intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dư luận xã hội trong đời sống đô thị - Đỗ Long

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dư luận xã hội có một vai trò to lớn trong việc phê phán những hành động vô đạo đức góp phần xây dựng và củng cố đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Dư luận xã hội trong đời sống đô thị" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dư luận xã hội trong đời sống đô thị - Đỗ Long

Xã hội học số 3 - 1984<br /> <br /> <br /> DƯ LUẬN XÃ HỘI<br /> TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ<br /> <br /> ĐỖ LONG<br /> <br /> <br /> Dư luận bao giờ cũng là một tiếng nói của một số đông, của một cộng đồng dân cư. Do đó, dù là<br /> thầm thì, to nhỏ, dù là to tát, ầm ỹ, dư luận nào cũng có những âm vang và hậu quả của nó. Có dư luận<br /> của tập thể : gia đình, lớp học, tổ đội lao động sản xuất. Có dư luận của số đông ngẫu nhiên : tiếng xôn<br /> xao bàn cãi của một đám người tụ tập bên lề đường. Có dư luận của quần chúng : tiếng nói của một tập<br /> đoàn xã hội. Có dư luận của một chính đảng : ý kiến chính thức của một tổ chức. Có dư luận của cả<br /> một xã hội, của cả một dân tộc. Tất cả đều nằm trong phạm trù dư luận xã hội.<br /> Đằng sau mỗi dư luôm - cũng giống như tâm trạng - đều ẩn tàng một nhu cầu nào đó và đều chứa<br /> đựng một nguyện vọng nhất định. Cũng có thể là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng mà chưa được<br /> nhận thức, chưa được giải quyết. Cũng có thể là nhu cầu nguyện vọng giả, không chính đáng. Dư luận<br /> cũng biểu hiện một sự phản ứng bằng lời trước những diễn biến của đời sống kinh tế, chính trị, trước<br /> những sự kiện khác thường xảy ra. Biểu hiện bề ngoài, phản ứng bên ngoài của dự luận trong nhiều<br /> trường hợp không thống nhất với tư tưởng sâu xa trong ý thức và tâm lý quần chúng. Dư luận nhiều<br /> khi chỉ là các cớ, các dịp để thể hiện nguyện vọng này, mong muốn nọ, để nói lên những gì không<br /> đồng tình bất mãn và ấm ức nào đó. Tiếng đồn đại, thổi phồng, tô vẽ về một hiện tượng tiêu cực xảy ra<br /> ở một người con gái của một tên địa chủ nọ không chỉ phản ánh một sự kiện có thực mà còn nói lên<br /> một điều gì bất bình của quần chúng với tên địa chủ đó.<br /> Dư luận cũng có thể dâng cao, cũng có thể nhấn chìm một cá nhân, một ý kiến, một quan điểm.<br /> Giống như những làn sóng, dư luận nối tiếp nhau đưa đẩy những con thuyền cập bến, nhưng cũng có<br /> thể phá tan những con thuyền thành những mảnh ván vỡ vụn. Nó có thể làm cho một cái gì đó vốn đẹp<br /> đẽ trở nên đẹp đẽ hơn, vốn hùng vĩ trở nên hùng vĩ hơn nhưng nó cũng có thể không những làm cho<br /> cái xấu trở nên xấu hơn, mà còn có khả năng biến cái đẹp thành cái xấu, biến cái mới thành cái cũ, biến<br /> cái tiên tiến thành cái lạc hậu. Dư luận có thể thay đổi được những quan niệm cổ truyền, những quy<br /> tắc, quy phạm từng được bao đời chấp nhận và phục tùng.