intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững" tập trung phân tích, nghiên cứu các tài liệu về du lịch tình nguyện trên thế giới, những đặc điểm, lợi ích mà nó đem lại đồng thời cũng đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch tình nguyện tại Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Du lịch tình nguyện - Hướng phát triển du lịch bền vững

  1. DU LỊCH TÌNH NGUYỆN - HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Nguyễn Thị Thu Trang1, Phạm Hồng Long2 Tóm tắt: Du lịch tình nguyện đã và đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các bên liên quan (doanh nghiệp, khách du lịch, cộng đồng địa phương, chính quyền điểm đến) trong phát triển du lịch ở các địa phương, điểm đến do thuộc tính bền vững và trách nhiệm của loại hình này. Bài viết này khái quát một số cơ sở lý luận, thực trạng phát triển du lịch tình nguyện trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích phát triển loại hình du lịch này bởi những lợi ích mà nó đem lại, với mục tiêu chung hướng tới sự phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Du lịch tình nguyện, du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ vừa qua, du lịch thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành” năm 2022 của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 2022), lữ hành và du lịch chiếm 1/4 số việc làm mới được tạo ra trên toàn thế giới trong giai đoạn 2014-2019 và 10,3% tổng số việc làm (334 triệu), đóng góp 10,4% GDP toàn cầu năm 2019. Khi thiệt hại đối với du lịch do đại dịch COVID-19 gây ra dần giảm bớt, WTTC đưa ra dự báo ngành này sẽ tăng tốc trở lại và tăng trưởng 5,8% hàng năm trong giai đoạn 2022 đến 2032, nhanh hơn gấp đôi so với dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu (2,7%). Phần lớn sự phát triển du lịch trong những thập kỉ qua tập trung vào du lịch đại chúng - mass tourism, với quy mô lớn hay các kì nghỉ dưỡng trọn gói (Bakker và các cộng sự, 2008). Thông thường, những loại hình và hoạt động du lịch này không mang lại cho du khách đầy đủ cơ hội để trải nghiệm điểm đến, văn hóa và con người địa phương, hơn thế nữa, những loại hình du lịch này còn gây ra những tác động tiêu cực đối với văn hóa - xã hội và môi trường của điểm đến. Chính vì vậy, để đáp ứng với sự phát triển và biến động của xã hội, các loại hình du lịch cũng ngày càng được đa dạng hóa nhằm nâng cao chất lượng và nhu cầu trải nghiệm của du khách. 1 Học viên cao học, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2
  2. 528 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Mục tiêu chung của du lịch thế giới là phát triển du lịch bền vững. Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa. Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch vừa giúp cho du khách có được những trải nghiệm mới, mở mang vốn hiểu biết, đồng thời cũng chung tay góp phần xây dựng, chia sẻ kiến thức, văn hóa, giáo dục, kinh tế đến các cá nhân và cộng đồng tại điểm đến, hướng đến một xã hội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn. Du lịch do vậy sẽ mang lại nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp, lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần là nhu cầu giải trí bậc cao của con người. Hơn thế nữa, du lịch tình nguyện còn làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo doanh thu cho toàn ngành nói chung và thêm sự lựa chọn cho du khách. Bài viết này tập trung phân tích, nghiên cứu các tài liệu về du lịch tình nguyện trên thế giới, những đặc điểm, lợi ích mà nó đem lại đồng thời cũng đề xuất các giải pháp cho việc phát triển du lịch tình nguyện tại Việt Nam trong tương lai. 2. DU LỊCH TÌNH NGUYỆN TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Khái niệm du lịch tình nguyện “Du lịch tình nguyện” (tên tiếng Anh: Volunteer tourism hoặc Voluntourism) có nguồn gốc từ “chủ nghĩa tình nguyện” (tiếng Anh: Volunteerism), thường được coi là một loại hình du lịch kết hợp việc đi du lịch với hoạt động tình nguyện tại các điểm đến (Wearing & McGehee, 2013). Wearing được coi như học giả tiên phong nghiên cứu về lĩnh vực du lịch tình nguyện khi ông làm rõ khái niệm về một loại hình “du lịch thay thế”, kết hợp du lịch với công việc tình nguyện, thu hút những cá nhân đang tìm kiếm trải