nhu cầu nâng chất lượng đàn lợn giống và đàn lợn thịt trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, chủ động
- Quản lý dự án và đầu tư tự túc được nguồn thực phẩm nâng cao đời sống người dân và cho xuất khẩu trao đổi hàng hoá. B. NỘI DUNG I. Phân tích bối cảnh cộng đồng 1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý: Lạc Vệ là một xã thuộc huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, nằm ở phía Đông Nam của huyện, cách trung tâm huyện 6km về phía Tây, cách trung tâm thành phố 6km về phía Bắc. Là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh. - Phía Nam giáp xã Tân Chi - Phía Tây giáp xã Hiên Vân,Việt Đoàn – Tiên Du. - Phía Đông giáp xã Nam Miệt – Quế Võ. Các tuyến đường bộ có QL38 đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố Hải Phòng (nơi có cảng biển Quốc tế). Ngoài ra, xã còn có đường Bách Môn – An Đông. Có đất đai màu mỡ cùng với hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển chuyên canh lúa chất lượng cao là cơ sở để phát triển chung của huyện. Với điều kiện vị trí địa lý như trên sẽ tạo thuận lợi cho Lạc Vệ trong giao lưu kinh tế,mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông công nghiệp chung trên địa bàn xã.
- Quản lý dự án và đầu tư Trong một cấu trúc không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của xã. Hình ảnh 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tiên Du 1.1.2 Địa hình thổ nhưỡng Lạc Vệ thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhở hơn 1% (trên 1 km). Nhìn chung toàn xã có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Mức chênh lệnh địa hình không lớn, với các vùng đồng bằng thường có độ cao từ 3 - 7 m, chênh lệch giữa đồng bằng và địa hình rạng núi và trung du thường là 50 - 100 m, đại bộ phận diện tích là bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Đây là vùng lý tưởng cho chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
- Quản lý dự án và đầu tư 1.1.3 Điều kiện khí hậu Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, Thời tiết trong năm chia thành hai mùa (mùa mưa và mùa khô) rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa khá lớn (chiếm 80% lượng mưa cả năm). Cá biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo gió bão từ 2 đến 4 ngày; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ hanh khô kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn. Nhiệt độ trung bình năm 23,40C, (tháng 7 cao nhất là 28,90C, tháng 01 thấp nhất là 15,80C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500 mm/năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa lớn nhất lên tới 2.000 mm. Do mưa lớn tập trung, nên nhiều năm bị ngập úng vào vụ mùa. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang hơi nước ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Lạc Vê có điều kiện khí hậu chung của các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh phù hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây rau màu có nguồn gốc ôn đới, vụ đông có thể được trồng nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Song cũng cần chú ý đến các điều kiện bất lợi như lạnh, bão về mùa mưa, nắng nóng và hạn về mùa khô để điều chỉnh lịch gieo trồng cho hợp lý.
- Quản lý dự án và đầu tư 1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn Lạc Vệ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ lưới sông khá cao trung bình 0,5 - 1 km/km2. 1.1.5 Tài nguyên nhân văn Tài nguyên nhân văn của Lạc Vệ khá đa rạng và phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Với các đình, chùa lễ hội được diễn ra hàng năm. Các bài hát Quan họ được thể hiện nổi tiếng khắp đất nước cũng như nước ngoài. Bên cạnh đó Lạc Vệ còn có các làng nghề truyền thống như: kéo tơ, mây tre đan, làm chổi…Hiện trên địa bàn xã có công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu Phúc Đức, tạo công ăn việc làm cho người dân đặc biệt là cụ già và em nhỏ có việc làm thêm tạo thu nhập, giảm tỉ lệ ăn theo của các hộ gia đình. 1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai Tổng diện tích tự nhiên của xã hiện nay còn là 1061,45 ha. Cơ cấu sử dụng đất chung: Đất nông nghiệp: 801,44 ha chiếm 75,5%. Đất phi nông nghiệp: 260,01 ha chiếm 24,5%. - Đất nông nghiệp Quỹ đất nông nghiệp của xã có 801,44 ha chiếm 75,50% tổng diện tích tự nhiên, tăng 6,65 ha so với năm 2005. Bình quân đất nông nghiệp toàn xã là 661,00m2/người. Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp: 663,46 ha về cơ bản đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Đất nông nghiệp khác 0 ha. Nhìn chung đất nông nghiệp của xã trong những năm qua đã được khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả hơn, nhưng do tốc độ tăng dân số và
- Quản lý dự án và đầu tư nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng, nên diện tích đất nông nghiệp có xu hường giảm dần. Điều này được biểu hiện cụ thể ở bảng 3.1. Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất ở Lạc Vệ năm 2009 Chỉ tiêu Diện tích Tỷ lệ (%) (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 1061,45 100,00 I. Đất nông nghiệp 801,44 75,50 1. Đất sản xuất nông nghiệp 663,46 82,78 - Đất cây hàng năm 660,26 99,52 - Đất cây lâu năm 3,20 0,48 2. Đất nuôi thủy sản 125,34 15,64 3. Đất chăn nuôi xa dân cư 12,64 1,58 II. Đất phi nông nghiệp 260,01 24,50 (Nguồn: Địa chính xã Lạc Vệ) - Đất nuôi trồng thủy sản Xã có nhiều ao, hồ xen kẽ trong thổ cư, ven làng. Dện tích nuôi trồng thủy sản của xã năm 2008 là 125,34ha chiếm 11,81% tổng diện tích tự nhiên của xã tạo điều kiện cho lĩnh vực của xã phát triển, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong vùng. - Đất chăn nuôi xa dân cư là 12,64 ha chiếm 1,58% tổng diện tích đất tự nhiên, giúp giảm lượng rác thải từ vật nuôi trong khu dân cư, góp phần vào công tác BVMT của xã. 1.2.2 Tình hình dân số Lạc Vệ có 11.412 khẩu với 3.016 hộ, ở đây việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình tương đối tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,08% dân số của
- Quản lý dự án và đầu tư xã được bố trí ở 6 thôn: Hương Vân, Hộ Vệ, Nam Viên, Nội Viên, Xuân Hội, An Động. - Tình hình nhân khẩu lao động Nhân khẩu và lao động là tiềm năng lớn của xã để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn về vấn đề xã hội, nhất là vấn đề giải quyết việc làm. Năm 2009, dân số toàn xã là 12400 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,06%/năm, mật độ dân số toàn xã khoảng 1168 người/km2. Sự tăng nhanh về dân số đã tăng cường nguồn lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã, song gây sức ép không nhỏ tới phát triển kinh tế, tới tài nguyên môi trường và xã hội. Tổng số lao động 6 332 người, chiếm 50% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 95.99% tổng lao động xã hội, lao động làm việc buôn bán chiếm 4.01% . Bảng 1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Lạc Vệ năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%) I. Tổng số hộ Hộ 3 166 100 1. Hộ nông nghiệp Hộ 3 102 97.98 2. Hộ công nghiệp – Tiểu Hộ 64 2.02 thủ cồng nghiệp II. Tổng nhân khẩu Người 12 664 100 III. Tổng số lao động Người 6 332 100 1. Lao động nông nghiệp Người 6 078 95.99 2. Lao động buôn bán Người 254 4.01 (Nguồn: Ban thống kê dân số xã Lạc
