YOMEDIA
DUỢC VỊ - BINH LANG (Quả Cau)
Chia sẻ: Nguyen Uyen
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:6
134
lượt xem
9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tên thuốc: Semen Aracae. Tên khoa học: Areca catechu L Họ Dừa (Palmae) Bộ phận dùng: hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: cau rừng (sơn Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón cụt. Hạt cau rừng còn gọi tiêm Binh lang tốt hơn hạt cau nhà. Hạt khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là tốt. Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: DUỢC VỊ - BINH LANG (Quả Cau)
- DUỢC VỊ - BINH LANG (Quả Cau)
- Tên thuốc: Semen Aracae.
Tên khoa học: Areca catechu L
Họ Dừa (Palmae)
Bộ phận dùng: hạt của quả cau. Cây cau có hai giống: cau rừng (sơn
Binh lang), hạt nhỏ, nhọn, chắc và cau vườn (gia Binh lang) hạt to, hình nón
cụt.
Hạt cau rừng còn gọi tiêm Binh lang tốt hơn hạt cau nhà.
Hạt khô chắc, không mọt, ngoài không nhăn nheo, không vụn nát là
tốt.
Tính vị: vị đắng, cay, chát, tính ôn.
Quy kinh: Vào kinh Vị và Đạ i trường.
Tác dụng: hạ khí, hành thuỷ, tiêu hoá, sát trùng (phá tích).
Chủ trị: tr ị giun sán (30 - 80g) (phố i hợp với hạt Bí ngô), kích thích
tiêu hoá (0,5 - 4g). Trị sốt rét (phố i hợp với Thường sơn đều 12g).
Cách bào chế :
- Theo Trung Y: Ngâm nước ủ mềm, cạo bỏ dưới đáy, thái nhỏ . Chớ
chạm tới lửa sợ kém sức, nếu dùng chín thì thà không dùng (Lôi Công Bào
Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Ngâm nước 2 - 3 ngày, ngày thay nước một lần trong chậu sành hay
men, vì có chất chát, kỵ sắt, thái mỏng, phơi khô, không được sao.
- Thuốc tr ị sán: do xét nghiệm thấ y nước sắc hạt Cau có tác dụng làm
tê liệt sán nhưng chỉ mạnh đối với đầu con sán (trái lại hạt Bí rợ có tác dụng
chủ yếu làm tê khúc đuôi) cho nên có bài thuốc sau đây: Sáng lúc bụng đói
ăn 40 - 100g hạt bí rợ (bỏ vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt Cau (trẻ em
trên 10 tuổi 30g, phụ nữ 50 - 60g, người lớn 80g, cho liều hạt cau trên đây
đun với 300 ml nước. Đun cho cạn còn 250 ml. Nhỏ dung dịch
gelatin 2,5% vào cho đến khi kết tủa (để loại chất chát). Gạn lọc, đun
cạn cho còn 150 - 2 00ml). Nửa giờ sau khi uống hạt cau, uống một liều
thuốc tẩy (Magie sunfat 30g). Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngoài, ỉa vào một
chậu nước ấm, nhúng cả mông vào.
Bảo quản: dễ bị mọt nên phả i đậy kín, năng xem luôn. Nếu bị mọt có
thể sấy hơi diêm sinh.
- Kiêng ky: n gười khí hư hạ hãm không tích trệ thì không nên dùng. Kỵ
lửa.
BẠCH QUẢ
- Tên thuốc: Semen Ginkgo.
Tên khoa học: Ginkgo biloba Lin.
Họ Bạch Quả (Ginkgoaceae)Bộ phận dùng: quả. Quả chắc, tròn, trắng
ngà, có nhiều bột không mọt là tốt.
Tính vị: vị đắng, ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Phế, Tỳ
Tác dụng: liễm Phế khí, tiêu đờm suyễn, sát trùng.
Chủ tr ị: trị h o hen, đờm suyễn, bạch đới, bạch trọc, tiểu vặt, đắp
ngoài trị sang lở.
- Hen kèm tức ngực và ho có nhiều đờ m loãng: Dùng Bạch quả với
Ma hoàng, Cam thảo.
- Hen kèm tức ngực và ho có đờm dày màu vàng: Dùng Bạch quả với
Hoàng cầm, Tang bạch bì trong bài Định Suyễn Thang.
- Khí hư do Thấp, nhiệt dồnxuống hạ tiêu biể u hiện như khí hư có
mùi, màu vàng: Dùng Bạch quả với Hoàng bá và Xa tiền tử.
- - Thận dương hư biểu hiện như khí hư đục (hơi trắng) không mùi:
Dùng Bạch quả với Nh ục quế , Hoàng kỳ và Sơn thù du.
Cách bào chế :
Theo Trung Y: bỏ vỏ cứng lấy nhân, bỏ màng nhân bọc ở ngoài nhân
rồi giã nát dùng
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Đập dập bỏ vỏ và màng bọc nhân
(nhúng qua nước ấm, để một lúc rồi bóc màng đi); khi bốc thuốc thang giã
dập nát.
Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió. Tránh nóng ẩm dễ b iến chất.
Liều dùng: 6 - 12g
Ghi chú:
Dùng quá liều vị thuốc này gây độc.
Kiêng ky: hễ có thực tà thì kiêng dùng, không nên dùng nhiều, làm
cho khí ủng trệ, trẻ con mà dùng thì phát kinh phong và sinh bệnh cam.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...