Dược học - Hồng Hoa
lượt xem 18
download
Xuất xứ: Khai bửu. Tên Việt Nam: Cây Rum. Tên Hán Việt khác: Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Carhamus tinctorius L. Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo cao hơn 1m, thân nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dược học - Hồng Hoa
- DƯỢC HỌC HỒNG HOA
- Xuất xứ: Khai bửu. Tên Việt Nam: Cây Rum. Tên Hán Việt khác: Hồng lam hoa, Đỗ hồng hoa, Mạt trích hoa, Hồng hoa thái, Tạng hồng hoa, Kết hồng hoa, Sinh hoa, Tán hồng hoa, Hồng lan hoa, Trích hoa, Thạch sinh hoa, Đơn hoa, Tiền bình hồng hoa, Tây tạng hồng hoa, Lạp hồng hoa, Nguyên hồng hoa, Hoàng lan hoa, Dương hồng hoa (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Carhamus tinctorius L. Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).
- Mô tả: Cây thảo cao hơn 1m, thân nhẵn, đứng thẳng, có vạch dọc, trên có phần cành. Lá mọc so le gần như không có cuống, bẹ, đầu chót nhọn như gai, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt lá trơn màu xanh sẫm, gân chính giữa lồi cao. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, màu đỏ cam, đẹp, họp lại thành gù hình đầu, ở ngọn và chót cành, lá bắc có gai. Hoa có ống dài hình tên, trên có 5 cánh đỏ như tua sợi, hoa cái giữa có nhụy vàng, kết quả vào dưới ống. Quả bề hình trứng có 4 cạnh lồi. M ùa hoa tháng 6-8, mùa quả tháng 8- 9. Địa lý: Trước đây đã được trồng nhiều ở Hà Giang Việt Na m, nay đang được phát triển trồng nhiều nơi. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Phân biệt: Cây Tạng hồng hoa, còn có tên là Phiên hồng hoa, hoặc Lệ hồng hoa, có nhiều ở Tây Tạng và Âu Uyên, thuộc họ đuôi Điều đó là cây thảo sống đa niên, ở phần dưới đất thân tròn hình cầu, phình lớn, lá 6-9 phiến, lá hình dãi, không cuống. Vùng gốc có bẹ rộng bọc lại hình vẩy, khoảng tháng 9,10 từ lá nổi lên 2,3 đoá hoa màu hồng nhạt, hoa chia thành 6 phiến màu hồng đậm,
- nhỏ dài, trụ đầu tam thao, màu hồng tím, nhỏ dài. Công dụng giống như Hồng hoa nhưng tốt hơn và giá tiền đắt hơn nên có nhiều thứ giả. Người ta thường gọi là Tây tạng hồng hoa. Thu hái, sơ chế: Đầu mùa hè, khi hoa đang nở, cánh hoa đang chuyển từ vàng sang đỏ thì bắt đầu thu hái, để nơi thoáng gió và nơi có ánh nắng cho khô, hoặc phơi trong râm cho khô là được. Không nên phơi trực tiếp ngoài nắng để khỏi biến màu. Phần dùng làm thuốc: Hoa (Flos Carhami). Mô tả dược liệu: 1- Cánh hoa dạng ống nhỏ dài, khô teo lại như tơ, mút trước xẻ 5 thùy, phiến thùy hình dải hẹp, dài chừng 6,5mm, toàn thể dài hơn 13mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, hợp ôm lại thành dạng ống, ở chính giữa có trụ đầu ló ra màu nâu nhạt, chất nhẹ xốp, có mùi thơm đặc biệt. Hồng hoa có ở tỉnh Hà Tây gọi là ‘Hoài hồng hoa’ rất tốt, cánh hoa dài, màu hồng tím, loại xản xuất ở Tứ xuyên gọi là Xuyên hồng
- hoa có màu tím, hơi ẩm vàng, trước đây dùng làm thuốc để nhuộm, hiện nay rất thông dụng. 2- Tạng hồng-hoa hay Tây tạng hồng hoa, phần dùng làm thuốc là hoa trụ khô, phần nhiều tập hợp thành dạng khối tròn rời, màu hồng đậm, đơn thể hoa trụ nhỏ mà dài, trụ đầu tam hoa, hơi dẹt, mút trước hơi phình lớn, biểu hiện dạng loa kèn, dài chừng 6-10mm, bên ngoài biểu hiện màu hồng đậm, đầu trơn hơi sáng, có mùi thơm đặc biệt, nhai nhổ ra thấy màu hồng tranh. Tạng hồng hoa thu hái vào tháng 9-10. Bào chế: Hái về bỏ đài hoa đi, chỉ dùng cánh hoa gói lại thành từng bánh phơi khô, hoặc gĩa nát vắt thành miếng bánh phơi khô dùng gọi là ‘Tiền bính’. Loại chỉ phơi khô dùng không đóng bánh gọi là ‘Tán hồng hoa’. Cách dùng: Muốn thử xem thực giả lấy một cánh Hồng hoa bỏ vào trong chén nước nóng thấy đỏ như máu, phơi hai đến ba lần cũng còn đỏ mới thật làtốt. Dùng sống, cho vào thuốc thang sắc uống để dưỡng huyết, tẩm rượu dùng để hoạt huyết phá huyết.