- Quản lý dự án và đầu tư 1.2.3 Đặc điểm về mặt kinh tế Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kết cấu hạ tầng được đầu tư và củng cố. Dự tính giá trị sản xuất năm 2010 đạt 46.802 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 33.540,4 triệu đồng tăng 9% so với năm 2009, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 7.232 triệu đồng tăng 24% so với năm 2009. Dịch vụ thương mại đạt 6.030 triệu đồng tăng 30,2% so với năm 2009. Cụ thể: a. Về nông nghiệp: - Về trồng trọt: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích sản xuất rau mà có hiệu quả kinh tế. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 1.262,9 ha, tăng 11,61 ha so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch. - Về chăn nuôi: xã chỉ đạo nhân dân tập trung chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và công nghiệp. Ưu tiên phát triển mô hình chăn nuôi trang trại. Theo thống kê năm 2008: tổng đàn lợn là 3.966 con đạt 88% kế hoạch, tổng đàn trâu bò là 1.568 con đạt 80,2% kế hoạch, tổng đàn gia cầm là 75 nghìn con, đạt 100% kế hoạch. Diện tích ao hồ nuôi cá được tiếp tục mở rộng, ưu tiên phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 12.887 triệu đồng, đạt 102% kế hoạch cả năm. b. Về lâm nghiệp và kinh tế vườn: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc bảo quản phòng chống cháy rừng. Công tác bảo vệ lâm nghiệp được duy trì hoạt động có hiệu quả, trong năm không để xảy ra cháy rừng, tổ chức khai thác nhựa thông đúng kế hoạch thiết kế. Giá trị sản xuất lâm nghiệp cây ăn quả ước đạt 3.590 triệu đồng/năm, đạt 122% kế hoạch cả năm. c. Tiểu thủ công nghiệp: Tiếp tục phát huy ngành nghề truyền thống như: mộc, hàn, xay xát, xây dựng, gạch. Hiện nay đã có 171 hộ làm kinh doanh dịch vụ. Giá trị công nghiệp, TTCN và dịch vụ ngành nghề đạt 7.232 triệu đồng, đạt 120% kế hoạch cả năm. d. Dịch vụ thương mại:
- Quản lý dự án và đầu tư Trong năm, xã đã cung ứng kịp thời vật tư, thuốc bảo vệ thực vật để cung cấp cho nhân dân đầu tư thâm canh cây trồng. Các ki ốt trong khu dân cư từng bước được phát triển, mở rộng đa dạng các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu. Giá trị dịch vụ thương mại cả năm ước đạt 6.030 triệu đồng, đạt 117% kế hoạch cả năm. 1.2.4 Đặc điểm văn hoá - xã hội a. Về giáo dục: Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ hoàn thành chương trình trung học cơ sở đạt 95%. b. Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Phong trào vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh xã hội, ma túy, mại dâm được chú trọng quản lý có hiệu quả. c. Về quốc phòng, an ninh: - Về quốc phòng: Tổ chức huấn luyện dân quân, đăng ký quản lý nguồn thanh niên nhập ngũ, nguồn dự bị động viên đạt kết quả khá, xây dựng tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng cơ sở “ An toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu nhé”. Xây dựng quy chế, kết hợp hoạt động giữa quân sự - công an, quân sự với các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác bảo đảm an ninh trên địa bàn xã. - Về an ninh: Trong những năm vừa qua, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Lạc Vệ luôn được giữ vững ổn đinh. Hàng năm, huyện Tiên Du phối hợp với xã Lạc Vệ tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Các hộ dân trong xã đều đăng ký cam kết không buôn bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý, pháo nổ… d. Về cơ sở hạ tầng: Hiện nay, các trục đường chính của xã đã được rải nhựa. Các tuyến đường liên thôn được bê tông hoá. Xã Lạc Vệ hiện có 100% hộ sử dụng điện. 1.2.5 Thực trạng về cơ sở hạ tầng a. Giao thông: Mạng lưới giao thông xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện, tỉnh và cả vùng. Trên địa bàn xã hệ thống giao thông cơ bản đã được rải nhựa, bê tông, tạo nên hệ thống đường bê tông, liên thôn liên xóm. Trong năm 2010 đã làm mới 3.227m đường nhựa, đường bê tông xóm cũng được làm mới ở các xóm 1, 2, 3, 8. Vị trí của
