Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
DU LỊCH NHA TRANG: VAI TRÒ CỦA QUẢNG BÁ ẨM THỰC<br />
NHA TRANG’S TOURISM: THE ROLE OF FOOD PROMOTION<br />
Nguyễn Thị Hồng Cẩm1, Hồ Huy Tựu2<br />
Ngày nhận bài: 01/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 16/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm định vai trò của hoạt động quảng bá ẩm thực đối với sự phát triển của<br />
ngành du lịch Nha Trang thông qua việc nghiên cứu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động quảng bá ẩm<br />
thực đến các nhân tố: thương hiệu du lịch Nha Trang, thái độ của du khách đối với thương hiệu và lòng trung thành của du<br />
khách. Nghiên cứu này được thực hiện trên một mẫu gồm 211 du khách trong và ngoài nước đang du lịch tại Nha Trang,<br />
sử dụng cộng cụ kinh tế lượng để đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các mối quan hệ, cũng như đánh giá độ tin<br />
cậy và độ giá trị của các thang đo. Kết quả cho thấy giả thuyết cho mối quan hệ giữa hoạt động quảng bá ẩm thực đối với<br />
lòng trung thành của du khách không được ủng hộ. Tuy nhiên thành phần thái độ đối với thương hiệu du lịch Nha Trang và<br />
thương hiệu du lịch Nha Trang lại có tác động dương đến lòng trung thành của du khách. Bên cạnh đó, thành phần thái độ<br />
đối với thương hiệu du lịch Nha Trang và thương hiệu du lịch Nha Trang bị ảnh hưởng bởi hoạt động quảng bá ẩm thực.<br />
Từ khóa: quảng bá ẩm thực, thương hiệu du lịch Nha Trang, lòng trung thành của du khách, thái độ đối với<br />
thương hiệu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The research purpose is to test the role of food promotion to the Nha Trang’s tourism development through<br />
researching the direct or indirect influence of food promotion on the elements: Nha Trang tourism trademark, the tourists’<br />
attitude to Nha Trang tourism trademark, and the tourists’ loyalty. This research has been implemented on 211 foreigner<br />
and domestic tourists who are traveling in Nha Trang. We used the econometric tools to evaluate the model’s conformity,<br />
testing the relationships, also evaluating the reliability of levels. The result showed that the hypothesis of relationship<br />
between the food promotion and the tourists’ loyalty wasnt supported. However the attitude of tourists to Nha Trang<br />
tourism’s trademark has been influenced positively to the tourists’ loyalty. Besides, the attitudes to the Nha Trang tourism’s<br />
trademark and Nha Trang tourism’s trademark are influenced by the food promotion.<br />
Keywords: food promotion, Nha Trang tourism trademark, the tourists’ loyalty, attitude of tourists<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí…<br />
là những dịch vụ thiết yếu trong các chuyến đi du<br />
lịch. Trong loạt bài viết về vai trò ẩm thực trong các<br />
hoạt động du lịch của TS. Trịnh Xuân Dũng đăng<br />
trên trang web của Tổng cục Du lịch đã chỉ ra: đối<br />
với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong<br />
tổng chi phí của chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20%.<br />
Nha Trang có rất nhiều món ăn đặc sản nhưng<br />
những món ăn đặc sản ấy chưa thật sự tạo ra một<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
động lực và sức hấp dẫn để lôi cuốn khách du lịch<br />
đến với Nha Trang. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ<br />
ra rằng hoạt động quảng bá có ảnh hưởng mạnh<br />
đến các cảm nhận của khách hàng về chất lượng<br />
dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu, cũng như ảnh<br />
hưởng đến thái độ, động cơ và hành vi mua hàng lại<br />
(Boyne, William & Hall (2010), Nguyễn Thành Công<br />
và Phạm Ngọc Thúy (2007), Ekrem Cengiz và cộng<br />
sự (2007). Với ý nghĩa đó, nghiên cứu này giải thích<br />
được tầm quan trọng như thế nào của hoạt động<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Cẩm: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
quảng bá ẩm thực đối với sự phát triển du lịch của<br />
địa phương nói chung và cụ thể với sự ảnh hưởng<br />
của nó tới các nhân tố: thương hiệu du lịch Nha<br />
Trang, thái độ của du khách đối với thương hiệu du<br />
lịch địa phương và lòng trung thành của du khách.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cúu<br />
1.1. Lòng trung thành của du khách<br />
Trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, theo nghiên cứu<br />
của Nguyễn Thu Thủy (2009), lòng trung thành<br />
chính là hành vi của khách hàng sau khi mua hàng,<br />
có nghĩa là biểu hiện của lòng trung thành không chỉ<br />
là hành vi mua lại – thăm lại điểm đến cũ, mà còn có<br />
nhiều hành vi khác thể hiện lòng trung thành như: ca<br />
ngợi, giới thiệu, mong muốn đến lại…<br />
1.2. Thương hiệu du lịch địa phương<br />
Trong du lịch, thương hiệu điểm đến du lịch<br />
không đơn giản chỉ là khẩu hiệu, biểu tượng hay<br />
màu sắc, tờ gấp hay website quảng cáo. Hình ảnh<br />
thương hiệu điểm đến thường là sự kết hợp tất cả<br />
những yếu tố liên quan mật thiết tới việc định vị<br />
và đặc trưng của điểm đến… (Nguyễn Văn Dung,<br />
2009). Thương hiệu điểm đến du lịch là công cụ để<br />
giới thiệu nét đặc trưng của một điểm đến du lịch với<br />
du khách, nhà đầu tư và các du khách tiềm năng. Và<br />
nó cũng là điều khiến cho điểm du lịch này khác với<br />
điểm du lịch khác (Nguyễn Văn Mạnh, 2008).<br />
1.3. Thái độ của khách du lịch đối với thương hiệu<br />
du lịch địa phương<br />
Thái độ được xem là một khái niệm đặc biệt.<br />
Nó là một khái niệm cực kỳ quan trọng mà các nhà<br />
tiếp thị thường sử dụng khi nghiên cứu về khách<br />
hàng. Thái độ đối với thương hiệu cho biết những<br />
gì khách hàng nghĩ về một sản phẩm hay dịch vụ.<br />
Theo Chaudhuri và Holbrook (2001), thái độ đối với<br />
thương hiệu có thể được đánh giá thông qua niềm<br />
tin vào thương hiệu, sự ảnh hưởng của thương hiệu<br />
và chất lượng của thương hiệu.<br />
1.4. Quảng bá ẩm thực<br />
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là hoạt<br />
động cung cấp, truyền đạt thông tin tới du khách,<br />
giúp họ biết đến các điểm đến du lịch, sản phẩm<br />
dịch vụ du lịch và lên kế hoạch tham gia các chương<br />
trình du lịch, trong hành trình khám phá những điều<br />
khác lạ (Phan Thị Huệ, 2010).<br />
<br />
Số 1/2014<br />
1.5. Mối quan hệ giữa hoạt động quảng bá ẩm thực<br />
và lòng trung thành của du khách<br />
Theo Nguyễn Văn Dung (2009), mục đích<br />
chung của các chương trình quảng bá sản phẩm<br />
là nhằm thúc đẩy hành động tiêu dùng của khách<br />
hàng. Ekrem Cengiz và cộng sự (2007) đã khẳng<br />
định lòng trung thành của khách hàng và sự hài lòng<br />
của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi các quảng cáo<br />
tích cực.<br />
1.6. Mối quan hệ giữa quảng bá ẩm thực và thái độ<br />
của du khách<br />
Theo Nguyễn Văn Dung (2009), mục đích<br />
chung của các chương trình quảng bá sản phẩm<br />