- Thành phần hóa học: + Ethyl acetate, Benzene, Pent-1-en-3-ol, 3-Hexanol, 2-Hexanol, 2- Hexenal, 3-Methyl butyric acid, Methylbutyric acid, p-Xylene, O-Xylene, Phenyl acetaldehyde, Nonanal, Terpinen-4-ol, Verbenone, Decanal, Benzothiazole, E, E-2, 4, E, E-2, 4 Decadienal, Methyl cinnamate 1, 2, 3- Trimethoxy-5-Methylbenzene, a-Copaene, 1-Tetradecene, a-Cedrene (Koshi Saito và cộng sự Ca 1991, 115: 5139e). + Galatose (Từ Trung Tự, Trung Dược thông Báo 1982 9 (1): 31). + Nonacosane, b-Sitosterol, Palmitic acid, (Hoàng Giang, Trung Thảo Dược 1984, 15 (5): 123). Tính vị: Vị cay, Tính ấm. Quy kinh: Vào 2 kinh Tâm Can. Tác dụng: Hoạt huyết khử ứ, thông kinh, thấu chẩn.
- Chủ trị: + Thông kinh ứ trệ, trị bế kinh, sản dịch sau khi sinh không xuống được, thai chết lưu, lở sưng tấy đau nhức, ứ đau do chấn thương. Liều lượng: 1- 3 chỉ. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, kinh nguyệt nhiều cấm dùng. Bảo quản: Dễ hút ẩm, hay vụn mốc và đổi màu. Để nơi khô ráo, thoáng mát, trong thùng lọ kín, có lót chất hút ẩm. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị các chứng đau, dùng thứ Hồng hoa tươi gĩa vứt lấy nước cốt uống liên tục 3 lần (Ngoại Đài Bí Yếu). + Thối tai chảy nước vàng, dùng Hồng hoa 3 chỉ rưỡi, cùng Bạch phàn (phèn phi) 5 chỉ thứ khô tán bột, chấm mủ cho sạch rồi cho thuốc bột vào lỗ tai, nếu không có Hồng hoa tươi thì dùng cành hoặc lá của nó cũng
- được. Có bài cũng chữa như vậy, nhưng bỏ phèn chua đi chỉ dùng Hồng hoa mà thôi (Thánh Huệ Phương). + Phương thuốc sau được coi như là thánh dược, chữa được 62 loại phong, cụ Trương Trọng Cảnh để chữa 62 chứng phong, các chứng đau trong bụng do khí huyết. D ùng Hồng hoa 1 lượng, chia ra làm 4 phần, dùng rượu 1 bát nấu sôi uống, chưa khỏi uống tiếp (Bản Thảo Đồ Kinh). + Cổ họng sưng tắt nghẹt, dùng Lam hồng hoa gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén cho tới khi khỏi, nếu gặp giữa lúc mùa đông, không có Hồng hoa tươi, lấy loại tươi trộn nước cho thấm gĩa lấy nước cốt hoặc sắc uống (Quảng Lợi Phương). + Chứng huyết vậng sau khi sinh, trong ngực buồn bực, dùng Hồng hoa 1 lượng, tán bột sắc với rượu uống. Nếu người cấm khẩu rồi thì cậy răng đổ thuốc vào gia thêm 1 tý Đồng tiện, nếu chưa đỡ thì đổ tiếp (Tử Mẫu Bí Lục). + Chứng nghẹn ăn không được, vào ngày tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5, hái lấy thứ đầu Hồng hoa, tẩm với giấm và rượu sậy khô, Huyết kiệt coi cục nào như quả dưa, hai thứ bằng nhau tán bột, bỏ bột trộn giấm rượu chưng cách thủy nuốt dần còn đang nóng (Giản tiện phương).
- + Có thai nóng quá, đến nỗi thai chết lưu trong bụng mẹ, dùng Hồng hoa sắc lấy nước cốt uống với một ít Đồng tiện nóng (Trung Quốc D ược Học Đại Từ Điển). + Sau khi sinh nhau không xuống, sau khi sinh huyết vậng dùng bài 1 ở trên cũng rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Phụ nữ kinh nguyệt không thông, sinh ra đau bụng, có khi ứ huyết tích lại thành khối cục đau đớn, dùng Hồng hoa, Diên hồ sách, Đương quy, Sinh địa, Ngưu tất, Xích thược, Ích mẫu, Xuyên khung, tùy theo đó mà phân phối quân thần tá sứ, cân chừng 3-4 lượng sắc kỹ lần lấy 2 tô rưỡi chia 3 lần uống nóng, hoặc có thể tán bột luyện mật làm hồ viên lớn bằng hạt long nhãn, lần uống 10 viên với nước sôi hoặc rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Đề phòng để khỏi bị lên đậu mùa, hoặc giữ cho đậu nó khỏi chạy vào mắt. DùngYên chi chính, tức là thứ mà người ta đã chế bằng Hồng hoa ra, lúc mới khỏi lên đậu, dùng nó bôi xoa lên trên mí mắt, trung quanh mắt, đuôi mắt rất hay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- + Thối tai dùng Hồng hoa cùng với Bạc hà và nước cốt của lá Kim ty hà diệp, cho vào 1 tý phèn chua tán thành ra bột nhỏ thổi vào tai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Đậu mùa, đậu đinh, đậu mộc, dùng Hồng hoa, Băng phiến, Trân châu tán thành bột cực mịn, khảy cho ra máu độc rồi xức thuốc trên, xong băng lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị hành kinh đau bụng: Hồng lam hoa 3 chỉ. Sắc với rượu chia 3 lần uống (Hồng Lam Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung D ược Thủ Sách). + Trị thống kinh: Hồng hoa 1 chỉ 5, Xuyên khung 1 chỉ, Đương quy, Hương phụ, Diên hồ sách, mỗi thứ 3 chỉ. Sắc uống, hoặc uống kết hợp với Đương quy ngâm rượu uống trước khi có kinh (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Hồng hoa 1 chỉ, Ích mẫu thảo 5 chỉ, Sơn tra 3 chỉ, gia Đường đen. Sắc uống. trị sản dịch không xuống sau khi sinh (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- + Trị sưng đau tại chỗ do chấn thương: Hồng hoa, Đào nhân, Sài hồ, Đương quy, mỗi thứ 3 chỉ, Đại hoàng 2 chỉ. Nước và rượu mỗi thứ một nửa sắc uống. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị sưng tấy do chấn thương, té ngã: Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy vĩ, mỗi thứ 4 lượng, Chi tử 8 lượng. Tất cả tán bột, hồ với giấm làm cho nóng đắp nơi đau, chia ra để đắp dần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung D ược Thủ Sách). + Trị sởi khó mọc ra, ban sởi màu không hồng sáng, s ưng tấy: Đương quy 2 chỉ, Hồng hoa 1 chỉ 5, Tử thảo, Đại thanh diệp, Liên kiều, Ngưa bàng tử, mỗi thứ 3 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5. Cam thảo 8 phân. Cát căn 3 chỉ. Sắc uống (Đương Quy Hồng Hoa Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung D ược Thủ Sách). Tham khảo: . Hồng hoa là vị thuốc giúp sức cho những vị thuốc bổ huyết, nếu dùng thì chỉ dùng ít thôi, vì dùng nhiều thì có tác dụng điều huyết mà dùng nhiều quá thì có tác dụng hành huyết, tiêu huyết, nếu dùng quá nhiều thì có tác dụng phá huyết, huyết không ngưng lại thì nguy. Hồng hoa nhập vào can