- Quản lý dự án và đầu tư xã cách đường quốc lộ 1A là 3km. Rất thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa. b. Mạng lưới điện: Xã đã có trạm điện 220 KV được cấp từ mạng lưới điện quốc gia phục vụ đầy đủ cho 100% số hộ dân được dùng điện sinh hoạt và đáp ứng cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. c. Thủy lợi: Xây mới các công trình cầu cống nhỏ, mương bê tông, nạo vét mương, đắp đường nội đồng… phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.6 Thực trạng về vệ sinh môi trường Môi trường của xã Lạc Vệ chưa bị ô nhiễm lớn, song vấn đề sử dụng chất kích thích, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng cần được đặt ra giải quyết. 1. 3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi lợn ở xã Lạc Vệ 1.3.1. Thuận lợi: - Ngành chăn nuôi được huyện Tiên Du đề ra phương hướng, mục tiêu giai đoạn 2006- 2010 xác định như sau: "Khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển toàn diện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng loại hình trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại và hộ gia đình tập trung. ứng dụng các tiến bộ KHKT trong phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa nghành chăn nuôi trở thành nghành sản xuất chính chiếm tỉ trọng trên 55% giá trị sản xuất nông nghiệp". Phấn đấu đến năm 2010 nghành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Lạc Vệ đạt giá trị sản xuất 350- 360 tỷ đồng chiếm 55% giá trị sản xuất Nông- Lâm - Thủy sản; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10- 12%. Tổng đàn lợn đạt 90.000- 100.000 con trong đó lợn nái: 15.000- 16.000 con với 5.000- 6.000 nái ngoại… - Điều kiện : Là một xã có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông, điện, nước khá hoàn thiện. - Nhu cầu thị trường: Nắm bắt được Bắc Ninh là một tỉnh lớn nhu cầu tiêu thụ thịt lợn cao, đây là một thị trường tiềm năng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt. Theo phân tích xu hướng tiêu dùng hiện nay, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm ngày
- Quản lý dự án và đầu tư càng cao, không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong khu vực Bắc Ninh mà cả các vùng khác trong cả nước. - Giao thông thuận lợi cho trao đổi mua bán, tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển… 1.3.2. Khó khăn: Tuy nhiên thực tế nghành chăn nuôi xã Lạc Vệ phát triển rộng nhưng chưa sâu, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ vì: - Người chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức về thâm canh và phát triển sản xuất hàng hóa. - Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún. Mỗi hộ trung bình chỉ có từ 3 đến 5 con. - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt lợn là vật nuôi rất dễ bị mắc các bệnh như: lợn tai xanh, tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng… nên tỷ lệ rủi ro cao. - Thiếu vốn và thị trường tiêu thụ không ổn định nên còn lãng phí tiềm năng sẵn có. Nhận xét: Sau khi nghiên cứu và đánh giá các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du nhận thấy: các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thuận lợi cho việc triển khai dự án. Tuy còn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng xét về tổng thể thì việc triển khai dự án là hợp lý, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty cũng như góp phần phát triển kinh tế địa phương, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế huyện Tiên Du. II. Phân tích các vấn đề khó khăn của cộng đồng và thiết lập cây khó khăn - Thực tế ngành chăn nuôi của xã Lạc Vệ chủ yếu là quy mô nhỏ và phân tán, chăn nuôi truyền thống, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng vốn có và theo định hướng chung của tỉnh và nhà nước. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi vẫn chưa được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. - Bên cạnh đó, chăn nuôi ở xã hiện nay hầu như chưa áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến, chưa quan tâm đến kĩ thuật chăn nuôi đúng cách. - Người dân còn thiếu vốn đầu tư cho mua con giống, xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi. - Khó khăn về lựa chọn con giống con giống.
- Quản lý dự án và đầu tư - Dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến rất phức tạp như bệnh tai xanh, lở mồm long móng…gây ra những rủi ro cho người chăn nuôi. - Vấn đề xử lý chất thải ra ngoài môi trường là vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực. Từ thực tế trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng mô hình chăn nuôi lơn thịt công nghệ cao là rất cần thiết, một mặt để tạo ra sản phẩm giống lợn thịt có chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, mặt khác nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại lợi nhuận cho các hộ gia đình. Sơ đồ 2.1 Cây vấn đề
- Quản lý dự án và đầu tư Giảm nhiễm môi trường Thu nhập thấp Thiếu việc làm CHĂN NUÔI LỢN THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG Chất thải ô nhiễm Quy mô nhỏ, lẻ Giá thấp Rủi ro Chưa có Sản Vốn Năng Chất Sản Thông Dịch Thời công xuất đầu suất lượng phầm tin thị bệnh tiết trình xử phân tư thấp sản kém trường khí lý chất tán thấp phẩm đa hậu thải thấp dạng Cơ hội Chất áp dụng lượng KHCN ít giống thấp Công tác Khả khuyến năng tiếp nông yếu cận của (thiếu người cán bộ, dân thấp trình độ)
- Quản lý dự án và đầu tư III. Phân tích mục tiêu và thiết lập cây mục tiêu 3.1. Mục tiêu chung - Đầu tư phát triển giống lợn nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, phát triển theo hướng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. - Phát triển chăn nuôi lợn gắn liền với sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân địa phương. - Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể Để có thế đạt được những mục tiêu chung cần đề ra các mục tiêu cụ thể: - Hiệu qủa về cả số lượng lẫn chất lượng của lợn, từ đó đẩy mạnh xu hướng lợn siêu nạc hóa. - Nâng cao chất lượng chuồng trại, thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật mới vào chăn nuôi. - Đầu tư tạo ra lợn giống có chất lượng cao, đảm bảo đực giống đưa ra sản xuất phải có ít nhất 2-3 máu ngoại trở lên, để tạo ra đàn con lai lợn thịt siêu nạc có sức sống cao, tiêu tốn thức ăn ít trên 1kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế. - Ổn định thị trường, hạn chế rủi ro xảy ra. - Nâng cao kĩ thuật chăn nuôi. - Tạo điều kiện cho người dân vay vốn, phát triển chăn nuôi. Sơ đồ 3.1 Cây mục tiêu
- Quản lý dự án và đầu tư Giảm nhiễm môi trường Nâng cao thu nhập Giải quyết việc làm CHĂN NUÔI LỢN THỊT SIÊU NẠC CÔNG NGHỆ CAO Giảm chất thải ô nhiễm Mở rộng quy mô Giá cao Giảm rủi ro Xây Sản Tăng Tăng Nâng Sản Ổn Phòng Hạn chế dựng xuất vốn năng cao phầm định trừ sự ảnh công tập đầu suất chất đa thông Dịch hưởng trình xử trung tư lượng dạng tin thị bệnh của Thời lý chất sản trường tiết khí thải phẩm hậu Tăng cơ Chất Xây Tăng Tìm hiểu hội áp lượng dựng khả thông tin dụng giống thương năng người KHCN cao hiệu cạnh tiêu thụ tranh Tăng Tăng cường khả năng công tác tiếp thu khuyến của nông người dân
- Quản lý dự án và đầu tư Hình ảnh 3.1 Chăn nuôi theo kiểu truyền thống Hình ảnh 3.2 Chăn nuôi theo công nghệ cao IV. Phân tích, dự kiến đầu ra mong đợi 4.1. Dự kiến đầu ra 4.1.1. Mục tiêu đầu tư: Trại lợn nái siêu nạc kết hợp trông cây sinh thái, với quy mô 1200 lợn nái/năm, sinh sản năm 2,5 lứa. Sản xuất lợn thịt siêu nạc. Sản phẩm lợn con: Lợn con sau khi sinh được 21 ngày tuổi, với trọng lượng tiêu chuẩn từ 8-10 kg cho xuất chuồng để bán cho cở sở sản xuất lợn hộp xuất khẩu. - Số lượng lợn con được xác định trên cơ sở chu kỳ sinh sản của lợn nái là 2,5 lứa/năm và 10 con/một nái đẻ. Số lượng lợn con cho một năm sản xuất đạt khoảng 30.000 con.
