DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp một cách ổn định, bền vững, các nhà quản <br />
lý phải dự báo được nhu cầu về vốn để định hướng cho việc hoạch định kế hoạch kinh <br />
doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh. Chính vì thế, dự báo nói chung và dự báo các chỉ <br />
tiêu tài chính nói riêng là một chức năng quan trọng, không thể thiếu đối với các nhà quản lý, <br />
là công cụ để kiểm tra, theo dõi tình hình HĐKD.<br />
<br />
Dự báo các chỉ tiêu tài chính là gì?<br />
<br />
Dự báo các chỉ tiêu tài chính là việc tính toán trước các chỉ tiêu tài chính mà doanh nghiệp có <br />
thể đạt được dựa trên các giả thiết về năng lực và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp <br />
trong tương lai. Dự báo các chỉ tiêu tài chính là căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu về vốn <br />
cho hoạt động của doanh nghiệp<br />
Có thể nói, dự báo các chỉ tiêu tài chính luôn là mối quan tâm của người sử dụng thông tin <br />
trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Ý nghĩa dự báo các chỉ tiêu tài chính<br />
<br />
Dựa vào kết quả dự báo các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý thấy được triển vọng tài chính <br />
của doanh nghiệp trong tương lai để ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Nếu kết quả dự <br />
báo về các chỉ tiêu tài chính khả quan, tình trạng tài chính và an ninh tài chính tốt, chắc chắn <br />
các kế hoạch và phương án kinh doanh hiện tại sẽ tiếp tục được duy trì và mở rộng. Ngược <br />
lại, nếu kết quả dự báo về các chỉ tiêu tài chính không khả quan, tình trạng tài chính của <br />
doanh nghiệp xấu đi, chắc chắn các kế hoạch và phương án kinh doanh hiện tại phải được <br />
thay đổi để cải thiện tình hình tài chính. Kết quả dự báo các chỉ tiêu tài chính chính là căn cứ <br />
tin cậy để các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong hoạch định kế hoạch tài chính, bảo <br />
đảm đáp ứng yêu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh<br />
Nhờ có kết quả dự báo về các chỉ tiêu tài chính, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhà cung cấp <br />
tín dụng,… đánh giá tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, đề ra các <br />
quyết định liên quan đến đầu tư, cho vay, bán chịu…phù hợp, đúng đắn, tránh được những <br />
rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra<br />
Dự báo các chỉ tiêu tài chính còn cảnh bá trước được những khó khăn mà doanh nghiệp có thể <br />
đương đầu và giúp cho những người sử dụng thông tin có căn cứ để nhận định chính xác để <br />
doanh nghiệp cùng những thuận lợi, khó khăn và môi trường kinh doanh hiện tại của doanh <br />
nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá chính xác hoạt động của từng bộ phận cả về hiệu quả hoạt <br />
động lẫn sự phối hợp hoạt động<br />
Phương pháp dự báo các chỉ tiêu tài chính<br />
<br />
Dự báo các chỉ tiêu tài chính được bắt đầu bằng việc dự báo chỉ tiêu doanh thu thuần bán <br />
hàng và cung cấp dịch vụ. Để dự báo chỉ tiêu này các nhà phân tích dựa vào kết quả đạt được <br />
trong quá khứ kết hợp với điều kiện hiện tại và những giả thiết về môi trường hoạt động <br />
trong tương lai hoặc có thể trên cơ sở điều kiện hiện tại gắn với những giả thiết về năng <br />
lực hoạt động củ doanh nghiệp trong tương lai của doanh nghiệp. Dự báo chỉ tiêu doanh thu <br />
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có thể được thực hiện bằng phương pháp phân tích định <br />
lượng. Phân tích định tính mang nặng tính chủ quan của người phân tích trong việc suy đoán, <br />
cảm nhận. Vì thế, mức độ chính xác của phương pháp phân tích định tính phụ thuộc nhiều <br />
vào trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà phân tích học logistics ở đâu<br />
<br />
Phương pháp phân tích định tính<br />
<br />
Phương pháp phân tích định tính sử dụng để dự báo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp <br />
dịch vụ được áp dụng dưới nhiều phương pháp cụ thể khác nhau như:<br />
Phương pháp lấy ý kiến của cán bộ điều hành<br />
<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến của cán bộ điều hành, nhóm các nhà quản lý cấp cao sử dụng các số <br />