- kinh, tiêu ứ huyết, làm cho huyết trơn, nhuận táo, tiêu nhọt, sưng đau, giảm đau (Dụng Dược Pháp Tượng) . Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết mà lại nhuận táo, làm cho khỏi đau, tiêu tan được những chỗ sưng đau, khỏi tê bại và thông lợi được kinh mạch (Bản Thảo Cương Mục). . Hồng lam hoa là một vị thuốc chính về những môn thuốc hành huyết, nhưng chính ra nó chữa cho những người sản hậu bị chứng huyết vậng xuất hiện các triệu chứng cấm khẩu, bất tỉnh nhân sự bỏi vì ác huyết chưa tiêu xuống được nên đưa ngược trở lên nhập vào tâm làm cho đến nỗi hôn mê không nói được, mục đích dùng Hồng hoa là cho nhập vào tâm, can làm cho ác huyết phải đi xuôi xuống, thì chứng vậng, xoàng đầu, chóng mặt, cấm khẩu tự nhiên khỏi cả. Cũng có trường hợp trong bụng đau như thắt, là bởi ác huyết chưa tiêu hết, người sản phụ bị thai chết lưu, nếu không có thuốc hành huyết hoạt huyết thì lầy gì mà đưa nó xuống. Vây thì vị Hồng hoa có hay trục được ứ huyết, phải có những thứ đ ược trục đi thì huyết mới thông thương lưu lợi được, vì thế cho nên chứng đau quặn thắt ở bụng hay thai chết lưu trong bụng dĩ nhiên phải dùng tới Hồng hoa để trục ra. Lại như những vị thuốc có độc, có khi hại đến huyết phận thì vị Hồng hoa cũng ở
- trong đội ngũ thuốc hành huyết, tất nhiên nó làm cho huyết phải hoạt động lên thì những độc kia phải giải tán ngay (Bản Thảo Kinh Sơ). . Khi thu hái Hồng hoa, vào lúc thời kỳ hoa đã nở rồi, hàng sáng lựa những hoa mới hái, đừng dùng hoa đã rụng, chỉ dùng hoa vừa mới nở màu nó vàng không nên lấy vội, cho tới khi nào biến ra màu đỏ tươi mới nên hái. Ngọn của cây Hồng hoa có thể ăn được, nhưng nó kỵ Trầm hương, Xạ hương. Để ý rằng, dùng nó để nhuộm màu áo, nếu bôi Trầm hương hoặc Xạ hương vào hoặc bỏ vào túi cho thơm thì lập tức màu đỏ ấy sẽ biến màu ngay (Đạo Hòa Bản Thảo). . Lá Hồng hoa như lá của cây Lam vì có hoa đỏ nên gọi là Hồng lam hoa vả lại người ta thấy trong “Khai bửu bản thảo” gọi là Hồng hoa, tính khí cay ấm, chủ trị được chi những phụ nữ sau khi sinh mà có chứng huyết vậng, cấm khẩu, ứ huyết, sản dịch không dứt, đau thắt ruột, thai chết lưu, chứng đau bụng. Vì sắc của nó rất đỏ, thể chất nhẹ nhàng cho nên có tác dụng sơ thông dong ruỗi dễ dàng, nhập vào huyết phận để sơ thông kinh lạc, đó là một trong những vị thuốc qúy về sự hành trệ và hoạt huyết (Tuỳ Tức Cư Ẩm Thực Phổ). . Hồng hoa tính giải được đậu độc, tiêu tan được chỗ sưng tấy, sản hậu huyết vậng, ứ huyết đau bụng, khi dùng nên pha vào một chút Đồng tiện
- nhưng nên nhớ chớ dùng quá nhiều mà huyết đi mãi không thôi, có khi làm cho huyết ngược lên trên, điều này không thể nói là không biết hay không chịu nhớ là điều nguy hiểm. Kể học giả phải để tâm nghiên cứu rộng tìm những lời bàn bạc thật chính xác thì ngày mỗi tiến tới chỗ tinh vi (Bản Kinh Phùng Nguyên).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DƯỢC HỌC - BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
12 p | 210 | 35
-
Dược học - Hòe Hoa
16 p | 183 | 34
-
DƯỢC HỌC - CÚC HOA
16 p | 155 | 22
-
DƯỢC HỌC - KIM NGÂN
17 p | 138 | 21
-
Dược học - Bạch Hoa Xà
20 p | 155 | 20
-
Dược học - Bách Bộ
19 p | 141 | 16
-
DƯỢC HỌC - BÁ TỬ NHÂN
7 p | 127 | 14
-
Dược học - Khoan Đông Hoa
8 p | 131 | 14
-
DƯỢC HỌC - Ô DƯỢC
11 p | 124 | 13
-
DƯỢC HỌC - BẠCH BIỂN ĐẬU
16 p | 115 | 13
-
Lý Thuyết Dược Học: BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO
7 p | 101 | 11
-
Lý Thuyết Dược Học: HOÈ HOA
8 p | 80 | 11
-
Lý Thuyết Dược Học: BẠCH HOA XÀ
11 p | 81 | 10
-
Lý Thuyết Dược Học: CÚC HOA
8 p | 85 | 10
-
DƯỢC HỌC - BẠCH GIỚI TỬ
13 p | 110 | 9
-
DƯỢC HỌC - CAO LƯƠNG KHƯƠNG
12 p | 100 | 7
-
DƯỢC HỌC - LIÊN KIỀU
14 p | 108 | 5
-
Bài thuyết trình Bào chế và sinh dược học: Đặc điểm các phương pháp hòa tan chiết xuất
23 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn