Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 2
download
Bài viết "Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0" đưa ra cái nhìn bao quát về cơ hội và những thách thức đặt ra đối với nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội, khắc phục và vượt qua những thách thức của Cách mạng công nghệ 4.0, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch tạo ra, vừa thích ứng với môi trường mới, vừa có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trước các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp 4.0
- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRƢỚC CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Dương Thị Hồng Nhung Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Thế giới đã bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo,… Cuộc cách mạng này đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi yếu tố, mọi lĩnh vực của tất cả các quốc gia, trong đó có yếu tố về trình độ của lao động du lịch Việt Nam. Bài viết của tác giả đưa ra cái nhìn bao quát về cơ hội và những thách thức đặt ra đối với nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội, khắc phục và vượt qua những thách thức của Cách mạng công nghệ 4.0, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch tạo ra, vừa thích ứng với môi trường mới, vừa có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, nhân lực du lịch, cơ hội và thách thức, Việt Nam Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 không chỉ tác động đến công nghiệp mà còn tạo đột phá, đem những thành tựu vƣợt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực, trong đó có ngành du lịch. Lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng sẽ chịu sự tác động không nhỏ, đặc biệt khi du lịch đƣợc xem là lĩnh vực ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển của Việt Nam, ―Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước‖ - nhƣ chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ban hành ngày 16-1-2017. Sự tác động này đã và đang mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với lực lƣợng lao động của ngành. 1. NHỮNG CƠ HỘI ĐỐI VỚI NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Sự ra đời và phát triển của CMCN 4.0 mang lại rất nhiều cơ hội cho đội ngũ lao động du lịch Việt Nam. Cụ thể là: - Lao động tại Việt Nam hiện nay phần lớn là lực lƣợng lao động trẻ, có khả năng thích nghi công nghệ mới rất nhanh, điều này đặc biệt phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển một chiến lƣợc về khoa học, công nghệ và đổi mới đƣợc định hƣớng bởi ―Tầm nhìn Việt Nam 2035‖, nơi công nghệ sẽ đƣợc áp dụng cho tất cả các ngành và lĩnh vực. Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nƣớc ta có trên 49,2 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động trên tổng số 85,79 triệu ngƣời (chiếm 57,3%), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số ngƣời trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu ngƣời, chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lƣợng lao động, đây là lực lƣợng có thể thích nghi nhanh với sự biến đổi công nghệ, có khả năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ rộng rãi và có chiều sâu. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là yếu tố rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành du lịch nói riêng. - Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao. Trong lĩnh vực du lịch, yêu cầu về chất lƣợng và sự đa dạng của sản phẩm du lịch có xu hƣớng phát triển không ngừng. Ứng dụng thành quả công nghệ 4.0 sẽ hỗ trợ rất lớn khả năng của lực lƣợng lao động trong ngành. Qua đó vừa tiết kiệm sức lao động, vừa đảm bảo công việc an toàn và thu nhập du lịch cao hơn khi công nghệ thay thế dần sức lao động của con ngƣời. 2. NHỮNG THÁCH THỨC VỚI NHÂN LỰC DU LỊCH KHI TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 Bên cạnh những cơ hội, CMCN 4.0 cũng mang lại rất nhiều thách thức cho đội ngũ lao động du lịch của Việt Nam. Cụ thể nhƣ: - Cạnh tranh gay gắt về nhân lực du lịch: Sự cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực du lịch sẽ xảy ra trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu đƣợc ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn. Một 126
- công nghệ đã đƣợc thử thách và đang đƣợc triển khai mạnh mẽ vào thực tiễn đang tạo áp lực tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực liên quan. Ngay tại Việt Nam, nhân lực trong các ngành về trí thông minh nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), xe ô tô tự lái, thuyết minh tự động tại điểm, tƣ vấn viên online tự động, Robotic… đang đƣợc săn lùng ráo riết và trả mức lƣơng rất khủng. Chi phí tiền lƣơng cho nhóm lao động này có thể tăng tới 50%-100%/năm trong một vài năm qua. Trong bối cảnh đó, số lƣợng nhân sự đông hiện không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa. Với công nghệ, các công ty du lịch có thể phối hợp và triển khai những công việc mà trƣớc đây chỉ các công ty lớn mới có thể làm đƣợc. Ví dụ Airbnb là công ty về dịch vụ phòng trọ có doanh số tƣơng đƣơng tổ hợp khách sạn Marriott nhƣng lại có số nhân viên chỉ bằng 2,5%. Nhƣ vậy, rõ ràng lực lƣợng cốt lõi của Airbnb là lực lƣợng rất khác biệt và họ chủ yếu tập trung vào ứng dụng công nghệ theo các mô hình kinh doanh mới để tạo năng lực cạnh tranh khác biệt. - Yêu cầu về trình độ ngày càng cao: CMCN 4.0 yêu cầu nhân lực có trình độ cao. Những nhân lực trình độ thấp dần dần đƣợc thay thế bởi máy móc, tự động. Phát triển thị trƣờng lao động có tổ chức, chất lƣợng cao trở thành đòi hỏi bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Từ trƣớc tới nay, Du lịch Việt Nam hoạt động vẫn dựa vào việc sử dụng lao động du lịch giá rẻ và khai thác tài nguyên du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa có sẵn. Năng lực thực hiện của nguồn nhân lực du lịch nói chung và nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao nói riêng chƣa cao. Và đây chính là thách thức lớn nhất khi du lịch, với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn phải đối diện với cuộc cách mạng này. Phải thẳng thắn thừa nhận, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện nay thiếu hụt về số lƣợng, hạn chế về chất lƣợng và bất cập về cơ cấu. Các điểm yếu này bộc lộ rất rõ đối với lực lƣợng nhân lực chất lƣợng cao trong cuộc CMCN 4.0. Theo Tổng cục Du lịch, cả nƣớc hiện nay có trên 1,3 triệu lao động du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp), chiếm 2,5% tổng lao động cả nƣớc, trong đó chỉ 42% đƣợc đào tạo về du lịch, 38% đƣợc đào tạo ngành nghề khác chuyển sang và khoảng 20% chƣa qua đào tạo chính quy mà chỉ đƣợc đào tạo tại chỗ. Chính vì thế, số lao động có chuyên môn, kỹ năng cao thì vừa thiếu, vừa yếu còn số lao động chƣa đáp ứng yêu cầu lại rất lớn. Một trong những điểm yếu của lao động du lịch Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực nhƣ: Singapore, Thái Lan, Philippines… là sử dụng ngoại ngữ kém hơn. Chỉ có 60% lao động du lịch biết sử dụng ngoại ngữ, trong đó chủ yếu tiếng Anh (42%), còn lại tiếng Trung (5%), tiếng Pháp (4%) và một vài ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, số lao động du lịch có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 15%), chủ yếu là bộ phận hƣớng dẫn viên và lễ tân khách sạn. Cũng có khoảng 60% lao động du lịch biết sử dụng máy tính phục vụ công việc nhƣng chủ yếu chỉ đáp ứng các công việc đơn giản. - Bất cập trong cơ cấu lao động do lực lƣợng lao động sống có xu hƣớng bị dƣ thừa: Khi tự động hóa thay thế con ngƣời trong toàn bộ nền kinh tế, ngƣời lao động sẽ bị dƣ thừa và phân hóa cao. Tự động hóa ảnh hƣởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và ngành hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch. Tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. ―Robot tƣ vấn‖ trong du lịch là điện thoại, máy tính bảng... Mặc dù hoạt động du lịch rất khó cơ giới hóa và tự động hóa nhƣng công nghệ 4.0 vẫn có khả năng thay thế dần lao động sống, nhất là lao động thủ công trong toàn bộ dây chuyền của hoạt động du lịch, máy móc và trí tuệ nhân tạo thay thế sức ngƣời, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao tăng lên trong khi nhu cầu sử dụng lao động năng lực thấp ngày càng giảm. Điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với thị trƣờng lao động du lịch Việt Nam - một trong các quốc gia đang phát triển, sẽ đối mặt với tình trạng dƣ thừa lao động và gia tăng thất nghiệp. CMCN 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trƣờng lao động du lịch. Lúc này lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh của các thị trƣờng mới nổi, trong đó có Việt Nam nữa. Đặc biệt CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động du lịch trình độ thấp mà ngay cả lao động du lịch có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hƣởng, nếu nhƣ họ không đƣợc trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho du lịch. - Khó dự đoán xu hƣớng để đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực du lịch: Một trong những thách thức đáng chú ý là khó dự đoán xu hƣớng để có thể đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực cho tƣơng lai. Nhƣ đã đề cập, tới năm 2025, có tới 80% công việc sẽ là những công việc mới mà chƣa từng có ở thời điểm hiện nay. Thực tế, ngay ở Việt Nam, một số nghề cũng đang biến mất, ví dụ nhƣ nghề xe ôm tự do đã bắt đầu biến mất khi Grab ra đời. Nhiều đại lý du lịch, thay vì mở rộng mạng lƣới nhƣ 127
- trƣớc đây thì bắt đầu phải thu hẹp mạng lƣới do ngƣời dân đã bắt đầu quen với các ứng dụng tƣ vấn online và cách thức giao dịch trên mạng qua các phần mềm nhiều hơn và do đó, không còn cần tới đại lý để giao dịch, vì vậy, nghề tƣ vấn bán tour tại các đại lý du lịch có thể dần biến mất. Các ngành nghề lặp đi lặp lại với quy trình cụ thể nhƣ kế toán, đặt phòng, giới thiệu thông tin điểm đến có thể đƣợc thay thế bằng ngƣời máy với trí tuệ nhân tạo. Theo TS. Nguyễn Văn Lƣu (nguyên phó Vụ trƣởng Vụ Đào tạo Bộ VHTTDL), do khó dự đoán xu hƣớng phát triển nhân lực trong tƣơng lai nên việc định hƣớng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực du lịch chƣa cụ thể, còn manh mún và thiếu đồng bộ. Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch, nhất là nguồn nhân lực du lịch chất lƣợng cao, mang tính dài hạn cho phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, của Hiệp hội nghề nghiệp du lịch, các viện nghiên cứu phát triển du lịch và liên quan đến du lịch, doanh nghiệp du lịch… cũng hạn chế. Cơ cấu giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch theo ngành, nghề, trình độ, vùng miền, độ tuổi, giới tính chƣa đƣợc quy hoạch lâu dài. Các cơ sở đào tạo về du lịch không đủ thông tin về cung - cầu trên thị trƣờng lao động du lịch nên không khỏi mò mẫm trong xây dựng chƣơng trình cụ thể cho ngành, nghề, xác định chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng năm sát với thực tế. Đây cũng là thách thức rất lớn với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ỨNG DỤNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Trƣớc những cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 cần phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp để tận dụng các cơ hội, khắc phục và vƣợt qua các thách thức, từ đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong các thách thức đặt ra, vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở chỗ chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch hiện nay vẫn chƣa đảm bảo, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa trí tuệ con ngƣời với trí tuệ nhân tạo, hậu quả có thể là lực lƣợng lao động sống trong xã hội sẽ mất dần vai trò, vị trí của mình. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong công tác dự báo và định hƣớng phát triển nhân lực du lịch trong tƣơng lai. Do vậy, đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vƣợt qua những thách thức về nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0 thực chất vẫn là hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch hiện nay. Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch, lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hƣởng quyết định trực tiếp chất lƣợng nguồn nhân lực chính là công tác giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch. Vì vậy, trƣớc tiên cần tiếp tục phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng về du lịch đảm bảo liên kết chặt chẽ và cân đối giữa các bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo. Chú trọng mở rộng đào tạo trình độ đại học và sau đại học tại các cơ sở du lịch hiện có. Mặt khác mở rộng phát triển giáo dục nghề nghiệp du lịch. Đầu tƣ mọi mặt cho các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nhà trƣờng mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng tại chỗ, tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp du lịch, công lập, ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài. Ngoài ra, có thực tế là hiện nay, các cơ sở đào tạo không thể vẫn sử dụng phƣơng pháp cũ, thiếu tính tƣơng tác, thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng của công nghệ hiện đại từ cuộc CMCN 4.0. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu và đào thải rất cao. Hệ thống đào tạo cả nƣớc cần sớm đổi mới nội dung và chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng trƣớc những thay đổi từ thực tiễn, ví dụ nhƣ giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian thực hành, nâng cao cơ sở vật chất đào tạo. Hai là, đổi mới phƣơng thức đào tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực và chất lƣợng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi trƣờng mới, đội ngũ giảng viên phải có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn về du lịch. Bên cạnh hoạt động đào tạo, cần tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao tại các địa 128
- phƣơng, đặc biệt chú trọng các nghiên cứu mang tính ứng dụng cao, có thể triển khai hiệu quả tại các vùng, các điểm du lịch. Ba là, cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trƣờng nhân lực du lịch trong tƣơng lai gần và xa hơn. Đây là nội dung cần đƣợc đặc biệt quan tâm, bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác động rất lớn tới cơ cấu của nền kinh tế, khả năng suy giảm, thậm chí mất đi của nhiều ngành nghề cũng nhƣ sự xuất hiện mới của những ngành nghề trong tƣơng lai là hoàn toàn có thể xảy ra, điều này sẽ dẫn tới những thay đổi rất lớn trong cơ cấu việc làm. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch cần xác định rõ mục tiêu, quy mô, phƣơng hƣớng phát triển của ngành du lịch, xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc để phát triển du lịch, đặc biệt là về nhân lực du lịch, nhằm đảm bảo sự tƣơng thích và chủ động với xu thế phát triển du lịch thời đại mới. KẾT LUẬN Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm biến đổi lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đây vừa là thời cơ nhƣng cũng là thách thức cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung, của nhân lực du lịch nói riêng. Nhận thức đƣợc những cơ hội và thách thức đối với nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 sẽ là tiền đề quan trọng để chúng ta chủ động xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh mới./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Du lịch, ―Ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch‖, Diễn đàn Du lịch trực tuyến Online, ngày 29 tháng 3 năm 2018 2. https://baomoi.com/nhan-luc-nganh-du-lich-thieu-va-yeu/c/30719645.epi 3.http://toquoc.vn/dao-tao-nguon-nhan-luc-du-lich-trong-thoi-ky-cach-mang-cong-nghiep-40- 20190512210113093.htm PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP DU LỊCH CHO SINH VIÊN DU LỊCH CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP ThS. Trần Công Danh, ThS. Bùi Viết Phương Trường Đại học Văn Hiến, Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Kỹ năng giao tiếp du lịch là một trong những kỹ năng quan trọng của sinh viên ngành du lịch. Việc nắm vững và thường xuyên thực hành kỹ năng giao tiếp du lịch sẽ giúp cho sinh viên tự tin hơn trong hoạt động nghề nghiệp của mình, qua đó góp phần bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Trong bài viết này, tác giả xác định một số kỹ năng giao tiếp mà sinh viên du lịch cần đạt được, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, phát triển kỹ năng giao tiếp du lịch cho sinh viên. Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp, sinh viên, du lịch. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch là hoạt động của con ngƣời mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt tinh thần. Trong du lịch có hai bộ phận cơ bản, một bên là nhân viên du lịch - những ngƣời cung ứng dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách; một bên là du khách - những ngƣời sử dụng các dịch vụ du lịch. Trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ - nhân viên du lịch có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo nên sự hài lòng và kích thích nhu cầu tiêu thụ các loại hình dịch vụ của du khách, tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Cho nên phát triển kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhân viên du lịch là vấn đề cần lƣu tâm hàng đầu. Sinh viên sau khi ra trƣờng sẽ trở thành những nhà cung ứng, nhân viên phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn nhiều hạn chế, biểu hiện ở sự lúng túng trong tiếp xúc với khách hàng khi đi thực tập tại cơ sở, các chủ doanh nghiệp đánh giá sinh viên không phải thiếu năng lực mà do một số sinh viên chƣa định hình những kỹ năng giao tiếp 129
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị chất lượng dịch vụ du lịch: Phần 2 - Phạm Đình Thọ (chủ biên)
115 p | 1070 | 413
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Khu du lịch sinh thái Thác Mai - Bàu Nước Sôi
0 p | 181 | 12
-
Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên du lịch đối với du khách quốc tế: Trường hợp nghiên cứu huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
10 p | 95 | 5
-
Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường Đại học Tây Bắc
10 p | 55 | 5
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 12 | 4
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 10 | 4
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Bóng bàn cho sinh viên ngành Huấn luyện thể thao đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
7 p | 49 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sau đại học tại Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
5 p | 100 | 3
-
Nâng cao chất lượng nhân lực khách sạn trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 13 | 3
-
Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa các môn học thực hành cho sinh viên chuyên ngành bóng rổ ngành Giáo dục thể chất trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
4 p | 31 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì năm học 2021 – 2022
8 p | 16 | 2
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu long trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 10 | 2
-
Lựa chọn giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp
8 p | 4 | 1
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hình thức, cách thức đào tạo nghề trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 5 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
12 p | 6 | 1
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định
3 p | 11 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn