intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thách thức và các giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thách thức và các giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam" đề cập đến thách thức và các giải pháp về nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam. Trước tiên bài viết diễn giải tính bền vững của du lịch biển, tiếp đến sẽ trình bày những vấn đề về nguyên tắc tổ chức nhằm đáp ứng tính bền vững; để từ đó nói đến thực trạng và một số giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thách thức và các giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam

  1. THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRONG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM Hoàng Thúy Hà1 Tóm tắt: Du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng vì nó chiếm một nửa giá trị gia tăng của nền kinh tế hàng hải đô thị. Tuy nhiên hoạt động này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế khu vực do bị gián đoạn bởi mùa vụ hoặc bị đe dọa vì nhiều lý do: thời tiết không thuận lợi, ô nhiễm bờ biển, khủng hoảng kinh tế kèm theo hạn chế chi tiêu cho kỳ nghỉ. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi đề cập đến thách thức và các giải pháp về nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam. Trước tiên chúng tôi diễn giải tính bền vững của du lịch biển, tiếp đến sẽ trình bày những vấn đề về nguyên tắc tổ chức nhằm đáp ứng tính bền vững; để từ đó nói đến thực trạng và một số giải pháp trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch biển Việt Nam. Từ khóa: các giải pháp, du lịch biển Việt Nam, thách thức, nguyên tắc tổ chức, sự bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có 3.260km km bờ biển, thuộc trong số 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Tính đến năm 2020, số lượng đô thị có biển từ loại IV trở lên gồm 41 đô thị là các đô thị có biển là trung tâm du lịch hoặc là điểm đến du lịch trọng điểm như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang)… Du lịch là một hoạt động kinh tế quan trọng vì nó chiếm một nửa giá trị gia tăng của nền kinh tế hàng hải đô thị. Tuy nhiên hoạt động này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế khu vực do bị gián đoạn bởi mùa vụ hoặc bị đe dọa vì nhiều lý do: thời tiết không thuận lợi, ô nhiễm bờ biển, khủng hoảng kinh tế kèm theo hạn chế chi tiêu cho kỳ nghỉ. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi đề cập đến thách thức và các giải pháp về nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch ven biển Việt Nam. Để khám phá thực trạng trong nguyên tắc tổ chức cho sự bền vững của du lịch ven biển Việt Nam, chúng tôi chọn phương pháp điền dã đến các địa phương để tìm hiểu tình hình thực tế đồng thời tóm tắt và phân tích dựa trên các dữ liệu công cộng, các báo cáo truyền thông chất lượng và đáng tin cậy. Đầu tiên, chúng tôi tìm hiểu 1 Khoa Văn hóa và Du lịch, Trường Đại học Sài Gòn.
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 291 những tồn tại. Sau đó, chúng tôi muốn xác định các quy định có thể được thực hiện bởi cộng đồng địa phương, bao gồm các quy trình giao tiếp và hành động có trách nhiệm. Cuối cùng, từ thực tế, chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá tình hình cụ thể. Chúng tôi đã chọn khảo sát những đơn vị chịu trách nhiệm phát triển du lịch địa phương sau: các công ty du lịch, các khu nghỉ dưỡng, các trung tâm dịch vụ du lịch và cuối cùng là văn phòng địa phương quản lý văn hóa du lịch... 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH BỀN VỮNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA DU LỊCH BIỂN 2.1. Tính bền vững của du lịch biển Phát triển bền vững được định nghĩa trong báo cáo Brundtland (1987) là sự phát triển có khả năng đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của họ. Trong điều lệ về du lịch bền vững, Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch bền vững là một hoạt động phải “bền vững lâu dài trên bình diện sinh thái, khả thi trên bình diện kinh tế và công bằng về đạo đức và xã hội đối với người dân địa phương” (Điều 1 - 1995). Theo Balfet và cộng sự (2004), du lịch bền vững dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: 1/ Phải tôn trọng môi trường và sử dụng vừa phải tài nguyên du lịch tự nhiên. 2/ Về lĩnh vực văn hóa xã hội phải xem xét và đóng góp của người dân địa phương. 3/ Về kinh tế phải có lợi nhuận kinh tế. Trong đó yếu tố hàng đầu là bảo vệ di sản nhân loại và đa dạng sinh học, hoạch định chiến lược và phát triển bền vững lâu dài cho các thế hệ mới. Sự phát triển của một địa điểm du lịch cũng giống như sự phát triển của một công ty, phụ thuộc phần lớn vào các nguồn lực mà nó có và huy động để phục vụ khách hàng. Các nguồn lực này được đồng hóa tài sản hữu hình và vô hình có thể được phân loại về tài chính, nguồn nhân lực (số lượng nhân viên, trình độ chuyên môn của họ v.v.), vật chất (tòa nhà, thiết bị, v.v.), tổ chức (hệ thống thông tin, thủ tục, v.v.) và công nghệ. Một điểm du lịch cũng có thể được đồng hóa với một tập hợp các tài nguyên môi trường (cảnh quan, khí hậu, động thực vật), văn hóa xã hội (bản sắc của người dân địa phương, thói quen và phong tục, kiến trúc), tổ chức (văn phòng du lịch, quy trình và kế hoạch đón tiếp), con người (bí quyết của nhân viên du lịch), thể chất (cơ sở hạ tầng về ăn uống, lưu trú, đường sá, v.v.) và tài chính (khả năng huy động vốn đầu tư).  Du lịch biển có thể trở thành “phương thuốc kỳ diệu” đối với nhiều người: giảm stress, giúp huyết áp ổn định, ngừa lão hóa, chữa bệnh ngoài da, giảm cân hiệu quả... Ngoài mối quan tâm chữa bệnh, du khách còn “khao khát bờ biển” bởi niềm đam mê với cảnh quan và tìm kiếm trải nghiệm, thách thức con người trước đại dương mênh mông. Vì vậy việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, các dịch vụ du lịch giúp cho các du khách có nhiều lựa chọn hơn ngoài tắm biển là yếu tố quan trọng đảm bảo tính bền vững của du lịch bờ biển.
  3. 292 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Vì tắm biển chỉ là một khoảnh khắc trong ngày của khách du lịch biển, cho nên cần phải có các hoạt động khác để đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Do đó rất cần thiết khi xuất hiện các sân gôn, sân tennis và câu lạc bộ bãi biển nằm trong những khu nghỉ dưỡng sang trọng. Các hoạt động vui chơi dưới nước như: scuba diving - lặn biển, jet-ski - lái motor nước, parasailing - dù lượn, chèo kayak - chèo sup, flyboard - đứng nước, lặn snorkeling, cưỡi phao chuối... Các hình thức hòa đồng như quán cà phê, khách sạn, spa, cả khu trò chơi và phòng biểu diễn, trở thành dấu ấn của chủ nghĩa đô thị du lịch đang phát triển thông qua các thiết bị thành phố được phát triển với vườn công cộng, công viên. Ngoài ra còn có các lễ hội dân gian cũng rất hấp dẫn du khách. Chẳng hạn văn hóa của cư dân biển Nam Trung Bộ thể hiện rõ nét qua các lễ hội dân gian, trong đó có lễ hội cầu ngư đậm chất văn hóa biển ở Khánh Hòa, Phú Yên... Kèm theo đó là các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, các trò chơi sôi động, hấp dẫn thu hút hàng nghìn người tham gia. Trong tất cả các kỳ Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa, lễ hội cầu ngư luôn là một điểm nhấn, thu hút hàng chục nghìn du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia. Ở Phú Yên, lễ hội cầu ngư cũng được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tín ngưỡng thờ cá Ông của ngư dân biển, đảo tạo nên một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Lễ hội “Lăng Thần Nam Hải” được ngư dân vùng biển xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tổ chức hằng năm nhằm cầu mưa thuận gió hòa. Cũng như lễ hội cầu ngư, lễ hội yến sào của Khánh Hòa luôn có mặt trong các chương trình Festival Biển Nha Trang-Khánh Hòa. Đây là lễ hội tri ân thủy tổ, thánh mẫu và nghề yến truyền thống lâu đời ở Khánh Hòa, với các hoạt động nổi bật gồm lễ tri ân tiền nhân, tôn vinh nghề nuôi và chế biến các sản phẩm từ chim yến. Với hơn 3.000km bờ biển và một vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đã phát triển một mạng lưới đường biển vô cùng ấn tượng. Giao thông đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nước ta. Việc sử dụng hiệu quả các tuyến đường biển giúp giảm ùn tắc giao thông đường bộ, tăng cường an toàn và giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Việt Nam có hệ thống cảng biển đa dạng với các cảng lớn như Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng… Hệ thống vận tải này được hỗ trợ bởi các dịch vụ cảng, lô bãi và hệ thống đường sắt kết nối với nội địa. 2.2. Những vấn đề về nguyên tắc tổ chức Trong thời gian qua, tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch tại các địa phương ven biển của Việt Nam khá sôi động. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2021, 28 tỉnh, thành phố ven biển có 1.291 doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế có giấy phép đăng ký kinh doanh, chiếm 53,6% tổng số doanh nghiệp lữ hành có giấy phép đăng ký kinh doanh của cả nước; số cơ sở lưu trú ven biển có 7.703 cơ sở, chiếm 66,7% tổng số cơ sở lưu trú của cả nước. Các khu vực ven biển được trang bị cơ sở
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 293 hạ tầng tối thiểu để đảm bảo danh tiếng. Các loại hình cơ sở lưu trú rất đa dạng, như khách sạn, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ, nhà có phòng cho thuê, bãi cắm trại du lịch, biệt thự du lịch... được xếp hạng từ đạt chuẩn phục vụ du khách cho đến 5 sao. Đô thị biển Đà Nẵng là một ví dụ điển hình, Đà Nẵng có nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn được điều hành, quản lý bởi các tập đoàn quốc tế có tên tuổi như: Novotel, Grand Mercure, Pullman (Tập đoàn Accor quản lý); InterContinental, Crowne Plaza (Tập đoàn IHG quản lý); Fusion Maia, Fusion Suites (Serenity Holdings quản lý); Grandvrio Danang (Tập đoàn Route Inn Nhật Bản); Risemount (Tập đoàn SBH - Tây Ban Nha); Sheraton, Four Points by Sheraton (Marriott), Hilton; Wink Hotels (liên doanh giữa Indochina Capital và Tập đoàn Kajima, Nhật Bản); Tập đoàn Mikazuki. Nhiều thương hiệu đạt được các giải thưởng danh giá và ấn tượng như Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula 4 năm liền (2014-2017) được Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards - WTA) vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất châu Á”; năm 2021 được Tạp chí Condé Nast Traveler (Mỹ) bình chọn là khu nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á. Khu nghỉ dưỡng Naman Retreat 2 năm liền (2016-2017) được WTA vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng retreat hàng đầu châu Á”. Khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng được vinh danh là “Khu nghỉ mát ven biển sang trọng” và “Địa điểm tổ chức lễ cưới sang trọng” do độc giả trang World Luxury Hotel Awards bình chọn. Khu nghỉ dưỡng Sheraton Grand Đà Nẵng của Tập đoàn BRG được giải thưởng World Luxury Awards 2022 vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng sang trọng ven biển tốt nhất thế giới” và “Nhà hàng thuộc khu nghỉ dưỡng sang trọng tốt nhất Việt Nam”... Sự xuất hiện của các thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế trên địa bàn thành phố đề cập ở trên chứng tỏ sức hút của điểm đến Đà Nẵng cũng như tiềm năng của ngành du lịch, dịch vụ rất lớn. Những thương hiệu này đã và đang góp phần tạo nên tên tuổi cho du lịch Đà Nẵng. Cùng với đó, các sản phẩm du lịch của những địa phương ven biển tương đối đa dạng, mang tính đặc thù, như du lịch tham quan kết hợp du lịch sinh thái ở khu vực ven biển phía Bắc; du lịch sinh thái, du lịch tham quan kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và thể thao biển ở khu vực ven biển phía Nam… nó liên quan đến việc mở rộng khu rừng và ven hồ, với việc vận hành lắp đặt và thiết bị xung quanh trung tâm giải trí: thể thao bóng, hoạt động tự do và cuối cùng là hoạt động trên hồ. Sự tăng trưởng về lượng người tham dự và sự tập trung dân số ở bờ biển có liên quan đến hiện tượng du lịch do sự gia tăng dân cư từ nội địa tìm kiếm những mục đích sử dụng mới, khám phá bãi biển, hiện tượng haliotropism, v.v. Vùng ven biển nước ta theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê là nơi tập trung 49,2% tổng dân số, với mật độ dân số cao hơn mức trung bình cả nước (Tổng cục Thống kê, 2020).
  5. 294 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Du lịch đã góp phần phát triển đô thị ở những không gian khu vực rộng lớn mà tính liên tục của đô thị đảm bảo chất lượng về dịch vụ, việc làm và thậm chí cả bất động sản. Những lo ngại về môi trường đang bắt đầu xuất hiện trước sự nhiệt tình của các thành phố đối với việc phát triển du lịch. Hoạt động du lịch có tầm quan trọng đối với nền kinh tế địa phương, vì vậy việc duy trì hoạt động này trong suốt cả năm là một nhu cầu thiết yếu đối với các chính quyền thành phố - liên quan đến đời sống địa phương, hoạt động kinh doanh, tính bền vững của công việc, hạn chế việc lưu thông đi lại gây ùn tắc giao thông. Vấn đề đặt ra làm thế nào để có thể phát triển các loại hình hoạt động kinh tế khác nhằm giảm bớt tính thời vụ của hoạt động du lịch? Xét về đặc thù của lãnh thổ…, trong chừng mực không gian tự nhiên là nền tảng của sự hấp dẫn du lịch, môi trường sống chất lượng là lý lẽ quyết định cho sự hấp dẫn của khu dân cư, do đó, các biện pháp bảo vệ các không gian này là tuyệt đối cần thiết. Do đó, ngày nay vấn đề được đặc biệt chú ý đến môi trường, đặc biệt là đường bờ biển, bằng chứng là việc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển. Quy hoạch đa ngành nhằm phân định, sắp xếp không gian biển hợp lý cho các ngành, lĩnh vực khác nhau trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành liên quan đến biển. Từ đó, định hướng, thiết lập phương án sử dụng không gian biển và giải quyết các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển. Nhà nước cũng có các Chính sách quản lý và bảo vệ biển theo Luật Biển Việt Nam, chính sách bảo vệ vùng ven biển. Theo Luật Biển Việt Nam 2012, chính sách quản lý và bảo vệ biển: Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1. Thách thức Bờ biển là môi trường đặc quyền cho du lịch. Ngoài ánh nắng mặt trời, du khách dường như đến với không gian này để kết nối lại với thiên nhiên, sự yên tĩnh. Do đó, họ ưu tiên các khía cạnh môi trường và văn hóa của các khu vực ven biển. Ngoài ra, sự hiện diện của các cơ sở du lịch đô thị ven biển đã tăng cường sức hấp dẫn của khu
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 295 vực do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên do việc quản lý chồng chéo kém hiệu quả, cộng với những thay đổi dưới tác động của biến đổi khí hậu, nên các hệ sinh thái vùng bờ đã và đang suy thoái, diện tích bị thu hẹp nghiêm trọng. Du lịch biển phát triển nhanh và mạnh gây ra vấn nạn ô nhiễm môi trường biển nhức nhối nhiều năm nay. Lượng du khách gia tăng kéo theo sự phát sinh một khối lượng lớn chất thải ra môi trường, vượt qua năng lực quản lý, thu gom và xử lý chất thải của các khu du lịch biển. Rác thải chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Riêng về chất thải rắn, vào mùa du lịch cao điểm, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các điểm đến hiện đạt cao nhất chỉ rơi vào khoảng 70% đến 80% khối lượng chất thải thực sự ra môi trường (Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, 2023). Nhiều năm nay, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, các khu du lịch biển nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu… đều đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải. Các biện pháp bảo vệ bờ biển đã được thực hiện để phát triển bền vững đường bờ biển (đường ven biển, phân loại bãi biển, chất lượng nước tắm, hoạt hình không gian ven biển, v.v.) dường như không còn là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các lãnh thổ trên kế hoạch tiếp thị du lịch nhưng có nhiều điều kiện tiên quyết mang tính cấp thiết cho sự bền vững của hoạt động du lịch ven biển. Chẳng hạn như các vấn đề sau: Thời gian lưu trú của khách du lịch còn thấp, tính mùa vụ cao, thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng; kết cấu hạ tầng du lịch, nhất là hệ thống cảng tàu du lịch vừa thiếu vừa yếu; môi trường biển có sự suy thoái nhưng công tác bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ tài nguyên của hoạt động du lịch biển đảo còn nhiều bất cập. Những áp lực chính đối với đường bờ biển là thiếu huy động các chuyên gia du lịch, đặc biệt là do phương thức đại diện và tổ chức du lịch. Hiện tại, các chuyên gia đang do dự vì họ không nhìn thấy mục đích đầu tư lâu dài cũng như việc các nhà đầu tư không muốn trả thêm chi phí. Các nhà đầu tư chỉ chú trọng lợi nhuận ngắn hạn do sức ép tài chính; nguồn lực đầu tư cho môi trường thấp; phân vùng chưa hợp lý ở nhiều quy mô, cấp độ… Đây cũng được xem là các yếu tố quan trọng bởi nếu ồ ạt khai thác tài nguyên, phá vỡ kết cấu tự nhiên của biển, đảo, sẽ gây nên hậu quả lớn. Ngành du lịch Việt Nam trong đó có du lịch biển vừa mới tạm phục hồi sau đại dịch. Tiềm năng về du lịch biển đảo thì đã rõ, nhưng để biến các tiềm năng đó trở thành động lực phát triển, thì vẫn còn không ít khó khăn. Đáng chú ý là vấn đề quản lý tổng hợp của các bên liên quan đến du lịch, cũng như sự không đồng nhất của các sáng kiến ​​ hệ thống phát triển bền vững cho vùng bờ biển, chắc chắn cũng xuất phát và từ cách tiếp cận môi trường trong các văn bản sáng lập, đẩy nó vào vị trí bổ sung cho con người và cách tiếp cận xã hội...
  7. 296 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 32. Các giải pháp 3.2.1. Bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố mà các chuyên gia, nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý đối với các địa phương, các nhà đầu tư khi khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch biển đảo. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường, trong thời gian qua nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay với những hành động thiết thực vì môi trường biển xanh, sạch, đẹp. Các địa phương với những hoạt động thường kỳ như: tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường biển, tập huấn, thu gom, dọn sạch và xử lý rác thải tại bãi biển, tổ chức lắp đặt thùng đựng rác nơi công cộng tại các bãi biển nhằm khuyến khích người dân bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, dễ thu gom, đảm bảo mỹ quan… Địa phương và các bên liên quan bắt đầu suy nghĩ về lâu dài, câu hỏi về việc bảo tồn nguồn vốn hấp dẫn nhất thiết sẽ được đặt ra. 3.2.2. Phát triển các môn thể thao Phát triển các môn thể thao mới lạ, mạo hiểm là phù hợp định hướng phát triển du lịch tỉnh. Bên cạnh đó, kết hợp phát triển du lịch gắn với phát triển thể thao biển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú sản phẩm để phục vụ du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. Liên quan đến các hoạt động thể thao hiện diện trong vùng biển rộng lớn, Bình Thuận là một ví dụ điển hình hứa hẹn sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch hấp dẫn và trở thành một trong những nơi tốt nhất để trải nghiệm các môn thể thao mới lạ, mạo hiểm. Đáng chú ý là bộ môn lướt ván buồm, đã du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 15 năm qua và biển Hàm Tiến - Mũi Né chính là địa điểm thuận lợi nhất để trải nghiệm môn thể thao này nhờ điều kiện gió rất lý tưởng. Những năm trở lại đây, Bình Thuận cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi lướt ván buồm, lướt ván diều thu hút nhiều vận động viên nam, nữ chuyên nghiệp và nghiệp dư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nổi bật là Giải lướt ván buồm quốc tế Vietnam Fun Cup. Qua đó góp phần quảng bá hình ảnh Mũi Né đến những người yêu thích thể thao biển trên khắp thế giới. Cùng với lướt ván buồm, lướt ván diều, chèo Kayak, chèo Sup đang là một trong những môn thể thao trải nghiệm hút khách. Chèo Kayak, chèo Sup chơi trong điều kiện mặt nước tĩnh lặng, không có gió, không yêu cầu phải biết bơi và vô cùng thú vị, có thể chơi thoải mái thư giãn và nhẹ nhàng trên mặt nước. Đây là 2 môn thể thao phù hợp với nhiều đối tượng khách như người lớn, trẻ em, những người mới bắt đầu chơi và cũng là một trong những gợi ý cho du khách khi muốn tham gia hoạt động thể thao biển vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Thời gian gần đây, vùng biển Bình Thuận xuất hiện thêm bộ môn dù lượn. Dù lượn xuất hiện ở Việt Nam gần 20 năm, nhưng bắt đầu phát triển mạnh khoảng chục năm trở lại đây. Đây là một môn thể thao mang rất nhiều yếu tố mạo
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 297 hiểm. Nói chung Bình Thuận là một địa điểm lý tưởng để những ai đam mê thể thao mạo hiểm thử sức. Với địa hình tại khu vực Hòn Hồng, nếu phát triển chuyên nghiệp hơn nữa môn dù lượn sẽ khai thác tối đa thời gian bay với khoảng 10 tháng/năm. Hiện tỉnh Bình Thuận đang tích cực triển khai Đề án Xây dựng trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, với mục đích định hướng cho sự phát triển du lịch, đầu tư xây dựng các công trình thể thao và du lịch cấp quốc gia, sẵn sàng tổ chức thành công các sự kiện du lịch thể thao biển mang tầm quốc tế. Theo đó, tỉnh tăng cường kêu gọi đầu tư phát triển du lịch - thể thao biển có hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm với các sản phẩm du lịch - thể thao biển đặc trưng tại các khu du lịch dọc theo bãi biển từ huyện Tuy Phong đến thị xã La Gi, với trung tâm là Khu Du lịch quốc gia Mũi Né và các khu du lịch vệ tinh. Có thể khẳng định rằng, các hoạt động thể thao tự nhiên đang có sự phát triển thực sự và hiện là một phần trong việc sử dụng chung các không gian bờ biển. Tuy nhiên Việt Nam tìm cách duy trì sự cân bằng giữa tính cởi mở với công chúng và bảo vệ môi trường; điều hợp lý là nó khuyến khích thực hành những môn thể thao mới như chuyến đi bộ đường dài, lướt ván diều, đi xe đạp leo núi, v.v. nên được thành lập trên bờ biển đồng thời tôn trọng tinh thần của nơi này. Tuy nhiên lãnh đạo địa phương nên quan tâm đến vấn đề chung sống giữa người tắm biển (đa số khách du lịch) và người tham gia thể thao. Cần phải có hòa giải liên cộng đồng để giúp tìm ra giải pháp: phân bổ hoạt động theo không gian và theo mùa. Bởi vì một vấn đề chỉ được giải quyết ở một không gian sẽ chuyển sang không gian lân cận. Để tìm giải pháp, các cộng đồng đô thị cần sử dụng sự tư vấn của các chuyên gia du lịch và các chuyên gia giám sát thể thao. Việc nâng cao nhận thức của công chúng chắc chắn liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và các vấn đề bảo vệ môi trường. Cũng cần có các hoạt động phổ biến, miễn phí để thu hút khách du lịch. Điều này bao gồm cả việc cung cấp các biển báo hiệu quả tại các điểm tiếp cận chính và các hoạt động truyền thông, đặc biệt là tại các văn phòng du lịch, trên các trang web địa phương hoặc thông qua các hướng dẫn viên thiên nhiên có mặt trong mùa du lịch. 3.2.3. Huy động các tác nhân xây dựng các logic không gian khác nhau và tập trung nguồn lực vào việc quảng bá du lịch Sản phẩm du lịch thuộc một hệ thống phối hợp các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, điểm tham quan, cơ sở vật chất, dịch vụ và hoạt động xung quanh một hoạt động nhất định trong du lịch và luôn cần có các sáng kiến ​​ tiếp khác liên quan đến địa điểm, các tác nhân và hoạt động liên của nó để thu hút du khách. Hệ thống này nhằm mục đích cho phép các cá nhân tái tạo thông qua việc di chuyển và cư trú tạm thời. Do đó, du lịch huy động các tác nhân xây dựng các logic không gian khác nhau.
  9. 298 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Trong lĩnh vực công, chính quyền địa phương cùng với các dịch vụ quốc gia có vai trò trong quản trị: dịch vụ hàng hải trong các lĩnh vực và khu vực, nhưng quan trọng nhất là dịch vụ cộng đồng và liên cộng đồng, nói cách khác, bên cạnh các chức năng truyền thống: hộ tịch, hành động xã hội, bảo trì đường bộ, bảo vệ trật tự công cộng, v.v. chính quyền địa phương có quyền phân cấp quản lý các hoạt động liên quan đến quy hoạch đô thị, đặc biệt thông qua việc phê duyệt quy hoạch đô thị địa phương, Dựa trên sự chuyển giao chức năng từ các chính quyền thành phố tạo thành tính liên cộng đồng. Như vậy, các chức năng bắt buộc liên quan đến phát triển kinh tế, phát triển không gian cộng đồng, sự cân bằng xã hội về nhà ở và cuối cùng là chính sách của thành phố trong cộng đồng. Vì chức năng du lịch được chia sẻ giữa các cấp cộng đồng, nên một số đô thị nhất định sẽ tập trung nguồn lực vào việc quảng bá du lịch trên lãnh thổ. Vai trò của các chủ thể trong phát triển du lịch: củng cố chính quyền đô thị và liên cộng đồng trong sứ mệnh tiếp nhận và quảng bá, đồng thời tăng cường năng lực của các thành phố, liên cộng đồng và các ban, ngành để đầu tư cho các cơ sở chính với sự hỗ trợ của khu vực như một phần của phương pháp lập trình phối hợp. Thật vậy, các chỉ thị cấp vùng được thể hiện trong việc áp dụng quy hoạch phát triển du lịch. Đường bờ biển cần được coi là ưu tiên hàng đầu và sự phát triển của nó được tính đến trong các mục tiêu của kế hoạch phát triển bền vững của nhóm lợi ích công cộng “phát triển bền vững” với nhận thức về di sản thiên nhiên, cảnh quan hoặc thậm chí cả vùng nước tắm được giám sát hoặc “du lịch bền vững” áp dụng bốn mùa cho trung tâm du lịch của cộng đồng tích tụ “du lịch có lợi nhuận kinh tế, công bằng xã hội và có trách nhiệm về mặt kinh tế”. 3.2.4. Một số giải pháp khác Du lịch biển đảo cần đẩy mạnh du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, đẳng cấp quốc tế gắn với bảo vệ môi trường, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; tổ chức không gian phân vùng sử dụng phù hợp, tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng, chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, đưa người dân vào lộ trình phát triển kinh tế biển, hướng đến thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững. Mặc dù, các địa phương cũng đã và đang thực hiện liên kết vùng, liên kết khu vực, liên kết sản phẩm đặc trưng, nhưng để khơi dậy tiềm năng của du lịch biển, cần có các giải pháp đồng bộ, trọng tâm, gắn với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong đó chú trọng lợi thế vùng… Các địa phương cần có chiến lược xây dựng sản phẩm mới để hút khách đến và tăng thời gian lưu trú, trải nghiệm, chủ động khai thác khách tàu biển. Kinh tế biển là thế mạnh nhưng cần bảo đảm nhiệm vụ then chốt, cốt lõi là phát triển phải gắn với mục tiêu bảo đảm an ninh-quốc phòng, đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể chung kinh tế-xã hội.
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 299 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Mặc dù du lịch được là cơ sở vững chắc cho sự bền vững kinh tế nhưng các hoạt động của nó thường bị phản ánh là hủy hoại môi trường. Có một vấn đề nữa là khách du lịch vẫn còn ít khi tham gia vào các cuộc thảo luận về quản lý vùng ven biển. Hơn thế nữa, nhận thức về lý do áp dụng các chính sách quản lý vùng ven biển của họ gần như không tồn tại, cho nên chưa tạo cơ hội cho các biện pháp phòng ngừa hay những lệnh cấm (chẳng hạn: nguy hiểm liên quan đến bơi lội hoặc suy thoái không gian tự nhiên thuộc về cộng đồng địa phương). Các khu du lịch biển luôn được cả khách du lịch và cư dân mới quan tâm do vị trí của chúng. Cho nên các chính sách phát triển du lịch bền vững cần có sự tham gia của cả dân số nội sinh và ngoại sinh. Ngoài ra, việc lồng ghép hoạt động du lịch vào các chính sách sẽ có giá trị tích hợp dự án của khách du lịch, tức là ý định thực hiện các hoạt động của họ trong thời gian lưu trú và do đó việc cung cấp dịch vụ trong sổ đăng ký dịch vụ, tham gia và cùng xây dựng sự hài lòng với hoạt động không gian nhờ sự đồng hiện diện sẽ có hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Balfet , Lozato G. (2004). La gestion du tourisme, Simon et Schuster Macmillan France. 2. Brundtland G H. (1987). Our common future, Published by the United Nations, at Oxford University Press . 3. Tổ chức Du lịch Thế giới. (1995). “Điều lệ về du lịch bền vững”, Hội nghị Thế giới về Du lịch Bền vững, ở Lanzarote, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha, (http://www.geocities.com/ RainForest/2634/charter.html). Truy cập tháng 10 năm 2023. 4. Tổng cục Du lịch. (2021). “Cơ sở dữ liệu Du lịch Việt Nam”, Trang Thông tin điện tử của Tổng cục Du lịch, ngày 19/9/2021, (http://csdl.vietnamtourism.gov.vn/), Truy cập tháng 10 năm 2023. 5. Tổng cục Thống kê. (2021). “Du lịch năm 2020 lao đao vì COVID-19”, Trang thông tin của Tổng cục Thống kê, ngày 6/1/2021, (https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong- ke/2021/01/du-lich-nam-2020-lao-dao-vi-COVID-19/). Truy cập tháng 10 năm 2023. 6. Quốc hội Việt Nam. (2012). Luật Biển Việt Nam, cổng thông tin Chính phủ, (https://vanban. chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=163056). Truy cập tháng 10 năm 2023. 7. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch. (2023). “Ô nhiễm trắng - những con số đáng báo động trong hoạt động phát triển du lịch biển đảo Việt Nam”. Cục Du lịch Quốc gia (https:// itdr.org.vn/nghien_cuu/o-nhiem-trang-nhung-con-so-dang-bao-dong-trong-hoat-dong-phat- trien-du-lich-bien-dao-viet-nam/), Truy cập tháng 10 năm 2023. 8. World Tourism Organization. (1995). “Charter for sustainable tourism”. World Conference on Sustainable Tourism, Lanzarote, Canary Islands, Spain.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2