Bài thảo luận chính sách<br />
CS-09<br />
<br />
Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam<br />
giai đoạn 2016-2020<br />
<br />
Phòng Nghiên cứu VEPR<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài thảo luận chính sách<br />
CS-09<br />
<br />
Dự báo kinh tế-xã hội Việt Nam<br />
giai đoạn 2016-2020<br />
<br />
Phòng Nghiên cứu VEPR<br />
<br />
Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của<br />
<br />
Bộ Ngoại giao và Thương mại Ôx-trây-lia<br />
<br />
2<br />
<br />
1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI<br />
TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015<br />
Phần này tập trung đánh giá các chỉ tiêu kinh tế căn bản trong giai đoạn 2011-2015 so với kế<br />
hoạch đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XI. Bảng 1 so sánh mục tiêu đặt ra và kết quả thực tế<br />
đạt được qua các năm, và trung bình giai đoạn 2015, hoặc kết quả kết thúc cuối giai đoạn, số<br />
liệu năm 201<br />
Kết quả cho thấy trong số 12 chỉ tiêu quan trọng về kinh tế trong bộ chỉ tiêu phát triển kinh<br />
tế-xã hội, có tới 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch (dòng bôi xanh).<br />
Đáng kể nhất là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp-xây<br />
dựng đạt mức thực hiện thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Điều này bắt nguồn từ hai nguyên<br />
nhân chính: 1) cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế thế giới đã có tác động to lớn hơn dự báo<br />
ban đầu, và 2) những cải cách trong nước đã không mang lại nhiều kết quả, nền kinh tế ngày<br />
càng trở nên kém hiệu quả.<br />
Đối với nguyên nhân thứ nhất, xét cho cùng bắt nguồn từ sự đánh giá và dự báo quá lạc quan<br />
của những người lập kế hoạch, đã không đánh giá hết tác động to lớn của cuộc khủng hoản<br />
kinh tế thế giới cũng như khả năng hồi phục chậm và yếu của nền kinh tế Việt Nam. Nếu có<br />
nhận thức và đánh giá gần thực tế hơn, có thể các chỉ tiêu này đã được hạ thấp hơn trong kế<br />
hoạch, ví dụ đặt mức trung bình 6,5% cho tăng trưởng GDP và khoảng 7% cho tăng trưởng<br />
giá trị sản xuất công nghiệp.<br />
Tuy nhiên, ngay cả khi có sự đặt kế hoạch sát với thực tiễn hơn, với những chỉ tiêu như nêu<br />
trên, thì kế hoạch tổng thể giai đoạn 2011-2015 cũng sẽ không thực hiện được, vì kết quả<br />
trung bình trong toàn giai đoạn là quá thấp so với dự kiến. Điều này phản ánh khả năng thực<br />
hiện cải cách và cải thiện tiến bộ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế trong giai đoạn vừa qua.<br />
Đây hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan.<br />
<br />
3<br />
<br />
Bảng 1: Mục tiêu và thực hiện của các chỉ số kinh tế-xã hội chính<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
2013<br />
<br />
Dự báo<br />
2014<br />
<br />
Dự báo<br />
2015<br />
<br />
Mức thực hiện<br />
bình quân hoặc cuối kỳ<br />
<br />
Tăng trưởng kinh tế<br />
<br />
7,0 - 7,5%<br />
<br />
6,2%<br />
<br />
5,2%<br />
<br />
5,4%<br />
<br />
5,5%<br />
<br />
5,6%<br />
<br />
5,60%<br />
<br />
Giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng<br />
<br />
7,8 - 8%<br />
<br />
6,7%<br />
<br />
5,7%<br />
<br />
5,4%<br />
<br />
5,6%<br />
<br />
5,7%<br />
<br />
5,83%<br />
<br />
Giá trị gia tăng nông nghiệp<br />
<br />
2,6 - 3%<br />
<br />
4,0%<br />
<br />
2,7%<br />
<br />
2,7%<br />
<br />
3,5%<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
3,29%<br />
<br />
Nông nghiệp<br />
<br />
17 - 18%<br />
<br />
20,1%<br />
<br />
19,7%<br />
<br />
18,4%<br />
<br />
17,7%<br />
<br />
17,0%<br />
<br />
17,0%<br />
<br />
Công nghiệp<br />
<br />
41 - 42%<br />
<br />
37,9%<br />
<br />
38,6%<br />
<br />
38,3%<br />
<br />
38,7%<br />
<br />
39,0%<br />
<br />
39,0%<br />
<br />
Dịch vụ<br />
<br />
41 - 42%<br />
<br />
42,0%<br />
<br />
41,7%<br />
<br />
43,3%<br />
<br />
43,6%<br />
<br />
44,0%<br />
<br />
44,0%<br />
<br />
Tỉ lệ lao động nông, lâm, thuỷ sản<br />
<br />
40-41%<br />
<br />
48,4%<br />
<br />
47,5%<br />
<br />
46,9%<br />
<br />
46,50%<br />
<br />
46%<br />
<br />
46%<br />
<br />
Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu<br />
<br />
bình quân 12%<br />
<br />
34,2%<br />
<br />
18,2%<br />
<br />
15,4%<br />
<br />
12%<br />
<br />
10%<br />
<br />
17,66%<br />
<br />
Xuất siêu (tỉ USD)<br />
<br />
cải thiện<br />
<br />
-9,84<br />
<br />
0,36<br />
<br />
0,90<br />
<br />
1<br />
<br />
1,2<br />
<br />
-1,28<br />
<br />
Vốn đầu tư toàn xã hội (% GDP)<br />
<br />
bình quân 40%<br />
<br />
34,6%<br />
<br />
33,5%<br />
<br />
30,4%<br />
<br />
30,70%<br />
<br />
31,0%<br />
<br />
32,04%<br />
<br />
Thâm hụt ngân sách (% GDP)<br />
<br />
4,5% (2015)<br />
<br />
4,4%<br />
<br />
4,8%<br />
<br />
5,2%<br />
<br />
4,8%<br />
<br />
4,5%<br />
<br />
4,72%<br />
<br />
Tốc độ tăng dân số<br />
<br />
1,04%<br />
<br />
1,06%<br />
<br />
1,05%<br />
<br />
1,04%<br />
<br />
1,03%<br />
<br />
1,044%<br />
<br />
GDP bình quân đầu người<br />
<br />
bình quân 1%<br />
2000 USD<br />
(2015)<br />
<br />
1,543<br />
<br />
1,755<br />
<br />
1,911<br />
<br />
2,067<br />
<br />
2,223<br />
<br />
2,223<br />
<br />
Tỉ lệ hộ nghèo<br />
<br />
giảm 2%/năm<br />
<br />
-1,60%<br />
<br />
-1,30%<br />
<br />
-1,20%<br />
<br />
-1,20%<br />
<br />
-1,20%<br />
<br />
-1,20%<br />
<br />
Cơ cấu GDP<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Thống Kê và dự báo của nhóm tác giả<br />
<br />
4<br />
<br />
Với kết quả kinh tế vĩ mô không thực hiện được so với kế hoạch, nhiều chỉ tiêu khác cũng lần<br />
lượt không đạt kế hoạch.<br />
Cơ cấu nền kinh tế dịch chuyển chậm hơn (tỉ trọng công nghiệp không đạt kế hoạch, tỉ lệ lao<br />
động trong khu vực nông lâm nghiệp không giảm đúng như kế hoạch).<br />
Thâm hụt ngân sách cũng không được cải thiện, mà còn trở nên trầm trọng hơn so với kế<br />
hoạch. Tron<br />
g qua kỳ<br />
vọng e dè hơn về tương lai nền kinh tế, khiến khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài phải thận<br />
trọng hơn. Vấn đề đáng lo ngại của ngân sách bắt nguồn từ sự bành trướng chi tiêu thường<br />
xuyên ở tất cả các cấp chính quyền. Điều này lại bắt nguồn từ hiệu quả của bộ máy hành<br />
chính các cấp. Giải pháp căn cơ cho vấn đề ngân sách thực sự nằm trong quá trình cải cách<br />
hành chính của Việt Nam.<br />
Vốn đầu tư toàn xã hội đã không thực hiện được như kế hoạch. Tuy nhiên, theo chúng tôi bản<br />
thân giá trị của chỉ tiêu này trong kế hoạch là một mục tiêu sai lầm, vì nó thể hiện chúng ta<br />
chưa có sự thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, quá chú trọng duy trì tăng trưởng<br />
kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư như trong giai đoạn 5 năm trước đó (2006-2010). Chính bối<br />
cảnh kinh tế thế giới và khu vực thay đổi, cũng như sự nhận thức lại về cấu trúc nền kinh tế<br />
và đặc biệt là những nỗ lực cải cải cách cơ cấu nền kinh tế sau Nghị quyết Trung ương 3<br />
(2011) đã khiến chỉ tiêu giá trị vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP không đạt được như kế<br />
hoạch, nhưng việc không đạt kế hoạch đó lại là một yếu tố hợp lý.<br />
, trong năm 2014 có thể vẫn duy trì quán tính thặng dư từ hai năm<br />
2012 và 2013, nhưng vẫn luôn duy trì khuynh hướng chuyển sang thâm hụt. Vì bản chất của<br />
thặng dư thương mại trong những năm gần đây bắt nguồn từ sự suy yếu cầu nhập khẩu trong<br />
nước, nên khi kinh tế duy trì đà phục hồi, thì cán cân sẽ chuyển theo hướng trở nên thâm hụt<br />
như giai đoạn trước. Tuy nhiên, dù thặng dư hay thâm hụt, mức độ sẽ đều không lớn để trở<br />
thành một vấn đề bất thường trong ngắn hạn.<br />
Hai chỉ tiêu xã hội là tỉ lệ tăng dân số và tốc độ xóa đói giảm nghèo cũng chưa hoàn thành kế<br />
hoạch.<br />
<br />
Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người tính theo USD đã vượt kế hoạch đề ra, nhưng nguyên<br />
nhân đến chủ yếu từ sự thay đổi tỉ giá danh nghĩa giữa VND và USD. Vì thế, không thể coi<br />
5<br />
<br />