nghiệm du lịch đóng góp không chỉ cho sự phát triển cá nhân của họ mà còn ảnh hưởng tích cực và trực tiếp với môi trường xã hội, tự nhiên và/hoặc kinh tế mà họ đến tham gia (Wearing, 2001). Những phát hiện này xuất phát từ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của ông cũng như những nghiên cứu cụ thể về du lịch tình nguyện tại Rừng nhiệt đới Santa Elena, Costa Rica từ năm 1991 đến năm 1994 (Wearing, 1993; Wearing & Larson, 1996; Wearing & Neil, 1997). Đây là nền tảng cho những nghiên cứu học thuật về lĩnh vực du lịch tình nguyện của các học giả sau này. Các nghiên cứu khoa học về hiện tượng này bắt đầu tăng lên kể từ những năm 1990. Almela và Calvet (2021) đã tổng kết lại có ba hướng nghiên cứu chính của du lịch tình nguyện. Thứ nhất là về động lực của du khách tình nguyện. Thứ hai, nghiên cứu tác động của hoạt động tình nguyện, cả kết quả tích cực và tiêu cực (Sin, 2009). Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các khuyến nghị về cách các tổ chức tham gia vào lĩnh vực này có thể làm để nâng cao tác động tích cực đối với các bên liên quan như du khách và cộng đồng địa phương tại điểm đến (Salvador, 2019). Ngoài khái niệm được Wearing đưa ra như trên, nhiều học giả cũng đưa ra quan điểm của mình, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về du lịch tình nguyện. Brown (2005) đưa ra định nghĩa về du lịch tình nguyện là một loại hình
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 529 trải nghiệm du lịch mà người điều hành tour mang lại cho du khách cơ hội tham gia các hoạt động tình nguyện, cũng như trao đổi văn hóa với người dân địa phương. Alexander, Z. và Bakir (2011) cho rằng du lịch tình nguyện là những cá nhân sử dụng thời gian và tiền bạc đi du lịch để giúp đỡ cộng đồng khác đang gặp khó khăn. Còn theo Breugel (2013) du lịch tình nguyện là sự lồng ghép giữa các dịch vụ liên quan đến công việc tình nguyện với các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như trải nghiệm nghệ thuật, văn hoá, địa lí, lịch sử và giải trí tại điểm đến. Nhiều nhà nghiên cứu đều có cùng quan điểm khái niệm du lịch tình nguyện có liên quan chặt chẽ đến các khái niệm về du lịch bền vững và phát triển bền vững, du lịch vì người nghèo (Hall, 2007; Rogerson, 2003; Singh, 2002) và du lịch sinh thái (Bjork, 2000; Campbell & Smith, 2006; Cuthill, 2000; Ellis, 2003). Tại Việt Nam, các tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch tình nguyện còn hạn chế. Nguyễn Thị Phương Nga (2020) có đề cập “du lịch tình nguyện là loại hình du lịch thay thế du lịch truyền thống, du khách tham quan điểm đến và tham gia các dự án bảo tồn, hỗ trợ người dân địa phương làm kinh tế và thực hiện các hoạt động xã hội, thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng địa phương”. Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu, tổng hợp, tác giả đề xuất quan điểm du lịch tình nguyện là một loại hình du lịch có trách nhiệm, du khách tham gia với nhiều mục đích như tăng trải nghiệm cá nhân, học hỏi, mở rộng kiến thức và đặc biệt là chủ động tình nguyện nhằm giúp đỡ, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên và xã hội tại điểm đến nhằm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững của điểm đến. 2.2. Sự phát triển của du lịch tình nguyện trên thế giới Du lịch tình nguyện khởi nguồn chủ yếu là một hiện tượng ở Anh và Châu Âu (là một nhánh của Grand Tour), sau đó được mở rộng sang phạm vi của các quốc gia khác bao gồm Úc, Hoa Kỳ và hiện nay đang phát triển nhanh ở cả Châu Á và Châu Phi (Alexander, 2012; Lo & Lee, 2011). Theo Crossley (2012), sự phát triển của du lịch tình nguyện xuất phát từ các phong trào du lịch thay thế và bền vững của những năm bảy mươi và đầu những năm tám mươi của thế kỷ XX. Các tác giả khác như Mc Gloin và Georgeou (2015) cho rằng sự tăng trưởng của lĩnh vực này bắt đầu từ năm 1990, phối hợp với Chương trình nghị sự phát triển bền vững được thiết lập trong Hội nghị thượng đỉnh Rio năm 1992. Một lý do khác cho sự gia tăng trải nghiệm du lịch tình nguyện này có liên quan đến sự gia tăng của Gap Year vào những năm 90 của thế kỷ XX. Đó là loại hình “năm nghỉ phép” mà nhiều bạn trẻ thực hiện trước khi bắt đầu học đại học, đi du lịch và làm du lịch tình nguyện (Daldeniz & Hampton, 2010; Simpson, 2004). Một nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực du lịch tình nguyện đã diễn ra từ năm 1990, ước tính có 1,6 triệu người trên toàn thế giới tham gia vào các dự án du lịch tình nguyện hàng năm và khách du lịch tình
  4. 530 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... nguyện chi khoảng hơn 2 tỷ USD mỗi năm (Tourism Research & Marketing, 2008). Đến nay, loại hình du lịch tình nguyện đang phát triển một cách nhanh chóng và đã trở thành một trong những xu hướng hàng đầu, là ngành công nghiệp đạt doanh thu khoảng 173 tỷ USD mỗi năm. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2015 của Marriott Rewards Credit Card và Ngân hàng Chase, tiến hành phỏng vấn 1000 du khách trong độ tuổi 18-67, có tới 84% du khách thuộc thế hệ Millennials (18-34 tuổi) cho biết họ sẽ đi du lịch nước ngoài để tham gia các hoạt động tình nguyện. Con số này là 68% ở lứa tuổi 35-49 và 51% ở lứa tuổi 50-67, điều này cho thấy sức hấp dẫn của du lịch tình nguyện là rất lớn. Tổ chức CBI (Centre for the Promotion of Imports from developing countries), trực thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, cho rằng du lịch tình nguyện có thể được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, như trong bảng thống kê dưới đây. Bảng 1. Các lĩnh vực diễn ra các hoạt động du lịch tình nguyện Lĩnh vực Các hoạt động Phúc lợi cộng đồng Chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật Giảng dạy Dạy ngoại ngữ, huấn luyện thể thao, v.v. Môi trường Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, làm sạch môi trường Y tế Hỗ trợ bệnh viện, hỗ trợ các đại dịch Xây dựng Hỗ trợ các công trình xây dựng, cải tạo sau các trận thiên tai Nghiên cứu Giám sát, lập bản đồ và phân vùng động vật hoang dã Nhân quyền và pháp lý Sử dụng và sở hữu đất đai, quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên, quyền trẻ em, v.v. (Nguồn: CBI, 2020. Trực thuộc Bộ ngoại giao Hà Lan) 3. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH TÌNH NGUYỆN Du lịch tình nguyện có đặc điểm riêng so với các loại hình du lịch khác như mục đích, động lực của du khách, đơn vị tổ chức, các hoạt động thực hiện trong chuyến đi và điểm đón khách du lịch. Thứ nhất, về mục đích hay động lực thực hiện các chuyến du lịch tình nguyện của du khách. Khác với du lịch đại chúng, khách du lịch tham gia các chương trình du lịch tình nguyện còn mong muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người khác (Brown, 2005; Coghlan, 2015; Stoddart & Rogerson, 2004; Wear, 2003). Họ mong muốn có những trải nghiệm du lịch bền vững và có trách nhiệm nhằm đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương cũng như các cơ hội trao đổi văn hóa của bản thân (Wearing, 2017). Ngoài ra, còn có các động lực khác như sự phát triển bản thân (McIntosh & Zahra, 2007), phát triển nghề nghiệp (Söderman & Snead, 2008), vượt qua thử thách (Galley & Clifton, 2004), tiếp thu những kiến thức văn hóa khác (Jones, 2011), trải nghiệm những điều mới lạ (Pearce & Coghlan, 2008)… Han và các cộng sự (2020) đã chỉ ra rằng 3 động lực hàng đầu của du khách lần lượt là: có những trải nghiệm mới, học hỏi các phong tục và nền văn hóa
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 531 khác nhau và cuối cùng là phát triển bản thân. Nhiều nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng mỗi nhóm khách hàng ở độ tuổi khác nhau tìm đến du lịch tình nguyện sẽ có những động lực khác nhau. Hiểu được các động lực này sẽ giúp các đơn vị tổ chức thiết kế các hoạt động và lịch trình phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách nhằm phát huy tối đa những lợi ích mà nó đem lại. Thứ hai, đối với các đơn vị tổ chức tour và các hoạt động trong chuyến đi. Không chỉ giới hạn trong phạm vi các công ty lữ hành mà còn có thể là các tổ chức phi chính phủ NGOs, các tổ chức từ thiện, các trường đại học, cơ quan bảo tồn, tổ chức tôn giáo và các tổ chức thương mại khác (Aquino & Andereck, 2018; Park, 2017). Tuy nhiên, mục đích chính của các đơn vị tổ chức các chương trình du lịch tình nguyện thường mang tính chất xã hội, nhằm giúp đỡ cộng đồng, góp phần vào sự phát triển bền vững của điểm đến nhiều hơn là vì mục đích lợi nhuận. Thứ ba, điểm đến để phát triển du lịch tình nguyện cần đáp ứng được 2 đặc điểm tiên quyết là có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, chưa bị khai thác du lịch quá mức và cộng đồng cư dân đang gặp nhiều khó khăn, cần sự giúp đỡ về kinh tế, giáo dục hay khu vực đang bị mất cân bằng sinh thái, những nơi đang có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường cao. Những địa điểm này cũng cần phải có các dịch vụ du lịch tối thiểu để cung cấp cho du khách như nơi lưu trú, giao thông cơ bản để tiếp cận. Bên cạnh đó, các nội dung trong một chương trình du lịch tình nguyện rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên đặc điểm khác biệt lớn nhất là sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động du lịch đơn thuần và các hoạt động tình nguyện vì môi trường, cộng đồng. Đây có thể coi là đặc điểm khác biệt nổi bật của du lịch tình nguyện so với các hình thức du lịch khác. Những đặc điểm nổi bật của du lịch tình nguyện được Tóm tắt như bảng dưới đây: Bảng 2. Tóm tắt các đặc điểm chính của du lịch tình nguyện Du khách Đơn vị tổ chức Điểm đến và các hoạt động - Tổ chức phi chính chủ - Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, chưa bị - Mong muốn giúp đỡ cộng đồng và - Tổ chức tình nguyện khai thác đại chúng. cải thiện các vấn đề xã hội như môi -Cộng đồng địa phương tại điểm còn gặp nhiều trường, giáo dục, y tế… - Cơ quan bảo tồn khó khăn, cần sự giúp đỡ về kinh tế, môi trường, - Học hỏi, trao đổi văn hóa, khám - Tổ chức tôn giáo giáo dục… phá những điều mới lạ tại điểm đến - Các công ty lữ hành khác - Kết hợp cân bằng giữa các hoạt động du lịch - Phát triển bản thân - Hoạt động vì mục tiêu xã hội nhiều và tình nguyện. hơn yếu tố lợi nhuận (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2024) 4. PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÌNH NGUYỆN LÀ PHÙ HỢP VỚI XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Du lịch bền vững là khái niệm đưa sự phát triển bền vững vào du lịch, nhằm phát triển hoặc sử dụng tài nguyên du lịch ở mức độ đáp ứng được nhu cầu của
  6. 532 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các điều kiện mà thế hệ tiếp theo yêu cầu (Higgins-Desbiolles, 2018). Các nguyên tắc của du lịch bền vững đề cập đến việc theo đuổi sự bền vững về môi trường, kinh tế và văn hóa - xã hội và chỉ khi ba nguyên tắc này hài hòa thì mới có tính bền vững lâu dài (Higgins-Desbiolles, 2018; Fodness, 2017). Phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những quan điểm đã được xác định rõ trong Quyết định số 2473/QĐ-TTG ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụ thể: “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.” Trong Quyết định số 933/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh quan điểm “Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.” Mới đây nhất, ngày 23/2/2024, Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới đã được ban hành. Trong đó, đề cao ý thức, trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng; tích cực tham gia bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển sản phẩm du lịch xanh gắn với hình thành cộng đồng doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm xã hội. Có thể thấy rằng, phát triển du lịch bền vững là nhu cầu cấp thiết của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đều phải trên cơ sở đảm bảo những mục tiêu cơ bản và tuân thủ những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch tình nguyện là phù hợp với xu hướng phát triển bền vững bởi những lợi ích mà nó đem lại: - Đối với khách du lịch, du lịch tình nguyện mang tính giáo dục cao. Là cơ hội để họ khám phá, trải nghiệm những phong tục, tập quán, nền văn hóa mới. Điều này giúp du khách mở mang kiến thức và nhận thức, tôn trọng những giá trị khác biệt của tự nhiên và văn hóa địa phương. Ngoài ra, còn góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với môi trường và những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bất bình đẳng, đói nghèo (Coghlan, 2018; Molz, 2015; Schech, 2017). Những trải nghiệm từ du lịch tình nguyện còn góp phần vào sự phát triển cá nhân của du khách, đặc biệt là khách du lịch trẻ tuổi, giúp thanh niên xây dựng năng lực đối phó với những khó khăn thực tế trong cuộc sống (Proyrungroj, R, 2020).
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 533 - Đối với kinh tế, xã hội tại điểm đến, các hoạt động du lịch tình nguyện góp phần giúp đỡ cộng đồng cải thiện đời sống, nhiều chương trình tình nguyện đào tạo và hỗ trợ cư dân địa phương xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của họ trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá du lịch địa phương, tạo công ăn việc làm cho người dân. Qua đó, thúc đẩy tích cực vào việc phát triển kinh tế địa phương, huy động các nguồn vốn để cải thiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào du lịch (Hernandez-Maskivker, Lapointe & Aquino, 2018). - Các hoạt động du lịch tình nguyện còn góp phần phát triển du lịch có trách nhiệm khi có rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học và những giá trị tự nhiên khác. Một số dự án tình nguyện đang được thực hiện dành riêng cho việc bảo tồn thiên nhiên như thảo nguyên hoặc tài nguyên biển, làm sạch không gian tự nhiên, hỗ trợ làm tổ và ấp nở rùa biển, cùng nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này một mặt giúp nhận thức về môi trường của du khách sẽ gia tăng nhiều hơn khi họ có thể trực tiếp thực hiện những hành động thiết thực nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường của địa phương (Daldeniz & Hampton, 2010). Mặt khác, việc bảo tồn và nhu cầu phát triển của hệ sinh thái được đáp ứng, nhận được sự hỗ trợ cho nghiên cứu và cải thiện sinh kế của các vùng khó khăn (Roques và cộng sự, 2018). 5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÌNH NGUYỆN TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, mô hình du lịch tình nguyện mặc dù đã xuất hiện nhiều năm nhưng cho đến nay chưa thực sự phổ biến và phát triển như những loại hình du lịch khác. Sử dụng công cụ tìm kiếm Google với cụm từ “du lịch tình nguyện”, hiển thị khoảng 19.800 kết quả trong 0,22 giây, một con số rất khiêm tốn so với thông tin về các loại hình du lịch khác như “du lịch nghỉ dưỡng” (2.600.000 kết quả), “du lịch sự kiện” (1.140.000 kết quả), “du lịch lễ hội” (1.150.000 kết quả)… Thực tế, các kết quả tìm kiếm này cho thấy số lượng các công ty, tổ chức tham gia khai thác lĩnh vực du lịch tình nguyện tại Việt Nam còn rất ít. Theo khảo sát của tác giả thực hiện với một số công ty lữ hành lớn (Vietravel, Saigontourist, Hanoitourist, Fiditour, Bến Thành Tourist, Flamingo Redtours, Lửa Việt Tour, PYS Travel) hầu hết không đưa du lịch tình nguyện vào khai thác như một sản phẩm du lịch thường xuyên. Đa phần các công ty này sẽ chỉ tổ chức các chương trình du lịch tình nguyện khi khách hàng có yêu cầu riêng hoặc lồng ghép hoạt động du lịch tình nguyện dưới mục đích xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt trách nhiệm của xã hội đối với môi trường và điểm đến. Tuy nhiên, cũng đã có 1 số công ty chuyên khai thác loại hình du lịch tình nguyện, gây dựng được tiếng vang nhất định trong lĩnh vực này. Nổi bất nhất không thể không kể tới công ty V.E.O (Volunteer For Education) với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là đơn vị hiếm hoi đã khai thác được các điểm du lịch
  8. 534 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... tình nguyện trải dài từ Bắc vào Nam như Hà Giang, Cao Bằng, Lâm Đồng, An Giang, thu hút được khoảng hơn 100.000 lượt khách hàng... Mục tiêu của các chương trình này là mang đến cho người dân sinh kế mới, gia tăng nguồn thu nhập thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, hỗ trợ cải thiện kỹ năng việc làm và bảo tồn các giá trị văn hoá của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, một số chương trình du lịch tình nguyện do các tổ chức bảo tồn thiên nhiên phối hợp với các vườn quốc gia tổ chức như chương trình Tình nguyện viên bảo tồn rùa biển tại Côn Đảo do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN phối hợp với Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức thường niên. Ngoài ra cũng có thể kể tới 1 số tổ chức quốc tế có hoạt động tại nhiều quốc gia như World Wide Opportunities on Organic Farms (WWOOF) là một tổ chức kết nối những người yêu thích du lịch và nông nghiệp hữu cơ, Projects Abroad là tổ chức chuyên cung cấp các chương trình du lịch tình nguyện cho các bạn trẻ từ 16 tuổi trở lên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng cộng đồng, luật pháp, nhân quyền… Tuy nhiên các chương trình này thường tiến hành tuyển chọn ứng viên khá khắt khe nên không phải du khách nào cũng có thể tham gia. Như vậy, có thể nói rằng việc tiếp cận và tìm kiếm các chương trình du lịch tình nguyện tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, du khách có rất ít sự lựa chọn, đặc biệt là đối với các công ty, tổ chức trong nước. Mặc dù du lịch tình nguyện là loại hình du lịch có trách nhiệm, đem lại nhiều lợi ích cho cả du khách và cộng đồng, môi trường tại điểm đến nhưng lại chưa được các cấp quản lí quan tâm, khuyến khích phát triển. Các cơ sở đào tạo về du lịch cũng chưa chú trọng tới nội dung này. Theo kết quả nghiên cứu của Đào Minh Ngọc và các cộng sự (2022) phần lớn các cơ sở đào tạo chưa quan tâm tới việc triển khai nội dung về phát triển du lịch có trách nhiệm hoặc phát triển bền vững trong chương trình đào tạo của mình. Kết quả thống kê cho thấy, gần 60% các chương trình đào tạo ở cả 3 bậc học trung cấp, cao đẳng và đại học về du lịch ở Việt Nam đều không đề cập đến nội dung đào tạo về trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh hay phát triển bền vững. Đặc biệt, đối với hệ cao đẳng và trung cấp, có đến 68 chương trình đào tạo (chiếm 81%) hoàn toàn không giảng dạy nội dung này. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về du lịch tình nguyện còn hạn chế, nên nhiều doanh nghiệp lữ hành chưa có cơ sở để đầu tư, khai thác thị trường nhiều tiềm năng này. 6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÌNH NGUYỆN TẠI VIỆT NAM Du lịch tình nguyện đến nay vẫn là một khái niệm còn khá mới mẻ và vẫn là thị trường du lịch ngách tại Việt Nam. Các hoạt động du lịch tình nguyện chủ yếu mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp và chưa được các cấp quản lý quan tâm phát triển. Mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển, có tài nguyên tự nhiên đa dạng, hấp dẫn, tài nguyên văn hóa phong phú, rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch này, đặc biệt tại các khu vực còn chậm hoặc chưa phát triển. Vì vậy, để biến Việt Nam thành điểm đến nổi bật cho lĩnh vực du lịch tình nguyện, một số giải pháp được đề xuất như sau:
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 535 Trước tiên, đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Cần có chính sách tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các bên liên quan về việc phát triển du lịch tình nguyện bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Định hướng và khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp lữ hành xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tình nguyện, bởi những “sản phẩm du lịch đặc biệt” này có thể chưa đem lại lợi nhuận nhanh chóng nhưng lại thể hiện văn hóa kinh doanh cũng như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp/điểm đến, đồng thời cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng của các sản phẩm du lịch. Thứ hai, đối với với các cơ sở giáo dục: Lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch tình nguyện nói riêng bằng cách lồng ghép du lịch tình nguyện/du lịch trách nhiệm vào chương trình đào tạo. Tổ chức các chuyến đi thực tế cho sinh viên vừa giúp nâng cao kinh nghiệm, vừa góp phần giáo dục thế hệ trẻ chung tay xây dựng phát triển du lịch có trách nhiệm, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Khuyến khích các công trình nghiên cứu khoa học, các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp hướng tới phát triển và xúc tiến các sản phẩm du lịch tình nguyện đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Thứ ba, đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tình nguyện: Cần chú trọng công tác nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu của từng thị trường khác cũng như các thế mạnh, đặc thù của điểm đến để xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao. Ngoài ra, cần đẩy mạnh liên kết mạng lưới các tổ chức xã hội, tổ chức tình nguyện, tổ chức phi chính phủ (NGOs), các doanh nghiệp du lịch cả trong và ngoài nước để cùng phối hợp xây dựng các dự án phát triển du lịch tình nguyện và hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất. Thứ tư, đối với các địa phương: Đẩy mạnh thu hút và kêu gọi đầu tư từ các nguồn lực xã hội nhằm xây dựng hệ thống cơ sở vất chất, hạ tầng để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự liên kết chặt chẽ và hợp lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như doanh nghiệp, hiệp hội du lịch nhằm học tập, phát triển các mô hình du lịch tình nguyện thành công, và xây dựng những sản phẩm mới, tạo được điểm nhấn ấn tượng với du khách. 7. KẾT LUẬN Những tác động gần đây nhất của cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đã cảnh báo các nhà quản lý và chính trị gia về nhu cầu cấp thiết phải có những con đường phát triển mới phù hợp với tính bền vững, đặc biệt là với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các vấn đề trực tiếp liên quan đến hoạt động du lịch, chẳng hạn như tình trạng quá tải du lịch, ô nhiễm và sự phụ thuộc về kinh tế, đòi hỏi những cách tiếp cận cân bằng và thay thế. Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch đem lại nhiều lợi ích, vừa mang tính giáo dục cao, vừa đem lại những đóng góp về kinh tế, xã hội cho cộng đồng địa phương,
  10. 536 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... bảo vệ môi trường tại điểm đến. Chính vì thế, du lịch tình nguyện là một trong những sản phẩm du lịch nổi bật, phù hợp với các tiêu chí phát triển bền vững, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch và đem lại doanh thu tăng trưởng chung cho toàn ngành. Du lịch tình nguyện cần những định hướng, chiến lược phát triển bài bản, sự góp sức, chung tay của nhiều bên liên quan như các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cũng như các cơ sở đào tạo du lịch… nhằm phát huy tối đa những lợi ích mà nó đem lại cũng như hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra để đưa Việt Nam thành điểm đến hàng đầu đối với thị trường này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Almela, M. S., & Calvet, N. A. (2021). Volunteer tourism and gender: A feminist research agenda. Tourism and Hospitality Research, 21(4), 461-472. https://doi. org/10.1177/14673584211018497. 2. Alexander, Z., & Bakir, A. (2011). Understanding voluntourism, A Glaserian grounded theory study. In A. M. Benson (Ed.), Volunteer tourism: Theory framework to practical applications (pp. 9-29). Abingdon, Oxon, UK: Routledge. 3. Alexander, Z. (2012). International volunteer tourism experience in South Africa: an investigation into the impact on the tourist. Journal of Hospitality Marketing & Management, 21(7), 779-799. 4. Aquino, J.F., & Andereck, K. (2018). Volunteer tourists’perceptions of their impacts on marginalized communities. Journal of Sustainable Tourism, 26(11), 1967-1983. 5. Bakker, Martine & Lamoureux, kristin. (2008). Volunteer Tourism - International. 16. 6. Breugel, L. V., (2013). Community-based Tourism: Local Participation and Perceived Impacts, a Comparative Study between two Communities in Thailand. (Master Thesis), Radboud University Nijmegen, Nerthelands. 7. Callanan, M., & Thomas, S. (2005). Volunteer tourism: Deconstructing volunteer activities with a dynamic environment. In M. Novelli (Ed.), Niche tourism: Contemporary issues, trends and cases (pp. 183-200). Elsevier Butterworth-Heinemann. 8. CBI- Centre for the Promotion of Imports from developing countries https://www.cbi.eu/ market-information/tourism/save-tourism/market-potential (Truy cập ngày 18/2/2024). 9. Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới. 10. Coghlan, A. (2015). Prosocial behaviour in volunteer tourism. Annals of Tourism Research, 55, 46-60. 11. Crossley, E. (2012). Poor but happy: volunteer tourists’ encounters with poverty. Tourism Geographies: An International Journal of Tourism Space, Place and Environment, 14(2), 235-253. 12. Daldeniz, Bilge and Hampton, Mark P. (2010). Charity-based Voluntourism Versus ‘Lifestyle’ Voluntourism: Evidence from Nicaragua and Malaysia. Working paper. University of Kent, Canterbury, Canterbury.
  11. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 537 13. Dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 14. Đàm, T. H. G., Tống, P. A., Đặng, K. H., Trần, Đ. N. A., & Đào, M. N. (2022). Hiện trạng đào tạo về du lịch có trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo du lịch tại Việt Nam. 15. Ekaterina Izmesteva, Voluntourism does more harm than good. https://www.businesswire. com/news/home/20150527005936/en/Millennials-Tra (Truy cập ngày 18/2/2024). 16. Fodness, D. (2017). The problematic nature of sustainable tourism: Some implications for planners and managers. Current Issues in Tourism, 20(16), 1671-1683. https://doi.org/10.10 80/13683500.2016.1209162 17. Galley, G., & Clifton, J. (2004). The motivational and demographic characteristics of research ecotourists: Operation Wallacea volunteers in Southeast Sulawesi, Indonesia. Journal of Ecotourism, 3(1), 69-82. 18. Han, H., Lee, S., Meng, B., Chua, B. L., & Ryu, H. B. (2020). The relative importance of volunteer tourism (sustainable/pro-social form of tourism) motivation factors for young tourists: A descriptive analysis by continents, gender, and frequency. Sustainability, 12(10), 4002. 19. Hernandez-Maskivker, Gilda & Lapointe, Dominic & Aquino, Rayssa. (2018). The impact of volunteer tourism on local communities: A managerial perspective. International Journal of Tourism Research. 20. 10.1002/jtr.2213. 20. Higgins-Desbiolles, F. (2018). Sustainable tourism: Sustaining tourism or something more?. Tourism management perspectives, 25, 157-160. 21. Hương Ngọc (2023). “Những chuyến du lịch tình nguyện của người trẻ”. Pháp luật Việt Nam. https://baophapluat.vn/nhung-chuyen-du-lich-tinh-nguyen-cua-nguoi-tre-post488281. html (Truy cập ngày 1/3/2024). 22. Jones, A. (2011). Theorising international youth volunteering: training for global (corporate) work? Transactions of the Institute of British Geographers, 36(4), 530-544. http://www. jstor.org/stable/23020827. 23. Kontogeorgopoulos, N. (2017). Finding oneself while discovering others: An existential perspective on volunteer tourism in Thailand. Annals of Tourism Research, 65, 1-12. 24. Lo, A., & Lee, C. (2011). Motivations and perceived value of volunteer tourists from Hong Kong. Tourism Management, 32(2), 326e334. 25. McGloin, C., & Georgeau, N. (2015). ‘Looks good on your CV’: The sociology of voluntourism recruitment in higher education. Journal of Sociology, 1-15. 26. McIntosh, A. J., & Zahra, A. (2007). A cultural encounter through volunteer tourism: Towards the ideals of sustainable tourism? Journal of Sustainable Tourism, 15(5), 541-556. 27. Molz, J.G. (2015). Making a difference together: discourses of transformation in family voluntourism. Journal of Sustainable Tourism, 32.24(6), 805-823. 28. Nguyễn Thị Phương Nga (2020). Du lịch tình nguyện- hướng phát triển bền vững cho du lịch vùng miền núi Việt Nam. Hnue Journal of science. Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 129-139. DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0035.
  12. 538 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 29. Park, J. H. (2017). Cultural implications of international volunteer tourism: US students’ experiences in Cameroon. Tourism Geographies, 20(1),144-162. 30. Pearce, P. L., & Coghlan, A. (2008). The dynamics behind volunteer tourism. In K. D. Lyons & S. Wearing (Eds.), Journeys of discovery in volunteer tourism(pp. 130-143). Wallingford: CABI. 31. Phương Mai (2019). Du lịch tình nguyện trong mối quan hệ với phát triển bền vững. https:// itdr.org.vn/nghien_cuu/du-lich-tinh-nguyen-trong-moi-quan-he-voi-phat-trien-ben-vung/ (Truy cập ngày 19/2/2024). 32. Proyrungroj, R. (2020). Volunteer Tourism: Motivations of Thai Tourists and Western Tourists. European Journal of Tourism Research, 24, 2408. https://doi.org/10.54055/ejtr. v24i.410. 33. Quyết định số 2473/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 34. Quyết định số 933/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 35. Roques, K. G., Jacobson, S. K., & McCleery, R.A. (2018). Assessing contributions of volunteer tourism to ecosystem research and conservation in southern Africa. Ecosystem Services, 30, 382-390. 36. Sally Brown (2005). Travelling with a Purpose: Understanding the Motives and Benefits of Volunteer Vacationers, Current Issues in Tourism, 8:6, 479-496, DOI: 10.1080/13683500508668232. 37. Salvador M (2019). Characterisation and debates about volunteer tourism. Degree Dissertation, CETT-UB, Barcelona. 38. Söderman, N., & Snead, S. L. (2008). Opening the gap: The motivation of gap year travellers to volunteer in Latin America. In K. D. Lyons & S. Wearing (Eds.). Journeys of Discovery in Volunteer Tourism (pp. 118-130). Wallingford, Oxfordshire: CAB International. 39. Simpson, K. (2004). ‘Doing development’: the gap year, volunteer-tourists and a popular practice of development. Journal of International Development, 16, 681-692. 40. Sin HL (2009). Volunteer tourism - “Involve me and I will learn”? Annals of Tourism Research 36(3): 480-501. 41. Stoddart, Hilary & Rogerson, Christian. (2004). Volunteer Tourism: The Case of Habitat for Humanity South Africa. GeoJournal. 60. 311-318. 10.1023/B:GEJO.0000034737.81266.a1 42. Sujan Pariyar, Annual $173 Billion Worth Of Volunteer Tourism Industry Is Enough To Make A Change. https://thriveglobal.com/stories/annual-173-billion-worth-of-volunteer-tourism- industry-is-enough-to-make-a-change/ (Truy cập ngày 18/2/2024). 43. Tourism Research & Marketing. (2008). Volunteer tourism: A global analysis. A report by tourism research and marketing. Barcelona, Spain: Association for Tourism and Leisure Education.
  13. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 539 44. Volunteer for education. Link: https://veo.com.vn/du-lich-tinh-nguyen (Truy cập ngày 1/3/2024). 45. Wearing, S. L. (1993). Ecotourism: the Santa Elena rainforest project. The Environmentalist, 13(2), 125-135. 46. Wearing, S., & Larsen, L. (1996). Assessing and managing the sociocultural impacts of ecotourism: revisiting the Santa Elena rainforest project. Environmentalist, 16(2), 117e133. 47. Wearing, S., & Neil, J. (1997). Tourism that counts: ecotourism, volunteerism and serious leisure. In Tourism research: Building a better industry (pp. 141-154). Canberra: Bureau of Tourism Research. 48. Wearing, S. (2003). Re-centering the self in volunteer tourism. In G. M. S. Dann (Ed.), The tourist as a metaphor of the social world (pp. 237-263). Wallingford:CABI. 49. Wearing, S., & McGehee, N. G. (2013). Volunteer tourism: A review. Tourism Management, 38, 120-130. doi:10.1016/j.tourman.2013.03.002. 50. World Travel & Tourism Council. Travel & Tourism Economic Impact 2022 Report. https://wttc. org/Portals/0/Documents/Reports/2022/EIR2022-Global%20Trends.pdf (Truy cập ngày 1/3/2024).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2