Dược học - Bạch Hoa Xà
lượt xem 20
download
Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Kỳ Xà (Bản Thảo Cương Mục), Kiềm Xà, Khiển Tỷ Xà (Hòa Hán Dược Khảo), Ngũ Bộ Xà, Bách Bộ Xà, Kỳ Bán Xà (Dược Vật Học Đại Tự Điển), Ngân Hoàn Xà, Nhãn Kính Xà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rắn hổ phì, Rắn hổ đất, Rắn hổ mang, Rắn mang bạnh (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Naja Naja atra Cantor. Họ khoa học: Elapidae (Rắn Hổ). Mô tả: Là loài rắn độc dài 0,7m đến 2m khi tức giận thì cất đầu cao, thân phía...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dược học - Bạch Hoa Xà
- DƯỢC HỌC BẠCH HOA XÀ
- Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên khác: Kỳ Xà (Bản Thảo Cương Mục), Kiềm Xà, Khiển Tỷ Xà (Hòa Hán Dược Khảo), Ngũ Bộ Xà, Bách Bộ Xà, Kỳ Bán Xà (Dược Vật Học Đại Tự Điển), Ngân Hoàn Xà, Nhãn Kính Xà (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rắn hổ phì, Rắn hổ đất, Rắn hổ mang, Rắn mang bạnh (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Naja Naja atra Cantor. Họ khoa học: Elapidae (Rắn Hổ). Mô tả: Là loài rắn độc dài 0,7m đến 2m khi tức giận thì cất đầu cao, thân phía trên dựng thẳng lên, cổ bạnh ra (vì thế mà có tên là rắn Mang bành hay Mang bạnh) và phun phì phì (miền bắc còn là rắn Hổ phì, rắn phì). Rắn hổ
- mang không chủ động tấn công người, ban ngày thường lành như đất (miền nam gọi là rắn Hổ đất). Rắn hổ mang non dữ hơn rắn hổ mang trưởng thành. Rắn hổ mang bơi giỏi, nhưng không sống dưới nước. Thường sống trong hang chuột, gò đống, bờ ruộng, tổ mối, bờ đê hoặc dưới gốc cây, trong bụi tre ở vườn tược làng xóm, Rắn hổ mang kiếm ăn ban đêm, thức ăn chính là thú nhỏ như ếch, cóc, thằn lằn, thích nhất là chuột, rắn Hổ mang còn ăn cả nòng nọc và nhái. Màu sắc thay đổi nhưng thường là màu nâu đen sẫm đều một màu. Trên cổ có một điểm to trắng hình mặt trăng, hoặc 2 điểm trắng to như hai mắt kính. Địa lý: Có nhiều ở nước ta. Phần dùng làm thuốc: Dùng thịt, mật, xác lột, xương, nọc độc. Mô tả dược liệu: Xác khô của Bạch hoa xà thường cuốn tròn, vùng bụng được mổ xẻ ruột lộ ra xương sống và trong khoang bụng, và mặt lưng màu nâu nhạt phủ khít, phiến vẩy có khối đốm dạng quả trám vuông màu xám trắng, đầu rắn
- thể hiện hình tam giác thường đã bị cắt bỏ đi, chất cứng bền, có mùi tanh đặc biệt. Ngoài ra còn có một loài là Kim tiền Bạch hoa xà, phần đầu hình trứng, mình có vân vàng màu trắng xám. Thuốc sống thường dùng cán cây căng ra đường kính khoảng hơn 3cm, loại này khác với Ngũ Bộ xà. Biến chế: -Thịt rắn: Chặt bỏ đầu, đuôi chừng 10cm, lột da, bỏ sạch phủ tạng róc lấy thịt vằm nhỏ nấu ăn. -Rượu rắn: Nếu đủ 3 con thuộc 3 loài khác nhau thì càng hay, nếu không 1-2 con cũng được. Có hai cách ngâm: - Ngâm tươi thì cho rắn sống vào bình, đổ cồn 40 độ đầy ngập ngâm 1 ngày đêm để rắn chết và tiết ra chất độc, xong bỏ rượu này đi, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi như làm thịt rắn ở trên, xong mổ ruột bỏ hết tạng phủ nhưng lấy mật và da, đổ ngập rượu 40 độ ngâm trong 100 ngày (càng lâu càng tốt nhưng phải đậy kín để khỏi thối), có khi người ta chôn cả bình rượu xuống đất. Lúc đầu ngâm thấy mùi thối xong sau lại thấy thơm. Rượu có màu vàng hơi xanh. Nếu muốn tiết kiệm rượu ngâm, ban đầu thì làm thịt rắn sống bằng cách chặt bỏ đầu và đuôi 10cm, mổ bụng bỏ hết tạng phủ chỉ lấy mật và da,
- đem rửa sạch bằng rượu ngâm gừng hay Quế chi rồi lau khô bằng giấy bản. Cho vào bình ngâm để ngập rượu càng lâu càng tốt (trên 3 tháng 10 ngày) nhưng tốt nhất là trôn xuống dưới đất (hạ khử thổ) cũng trên 3 tháng 10 ngày. Ngâm khô thì chặt bỏ đầu và đuôi 10cm, mổ bụng bỏ hết phụ tạng chỉ lấy túi mật, lột da, rửa bàng rượu ngâm gừng hay quế chi rồi lau khô bằng giấy bản. Chặt khúc nước vàng, ngâm rượu 1 tháng thì có thể uống. Nếu nướng vàng và đem sấy khô, tán bột rồi đem xay ha giã nhỏ cho vào túi vải cho vào ngâm rượu thì chỉ 15-20 ngày thì dùng được, ngâm tươi hay khô chỉ ngâm rượu một lần dùng hết thì thôi hay ngâm được đến đâu thì gạn uống hết đến đó rồi thêm rượu ngâm tiếp. Có thể chỉ gạn lấy nửa bình rồi ngâm lại, làm như thế nhiều lần. -Máu rắn: Khi chặt bỏ đầu rắn làm thịt, hứng ngay lấy máu rắn vào 1 cốc rượu, khuấy đều mà uống. Thường uống rượu huyết rắn nhắm thức ăn nấu nướng với thịt rắn. -Mật rắn: Mật rắn không đắng như các loài động vật khác, nếm lúc đầu hơi đắng sau có vị ngọt như Cam thảo, không độc có tác dụng chống viêm rõ rệt như thấp khớp khi dùng đem cô cách thủy cho hơi đặc, lấy vỏ quít lâu năm rửa sạch cạo bỏ lớp trắng ở trong, sấy nhẹ hoặc phơi khô. Dùng mật rán tẩm, sấy nhẹ cho khô rồi lại tẩm, làm như vậy nhiều lần cuối cùng
- tán bột dùng. Hoặc lấy mật buộc cổ túi mật lại, tẩm rượu phơi trong mát, một ngày đêm rồi lại tẩm, làm 3 lần trong 3 ngày, rồi treo lên cho tới khô. Khi dùng khoảng chừng 0,12g vào 30ml rượu 40 độ để chữa các chứng phong sưng đỏ. -Da rắn: Còn gọi là vỏ hay xác rắn, treo rắn lên dùng dao khía quanh cổ, lột lấy da. Nhúng vào rượu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, rồi tán bột, hoặc đốt tồn tính để trị các chứng bệnh ngoài da, thối tai, hủi cùi. -Mỡ rắn: Lấy mỡ rắn đựng vào chai để chữa bỏng lửa, chốc đầu hoặc nấu với các vị thuốc khác để bôi vào chỗ mụn cho chóng lên da non. -Nọc rắn: Rắn có hạch chứa nọc độc ở hàm trên, sau hai con mắt. Khi cắn nọc độc tiết ra, chảy vào một ống nhỏ, dẫn xuống răng nanh. Một con rắn hổ mang mỗi lần lấy nọc cho từ 30-100mg nọc khô, một năm có thể lấy 6-10 lần. Muốn lấy để con rắn cắn vào miệng một ngăn hộp kính lồng (hộp Petri). Lấy tay xoa bóp nhẹ vào hai tuyến nọc ở sau tai, nọc sẽ chảy vào ngăn hộp. Chú ý đừng bóp mạnh quá, nọc rắn chảy ra sẽ lẫn cả máu và dãi làm giảm chất lượng nọc thu được. Nọc mới tiết ra là chất lỏng trong và hơi sánh, màu vàng nhạt, có độ dính cao. Đem làm đông khô hoặc làm khô trong chân không thì được tinh thể nhỏ màu vàng, giữ nguyên độc tính hàng chục năm (có thể tới 26 năm) vẫn gây chết người nên cần đặc biệt quản lý chặt
- chẽ khâu bảo quản pha chế. Nọc lấy được không kịp thời xử lý chế biến thì sau 24 giờ sẽ bị biến chất có mùi thối. Thành phần hóa học: +Nọc rắn chứa 1 chất giống như Glycoprotein Thrombin, Lipase và 3 loại chất chống đông . 1 trong các độc tố được xác định là a-Bungarotoxin (Trung Dược Học). +Thịt rắn có Protid, mỡ 0,55%, chất Saponozit (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). +Mật rắn có Cholesterin, Acid Panmitic, Acid Steric và Taurin Saponozit (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tác dụng dược lý: +Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: thuốc sắc Bạch hoa xà có tác dụng giảm đau, an thần. Nọc rắn xử lý hết độc với liều 0,188mg/kg có tác dụng giảm đau đối với chuột đồng gấp 3-4 lần Morphin với liều 1mg/kg mà không gây nghiện. +Tác dụng lên máu: Thuốc sắc Bạch hoa xà làm hạ huyết áp xuống khi bơm vào khí quản hoặc chích cho chó đã gây mê. Nọc rắn xử lý hết độc
- có tác dụng chống đông, chống hình thành huyết khối, giảm Fibrinogen, độ dính của máu, độ ngưng tập của tiểu cầu (Trung Dược Học). +Nọc rắn chế thành loại men chống mãu cục có tác dụng chống đông máu, làm hạ mỡ máu, hạ áp, giãn mạch dùng để trị các chứng tĩnh mạch, động mạch viêm tắc (Dược Học Thông Báo 1988, 1:45) +Nọc rắn chế thành thuốc chích dịch truyền với dung dịch Natri đẳng trương trị bệnh mạch vành có kết quả (Hà Bắc Y Dược 1988, 2:45). Tính vị: +Vị ngọt mặn, tính ấm, có độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị ngọt mặn, tính ấm, có độc (Trung Dược Học). Qui kinh: +Vào kinh Can, Phế (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). +Vào kinh Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Vào kinh Can, Tỳ (Trung Dược Học).
- Tác dụng: +Khư phong, hoạt lạc, chống co giật, giảm ngứa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Khu phong, thông kinh lạc (Trung Dược Học). Chủ trị: +Trị Phế bị phong, mũi nghẹt, bạch điến phong, mụn nhọt, ban chẩn (Dược Tính Bản Thảo). +Trị trúng phong, thấp tý, tê bại, gân co giật, liệt nửa người, mắt lệch, miện méo, khớp xương đau, chân yếu, không đứng lâu được (Khai Bảo Bản Thảo). +Trị phong thấp kinh niên, khớp cứng thẳng, tê da thịt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Liều dùng: Dùng từ 4-16g. Kiêng kỵ: + Huyết hư mặc dù có phong, những người không có phong tà thực sự cấm dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)..
- +Âm hư, có dấu hiệu nhiệt: không dùng. Huyết hư : dùng thận trọng (Trung Dược Học). Đơn thuốc kinh nghiệm: +Trị phong bại, phong cùi, lở ngứa toàn thân: dùng thịt Bạch hoa xà 160g, Thiên ma (sao rượu) 30g, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ 10g. Tán bột, rượu ngon hai thăng, Mật ong 4 lít cho vào nồi sành nấu thành cao. Mỗi lần uống 1 chén với rượu, ngày 3 lần, cần kết hợp đứng vào chỗ nóng hoặc làm thế nào để ra mồ hôi (Khu Phong Cao - Y Lũy Nguyên Nhung phương). +Trị các loại phong mới bị hoặc kinh niên, tay chân yếu mềm, miệng méo, mắt xếch, nói ngọng hoặc gân co quắp, ngoài da khô ngứa, mất cảm giác, các khớp xương đau nhức hoặc sinh ra lở loét: dùng Bạch hoa xà 1 con, rửa sạch bằng nước nóng, chặt bỏ đầu đuôi chừng 3 tấc ta, ngâm r ượu, bỏ xương đi, chỉ lấy 40g thịt nguyên thôi, thêm vào các thứ Toàn yết, Đương quy (sao), Phòng phong, Khương hoạt, mỗi thứ 4g, Độc hoạt, Bạch chỉ, Thiên Ma, Xích Thược, Cam thảo, Thăng ma, mỗi thứ 20g. Giã nát, lấy vải bọc, lại dùng hai đấu rượu nếp nấu chín cất ra rượu, rồi đem túi thuốc ấy bỏ vào trong miệng cóng, đợi cho xong rồi lấy rượu và túi vải niêm lại nấu chín, để nơi khô mát 7 ngày cho ra hết độc, uống nóng liên tục (Thế Truyền Bạch Hoa Xà Tửu - Tây Hồ Tập Giản phương).
- +Trị các loại phong cùi, ngứa: dùng Bạch hoa xà 1 con, tẩm rượu, bỏ xương da, lấy thịt mà thôi, gói lại trong túi vải, xong nấu một đấu xôi nếp, bỏ men vào đáy cóng, bỏ rắn ở trên men ấy rồi lấy xôi đè lên rắn, xong phong kín chặt lại 3-7 ngày sau lấy rượu, rồi lấy rắn phơi nắng. Tán bột, mỗi lần uống 3-5 phân với nước nóng, nên lấy rượu trộn với hèm (bả rượu) làm bánh ăn rất tốt (Thụy Trúc Bạch Hoa Xà Tửu có Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương). +Trị trúng phong, thương thấp, bán thân bất toại, miệng méo, mắt xếch, da thịt tê, đau nhức xương, lở loét, ngứa ngáy, phong cùi kinh niên: dùng Bạch hoa xà 1 con, dùng con nào đầu như rồng, miệng như cọp (Hổ mang chúa), mình đen điểm hoa trắng, mắt sáng long lanh không hỏm xuống là thứ thật. Dùng rượu rửa sạch bỏ da xương đi, chỉ lấy 160g thịt mà thôi, Khương hoạt 80g, Đương quy thân 80g, Thiên ma 80g, Ngũ gia bì 80g, Phòng phong 40g. Tất cả giã nát, gói vải bọc lại, bỏ vào hũ rượu bằng kim loại vàng, hoặc bạc, rồi thêm gạo nếp và rượu sống chưa lọc chừng 5 chai, ngâm hết cả rồi lấy lá Cọ (thứ lá to để lợp nón), gói kín, chưng cách thủy, 1 ngày sau đó chôn dưới đất 7 ngày rồi lấy rượu đó, mỗi lần uống 1-2 chén, còn bã đem phơi, tán bột, hồ rượu làm viên bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần dùng 50 viên với rượu đã nấu trước đó. Cần cữ gió, giao hợp, cá tanh, thịt ngỗng, đồ sinh phong (Tần Hồ Bạch Hoa Xà Tửu - Bản Thảo Cương Mục).
- +Trị vinh vệ không điều hòa, dương bất túc, âm hữu dư, tay chân cử động khó khăn: dùng Bạch hoa xà nấu với rượu, bỏ da xương rồi sấy khô, chỉ lấy thịt 40g, Thiên ma, Cẩu tích mỗi thứ 80g, Tán bột xong, lấy bình bằng bạc hoặc sứ sành đựng 1 thăng rượu ngâm lại theo phép trùng thang cách thủy để nấu đặc thành cao, dùng thìa bạc để khuấy rồi đổ nửa chén nước gừng nấu cho đều. Cất vào bình để dùng, mỗi lần uống nửa thìa với nước sôi hoặc rượu ngon (Kê Phong Bạch Hoa Xà Cao - Bị Cấp phương). +Trị nhức đầu do phong ỡ não, khi đau khi không, nhức nửa đầu: dùng Bạch hoa xà tẩm rượu, bỏ da, xương. Thiên nam tinh nấu với tương cho mềm rồi xắt lát, sao dòn, mỗi thứ 40g, Thạch cao, Kinh giới mỗi thứ 80g, Địa cốt bì 10g. Tán bột, mỗi lần uống 4g với nước trà, ngày 3 lần (Bạch Hoa Xà Tán - Thánh Tế Tổng Lục phương). +Trị phong cùi: dùng Bạch hoa xà, Ô sảo xà, mỗi thứ chọn lấy 8g thịt, sao rượu, Hùng hoàng 8g, Đại hoàng 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước, 3 ngày 1 lần (Khiết Cổ Bạch Hoa Xà Tán - Khiết Cổ Gia Trân phương). +Trị dương mai sang: Bạch hoa xà nhục 4g, Ngân châu 8g, Duyên phấn 8g, Thủy ngân 8g. Tán bột, lấy giấy vấn thành 9 điếu, mỗi lần dùng 1 điếu, để trong bình, lấy Hương du đổ vào cho đầy rồi đổ trên hỏa lò mà đốt,
- rồi lấy khăn chùm kín mít không cho hở gió, xông 3 ngày liên tục (Quảng Tâm Pháp Phụ Dư). +Trị đậu sang bị hắc hảm không lên được: dùng Bạch hoa xà, để cả xương nướng đừng cháy quá, 12g, Đại đinh hương 7 hoa, tán bột. Mỗi lần uống 2g, dùng nước hòa với rượu lại uống, 1 lát sau thì trên người nóng rần nóng, lúc đó thì mụn đậu sẽ đỏ mọng, quang nhuận được ngay (Thác Đậu Hoa Xà Tán - Vương Thị Thủ Tập phương). +Xác rắn (Xà thoái, Xà thoát) dùng dưới dạng sắc chữa các chứng động kinh nguy hiểm ở trẻ con và chữa đau cổ họng. Đốt cháy xác rắn, thổi vào mũi, lỗ tai chữa thối tai chảy nước, chảy mủ, bôi xoa chữa lở ghẻ. Xác rắn Ráo đốt cháy, tán thành bột uống làm thuốc thúc đẻ (thôi sinh) rất tốt (Lĩnh Nam Bản Thảo). +Trị 9 chứng lậu, loa lịch, mụn ở cổ nách, làm đau nhức, ngứa , phát sốt, sợ lạnh: dùng Bạch hoa xà, tẩm rượu, chọn lấy 80g thịt, sấy khô, dùng Tê giác sống 50g, lấy bào nạo rồi tán bột, Hắc khiên ngưu 20g (dùng nửa sống, nửa sao), Thanh bì 20g. Tán bột, uống mỗi lần 8g, bỏ vào Nhị phấn 5 phân lúc gà gáy canh 5 thì uống với nước gạo nếp. Hễ đi cầu xổ ra là tốt, 10 ngày uống 1 lần. Cữ thức ăn động phong. (Tam Nhân Bạch Hoa Xà Tán - Tam Nhân Cực Nhất Bệnh Chứng Phương Luận).
- +Trị phong cùi, vảy nến : dùng Bạch hoa xà 5 tấc ta, tẩm rượu, bỏ da, xương, sao khô, Hùng hoàng 40g (Thủy phi nghiền đều), lấy Bạch sa mật 640g, Hạnh nhân 640g, bỏ vỏ, nghiền nát, luyện như cao. Mỗi lần uống 4g với rượu nóng, ngày 3 lần. Trước hết, phải uống ‘Thông Thiên Tái Tạo Tán’ để giết vi trùng rồi mới uống cao này trừ căn, ngày 3 lần ( Trị Lại Bạch Hoa Xà Cao - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Trị lưng đau, thấp khớp: lấy túi mật rắn, buộc chặt cổ lại, tẩm rượu, phơi trong mát 1 ngày đêm rồi lại tẩm rượu, làm như thế 3 lần, xong treo lên phơi trong mát cho tới khi khô. Khi dùng ngâm rượu tốt để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Trị kinh giật, nhọt độc: ngày uống 2-3 chỉ thịt rắn sắc bột hay rượu thuốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị chốc đầu: Thịt rắn, lọc xương, vằm viên, bọc lá Lốt nấu chín hay rán vàng cho trẻ nhỏ ăn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Trị ho hen, đờm suyễn, nóng sốt kinh giật, lưng đau, đầu nhức kinh niên: Mật rắn chế với Trần bì, và phối hợp với nhiều vị khác (như Ngưu hoàng, Xạ hương, Chu sa, Hùng hoàng, H ổ phách...) trong bài thuốc “Tam Xà Đởm Trần Bì” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- +Trị phong cùi, toàn thân có cảm giác tê, lở ngứa : dùng Bạch hoa xà với Khổ sâm, Thủ Ô, Oai linh tiên, Hồ ma, Thiên môn, Bách bộ, Hy thiêm thảo, Tất diệp, Thích tật lê, tán bột làm viên uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Trị phong cùi, chân tay tê, lông mày, tóc ngứa, rụng, da thịt lở loét hoặc các bệnh lở loét do phong khác: dùng Bạch hoa xà, Ô sảo xà, Thổ phúc xà, mỗi thứ 1 con, tẩm rượu ,lấy thịt phơi nắng. Khổ sâm (đầu mút) 160g, tán bột; lấy Tạo giác 640g, xắt ra, tẩm rượu rồi bỏ rượu đó đi, chỉ lấy 1 chén, vò lấy nước cốt bỏ vào nồi sành hoặc đá nấu thành cao, làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống 70 viên với nước “Thông Thánh Tán” xong ăn cháo nóng, ngày 3 lần, tắm 3 ngày 1 lần sao cho ra mồ hôi và tránh gió (Tam Xà Dủ Phong Đơn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). +Trị dương mai sang:Bạch hoa xà nhục sao rượu, Quy bản sao sữa, Xuyên sơn giáp (sao), Phong mật (sao), Khinh phấn, Chu sa mỗi thứ 4g, tán bột, Hồng táo nhục giã nát. Tất cả viên bằng hạt ngô đồng. Trước hết, dùng thuốc phát tán xong mới uống hoàn này. Mỗi lần uống 7 viên với nước trà nguội, ngày 3 lần. Cữ thịt, cá, sau đó uống Thổ phục linh thường xuyên để trừ căn ‘ Tục Truyền Bạch Hoa Xà Hoàn - Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- +Trị phong thấp, tê bại, các khớp xương đau nhức : Bạch hoa xà nhục 6g, Khương hoạt 8g, Đương qui thân 12g, Thiên ma 12g, Tần giao 12g, Ngũ gia bì 12g, Phòng phong 12g. Ngâm rượu hoặc sắc uống (Bạch Hoa Xà Tửu - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị di chứng liệt ở trẻ nhỏ: Kỳ xà (bỏ đầu đuôi, nội tạng), sấy khô, tán bột. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần với rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). +Trị phá thương phong, cổ cứng: Bạch hoa xà 40g (ngâm rượu bỏ da xương), Ô sảo xà 40g (ngâm rượu bỏ da xương), Ngô công 40g (sao rượu). Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần, uống với rượu nóng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược +Trị phong cùi khó lành, lở ngứa toàn thân: Bạch hoa xà 8g, Thiên ma 12g, Bạc hà 8g, Kinh giới 12g. Tán bột trộn mật ong, rượu làm viên ngày uống 2 lần ( Khu Phong Cao - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược) +Trị chàm, lở ngứa chảy nước vàng: Kỳ xà, Thuyền thoái mỗi thứ 56g, tán bột, lần uống 4g, dùng Hy thiêm thảo 20g, Thương nhĩ tử 20g, Bạch anh 40g. Sắc uống với bột thuốc trên, mỗi lần 4g, ngày 2 lần, liên tục 2 tuần ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Tham khảo: “Bạch hoa xà là thuốc chủ yếu trị co giật, phong tý, nhọt độc, lở ngứa” (Bản Thảo Cương Mục). “Bạch hoa xà là 1 vị thuốc chữa phong có sức mạnh vào đến xương, ra đến ngoài da, những bệnh đau xương gân, da thịt lở thuộc về phong thấp cần dùng nó. Nếu vì nóng quá mà sinh ra phong hay người âm huyết kém thì không nên dùng” (Bách hợp). “Tên gọi: Các loại rắn thường có mũi hướng xuống, nhưng chỉ loại này có mũi hểnh lên trên nên có tên Khiển tỷ xà (rắn lật mũi), lưng có hoa vân màu trắng nên có tên là Bạch hoa xà, mặt dù chết khô mà mắt vẫn mở không nhắm chiếu lóng lánh cho nên còn gọi là Kỳ Xà thiện” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). “Bạch hoa xà còn cho đôi mắt gọi là Bạch hoa xà nhãn tình, trị được trẻ con khóc dạ đề, khi dùng lấy mắt tán bột , trộn nước Trúc lịch cho uống 1 tý. Cho rượu ngâm rắn gọi là Bạch hoa xà tửu, dùng thịt của con rắn hổ mang lấy thịt gói lại, xong lấy miến để trên đáy hũ, kế đến đặt thịt rắn ở trên miếng đó rồi lại bỏ lên trên lớp thịt đó một miếng lớp miến nữa, lấy cơm gạo nếp để trên thịt rắn cho kín 3-7 ngày, lấy rượu uống, lại lấy thịt rượu phơi
- khô nắng tán bột uống. Rượu này trị được các chứng phong bại liệt ngoan cố, co quắp, lở láy, phong cùi dữ tợn, Rắn còn cho đầu gọi là Bạch hoa xà đầu, có độc dùng để trị chứng phong cùi, phong bạch điến” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). “Thịt rắn để nguyên con thành 1 bộ ba hay năm con. Một bộ ba gọi là Tam xà. Nếu 1 bộ 5 con gọi là ngũ xà (gồm 3 con rắn hổ mang và Rắn Cạp nong (Hai hổ mang và một cạp nong hoặc ngược lại) và 2 con rắn ráo). Nếu không đủ bộ thì dùng 1-2 con rắn độc khác hay cùng loại cũng được. Ngâm rượu uống trừ phong thấp, có hai cách ngâm tươi lâu dùng và ngâm khô [dùng mau nhưng tác dụng kém hơn] (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Phân biệt: 1) Con rắn Đeo kính (Kính nhãn xà: Naja haje L. Egyptian cobra) thuộc họ Elapidae (Rắn hổ) đều được dùng với tên là Bạch hoa xà. 2) Bạch hoa xà còn chỉ con Agkistrodon acutus Gunther, Trung Quốc có tên khác là Bách bộ xà, Ngũ bộ xà, Kỳ bàn xà hay nước ta còn gọi là rắn Hổ mang chúa, con này đầu mỏ dài và vễnh lên rất dễ sợ, loại này dài có thể đến 1m80, sở dĩ có tên Bạch hoa xà vì dưới bụng trắng có vằn đen, trên lưng đen có vằn trắng như hoa nên gọi là Bạch hoa xà, vì là loài rắn cựa độc,
- tương truyền sau khi bị rắn cắn đi chỉ được 5 bước hoặc 10 bước là chết nên mới gọi là Ngũ bộ xà hoặc Bách bộ xà. Loại này có ở Hoàng liên sơn phía bắc nước ta. 3) Ngoài ra dân gian còn dùng con rắn Cạp nong (Bungarus fasciatus Schneider) là 1 loại rắn độc dài trên 1m, thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen bằng khoanh vàng hay rộng hơn một ít, nên còn gọi là Rắn đen vàng, Rắn hổ lửa, Rắn ăn tàn, Miền nam còn gọi là rắn Mang gầm. Rắn cạp nong thường sống ở miền núi (cũng gặp ở Sapa -1500m) hoặc ở bờ sông, bờ đê, bờ ruộng, gò đống, vườn tược, bụi tre, bờ ao, đôi khi sống trong hang ếch. Rắn cạp nong kiếm ăn ban đêm, thức ăn chính là thằn lằn và các loại rắn khác, kể cá trứng rắn, và các loại ếch nhái, thạch sùng, chuột và cá. Rắn cạp nong chậm chạp ít cắn người, ngay cả khi bị kích thích châm trọc. Ban ngày thường nằm cuộn tròn, đầu giấu vào 1 khúc. Nhưng nọc rắn cạp nong rất độc. Đây là một trong những loại rắn độc phổ biến ở Đồng bằng và trung du nước ta. Kế đến là rắn cạp nia (Bungarus candidus Linnaeus), là một loài rắn độc dài trên 1m, thân có khoanh đen hay nâu xen kẽ với những khoanh trắng, khoanh đen không nối liền về phía bụng (bụng trắng), khoanh trắng hẹp, nên còn gọi là rắn mai gầm bạc (miền nam), rất đen trắng.
- Rắn cạp nia bơi giỏi, thường sống trong hang trong bụi rậm quanh bờ đầm, bờ ao, bờ sông, bờ ruộng. Cũng sống trong hang ở các gò đống, đôi khi sống trong hang ếch. Rắn cạp nia kiếm ăn ban đêm, thức ăn chủ yếu là các loại rắn khác. Loại này chậm chạp chỉ cắn người trong trường hợp bị tấn công. Nọc rắn cạp nia độc gấp 4 lần nọc rắn Hổ mang. Đây cũng là loài rắn độc trong những loài rắn độc phổ biến nhất ở Đồng bằng và Trung du nước ta. Cả hai con trên đều thuộc loại rắn hổ (Elapide). Tiếp theo là rắn ráo (Ptyas korros Schlegel) thuộc họ rắn nước (Colubridae) là một loại rắn lành sống trên cạn, trong các bụi cây bãi cỏ rậm, đôi khi ở trong vườn, trong cột và mái nhà. Rắn ráo kiếm ăn ban ngày (khác với các con trên), thức ăn chủ yếu là ếch nhái, chuột. Đặc biệt loại rắn này không ăn cá (khác với rắn nước). Rắn ráo thường đẻ trứng ở các đống mối là nơi có đủ nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho trứng rắn nở và khi rắn ráo con nở đã có sẵn mối thợ và ấu trùng mối làm mồi ăn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ NGUYÊN TỬ PHÁT XẠ VÀ HẤP THỤ
7 p | 676 | 96
-
Bài giảng Xã hội học sức khỏe : Bài 1 - Lê Hải Hà, MA
41 p | 216 | 52
-
Bài giảng Bức xạ ion hóa - ĐHYK Thái Nguyên
22 p | 477 | 47
-
Bài giảng Đại cương về nhân học y học và y xã hội học
45 p | 243 | 34
-
Vui buồn trong ngành khảo cứu y dược tại Hoa Kỳ
16 p | 210 | 26
-
Dược học - Khoan Đông Hoa
8 p | 131 | 14
-
Cây thuốc vị thuốc Đông y – KHOẢN ĐÔNG HOA
8 p | 184 | 12
-
GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÁI PHÁT UNG THƯ SAU PHẪU-HÓA-XẠ TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN (Kỳ 1)
7 p | 122 | 11
-
6 công dụng của hoa hòe
5 p | 230 | 6
-
DƯỢC HỌC - LỆ CHI HẠCH
10 p | 83 | 5
-
Lưu ý khi dùng sản phẩm có xạ hương
5 p | 88 | 5
-
Hoa hoè cầm máu và phòng chống bệnh tim mạch
5 p | 67 | 5
-
Xạ hương khai khiếu, giảm đau
5 p | 65 | 4
-
XÀ SÀNG (Quả)
5 p | 75 | 3
-
NHỮNG NGUY CƠ CỦA LỰC PHÓNG XẠ
4 p | 58 | 3
-
KHOẢN ĐÔNG HOA
7 p | 90 | 3
-
Đề cương học phần Nhân học y học (Mã học phần: MEN111)
14 p | 4 | 2
-
Đề cương học phần Tính chuyên nghiệp 3
8 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn