Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 8
download
Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2018. Chương trình 41 mặc dù mang lại hiệu quả xã hội giúp mở rộng mạng lưới trường mầm non trên địa bàn, đáp ứng cơ sở vật chất khang trang, tiện ích cho công tác nuôi dạy trẻ bậc học mầm non nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp trong quá trình thực hiện tài trợ đồng thời làm tăng nợ công cho ngân sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ ANH ĐÀO MÔ HÌNH TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP BẰNG VỐN VAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ ANH ĐÀO MÔ HÌNH TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP BẰNG VỐN VAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đưa ra kết luận trong luận văn nghiên cứu này do tác giả thu thập từ nguồn đáng tin cậy và được ghi chú nguồn gốc. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập, quá trình làm việc và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 2019 Tác giả Đoàn Thị Anh Đào
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT Chương 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề : ............................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 3 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu : ..................................................................................... 4 1.5. Cấu trúc luận văn: .................................................................................................. 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 6 2.1. Tài trợ dự án xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp: .................................. 6 2.2. Tài trợ dự án xây dựng từ nguồn vốn nhà nước: ................................................ 9 Chương 3 MÔ HÌNH TÀI TRỢ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP BẰNG VỐN VAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH11 3.1. Mô hình tài trợ dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: ............................................................................... 11 3.2. Các điều kiện thực hiện mô hình tài trợ: ........................................................... 13 Chương 4 QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP BẰNG NGUỒN VỐN VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH 41 ............... 15 4.1. Thực trạng thực hiện Chương trình tài trợ theo Quyết định 41/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố. ............................................................................... 15 4.2. Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng một dự án trường mầm non công lập và quá trình thực hiện tài trợ cho dự án bằng vốn vay: ............................................... 16
- 4.2.1. Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng của dự án trường mầm non Phường 15 Quận 8: ....................................................................................................................... 16 4.2.2. Quá trình thực hiện tài trợ cho dự án bằng vốn vay: ....................................... 24 4.3. Các rủi ro/ các vấn đề phát sinh: ........................................................................ 33 4.3.1. Đối với chủ đầu tư (bên đi vay): ...................................................................... 34 4.3.2. Đối với tổ chức tín dụng (bên cho vay): .......................................................... 37 Chương 5 GIẢI PHÁP TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP BẰNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ............................................................................................. 39 5.1. Những điểm hạn chế và không phù hợp kiến nghị điều chỉnh trong Chương trình huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng các dự án trường mầm non công lập.................................................................................................................................. 39 5.2. Giải pháp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ................................ 41 Chương 6 KẾT LUẬN ............................................................................................ 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Tổng hợp chi phí dự án trường mầm non phường 15 quận 8 ............... 23 Bảng 4.2 Bảng thuyết minh tính lãi vay đưa vào tổng mức đầu tư ........................ 24 Bảng 4.3 Lịch trả nợ .................................................................................................... 31
- TÓM TẮT Mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng nhiều trường mầm non nhằm đáp ứng lượng trẻ em độ tuổi mầm non đang tăng, nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị cho giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng ngân sách có hạn. Do đó Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 ban hành Quy định về Chương trình huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là chương trình 41) nhằm giải quyết vấn đề này. Đây là mô hình mới của thành phố trong việc đầu tư xây dựng các trường mầm non bằng nguồn tài trợ nợ. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2018. Chương trình này mặc dù mang lại hiệu quả xã hội, giúp mở rộng mạng lưới trường mầm non trên địa bàn, đáp ứng cơ sở vật chất khang trang, tiện ích cho công tác nuôi dạy trẻ bậc học mầm non nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp trong quá trình thực hiện tài trợ đồng thời làm tăng nợ công cho ngân sách. Từ đó rút ra những hạn chế của chương trình 41 mà chính quyền thành phố cần điều chỉnh và đề xuất phương thức huy động vốn khác là trái phiếu chính quyền địa phương. Từ khóa: tài trợ, trường mầm non, dự án xây dựng.
- ABSTRACT The funding model for public kindergarten projects by loans in Ho Chi Minh City. The construction of many kindergartens to meet the increasing number of preschool children and to improve educational facilities and equipment in Ho Chi Minh city needs a huge investment but the budget is limited. Therefore, the City People's Committee issued Decision No.41/2014/QD-UBND dated November 26, 2014, promulgating the Regulation on the program of mobilizing capital and providing loans for construction of public kindergartens in Ho Chi Minh City (also called program 41) to solve the problem. This is a new model of the city to invest in the construction of kindergartens by sponsor loans. The objective of this study is to analyze the funding model for public kindergarten projects by loans in Ho Chi Minh City from 2015 to 2018. This program brings about social efficiency and helps to expand the network of kindergartens in the area with spacious facilities and utilities for raising preschool children. However, there are many points that are not yet appropriate in the process of financing and it also increases public debt. From these analyses, we can see the limitations of program 41 that the city government needs to adjust and propose another method of capital mobilization which is municipal bonds. Keywords: financing, kindergarten, construction project.
- 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề : Hệ thống giáo dục Việt Nam đang được quan tâm đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục vì đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu, là đầu tư phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục cũng tăng theo, từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là việc huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các trường học và đóng góp kinh phí cho giáo dục. Các nguồn đầu tư cho ngành giáo dục ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn và đáp ứng hiệu quả sử dụng cho xã hội. Cơ sở vật chất nhà trường dần được cải thiện. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% năm 2006 lên 71% năm 2010. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu. Vẫn còn tình trạng phòng học tạm tranh tre, nứa lá ở mầm non và phổ thông, nhất là ở nơi vùng sâu, vùng xa. Số lượng, chủng loại và chất lượng các phương tiện dạy học cũng như thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn chưa đảm bảo so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn quy định. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 đối với giáo dục mầm non là hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10% (Chính Phủ, 2012). Do đó, các trường mầm non đang được triển khai đầu tư nhiều dự án xây dựng mới, cũng như nâng cấp, mở rộng các trường cũ nhằm đáp ứng được số lượng trẻ em độ tuổi mầm non đang gia tăng, nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành giáo dục tại Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, việc đầu tư xây dựng các trường học vẫn là một trong những nhóm dự án được chú trọng vì mục tiêu phát triển nguồn lực con
- 2 người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Hàng năm thành phố đã dành khoảng 2.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học (Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, 2016). Trong hệ thống giáo dục hiện nay, thành phố rất quan tâm đến công tác chăm lo phát triển giáo dục mầm non, các cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng mới tăng dần qua các năm tuy nhiên vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân địa phương, công nhân lao động tại các khu công nghiệp trong thành phố, do đó đã phát sinh khá nhiều điểm giữ trẻ tự phát tại các địa phương. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước hiện nay đối với hoạt động nuôi dạy trẻ chưa chặt chẽ, thiếu sự quan tâm kiểm tra, giám sát chất lượng nuôi dạy trẻ nhất là đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập (Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2014). Từ đó đã dẫn đến các hành vi ngược đãi đối với trẻ tại các nhóm trẻ tự phát, cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập chưa đủ chuẩn mà nhiều cơ quan thông tấn báo chí đã đăng tải thông tin như : vụ bạo hành ở cơ sở mầm non Mầm Xanh ở Quận 12; vụ bạo hành tại cơ sở mầm non Ánh Sao Vàng, huyện Bình Chánh... Ngoài ra việc giữ trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tại các trường mầm non công lập vẫn chưa được quan tâm trong khi nhu cầu giữ trẻ ở độ tuổi này rất lớn đặc biệt là giới công nhân lao động và dân nhập cư từ nơi khác đến nên họ phải gửi con ở các nhóm trẻ tự phát thiếu an toàn, người giữ trẻ hầu như chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh khi giải quyết tình huống xảy ra ở trẻ. Tỉ lệ dân số tại thành phố tăng nhanh; tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục ngày càng được chú trọng về công tác giảng dạy, thiết bị giảng dạy, sĩ số học sinh trong mỗi lớp; dẫn đến áp lực về cơ sở vật chất giáo dục yêu cầu ngày càng cao. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các giải pháp để giải quyết tình trạng nêu trên, một trong các giải pháp là ưu tiên xây dựng các trường mầm non để giải quyết tình trạng thiếu lớp đối với trẻ em mầm non và hạn chế được tình trạng bạo hành trẻ. Tuy nhiên để có thể xây dựng được nhiều trường mầm non đáp ứng nhu cầu thực tế cần lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng ngân sách có hạn, do
- 3 đó Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 ban hành Quy định về Chương trình huy động vốn, cho vay đầu tư xây dựng trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm giải quyết lượng vốn đầu tư xây dựng trường mầm non (gọi tắt là Chương trình 41). Chương trình được thực hiện theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó tác giả nhận thấy đây là mô hình mới của thành phố trong việc thực hiện giải pháp xây dựng các trường mầm non đáp ứng kịp thời nhu cầu đi học cho trẻ em trong độ tuổi mầm non trên toàn thành phố, cơ sở vật chất đạt chuẩn chất lượng giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2018. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích mô hình tài trợ cho các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến 2018. Chương trình 41 mặc dù mang lại hiệu quả xã hội giúp mở rộng mạng lưới trường mầm non trên địa bàn, đáp ứng cơ sở vật chất khang trang, tiện ích cho công tác nuôi dạy trẻ bậc học mầm non nhưng còn nhiều điểm chưa phù hợp trong quá trình thực hiện tài trợ đồng thời làm tăng nợ công cho ngân sách. Từ đó rút ra những hạn chế và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho chính quyền thành phố. 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu : các dự án xây dựng trường mầm non công lập được tài trợ bằng vốn vay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2018. Đối tượng nghiên cứu : mô hình tài trợ các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay.
- 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu : Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp về các dự án xây dựng trường mầm non trên địa bàn TP.HCM từ năm 2015 đến năm 2018 theo danh mục dự án được duyệt tại Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm nguồn vốn, thời gian hoàn thành dự án, chi phí của dự án từ lúc phê duyệt tổng mức đầu tư đến khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, thời gian giải ngân vốn vay, lãi suất cho vay, vốn gốc và lãi dự kiến của dự án, kế hoạch trả nợ vay. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận huyện trên địa bàn TP.HCM. Do các dự án xây dựng đều phải thực hiện theo quy trình đầu tư công như dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy trình tài trợ dự án được thực hiện theo những văn bản hướng dẫn của các Sở chuyên ngành nên tác giả chọn mẫu một dự án trên tổng số dự án được duyệt thực hiện tại Quyết định số 41/2014/QĐ- UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu chi tiết về mô hình tài trợ theo Chương trình 41. Bằng cách phân tích quá trình thực hiện dự án, quá trình tài trợ dự án để thấy được mối quan hệ giữa hai quá trình này. Theo đó tác giả lập các bảng dữ liệu về chi phí dự án, dữ liệu giải ngân, kế hoạch trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn trả để thực hiện mô tả, so sánh và đưa ra các nhận định về mô hình tài trợ trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và phân tích. 1.5. Cấu trúc luận văn: Luận văn thạc sĩ này ngoài tài liệu tham khảo và các phụ lục, được bố cục thành 6 chương với 44 trang. Trong chương 1, tác giả xin giới thiệu về sự cần thiết dẫn đến mô hình tài trợ các dự án xây dựng trường mầm non công lập bằng vốn vay, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2, tác giả nêu lên cơ sở lý thuyết liên quan đến việc tài trợ cho dự án xây dựng. Chương 3, tác giả đề cập mô hình tài trợ các dự án xây dựng trường mầm non bằng vốn vay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ở chương 4, tác giả đưa ra thực trạng thực hiện xây dựng các dự án trường mầm non công lập trong chương trình
- 5 41; đồng thời chọn mẫu dự án tiêu biểu trong chương trình để phân tích các bước thực hiện dự án và các bước tài trợ dự án mà tác giả đã tham gia, qua đó thấy được quá trình thực hiện dự án có ảnh hưởng đến quá trình tài trợ dự án để từ đó rút ra những rủi ro, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình 41. Tại chương 5, tác giả nêu lên những điểm hạn chế, không phù hợp của chương trình 41 đề xuất chính quyền thành phố cần điều chỉnh và đưa ra giải pháp tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng trường mầm non công lập bằng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Cuối cùng là chương 6, tác giả tóm tắt nội dung và kết luận.
- 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Để thực hiện đầu tư một dự án xây dựng nói chung và đầu tư một dự án trường mầm non nói riêng có thể sử dụng từ nhiều nguồn tài trợ dài hạn khác nhau, có thể chia làm hai loại nguồn tài trợ: tài trợ bên trong và tài trợ bên ngoài. 2.1. Tài trợ dự án xây dựng từ nguồn vốn của doanh nghiệp: Xem xét việc đầu tư cho các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, có thể sử dụng các loại nguồn tài trợ như: a. Nguồn tài trợ bên trong: còn gọi là nguồn vốn nội bộ, đây là nguồn tiền để tài trợ cho các khoản đầu tư lấy từ các quỹ mà doanh nghiệp đã để lại từ khấu hao và từ thu nhập không chi trả cổ tức. Các cổ đông thường hài lòng với việc tái đầu tư từ nguồn tài trợ này vào những dự án có giá trị hiện tại thuần dương (NPV >0) vì họ kỳ vọng sẽ giúp cho giá cổ phần của họ tăng. Việc thực hiện đầu tư dự án từ nguồn vốn tài trợ này yêu cầu doanh nghiệp phải có sự tính toán trong việc sử dụng lợi nhuận cho tái đầu tư là bao nhiêu thay vì chi trả cổ tức, từ đó doanh nghiệp cần có chính sách chi trả cổ tức phù hợp (Brealey và cộng sự, 2011). Sử dụng nguồn tài trợ bên trong giúp cho doanh nghiệp chủ động và kịp thời quyết định đầu tư dự án; đồng thời tránh được chi phí phát hành chứng khoán mới; tránh áp lực thanh toán nợ và lãi vay; không bị chia sẻ quyền kiểm soát; tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn này cũng gây ra một số hạn chế nhất định trong hoạt động của doanh nghiệp như: không đủ năng lực tài chính để đầu tư cho các dự án có quy mô lớn; không tạo động lực thúc đẩy các nhà quản lý mở rộng quy mô doanh nghiệp; không có tác động của đòn bẫy tài chính để làm tăng thu nhập cho chủ sở hữu. Ngoài ra doanh nghiệp vẫn có lúc bị thâm hụt tài chính, để bù đắp thâm hụt doanh nghiệp phải thực hiện cắt giảm cổ tức để gia tăng lợi nhuận giữ lại hoặc doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tài trợ bên ngoài bằng cách phát hành nợ hay phát hành cổ phiếu mới (Brealey và cộng sự, 2011).
- 7 b. Nguồn vốn tài trợ bên ngoài: bao gồm nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu và nguồn vốn từ phát hành nợ. b.1. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu là hình thức tài trợ vốn được huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Nguồn vốn cổ phiếu thường: không có kỳ hạn và không phải hoàn vốn từ đó sẽ giúp doanh nghiệp chủ động sử dụng vốn trong kinh doanh và đầu tư dự án quy mô lớn mà không chịu áp lực trả nợ. Việc chi trả cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chính sách cổ tức của công ty. Nguồn vốn này giúp tăng hệ số vốn chủ sở hữu, tăng tỷ lệ đảm bảo nợ của công ty, tăng mức độ tín nhiệm và giảm rủi ro tài chính. Khi công ty có chiều hướng phát triển tốt, lợi nhuận cao, cổ phiếu thường dễ bán hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu nên dễ dàng phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Nguồn vốn cổ phần thường cũng có những hạn chế như: doanh nghiệp phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho các cổ đông mới, gây khó khăn cho việc quản lý và điều hành kinh doanh của công ty. Chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các cổ đông mới, gây bất lợi cho các cổ đông cũ khi công ty có triển vọng kinh doanh tốt trong tương lai. Chi phí phát hành cổ phiếu thường cao hơn chi phí phát hành của cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, do đầu tư vào cổ phiếu thường có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với đầu tư vào các loại chứng khoán khác. Lợi tức cổ phần không được khấu trừ thuế, dẫn đến chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nợ. Ngoài ra việc phát hành thêm cổ phiếu thường ra công chúng cũng dễ dẫn đến hiện tượng “loãng giá” cổ phiếu của công ty. Nguồn vốn cổ phần ưu đãi: có đặc điểm của cổ phần thường nhưng có những ràng buộc nhất định như doanh nghiệp phải trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi trước khi chi trả cổ tức cho cổ phần thường, cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của công ty, vì vậy nó có cả đặc điểm của trái phiếu (Ross và cộng sự, 2013). Do tính chất lưỡng tính của cổ phiếu ưu đãi, nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãi sẽ
- 8 phù hợp trong bối cảnh nếu như việc sử dụng trái phiếu và cổ phiếu thường đều làm bất lợi cho doanh nghiệp, cổ phiếu ưu đãi là một nguồn tài trợ ít quan trọng hơn nợ (Brealey và cộng sự, 2011). b.2. Nguồn vốn từ phát hành nợ: bên cạnh việc phát hành cổ phiếu mới, doanh nghiệp có thể thực hiện phát hành nợ bằng các hình thức như vay vốn dài hạn của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu với mục tiêu đầu tư vào các dự án nhằm làm giảm áp lực về vốn cho doanh nghiệp. Việc tài trợ dự án là hoạt động cung cấp tài chính cho dự án đầu tư trong đó nhà đầu tư căn cứ chủ yếu vào dòng tiền phát sinh từ dự án để hoàn tất trách nhiệm tài chính, căn cứ vào chính tài sản và năng lực sinh lợi của dự án là giá trị bảo đảm các trách nhiệm tài chính. Công ty điều hành dự án là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của dự án, được hạch toán riêng. Trách nhiệm giữa các bên tham gia dự án cao hơn và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Vay vốn dài hạn của các ngân hàng là hình thức huy động vốn mà theo đó ngân hàng giao hoặc cam kết giao cho doanh nghiệp một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Khoản vay dài hạn thường được hoàn trả theo phương thức đều đặn, thường xuyên, có thể sau một thời kỳ ân hạn ban đầu (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2003). Tài sản bảo đảm cho các khoản vay thường chính là tài sản hình thành từ vốn vay, ví dụ như bất động sản và công trình trên đất đối với dự án đầu tư bất động sản; nhà máy và máy móc thiết bị đối với công trình xây dựng nhà máy sản xuất… Ngoài ra, một số ngân hàng, ngoài tài sản hình thành từ vốn vay, có thể yêu cầu bổ sung khoảng 20 -30% tài sản khác trước khi tài sản hình thành từ vốn vay hoàn thành. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức được quy định trước. Mệnh giá trái phiếu (giá trị danh nghĩa của trái phiếu) là giá trị ghi trên trái phiếu và được xem là số vốn gốc. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định số lãi tiền vay mà người phát hành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1457 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 827 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 449 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 398 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 341 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 223 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 229 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 184 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn