intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng để trái tim làm việc quá sức!

Chia sẻ: Ca Cavien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh tim mạch có nhiều nhóm, chủ yếu gồm các nhóm sau: Bệnh tim bẩm sinh; bệnh van tim mắc phải (hẹp hở van tim do thoái hóa van bệnh van tim hậu thấp...)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng để trái tim làm việc quá sức!

  1. Đừng để trái tim làm việc quá sức! Bệnh tim mạch có nhiều nhóm, chủ yếu gồm các nhóm sau: Bệnh tim bẩm sinh; bệnh van tim mắc phải (hẹp hở van tim do thoái hóa van bệnh van tim hậu thấp...)
  2. Bệnh cao huyết áp và bệnh động mạch vành (bệnh thiếu máu cơ tim; nhồi máu cơ tim...); bệnh mạch máu ngoại biên (suy tĩnh mạch; tắc động mạch chi do xơ vữa...); bệnh rối loạn nhịp tim... Tất cả các bệnh trên đều có thể xảy ra ở nam và nữ, tần suất mắc bệnh thay đổi tùy theo lứa tuổi, tùy chủng tộc nhưng trong đó nhóm bệnh cao huyết áp và bệnh động mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên là chịu ảnh hưởng nhiều bởi lối sống sinh hoạt, thói quen ăn uống, làm việc...
  3. nhiều hơn cả. Lối sống hiện đại với một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu hợp lý đang khiến cho nhiều trái tim phải làm việc quá sức khiến cho số người mắc các bệnh lý tim mạch ngày càng tăng cao. Đơn cử như thói quen ăn mặn (khô, mắm...) sẽ gây cao huyết áp; bữa ăn nhiều chất béo; ít rau quả, dùng thức ăn nhiều năng lượng gây thừa cân, xơ vữa mạch máu; hút thuốc lá, uống bia, rượu gây ra bệnh xơ vữa mạch máu... Và đặc biệt, cuộc sống nhanh hơn, áp lực hơn, làm việc căng thẳng, gây ra stress do ít vận
  4. động; ngồi hoặc đứng nhiều làm tuần hoàn máu kém sẽ bị chứng suy tĩnh mạch, làm tăng nhịp tim gây tăng công cơ tim, góp phần làm hệ tuần hoàn dễ suy yếu thêm. Vì vậy, bạn cần phải tránh các căn bệnh nói trên mà trong đó quan trọng nhất là nhận thức được các yếu tố nguyên cơ gây bệnh tim mạch. Từ đó nỗ lực thay đổi các thói quen không tốt, các quan niệm sai lệch về dinh dưỡng, về sinh hoạt, làm việc. Phải có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm, tránh biến chứng nặng như đột tử, nhồi máu cơ tim cấp...
  5. Khi áp lực công việc ngày càng tăng phải tìm cách giảm stress, giúp cơ thể thư giãn hoàn toàn, nghỉ ngơi đủ để hồi phục sức khỏe, cách tốt nhất là tăng cường thể dục bằng cách chọn một môn thể dục phù hợp với sở thích của mình, có thể tập thường xuyên mỗi ngày 30 phút và ít nhất năm lần/tuần hoặc tập hai lần sáng-chiều/ngày nếu không có thời gian. Ngoài tác dụng giảm stress, thể dục thể thao còn giúp bạn giảm cholesterol máu, giảm cân, làm cơ xương rắn chắc. Vì vậy, sẽ giúp hệ tim mạch hoạt động tốt, trái tim không quá sức.
  6. Với nhân viên văn phòng, trong giờ làm việc nên tập thói quen vận động tích cực; tăng đi bộ, giảm đi thang máy; tránh ăn trưa ngay phòng làm việc mà nên dành ít thời gian để đi đến căn-tin; tìm cách để xe thật xa văn phòng để bạn có cơ hội thả bộ; tránh để nước uống ngay bên cạnh máy tính mà phải đứng lên đi lấy nước, bạn phải đi trung bình 1.000-1.500 bước/ngày. Về ăn uống, tránh ăn mặn như trái cây không chấm muối, thức ăn không chấm nước mắm, ăn giới hạn các loại đồ
  7. hộp, các loại rau dưa muối (như dưa cải, kim chi...), thịt, cá, trứng muối. Song song đó, tập những thói quen như nên ăn thức ăn hấp-luộc-chưng nướng-hầm-canh; giảm nhiều các thức ăn chiên-xào, thức ăn nhanh... Nên dùng thức ăn nhiều chất xơ giúp làm chậm hấp thu đường, mỡ và tránh táo bón. Trái cây nên ăn hoặc xay sinh tố, giảm dùng nước ép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2