intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng làm “Sao băng”

Chia sẻ: Ho Ivy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thay đổi, sáp nhập, cổ phần hóa... có thể rất nguy hiểm đối với "ngôi sao" trong công ty. Có thể bạn là một trong số họ - một nhân viên tài giỏi, đầy tiềm năng - lại rất dễ trở thành "sao băng"...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng làm “Sao băng”

  1. Đừng làm “Sao băng” Thay đổi, sáp nhập, cổ phần hóa... có thể rất nguy hiểm đối với "ngôi sao" trong công ty. Có thể bạn là một trong số họ - một nhân viên tài giỏi, đầy tiềm năng - lại rất dễ trở thành "sao băng"... Chúng ta đã chứng kiến sự nhượng quyền toàn bộ hệ thống kem Wall của Unilever Việt Nam sang Kinh Đô, lại cũng vừa chứng kiến vụ mua lại toàn cầu của TNS đối với NFO. Sự kiện này tạo ra những quy luật mới trong các văn phòng của những công ty đó: các thứ tự ưu tiên thay đổi, các hệ thống báo cáo mới , những bản mô tả công việc mới và những trách nhiệm mới... Và những nhà điều hành cấp cao được mong chờ đạt được mức điều hành tốt hơn trước đây... Những ai được giao thêm trọng trách thường nhận ra rằng mình thiếu những kỹ năng cần thiết để giải quyết công việc một cách hiệu quả. Những nhân viên không có các kỹ năng đặc biệt thì lo
  2. lắng về việc họ sẽ được đánh giá ra sao trong "triều đại" mới. Bối rối với những đổi thay, không chắc chắn về tình hình, họ bắt đầu lo cho vai trò của mình trong trật tự mới. Một số chờ đợi, hy vọng mọi việc sẽ ổn định trở lại; số khác bắt đầu tìm việc làm mới, một số lại thay đổi thái độ... Tình trạng "sao băng" xuất hiện, tác động xấu đến nhuệ khí nhân viên, đến các mối quan hệ khách hàng, đến công suất, hiệu suất làm việc và cả đến lợi nhuận nữa. Bạn cần làm gì để bảo đảm rằng bạn đang đi đúng hướng và rằng bạn sẽ không là một “sao băng"? Hiểu rõ mục tiêu Bạn hãy hiểu rõ công việc của mình: những kết quả cụ thể, quan trọng phải làm được cho công ty, thứ tự ưu tiên giải quyết và trách nhiệm của bạn để đạt đến những kết quả đó. Bạn cần hiểu thật thấu đáo điều mà bạn phải hoàn thành, dù bạn tài giỏi đến đâu thì hiểu biết công việc vẫn là điều tiên quyết. Điều này giúp
  3. bạn tập trung vào các kỹ năng mà bạn có hay cần học hỏi, và tập trung vào các vấn đề cần được giải quyết. Hiểu thứ tự ưu tiên Nhận diện thứ tự ưu tiên và các chuẩn mực đánh giá việc điều hành của "những ông chủ mới". Rất nhiều "ngôi sao" cho rằng nếu như họ đã làm được những công việc "tầm cỡ” trong trật tự cũ thì không có lý do gì khiến họ phải thay đổi. Thế nhưng, mục tiêu của công ty đã thay đổi: có những điều được xem là số 1 ngày hôm qua đã không còn được vận dụng hôm nay... Bạn cần tôn trọng những thay đổi về thứ tự ưu tiên và biết cách chuẩn bị để chấp nhận và điều chỉnh theo kịp thử thách mới. Bạn cần hỗ trợ nhân viên của mình phù hợp với những đổi thay của công ty. Có thể bạn sẽ mất nhiều thời gian để giúp họ điều chỉnh, song chính điều đó lại thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn. Hiểu luật chơi
  4. Bạn cần hiểu những động thái và phong cách quản lý được chấp nhận trong trật tự mới. Hiểu biết những luật bất thành văn - từ cách ăn mặc cho đến cách báo cáo nhằm giúp bạn tránh khỏi những ngạc nhiên hay thất vọng về sau. Chuyển đổi phong cách quản lý có thể còn là một khái niệm xa lạ tại Việt Nam, các nhân viên trẻ tuổi thường thích ứng "luật chơi" dễ dàng hơn những người lớn tuổi thường đã hình thành "phong cách riêng" hay quá chú trọng đến "tôn ti trật tự” truyền thống. Hiểu ta và... người khác Nhận diện những đồng nghiệp nào là "bạn" và những ai cạnh tranh với bạn trên con đường thăng tiến mà bạn nhắm đến. Điều này giúp bạn tập trung vào những người sẽ nâng đỡ bạn và tránh những ai cố tình chèn ép bạn. Bạn cũng có thể khéo léo thể hiện cho ban lãnh đạo mới biết những thành tích trước nay của bạn. Thật ra, những vinh quang quá khứ chưa chắc đã là dấu hiệu thành công trong công việc
  5. mới hay với một triều đại mới; tuy nhiên, những nhà lãnh đạo cao cấp chẳng thiệt hại gì khi biết được khả năng của các quản trị viên chủ chốt của mình. Biết đâu, bạn có kỹ năng đặc biệt nào đó mà công ty đang thật sự cần? Biết điều gì là quan trọng Nếu như bạn không được thăng chức như mong muốn, hay bạn được (bị) thuyên chuyển sang một khu vực/bộ phận khác, hãy tìm hiểu những lý do của việc ấy? Công ty A. suýt chút nữa đã mất một trong số những quản trị viên tiếp thị hàng đầu của họ chỉ vì chẳng có một ai hỏi thăm xem cô ta cảm thấy sao khi cô không được thăng chức như ý. Trong vòng ba tháng, hoạt động của cô tụt dốc thảm hại và thậm chí cô có thể bị đuổi việc. Cũng may là quản trị viên nhân sự đã kịp thời khéo léo gợi cho cô bộc bạch về nỗi thất vọng cũng như cảm giác bị xem thường của mình. Cô cho rằng việc không thăng chức là dấu hiệu cho thấy công ty chẳng còn tin vào cô nữa. Thật ra, chẳng ai nghi ngờ khả năng của cô, và cô luôn là một quản trị viên có giá trị cao trong công ty,
  6. chỉ có điều thăng chức không phải là lúc trong điều kiện còn nhiều rối ren khác... Biết chấp nhận rủi ro Đó có thể là cơ hội tốt cho bạn nếu biết chấp nhận rủi ro một cách sáng tạo và vượt lên. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo, quan sát cẩn thận những gì cần làm để cải thiện tình hình hay các quy trình của công ty. Sau đó, bộc bạch những ý tưởng ấy đến những người có quyền lực, những "ông chú mới". Đừng quá thụ động; nên nhớ rằng rủi ro càng lớn, phần thưởng càng cao. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những giai đoạn đột phá, với rất nhiều cơ hội cho bạn thăng tiến. Thế nhưng, trừ khi các "ngôi sao" biết hành động đúng, những cơ hội sẽ không nhiều và thoáng qua nhanh ... Đừng làm "sao băng", hãy luôn trong cuộc!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2