intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng thuốc trị ho đúng cách

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

184
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng thuốc trị ho đúng cách Ho là động tác thở ra mạnh nhằm tống xuất chất đàm nhày, mầm bệnh, dị vật từ trong đường thở ra ngoài. Trước hết, ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở. Một số trường hợp cần duy trì phản xạ ho: hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản... để tống xuất đàm nhớt. Thứ đến, ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp hay bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng thuốc trị ho đúng cách

  1. Dùng thuốc trị ho đúng cách Ho là động tác thở ra mạnh nhằm tống xuất chất đàm nhày, mầm bệnh, dị vật từ trong đường thở ra ngoài. Trước hết, ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở.
  2. Một số trường hợp cần duy trì phản xạ ho: hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản... để tống xuất đàm nhớt. Thứ đến, ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp như viêm nhiễm đường hô hấp hay bệnh dễ mắc hiện nay là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hơn thế nữa, ho còn do nguyên nhân tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (trào ngược dạ dày - thực quản), hoặc do dùng thuốc (thuốc trị tăng huyết áp captopril gây ho khan). Điều trị ho chủ yếu nhằm vào điều trị nguyên nhân và cần phân biệt ho có đàm và ho không có đàm để lựa chọn thuốc trị ho. Cần lưu ý, trẻ em bị ho có thể vì cảm lạnh, vì dị ứng đường hô hấp và vì hít khói thuốc do người lớn hút. Thuốc trị ho gồm các loại thuốc nào? Thuốc có tác dụng ức chế phản xạ ho gồm có: - Thuốc kháng histamin trị dị ứng nhưng có thêm tác dụng làm dịu và giảm ho, có dạng thuốc viên và dạng sirô: phénergan, théralène, atussin, toplexil, pulmofar...
  3. - Thuốc ức chế ho gây nghiện: codein. - Thuốc ức chế ho không gây nghiện: dextromethorphan. Thuốc làm loãng đàm, giảm độ quánh đặc của đàm nhày để dễ ho khạc: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, serratiopeptidase, terpin hydrat... Trường hợp ho là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh để trị ho. Hoặc trong trường hợp bị viêm đường hô hấp nặng, có khi bác sĩ cho dùng thuốc loại glucocorticoid. Đây là các thuốc cần được bác sĩ chỉ định và ghi đơn. Cần lưu ý gì về phản ứng có hại của thuốc trị ho? - Thuốc trị ho chứa hoạt chất là thuốc kháng histamin cần lưu ý về tác dụng gây buồn ngủ. Người lớn khi dùng thuốc cần tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc. Với trẻ em, không nên lạm dụng cho trẻ uống như thuốc ngủ để không quấy, khóc đêm và dùng dài ngày, từ tháng này sang tháng khác (dùng dài ngày rất có hại cho sức khỏe của trẻ). Loại thuốc này cũng không nên dùng trong trường hợp ho có đàm vì thuốc làm khô quánh đàm, khó tống đàm sẽ cản trở đường thở.
  4. - Loại thuốc viên trị ho có chứa codein như néo-codion, eucalyptine, terpin gonnon, terpin-codein... chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em. Bởi vì codein là dẫn chất của morphin sẽ gây ức chế hô hấp nếu dùng cho trẻ. - Với thuốc làm loãng đàm, thuốc làm lỏng chất nhày sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Vì vậy, thuốc loại này cần tránh dùng cho người bị loét dạ dày - tá tràng. Sử dụng thuốc trị ho đúng cách như thế nào? Đối với người lớn, nếu tự ý dùng thuốc trị ho nên lưu ý dùng thuốc đúng liều và trong thời gian ngắn. Nếu sau 1-2 tuần dùng thuốc mà triệu chứng ho không giảm, không dứt, ho tiến triển thành ho kéo dài bắt buộc phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chữa trị. Đối với trẻ, nếu thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường (thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn) thì phải đưa ngay trẻ đến bác sĩ để được chỉ định đúng thuốc, điều trị kịp thời.
  5. Hoặc thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc chống dị ứng trị ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2