<br /> Dư luận có thể điều hòa hành vi xà hội của những tầng lớp quần chúng đông đảo, có thể điều khiển<br /> được hành động của cả một đội quân, của cả một dân tộc. Dư luận được đưa ra một cách kịp thời, có<br /> khả năng dẫn đến một sức mạnh bất khả chiến thắng. Dư luận có khả năng thúc đẩy quần chúng hành<br /> đồng tích cực hoặc tiêu<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Xã hội học số 3 - 1984<br /> <br /> Dư luận xã hội.. 27<br /> <br /> <br /> cực, dựng xây hoặc phá vỡ. Nằm trong phạm trù của ý thức thường ngày, tính xúc cảm của dư luận và<br /> sắc thái tình cảm của nó tác động mạnh vào tâm lý con người. Có dư luận ở tầng bậc tâm lý, có dư luận<br /> ở tầng bậc đạo đức và có dư luận ở tầng bậc pháp lý. Tính chất duy lý của dư luận ỏ tầng bậc thuộc các<br /> lĩnh vực đạo đức và pháp lý biểu hiện hết sức rõ nét. Tính chất duy cảm của dư luận ở tầng bậc tâm lý<br /> cũng bộc lộ khá rõ rệt và có liên quan với rất nhiều mặt của đời sống thường ngày.<br /> Dư luận cũng có thể điều khiển hành vi của mỗi cá nhân. Cá nhân ở trình độ phát triển chưa cao,<br /> tức là chưa có cá tính, chưa có bản lĩnh, bản sắc thì chịu sự tác động của dư luận càng lớn. Dư luận tập<br /> thề ở môi trường xung quanh chi phối hành vi cá nhân trực tiếp hơn, nhanh chóng hơn. Sự tác động và<br /> chi phối đối với hành vi cá nhân càng lớn khi dư luận tập thể thống nhất với dư luận xã hội. Cá nhân<br /> có thể hành động không chút băn khoăn và sợ sệt hoặc đầy âu lo, ngần ngại trong sự chế ước của một<br /> dư luận nào đó. Cá nhân cũng có thể dũng cảm đoạn tuyệt với những nguyên tắc cổ truyền, kiên quyết<br /> dấn tới, hoặc do dự, nửa vời cũng do bị tác động bởi một dư luận nhất định.<br /> Một khi dư luận đã được cố định và bền vững trong tâm lý cá nhân thì nó không những điều hòa<br /> hành vi của các nhân đó trong bất cứ hoàn cảnh thời gian và không gian nào. Hơn thế nữa, nó còn là<br /> thước đo xã hội để đánh giá, nhìn nhận, bình phẩm một sự kiện, một hành vi nào đó. Những gì xảy ra<br /> trong đời sống của xã hội, trong đời sống của các cá nhân khác không tương ứng với ý nghĩ quen<br /> thuộc, với cách ứng xử đã được chấp nhận, với tất cả những gì đã thành nếp… cũng sẽ làm xuất hiện<br /> những dư luận mới. Đó là những tiếng ồn của một cộng đồng xã hội, là những nhận xét của một tập<br /> thể, là những ý kiến của các cá nhân.<br /> Xã hội càng biến động, những thay đổi trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội càng nhiều trong<br /> những khúc quanh của con đường lịch sử thì dư luận càng lắm và tác động của nó đối với cả tập đoàn<br /> dân cư và đối với mỗi người cũng càng lớn. Điều này rất dễ thấy trong đời sống các đô thị khi có nhiều<br /> biến động, nhiều đổi thay liên tiếp xuất hiện. Các quy luật tâm lý xã hội như truyền nhiễm, bắt chước<br /> đã tác động rất mạnh vào dư luận, làm cho nó như những làn sóng chuyển động không ngừng. Những<br /> tin đồn thất thiệt, những lời bàn tán, những chuyện nhỏ to, những dự đoán về những sự kiện, những<br /> nhân vật này khác càng có vẻ bí mật, quan trọng, giật gân, thì chúng càng được tung ra, càng được<br /> phao lên, càng được lây lan nhan chóng, như những trận dịch vậy. Tin tức đồn đại càng nhiều thì tốc<br /> độ lây lan của nó càng lớn, làm cho những đầu óc bình tĩnh, tỉnh tảo cũng phải băn khoăn, đặt ra<br /> những câu hỏi này, những vấn đề khác. Nguy hiểm hơn, những tiếng ồn đó dẫn đến những hành động<br /> bột phát, những bực bội không căn cứ, làm nguội lạnh tình cảm cách mạng, làm yếu đi ý chí chiến đấu,<br /> làm giảm sút niềm tin.<br /> Công tác quản lý thành phố phải đạt tới nghệ thuật nắm bắt, phân tích, sử dụng và hướng dẫn dư<br /> luận của người dân đô thị. Những đợt bùng nổ của dư luận phải được xem xét nghiêm túc. Thật là đáng<br /> tiếc nếu chúng ta bỏ lỡ những cơ hội có thể nắm được những tâm trạng và dấy lên dư luận phục vụ cho<br /> những nhiệm vụ chính trị và xã hội của đô thị. Đó là những phương pháp tốt để có thể tác động một<br /> cách mạnh mẽ vào tính tích cực xã hội của quần chúng nhân dân. Phải biết phân loại dư luận xem<br /> chúng liên quan tới các mặt tích cực hay tiêu cực của đời sống xã hội như thế nào. Phải phát hiện kịp<br /> thời nguyên nhân nảy sinh ra dư luận, tức là tìm ra được<br /> <br /> <br /> ĐỖ LONG 28<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Xã hội học số 3 - 1984<br /> <br /> <br /> <br /> nhu cầu với tư cách là nguồn gốc xuất hiện của chúng. Phải làm tiêu tan được dự luận tiêu cực, chuẩn<br /> hóa chúng thành tích cực, thông qua các biện pháp kinh tế, tư tưởng, hành chính, tổ chức, pháp luật.<br /> Chẳng hạn, để hạn chế tình trạng nhớ nhà của các chiến sĩ trong ngày tết, người chỉ huy phải dự kiến<br /> trước tâm trạng gì sẽ xuất hiện và ngăn ngừa nó như thế nào. Tổ chức sinh hoạt vật chất và văn hóa,<br /> tạo ra một môi trường thân mật và vui nhộn, v.v..., là những biện pháp khắc phục tình cảm nhớ nhà. Sử<br /> dụng hệ thống mạng lưới thông tin đại chúng hiện có ở đơn vị cơ sơ làm cho quần chúng hào hứng và<br /> khao khát đối với thời sự, đó cũng là phương pháp củng cố niềm tin và xây dựng dư luận đúng đắn của<br /> quần chúng đối với các chuyển biến phức tạp của xã hội .<br /> Dư luận là một vấn đề phức tạp trong quản lý xã hội, và càng phức tạp hơn ở những trung tâm<br /> chính trị, kinh tế, văn hóa có dân cư đông đúc. Chúng ta có thể thấy trước những hậu quả to lớn như<br /> thế nào sẽ xảy ra khi quần chúng bị kích động bằng những dư luận sai trái. Tính chất phức tạp và<br /> nghiêm trọng của dư luận đòi hỏi chúng ta phải đối đãi với chúng một cách khoa học. Quản lý đô thị<br /> cũng tức là quản lý được dư luận trong đời sống của đô thị. Đấy là cả những vấn đề khó khăn, yêu cầu<br /> phải có những công trình nghiên cứu nghiêm túc về mặt lý luận, những hoạt động phóng phú về mặt tổ<br /> chức và những đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn.<br /> Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính phức tạp của cơ cấu kinh tế - xã hội cũng tạo ra tính<br /> phức tạp của dư luận. Tích cực và tiêu cực, tiến bộ và lạc hậu, cách mạng và phản động là những yếu<br /> tố đang đan xen vào nhau, đấu tranh lẫn nhau và cùng tồn tại trong dư luận xã hội. Sự khác nhau ấy<br /> phản ánh sự khác nhau về quyền lợi, về nhận thức và nguyện vọng của các tầng lớp xã hội khác nhau.<br /> Cách mạng tư tưởng và văn hóa đang biến thế giới quan Mac-Lênin thành hệ tư tưởng của toàn<br /> dân, và đó cũng làm cho dư luận xã hội đúng đắn nhất của những con người làm chủ tập thể trở thành<br /> dư luận chính thống trong xã hội và phát huy sức mạnh to lớn của nó trong việc ngăn chặn những biểu<br /> hiện tiêu cực, phát huy những phẩm chất cao đẹp hơn trong ý thức và hành động của mọi người.<br /> Hiện nay, ở nơi này, nơi khác, dư luận lành mạnh của xã hội phát huy được tác dụng của nó. Đôi<br /> lúc, dư luận xã hội lại hầu như tê liệt trước những hiện tượng xấu xa đáng lẽ phải được cả xã hội lên án<br /> một cách nghiêm khắc.<br /> Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng đạo đức, tôn trọng<br /> phẩm giá con người. Trong đời sống lâu ngày của dân tộc, những kẻ bất hiếu, bất trung, những kẻ lừa<br /> thầy, phản bạn cùng những quân gian lậu, lừa đảo, trộm cướp đều bị cả xã hội cực kỳ khinh rẻ. Những<br /> kẻ đó phải lẩn tránh dư luận xã hội như loài cú vọ lẩn tránh mặt trời. Chúng không dám ngẩng mặt để<br /> nhìn người khác.<br /> Ngày nay, có nơi, có lúc, dư luận xã hội tỏ ra thờ ơ trước những hiện tượng tiêu cực, khiến cho<br /> những phần tử xấu không những không hổ thẹn về việc làm của chúng, mà còn vênh váo trước người<br /> khác.<br /> Xã hội ta lấy lao động, tình thương và lẽ phải làm lẽ sống, thế mà có lúc dư luận xã hội không lên<br /> án những kẻ không sống bằng lao động mà sống bằng hành<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Xã hội học số 3 - 1984<br /> <br /> Dư luận xã hội….. 29<br /> <br /> <br /> vi phi pháp, không kết tội những hành vi phụ tình bạc nghĩa, không chê trách những kẻ coi giá trị cao<br /> nhất của cá nhân là đồng tiền chứ không phải là trí tuệ và đạo đức.<br /> Chính vì sự tê liệt ấy của dư luận xã hội mà có kẻ đã bỏ ra hàng trăm nghìn để tổ chức đám cưới,<br /> đám ma, bày ra ăn uống, trong khi lương của công nhân và cán bộ chỉ có ba, bốn trăm đồng. Dư luận<br /> xa hội đã để cho những kẻ làm ăn phi pháp ấy không những không xấu hổ mà còn hãnh diện, tự hào.<br /> Dư luận xã hội có một sức mạnh vô cùng to lớn trong việc phê phán những hành vi vô đạo đức,<br /> góp phần xây dựng và củng cố đạo đức mới xã hội chủ nghĩa.<br /> Vấn đề gấp rút được đặt ra là, trong công tác tư tưởng, cần đạt tới sự thống nhất của toàn dân về<br /> mặt ý thức và thái độ trong việc đánh giá những hành vi xã hội, phân biệt dứt khoát giữa đúng và sai,<br /> thật và giả, đẹp và xấu. Phải tổ chức được các cuộc đấu tranh đồng bộ của gia đình, trường học, đoàn<br /> thể và khối phố cùng nhau lên án mọi hiện tượng tiêu cực.<br /> Phải làm cho mọi người bộc lộ một thái độ khinh bỉ trước những hành vi xâu xa, khiến cho những<br /> phần tử hư hỏng phải cúi mặt trước thái độ nghiêm khắc của xã hội.<br /> Trước đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng và phát huy vai trò to lớn của dự luận, ngành xã hội học cần<br /> giúp cơ quan lãnh đạo nắm sát nhu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng<br /> dư luận xã hội lành mạnh và sáng suốt nhất trước mọi diễn biến phức tạp của cuộc sống<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2