intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng nghĩ trẻ không biết gì

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người lớn luôn ngạc nhiên khi thấy các công chúa, hoàng tử nhà mình tại sao bé tí mà biết bắt nạt mẹ, bà trong khi sợ cô giáo một phép. Theo các nhà khoa học Mỹ, bọn trẻ khôn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trẻ ở tuổi tập đi không chỉ có khả năng “đón ý” để đưa ra cách xử sự thích hợp khi quan sát phản ứng của người lớn mà còn biết cách “rút lui an toàn” trong những cuộc tranh luận. “Điều này có nghĩa nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ tuổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng nghĩ trẻ không biết gì

  1. Đừng nghĩ trẻ không biết gì
  2. Người lớn luôn ngạc nhiên khi thấy các công chúa, hoàng tử nhà mình tại sao bé tí mà biết bắt nạt mẹ, bà trong khi sợ cô giáo một phép. Theo các nhà khoa học Mỹ, bọn trẻ khôn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trẻ ở tuổi tập đi không chỉ có khả năng “đón ý” để đưa ra cách xử sự thích hợp khi quan sát phản ứng của người lớn mà còn biết cách “rút lui an toàn” trong những cuộc tranh luận. “Điều này có nghĩa nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ tuổi tập đi, bạn cần phải hết sức kiềm chế cảm xúc trong khi trò chuyện”, TS Betty Repacholi, ĐH Washington (Seattle) cho biết. “Những đứa trẻ khoảng 1 năm tuổi sẽ thay đổi hành vi theo tâm trạng của người lớn nếu họ thể hiện nó trên nét mặt và giọng nói”, Repacholi và cộng sự Andrew N. Meltzoff nhấn mạnh. Tuy nhiên, với trẻ ẵm ngửa, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định là các bé có thể “bắt” tín hiệu và thay đổi thái độ theo hướng ngoại cảnh tác động hay không.
  3. Kết luận trên được rút ra từ các thực nghiệm hết sức thú vị: - Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành trên 98 cô cậu bé tuổi tập đi (18 tháng tuổi). Các bé được đưa vào một phòng lớn với nhiều đồ chơi và 1 cô trông trẻ. Mỗi bé sẽ chọn cho mình 3 loại đồ chơi khác nhau theo hướng dẫn của cô giáo. Khi các bé đang chọn đồ chơi, một người “khó tính” sẽ bước vào và sẽ tỏ thái độ trách cứ cô giáo với giọng nói giận dữ kiểu: “Sao mà ồn ào thế! Cô trông nom kiểu gì thế này?”. Tiếp đó, mặc dù không nói năng gì nữa nhưng người “khó tính” sẽ phải tỏ thái độ cau có, khó chịu trên gương mặt 1 lúc rồi mới rời khỏi phòng. Khi người “khó tính” tỏ thái độ giận dữ và ở trong phòng, lũ trẻ phải mất 5 giây để tìm kiếm đồ chơi nhưng khi người “gây chuyện” rời khỏi phòng, lũ trẻ chỉ mất có 1 giây để thực hiện yêu cầu của cô giáo. - Lần thử nghiệm thứ 2 có 72 cô cậu bé 18 tuổi tham gia. Lần này, người “khó tính” sẽ tỏ thái độ trực tiếp
  4. với bọn trẻ và quay lưng lại chúng sau khi thỏa cơn thịnh nộ. - Ở lần thử nghiệm thứ 3, người “khó tính” sẽ giữ nét mặt cau có và nhìn lũ trẻ chăm chăm sau khi kết thúc việc trách cứ cô giáo. Trong khi người “khó tính” quay lưng đi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bọn trẻ hào hứng với các món đồ chơi hơn nhưng khi họ nhìn chúng chằm chằm, bọn trẻ sẽ tỏ thái độ lưỡng lự, ngập ngừng khi lấy hoặc chơi 1 đồ chơi nào đó. Phân tích nét mặt bọn trẻ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng không hề khó chịu bởi tiếng quát tháo, cáu gắt nhưng “rất chú tâm” quan sát phản ứng của người “khó tính” và cô giáo. “Bọn trẻ rõ ràng hiểu rằng những người này đang gặp một vấn đề nghiêm trọng và có liên quan đến chúng”, TS Repacholi nói. Điều này đã làm tất cả nhóm nghiên cứu ngạc nhiên bởi trước khi thực nghiệm bắt đầu, tất cả đều cho rằng bọn trẻ sẽ chỉ chú ý và xử lý thông tin khi các hành động hướng tới chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2