liệu thống kê tổng hợp kết hợp với các kết quả đánh giá ý kiến của cán bộ điều hành các bộ <br />
phận liên quan (marketing, kỹ thuật, tài chính, sản xuất, tiêu thụ) để đưa ra những con số dự <br />
báo về nhu cầu chung của thị trường về các mặt hàng của doanh nghiệp<br />
Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của đội ngũ bán hàng<br />
Phương pháp lấy ý kiến hỗn hợp của lực lượng bán hàng được thực hiện bằng cách thu <br />
nhập ý kiến dự báo của các nhân viên bán hàng ở các khu vực, các thị trường, các mặt hàng <br />
khác nhau.<br />
Những dự báo riêng lẻ của đội ngũ bán hàng sẽ được thẩm định để bảo đảm tính hiện thực, <br />
sau đó được tổng hợp lại để hình thành dự báo về nhu cầu chung của toàn thị trường.<br />
Phương pháp này dựa trên cơ sở am hiểu của nhân viên bán hàng về nhu cầu và thị hiếu của <br />
người tiêu dùng<br />
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu thị trường người tiêu dùng tập trung vào việc lấy ý kiến của khách <br />
hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thông qua các hình thức khác nhau <br />
như tổ chức các cuộc điều tra lấy ý kiến của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn <br />
thông qua điện thoại, gửi phiếu điều tra tới gia đình hoặc cơ sở tiêu dùng,…<br />
Vì thế, phương pháp này vừa giúp doanh nghiệp có cơ sở dự báo nhu cầu tiêu thị chung vừa <br />
có thể nắm được những đánh giá của khách hàng về mặt hàng, dịch vụ mà doanh nghiệp <br />
cung cấp để cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp<br />
Phương pháp Delphi<br />
<br />
<br />
Phương pháp Delphi là phương pháp dự báo bằng trưng cầu ý kiến điển hình do hai nhà khoa <br />
học người Mỹ là O.Helmer và D.Gordon đề xướng và lấy tên một thành phố cổ Hy Lạp.<br />
Theo phương pháp này, việc dự báo được thực hiện bằng cách thu thập ý kiến của các <br />
chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp ở những vùng địa lý khác nhau.<br />
Trên cơ sở các câu hỏi được phát cho các chuyên gia và ý kiến phản hồi của họ, các nhà phân <br />
tích sẽ tiến hành sắp xếp, chọn lọc và biên tập lại rồi gửi cho các chuyên gia trả lời tiếp.<br />
Quá trình được lặp đi, lặp lại nhiều lần cho đến khi thỏa mãn những yêu cầu đề ra.<br />
Phương pháp này tránh được ảnh hưởng do mối liên hệ cá nhân giữa các chuyên gia với nhau <br />
và họ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến của một người nào đó có ưu thế trong số người được <br />
hỏi ý kiến<br />
Phương pháp phân tích định lượng<br />
<br />
Khác với phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng sử dụng để dự <br />
báo các chỉ tiêu tài chính nói chung và dự báo doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ <br />
nói riêng được căn cứ vào các mô hình kinh tế lượng hoặc mô hình chuỗi thời gian. Để đáp <br />
dụng phương pháp định lượng trong dự báo, trước hết phải xác định mục tiêu dự báo. Từ đó, <br />
lựa chọn các mặt hàng cần dự báo, xác định thời gian dự báo và lựa chọn mô hình dự báo. <br />
Căn cứ vào mô hình dự báo đã lựa chọn, thu thập các dữ liệu cần thiết và tiến hàng dự báo. <br />
Sau khi thực hiện dự báo, cần sử dụng kết quả dự báo vào thực tế và theo dõi kết quả dự <br />
báo<br />
Phương pháp dự báo theo mô hình kinh tế lượng<br />
<br />
<br />
Dự báo kinh tế lượng đặt cơ sở trên mô hình hồi quy để kết nối một (hay nhiều) biến phụ <br />
thuộc (phản ánh doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ) với một số biến độc lập. <br />
Theo đó, các nhà phân tích phải đi ngược về quá khứ để nghiên cứu mỗi quan hệ giữa doanh <br />
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với các biến độc lập (sản lượng tiêu thụ, giá bán, <br />
chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ,…) diễn ra theo thời gian. Mối quan hệ giữa các biến <br />
phụ thuộc và biến độc lập được biểu diễn thành phương trình gọi là phương trình hồi quy và <br />
dựa vào đó, các nhà phân tích có thể dự báo được trị số của các biến phụ thuộc trong tương <br />
lai<br />
Để áp dụng phương pháp kinh tế lượng, các nhà phân tích phải thu thập, khảo sát dữ liệu <br />
trong quá khứ nhằm ước lượng, xác định hay xây dựng một số mô hình dự báo có thể vận <br />
dụng. Mô hình dự báo thích hợp được lựa chọn là mô hình thu được chuỗi các giá trị tương <br />
ứng gần nhất với dữ liệu thực tế trong quá khứ xa. Do sử dụng mô hình để dự báo lại dữ <br />
liệu theo mẫu nên việc dự báo này được gọi là dự báo theo mẫu. Tiếp theo, các nhà phân tích <br />
sử dụng mô hình đã lựa chọn để tiến hành dự báo cho quá khứ gần nhằm kiểm định lại độ <br />
chính xác của mô hình dự báo lựa chọn. Việc dự báo cho quá khứ gần vì thế được gọi là dự <br />
báo kiểm định. Sau khi được kiểm định, nếu được cấp nhận, mô hình này sẽ được sử dụng <br />
để dự báo thời gian tiếp theo<br />
Như vậy, về thực chất các nhà phân tích đã sử dụng mô hình dự báo kinh tế lượng nhằm kết <br />
nối biến phụ thuộc với một số biến độc lập được xem là có tác động ảnh hưởng đến biến <br />
phụ thuộc. Trên cơ sở đó, đánh giá mức độ thích ứng của mô hình và sử dụng mô hình để dự <br />
báo giá trị của biến phụ thuộc trong tương lai trong điều kiện giá trị của biến độc lập đã biết <br />
trước hoặc chưa biết. Do đó có khả năng phản ánh các thay đổi ở các biến phụ thuộc trong <br />
tương lai nên phương pháp kinh tế lượng được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong dự <br />
báo dài hạn, dự báo vĩ mô.<br />
Phương pháp dự báo theo mô hình chuỗi thời gian<br />
Dự báo theo mô hình chuỗi thời gian dựa trên những giá trị trong quá khứ của một biến phụ <br />
thuộc để dự báo các giá trị tương lai của chính biến ấy. Nói cách khác, dự báo theo mô hình <br />
chuỗi thời gian là việc sử dụng mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với giá trị của nó trong quá <br />
khứ và với các sai số ngẫu nhiên có thể có tương quan theo chuỗi để dự báo các giá trị trong <br />
tương lai của biến phụ thuộc<br />
Mô hình chuỗi thời gian sử dụng để dự báo thường được mô hình hóa dạng tổng (hay tích) <br />
của 3 thành phần ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là thành phần xu hướng, thành phần mùa, <br />
thành phần ngẫu nhiên. Khi vận dụng để dự báo, các thành phần này thường được biến đổi <br />
cho phù hợp với từng biến phụ thuộc cần dự báo<br />
Để xác định mô hình dự báo theo chuỗi thời gian phải qua 3 bước: Nhận dạng, ước lượng và <br />
kiểm định chẩn đoán. Nhận dạng là quá trình xác định bậc của mô hình dự báo do dự thay <br />
đổi của biến phụ thuộc theo thời gian một cách có hệ thống. ước lượng là quá trình dự báo <br />
giá trị biến phụ thuộc sau khi mô hình dự báo theo chuỗi thời gian thông qua việc nhận dạng <br />
được đánh giá là phù hợp. Kiểm định chẩn đoán là quá trình áp dụng các kiểm định khác nhau <br />
để xem mức độ thích hợp của mô hình dự báo đã lựa chọn với dữ liệu. nếu mô hình chưa <br />
thích hợp thì lặp lại quá trình<br />
Do không sử dụng các biến độc lập nên dự báo theo mô hình chuỗi thời gian không chịu ảnh <br />
hưởng của bất kỳ sự thay đổi nào trong tương lai của các biến độc lập. Vì thế, dự báo theo <br />
mô hình chuỗi thời gian được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt trong dự báo ngắn hạn<br />
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp thích hợp để dự báo mức doanh thu thuần bán hàng và <br />
cung cấp dịch vụ đạt được trong tương lai, các nhà phân tích sẽ dựa vào mối quan hệ giữa <br />
doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với các chỉ tiêu tài chính để tiến hành dự báo <br />
trị số của những chỉ tiêu này. Phương pháp này khá đơn gian nhưng bảo đảm độ chính xác, <br />
cho phép dự báo được những chỉ tiêu tài chính cần thiết<br />
Để đảm bảo độ chính xác và kịp thời, việc dự báo các chỉ tiêu tài chính cần phải tiến hành <br />
theo một tuần tự nhất định. Các bạn tham khảo thêm bài viết Trình tự dự báo các chỉ tiêu tài <br />
chính<br />
Trình tự dự báo các chỉ tiêu tài chính<br />
<br />
Khái quát trình tự dự báo các chỉ tiêu tài chính được thực hiện qua các bước sau:<br />
Bước 1: Dự báo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ<br />
Bước 2: Xác định mỗi liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với doanh thu thuần về bán hàng và <br />
cung cấp dịch vụ<br />
Bước 3: Xác định trị số của các chỉ tiêu tài chính trên BCĐKT và điều chỉnh dự báo (nếu cần)<br />
Bước 4: Dự báo các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD<br />
Bước 5: Dự báo các chỉ tiêu trên BCLCTT hoặc dự báo dòng tiền<br />