là nhằm thúc đẩy hành động tiêu dùng của khách<br />
hàng. Trong trường hợp quảng bá về một thành<br />
phố, thì mục đích chính là để khuyến khích khách<br />
du lịch đến tham quan lần đầu tiên hoặc trở lại thành<br />
phố đó.<br />
1.7. Mối quan hệ giữa hoạt động quảng bá ẩm thực<br />
và thương hiệu du lịch<br />
Theo Nguyễn Văn Dung (2009): một trong<br />
những lợi ích chính của việc xây dựng thương hiệu<br />
khi tiếp thị một thành phố, là nó làm giảm bớt rủi ro<br />
mà khách hàng phải đối phó khi mua một sản phẩm<br />
chưa được biết đến. Khách du lịch tiềm năng không<br />
mong muốn đến thăm một thành phố, trừ khi họ tin<br />
tưởng hợp lý về lợi ích từ trải nghiệm tham quan<br />
thành phố. Tuy nhiên các khách du lịch tiềm năng<br />
không có thời gian để nghiên cứu tất cả những lựa<br />
chọn về những nơi có thể đến. Khách hàng sẽ sử<br />
dụng những thông tin được truyền đạt thông qua sự<br />
nhận biết về nhãn hiệu, như một phương tiện giúp<br />
họ chọn sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu nhất.<br />
1.8. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu<br />
Từ bàn luận trên, các giả thuyết được đề nghị<br />
để kiểm định trong nghiên cứu này như sau:<br />
H1. Thương hiệu du lịch Nha Trang có tác động<br />
dương đến lòng trung thành của du khách.<br />
H2. Thái độ của du khách đối với thương hiệu<br />
du lịch Nha Trang có tác động dương đến lòng trung<br />
thành của du khách.<br />
H3. Quảng bá ẩm thực có tác động dương đến<br />
lòng trung thành của du khách.<br />
H4. Quảng bá ẩm thực có tác động dương đến<br />
thái độ của du khách đối với du lịch Nha Trang.<br />
H5. Quảng bá ẩm thực có tác động dương đến<br />
thương hiệu du lịch Nha Trang.<br />
Mô hình ý thuyết được thể hiện trong hình 1.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Hình 1. Mô hình phản ánh vai trò của hoạt động quảng bá ẩm thực<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Bảng câu hỏi, đối tượng nghiên cứu và thủ tục<br />
lấy mẫu<br />
Nghiên cứu này được thực hiện với cuộc điều<br />
tra trên 300 du khách Việt Nam và nước ngoài đang<br />
du lịch tại thành phố Nha Trang. Bảng câu hỏi bao<br />
gồm nhiều mục hỏi với các nội dung từ lòng trung<br />
thành của du khách, hình ảnh thương hiệu du lịch<br />
Nha Trang, thái độ của du khách đối với thương<br />
hiệu du lịch Nha Trang và mức độ quảng bá ẩm<br />
thực của du lịch Nha Trang cùng một số mục hỏi<br />
liên quan đến thông tin cá nhân của người được<br />
phỏng vấn. Theo Hair và các cộng sự (1998), để có<br />
thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu<br />
với kích thước mẫu là ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan<br />
sát, vì vậy có 211 mẫu đủ tiêu chuẩn được sử dụng<br />
<br />
cho nghiên cứu nhằm thu thập những đánh giá của<br />
du khách về thái độ của họ đối với thương hiệu du<br />
lịch của địa phương, lòng trung thành của họ cũng<br />
như những đánh giá của họ về công tác quảng bá<br />
ẩm thực của thành phố Nha Trang.<br />
2.2. Thủ tục phân tích<br />
Việc phân tích gồm hai bước: đầu tiên, mô<br />
hình đo lường sẽ được đánh giá thông qua hệ số<br />
Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố<br />
khám phá EFA và phương pháp phân tích nhân tố<br />
xác định CFA nhằm khẳng định tính đơn hướng,<br />
giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của các thang<br />
đo, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích.<br />
Sau đó, phương pháp mô hình hóa phương trình<br />
cấu trúc SEM được sử dụng để kiểm định các<br />
giả thuyết.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Bảng 1. Bảng phân bố mẫu theo quốc tịch<br />
Diễn giải<br />
<br />
Việt Nam<br />
<br />
Số người<br />
<br />
Phần trăm<br />
<br />
Phần trăm hợp lệ (%)<br />
<br />
Phần trăm tích lũy (%)<br />
<br />
114<br />
<br />
54<br />
<br />
54,0<br />
<br />
54,0<br />
<br />
Trung Quốc<br />
<br />
1<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
54,5<br />
<br />
Nhật Bản<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
54,5<br />
<br />
Hàn Quốc<br />
<br />
2<br />
<br />
0,9<br />
<br />
0,9<br />
<br />
55,4<br />
<br />
Mỹ<br />
<br />
4<br />
<br />
1,9<br />
<br />
1,9<br />
<br />
57,3<br />
<br />
Úc<br />
<br />
14<br />
<br />
6,6<br />
<br />
6,6<br />
<br />
63,9<br />
<br />
Nga<br />
<br />
42<br />
<br />
19,9<br />
<br />
19,9<br />
<br />
83,8<br />
<br />
Anh<br />
<br />
9<br />
<br />
4,3<br />
<br />
4,3<br />
<br />
88,1<br />
<br />
Pháp<br />
<br />
4<br />
<br />
1,9<br />
<br />
1,9<br />
<br />
90,0<br />
<br />
Khác<br />
<br />
21<br />
<br />
10,0<br />
<br />
10,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
211<br />
<br />
100,0<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Nghiên cứu tiến hành loại bỏ các biến có hệ số biến tổng nhỏ hơn 0,3 trong thủ tục kiểm định mô hình<br />
Cronbach’ Alpha. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Alpha khá lớn, lớn hơn 0,775 và<br />
các chỉ báo có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,395. Do đó, tất cả các chỉ báo đủ điều kiện để sử dụng<br />
cho các bước phân tích nhân tố khám phá EFA.<br />
Kết quả phân tích nhân tố và độ tin cậy được cho ở bảng 2.<br />
<br />
78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
Bảng 2. Các thang đo, trọng số nhân tố của các thang đo khái niệm<br />
Khái niệm và các chỉ báo<br />
<br />
Trọng số nhân tố<br />
<br />
Quảng bá ẩm thực<br />
PRO9<br />
P1016<br />
P124<br />
P5678<br />
P1123<br />
<br />
Độ tin cậy tổng hợp<br />
<br />
Phương sai trích<br />
<br />
0,995<br />
<br />
97,57<br />
<br />
0,919<br />
<br />
75,04<br />
<br />
0,970<br />
<br />
88,98<br />
<br />
0,947<br />
<br />
81,75<br />
<br />
0,820<br />
0,852<br />
0,875<br />
0,915<br />
0,872<br />
<br />
Thái độ đối với thương hiệu<br />
ATT7<br />
ATT5<br />
ATT10<br />
<br />
0,553<br />
0,495<br />
0,669<br />
<br />
ATT12<br />
<br />
0,867<br />
<br />
Thương hiệu du lịch Nha Trang<br />
BRA6<br />
BRA5<br />
BRA8<br />
BRA9<br />
Lòng trung thành<br />
LOY3<br />
LOY4<br />
LOY1<br />
<br />
0,772<br />
0,730<br />
0,810<br />
0,662<br />
0,742<br />
0,769<br />
0,638<br />
<br />
LOY2<br />
<br />
0,586<br />
<br />
Tất cả các trọng số nhân tố có ý nghĩa thống kê tại p < 0.001<br />
c2 = 2,150, df = 113 , p = 0.000; CFI = 0.937; GFI =0.878 ; RMSEA = 0.074<br />
<br />
Bảng 3. Hệ số tương quan của các khái niệm<br />
Quảng bá ẩm thực<br />
<br />
Thái độ đối với<br />
thương hiệu<br />
<br />
Hình ảnh<br />
thương hiệu<br />
<br />
1. Quảng bá ẩm thực<br />
<br />
0,98<br />
<br />
2. Thái độ đối với thương hiệu<br />
<br />
0,57<br />
<br />
0,75<br />
<br />
3. Hình ảnh thương hiệu<br />
<br />
0,87<br />
<br />
0,65<br />
<br />
0,89<br />
<br />
4. Lòng trung thành<br />
<br />
0,49<br />
<br />
0,65<br />
<br />
0,61<br />
<br />
Lòng trung<br />
thành<br />
<br />
0,82<br />
<br />
Độ tin cậy của các thang đo nhiều chỉ báo được đánh giá bởi hệ số độ tin cậy tổng hợp của Joreskog<br />
(Gerbing & Anderson, 1988, trích từ Hồ Huy Tựu, 2006)<br />
Từ bảng 2 cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy tổng hợp rất cao, từ 0,919 đến 0,995 nghĩa là trải dài<br />
trong một phạm vi được đánh giá lá rất tốt. Bên cạnh đó, giá trị của các phương sai trích cũng vượt mức tối<br />
thiểu là 50% và đều lớn hơn 75% (Hair và cộng sự, 1998). Như vậy, các thang đo đều thích hợp cho bước phân<br />
tích kế tiếp.<br />
Bảng 4. Các chỉ số thống kê phản ảnh độ phù hợp của mô hình đo lường điều chỉnh<br />
RMSEA<br />
<br />
GFI<br />
<br />
CFI<br />
<br />
CMIN<br />
<br />
DF<br />
<br />
P<br />
<br />
CMIN/DF<br />
<br />
0,074<br />
<br />
0,878<br />
<br />
0,937<br />
<br />
242,993<br />
<br />
113<br />
<br />
0,000<br />
<br />
2,150<br />
<br />
Bảng 4 cho biết các chỉ số độ phù hợp của mô hình CFA hiệu chỉnh. So với mô hình CFA ban đầu, độ phù<br />
hợp của mô hình CFA hiệu chỉnh là tốt hơn nhiều với GFI và CFI tăng đáng kể, đồng thời CMIN/DF và RMSEA<br />
cũng giảm. Kết quả này là phù hợp để đánh giá xa hơn.<br />
Các hệ số tương quan giữa các cấu trúc khái niệm đều có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Vì vậy, tác giả<br />
thực hiện kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các đo lường của các cấu trúc khái niệm. Đồng thời, tất cả bình<br />
phương của hệ số tương quan giữa hai cấu trúc khái niệm luôn nhỏ hơn trung bình của phương sai trích của<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
hai khái niệm đó. Điều này hàm ý rằng thang đo đạt được độ giá trị phân biệt (Fornell và Lacker, 1981).<br />
Kết quả phân tích mô hình phương trình cấu trúc được cho ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả kiểm tra về mối quan hệ của cấu trúc<br />
Ảnh hưởng trực tiếp<br />
<br />
Hệ số cấu trúc<br />
<br />
Giả<br />
thuyết<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
Chưa<br />
chuẩn hóa<br />
<br />
Chuẩn hóa<br />
<br />
Thống kê t<br />
<br />
PRO<br />
<br />
→<br />
<br />
ATT<br />
<br />
H4<br />
<br />
Ủng hộ<br />
<br />
0,309***<br />
<br />
0,585<br />
<br />
5,848<br />
<br />
PRO<br />
<br />
→<br />
<br />
BRA<br />
<br />
H5<br />
<br />
Ủng hộ<br />
<br />
0,961<br />
<br />
***<br />
<br />
0,884<br />
<br />
11,255<br />
<br />
ATT<br />
<br />
→<br />
<br />
LOY<br />
<br />
H2<br />
<br />
Ủng hộ<br />
<br />
0,676***<br />
<br />
0,494<br />
<br />
4,372<br />
<br />
BRA<br />
<br />
→<br />
<br />
LOY<br />
<br />
H1<br />
<br />
Ủng hộ<br />
<br />
0,387<br />
<br />
0,580<br />
<br />
2,723<br />
<br />
PRO<br />
<br />
→<br />
<br />
LOY<br />
<br />
H3<br />
<br />
Bác bỏ<br />
<br />
- 0,218<br />
<br />
-0,301<br />
<br />
-1,406<br />
<br />
**<br />
ns<br />
<br />
c2 = 2.174, df = 113 , p = 0.000; CFI = 0.936; GFI =0.877 ; RMSEA = 0,075<br />
ns: Không có ý nghĩa thống kế ở mức 5%<br />
* p < 0.10; ** p < 0.05; *** p < 0.01<br />
<br />
Từ kết quả ở bảng 3 đã chỉ ra rằng đã có giả<br />
thuyết H3 không được chấp nhận do giả thuyết này<br />
không có ý nghĩa thống kê (p (H3)= 0,160 > 0,05).<br />
Như vậy, ngoại trừ giả thuyết trên, tất cả các giả<br />
thuyết còn lại đều được ủng hộ với mức ý nghĩa<br />
thống kê p < 0,05. Bên cạnh đó, các trọng số<br />
chuẩn hóa đều dương nên tác động của các nhân<br />
tố là thuận chiều. Cụ thể, “Quảng bá ẩm thực” có<br />
ảnh hưởng mạnh nhất đến “Thương hiệu du lịch<br />
Nha Trang” với hệ số tác động chuẩn hóa 0,884<br />
(t = 11,255, p < 0,001). Tiếp đến, “Quảng bá ẩm<br />
thực” có tầm quan trọng thứ nhì đến “Thái độ đối với<br />
thương hiệu”, với hệ số tác động 0,585 (t = 5,848,<br />
p < 0,001).<br />
Đồng thời “Thương hiệu du lịch Nha Trang”<br />
và “Thái độ đối với thương hiệu” có ảnh hưởng<br />
dương đến lòng trung thành với ý nghĩa thống kê<br />
p < 0,05. Cụ thể, “Thương hiệu du lịch Nha Trang”<br />
có ảnh hưởng mạnh nhất đối với “Lòng trung thành”<br />
với hệ số tác động chuẩn hóa 0,580 (t = 2,723,<br />
p < 0,001). Tiếp đến, “Thái độ đối với thương hiệu”<br />
có ảnh hưởng khá mạnh đến “Lòng trung thành” với<br />
hệ số tác động 0,494 (t = 4,372, p = 0,006).<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Nghiên cứu đã thực hiện một quy trình nghiên<br />
cứu chặt chẽ dựa trên một mẫu đại diện của 211<br />
du khách trong và ngoài nước đang du lịch tại Nha<br />
Trang; đã xây dựng và điều chỉnh thành công mô<br />
hình đề xuất. Kết quả phân tích cũng đã khẳng định<br />
rằng nhân tố “Hoạt động quảng bá ẩm thực” có tác<br />
động dương đến nhân tố “Thái độ của du khách<br />
đối với thương hiệu du lịch Nha Trang” và nhân tố<br />
“Thương hiệu du lịch Nha Trang”; đồng thời hai nhân<br />
tố “Thái độ của du khách đối với thương hiệu du<br />
lịch Nha Trang” và “Thương hiệu du lịch Nha Trang”<br />
<br />
80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
có tác động dương đến “Lòng trung thành của du<br />
khách”. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo<br />
các cấu trúc khái niệm đều vượt quá các mức được<br />
đề nghị.<br />
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về vai<br />
trò của ẩm thực đối với sự phát triển du lịch cũng<br />
như cũng đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ<br />
giữa các nhân tố quảng bá – thái độ thương hiệu<br />
– hình ảnh thương hiệu/hình ảnh điểm đến – lòng<br />
trung thành của du khách (Muhammad Israr (2010),<br />
Fathimath Amira (2009), Boyne, William & Hall<br />
(2010), Nguyễn Thành Công và Phạm Ngọc Thúy<br />
(2007), Ekrem Cengiz và cộng sự (2007)). Tuy<br />
nhiên việc nghiên cứu về vai trò của quảng bá ẩm<br />
thực và mối quan hệ với các nhân tố trên trong lĩnh<br />
vực du lịch tại một địa phương như Nha Trang là<br />
mới mẻ. Điều này rõ ràng có một ý nghĩa nhất định<br />
và quan trọng; đã góp phần không chỉ củng cố và<br />
làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về các<br />
vấn đề này mà trên hết nghiên cứu mang đến nhiều<br />
giá trị về mặt thực tiễn; đặc biệt có ý nghĩa cho sự<br />
phát triển của ngành du lịch của địa phương<br />
Với những kết quả này, nghiên cứu đã giải quyết<br />
tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên nghiên<br />
cứu vẫn có một số hạn chế nhất định. Trước hết<br />
nghiên cứu tiến hành hỏi cả hai đối tương khách du<br />
lịch trong và ngoài nước nhưng nghiên cứu chưa chỉ<br />
ra được tác động của hoạt động quảng bá ẩm thực<br />
đến từng thị trường khách du lịch trong nước và<br />
ngoài nước để làm tiền đề đưa ra các giải pháp, chiến<br />
lược cho từng thị trường. Đề tài nghiên cứu cũng<br />
thực hiện điều tra trong khoảng thời gian nhất định –<br />
mùa hè nên phần lớn đối tượng khách du lịch mà<br />
nghiên cứu tiếp cận được nằm ở thị trường khách<br />
nội địa mà có sự hạn chế về số lượng khách du lịch<br />
quốc tế. Tiếp đến, nghiên cứu chỉ tập trung vào việc<br />
<br />