intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự báo Phát triển giáo dục: Phần 1 - Nguyễn Văn Hộ

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

672
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự báo Phát triển giáo dục: Phần 1 do Nguyễn Văn Hộ biên soạn trình bày về một số vấn đề lý luận về dự báo giáo dục. Tài liệu hữu ích với những bạn chuyên ngành Giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự báo Phát triển giáo dục: Phần 1 - Nguyễn Văn Hộ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trường Đại Học Sư Phạm<br /> <br /> NGUYỄN VĂN HỘ (Biên Tập Và Hệ Thống Hóa Tư Liệu)<br /> <br /> DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC<br /> (Tài Liệu Dùng Cho Học Sinh Cao Học QLGD)<br /> <br /> PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO GIÁO DỤC I. Cơ sở phương pháp luận của dự báo giáo dục 1. Nhu cầu của công tác dự báo trong nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1.1. Dự báo trong nền kinh tế thị trường Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định những nội dung cơ bản nhằm đổi mới công tác kế hoạch hóa trong đó chú trọng nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, các vùng lãnh thổ và tòan bộ nền kinh tế quốc dân. Quán triệt tinh thần trên, trong những năm gần đây, kế hoạch đã chuyển dần từ kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch định hướng. Nếu so sánh với giai đoạn trước nam 1989, nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi không chỉ về mặt số lượng mà quan trọng hơn chất lượng cũng đang biến đổi. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, nền kinh tế Việt Nam hiện nay có nhiều điểm khác biệt với các nền kinh tế đang chuyển đổi. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố kinh tế cũ vẫn tồn tại, song hành với những nhân tố mới, pha trộn lẫn nhau, có lúc có lĩnh vực yếu tố này hay yếu tố kia biểu hiện nhiều hơn. Chính vì vậy muốn xây dựng các phương pháp định lượng cho nền kinh tế phải nhận dạng được những đặc điểm cơ bản chi phối các quy luật phát triển.<br /> <br /> chính sách kinh tế vĩ mô. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch, và hiệu chỉnh kế hoạch. Có thể nói các dự báo tốt cũng sẽ cung cấp thông tin cho quá trình nhận thức, ra quyết định và xem xét tác động của các lĩnh vực khác nhau, từ vĩ mô đến vi mô, từ bình diện cả nước đến các vùng lãnh thổ, từ tòan bộ nền kinh tế đến các ngành thậm chí đến các công ty. Từ sự cần thiết khách quan này nên ở các nước, ngoài những cơ quan nghiên cứu về dự báo còn có các bộ phận làm dự báo của các công ty tư nhân. 1.2. Các loại dự báo, mối quan hệ giữa chúng Thông thường người ta phân biệt hai cách tiếp cận để đoán nhận tương lai, cách thứ nhất dành cho các quá trình mà con người có thể và chủ động tác động đến quá trình phát triển. Loại dự báo này mang tính chất kiến thiết (trong tiếng anh thường dùng thuật ngữ Projection để gọi), cho dù chế độ xã hội có khác nhau nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng có thể sử dụng cách tiếp cận này để dự tính các quỹ đạo phát triển trong tương lai của đất nước mình theo các kịch bản khác nhau. Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước kia, với cách quản lí nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, phấn đấu theo mục tiêu cho trước, dự báo theo cách tiếp cận thứ nhất này thường hay được sử dụng với thuật ngữ “Dự báo chủ động”. Do tính chất của loại dự báo này nên việc vận dụng thường cho tầm trung và dài hạn. Đối với các dự báo ngắn hạn (hàng năm, quý, tháng), sự tác động của con người nhìn chung bị hạn chế, các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Việc đóan nhận tương lai sẽ chủ yếu dựa trên<br /> <br /> Trong bối cảnh phát triển hiện nay của thế giới, và sự phát triển năng động của khu vực, nhìn chung để có dự báo chính xác là rất khó kể cả trong tầm ngắn hạn, với trung hạn và dài hạn lại càng khó hơn, chính vì vậy việc cập nhật thường xuyên các dự báo là cần thiết, nhằm cung cấp những thông tin mới nhất cho các nhà hoạch định chính sách. Cập nhật các dự báo được hiểu nghĩa đưa những thông tin mới nhất vào các kết quả dự báo, hiểu theo nghĩa hẹp nhất đó là tính toán, hiệu chỉnh lại các dự báo khi có nguồn thông tin mới (số liệu mới, dữ liệu mới), mặt khác cập nhật dự báo cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc bổ sung phương án mới, đưa ra kịch bản mới, cải tiến mô hình khi có nguồn thông tin mới. 2. Qui trình thiết lập dự báo Để thiết lập một dự báo, về cơ bản, chúng ta có các bước tiến hành sau đây: a) Xác định vấn đề và lựa chọn chân trời dự báo; b) Xây dựng hệ thống và phát hiện những biến số then chốt; c) Thu thập số liệu và hình thành các giả thiết d) Xây dựng các tương lai khả dĩ. 2.1. Xác định vấn đề và lựa chọn triển vọng dự báo Công việc đầu tiên là phát biểu vấn đề dự báo một cách rõ ràng và chính xác. Điều này dường như là đương nhiên nhưng thật ra sự nhấn mạnh tầm quan trọng của nó không phải là thừa, vì rất có thể xảy ra tình trạng vấn đề đặt ra lúc đầu, đến một giai đoạn nào đó của quá trình dự báo, bắt đầu được nhận thức là chưa đủ rõ ràng và vì vậy các công việc tiếp theo không thể đặt ra một cách cụ thể để có thể giải quyết và chúng ta lại phải trở lại việc xác định vấn đề.<br /> <br /> Có thể giao việc lập danh mục các biến số xác định trạng thái của hệ cho một người. Song để tránh sự chủ quan quá đáng, công việc này nên được tiến hành bởi một nhóm cộng tác có tính chất đa ngành và sử dụng các cách làm như gửi bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên gia, lấy ý kiến tư vấn, v.v… Để phân tích quan hệ giữa các biến số, phương pháp thường được sử dụng là phân tích cấu trúc gồm ba bước cơ bản như sau: - Thống kê các biến số; - Xây dựng ma trận phân tích cấu trúc và lập đồ thị phát động – phụ thuộc; - Phát hiện các biến số then chốt. 2.3. Thu thập dữ liệu và hình thành các giả thiết Thu thập dữ liệu là một công việc rất nặng nề vì đối với mỗi biến số, người ta cần phải trả lời 3 câu hỏi sau đây: a) Diễn biến của biến số trong quá khứ? b) Xu hướng phát triển của biến số đó trong tương lai (ngoại suy một cách hợp lý)? c) Những điểm uốn hay gián đoạn có thể làm thay đổi xu hướng phát triển của biến số? Để trả lời các câu hỏi này, ta cần xem xét 5 vấn đề sau đây: - Xác định những chỉ tiêu có thể sử dụng một cách thích hợp để mô tả diễn biến của biến số được xét. Thí dụ như để mô tả mức sống của dân cư, có thể xét khả năng sử dụng chỉ tiêu GNP, để đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của một quốc gia, có thể sử dụng chỉ tiêu số sáng chế đăng ký,v.v..<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2