- Quản lý dự án và đầu tư - Quy mô tổng đàn tại thời điểm lớn nhất, bao gồm lợn nái sinh sản, lợn đực và lợn con ước đạt: 3000 con. - Giá bán lợn con tiêu chuẩn (8-10 kg) tính theo đầu con: 720.000 đồng/con. 4.1.2. Dự kiến doanh thu của dự án: Công suất của dự án đạt được qua các năm dự kiến như sau: - Năm thứ nhất (30% công suất). Thì doanh thu là: 6.480.000.000 VNĐ - Năm thứ hai (60% công suất). Thì doanh thu là: 12.960.000.000 VNĐ - Từ năm thứ ba trở đi (100% công suất). Thì doanh thu là: 21.600.000.000 VNĐ 4.2. Dự kiến thị trường tiêu thụ - Khách hàng tiềm năng là các Công ty sản xuất thịt lợn hộp xuất khẩu trong nước và các Nhà nhập khẩu nước ngoài. - Ngoài ra còn cung cấp lợn giống cho người dân địa phương, là các Nhà hàng, khách sạn lớn trong và ngoài tỉnh. 4.3. Tăng thu nhập Là xã thuần nông nên thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Với việc chăn nuôi theo hình thức truyền thống mang lại lợi nhuận không cao cho người dân, áp hình thức chăn nuôi mới tăng được năng suất vật nuôi, tăng được giá thành, tăng thu nhập cho người dân. 4.4. Giải quyết công ăn, việc làm Theo số liệu điều tra thực tế xã Lạc Vệ chủ yếu chỉ chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình, chăn nuôi nhỏ lẻ. Là một xã thuần nông nên chủ yếu trồng lúa, việc chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghệ cao giúp cho việc giải quyết công ăn việc làm cho những ngày nông nhàn, tận dụng được lực lượng lao động không nhỏ trong địa phương. Nó giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, đóng góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. V. Phân tích xác định các hoạt động của dự án Qua hoạt động thực tiễn cho thấy chăn nuôi lợn theo cách truyền thống gặp phải rất nhiều mặt hạn chế là: chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, năng suất thấp, tiêu thụ bị động, chất lượng còn thấp, giá thành cao cao dẫn đến cạnh tranh thấp. Bảng 5.1 Lựa chọn phương án hoạt động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo dự án: Xây dựng mô hình nhân giống nấm và chuyển giao công nghệ sản xuất nấm ăn tại Quảng Bình
68 p | 221 | 67
-
Thuyết trình Quản trị dự án: Xây dựng mô hình ERP cho trường đại học X
29 p | 303 | 63
-
Báo cáo kết quả dự án: Xây dựng Mô hình sản xuất, bảo quản và chế biến một số loại rau tại huyện Đan Phượng - tỉnh Hà Tây
83 p | 212 | 39
-
Báo cáo kết quả dự án: Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất lúa tại xã Thới Long, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ
81 p | 202 | 37
-
Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng Mô hình và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh
73 p | 196 | 34
-
Báo cáo:Kế quả thực hiện dự án xây dựng mô hình chế biến rau , củ , quả thảnh sản phẩm hàng hóa
101 p | 159 | 30
-
Báo cáo kết quả dự án: Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng
73 p | 193 | 28
-
Luận án tốt nghiệp: Xây dựng mô hình quản lý CSDL hóa đơn tiền điện, thực hiện chương trình quản lý hệ thống trên Oracle
69 p | 137 | 20
-
Báo cáo kết quả dự án: Xây dựng Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế vùng chè 3 xã miền núi huyện Minh Long - tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 117 | 15
-
Báo cáo:Tổng kết thực hiện kết quả toàn diện dự án xây dựng mô hình xưởng chế biến chè đắng khổ đinh trà loại trà đặc sản tỉnh Cao Bằng
58 p | 122 | 10
-
Luận án tiến sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng mô hình lai cho bài toán dự báo theo tiếp cận mờ hướng dữ liệu
132 p | 78 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
60 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện của dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định nhà nước bằng phương pháp AHP
144 p | 66 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa chất: Xây dựng mô hình địa môi trường các mỏ sulfid nickel - đồng có nguồn gốc magma ở Việt Nam
153 p | 15 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Xây dựng mô hình lai cho bài toán dự báo theo tiếp cận mờ hướng dữ liệu
56 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Ứng dựng mô hình hồi quy ước tính chi phí quản lý thi công dự án nhà công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
110 p | 28 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo nguồn nhân lực thuyền viên xuất khẩu Việt Nam
25 p | 59 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng: Xây dựng mô hình lựa chọn phương án thiết kế các công trình dân dụng cấp 2 tại Long An
126 p | 41 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn