intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: BÁCH THẢO SƯƠNG (Nhọ Nồi)

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên khoa học: Pulvis fumicarbonisatus. Bộ phận dùng: muội đen cạo ở đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành. Được muội nồi cạo ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất. Muội nồi đen nhánh không lẫn tạp chất là tốt. Cẩn thận: không nhầm với bồ hóng (ô long vĩ) đen, nâu, không nhánh, không mịn. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Phế. Tác dụng: chỉ huyết, tiêu ích, giải độc. Chủ trị: thổ huyết, nục huyết, băng huyết, bạch đới, tích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: BÁCH THẢO SƯƠNG (Nhọ Nồi)

  1. BÁCH THẢO SƯƠNG (Nhọ Nồi) Tên khoa học: Pulvis fumicarbonisatus. Bộ phận dùng: muội đen cạo ở đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành. Được muội nồi cạo ở nồi đất thổi cơm là tốt nhất. Muội nồi đen nhánh không lẫn tạp chất là tốt. Cẩn thận: không nhầm với bồ hóng (ô long vĩ) đen, nâu, không nhánh, không mịn. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tâm và Phế. Tác dụng: chỉ huyết, tiêu ích, giải độc. Chủ trị: thổ huyết, nục huyết, băng huyết, bạch đới, tích trệ, tiêu chảy, kiết lỵ, đau yết hầu, lở miệng lưỡi. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: sàng bỏ tạp chất, thuỷ phi, dùng vào thuốc thang, cho vào túi vải mà sắc, dùng làm thuốc hoàn tán thì phối hợp vào các thuốc mà tán bột.
  2. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi lấy, chú ý cho sạch sẽ tránh lẫn tạp chất, tán nhỏ, rây mịn. Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín. Kiêng ky: không có ứ trệ kiêng dùng. BẠCH BIỂN ĐẬU (Đậu Ván Trắng) Tên thuốc: Semen Dolichoris. Tên khoa học: Dolichos Lablab L. Họ Đậu, Cánh Bướm (Fabaceae) Bộ phận dùng: hạt. Dùng thứ hạt già, mập, chắc chắn, màu trắng ngà, nhẵn, không mốc mọt, không lép, là tốt. Thứ hạt đen không dùng. Tính vị: ngọt, hơi ôn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ và Vị. Tác dụng: bổ Tỳ, chỉ tả, hóa thấp, giải độc. Chủ trị: thường ngày dùng chữa hoắc loạn do khí nắng, khí thấp, trị thổ tả, phiền khát, giải độc rượu.
  3. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 16g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Lấy hạt Bạch biển đậu có vỏ cứng, để nguyên cả vỏ, sao chín dùng, có khi tẩm vào nước sôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ dùng. Cũng có khi để sống dùng, tuỳ từng trường hợp (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Thường dùng thứ hạt nguyên còn sống, khi bốc thuốc thang thì giã dập. Dùng chín: rửa, để ráo nước rồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang thì giã dập. Nên dự trữ cả 2 thứ sống và chín. Kiêng ky: người bị bệnh thương hàn thì kiêng dùng. BẠCH CẬP Tên thuốc: Rhizoma Bletiliae. Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb) Reichb. Họ Lan (Orchidaceae) Bộ phận dùng: củ. Loại mầu vàng, trắng hình như con ốc xoắn, đẹp, chắc cứng là tốt. Tính vị: vị đắng, tính bình.
  4. Quy kinh: Vào kinh Phế . Tác dụng: thuốc bổ Phế, trục ứ, sinh huyết. Chủ trị: trị lở, ung nHọt, trị thổ huyết. - Ho ra máu do phế âm hư: Dùng Bạch cập với A giao, Ngẫu tiết và Tỳ bà diệp. - Nôn ra máu: Dùng Bạch cập với Ô tặc cốt trong bài Ô Cập Tán. - Xuất huyết do chấn thương nội tạng: Dùng bạch cập một mình, uống - Mụn nHọt và sưng tấy đỏ, nóng và đau: Dùng Bạch cập với Kim ngân hoa, Xuyên bối mẫu, Thiên hoa phấn và Tạo giác thích trong bài Nội Tiêu Tán. - Mụn nHọt lở loét lâu ngày không khỏi: Bạch cập, tán bột rắc vào vết thương. - Da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt: Bột Bạch cập hoà với dầu Vừng bôi. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách bào chế. Theo Trung Y: Rửa sạch, ủ mềm, thái lát sấy nhỏ lửa cho khô. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột, dùng làm thuốc tán hoặc thuốc hoàn.
  5. Bảo quản: để nơi khô ráo, chú ý tránh ẩm thấp, mùa hè nên thường xuyên phơi sấy. Kiêng ky: Phế, Vị có thực hoả thì không nên dùng. Bạch cập tương tác với Ô đầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0