intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: KHƯƠNG HOẠT

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Rhizoma seu Radix Notopterygii. Tên khoa học: Rhizoma Notopterygii Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Phương nên gọi là Khương hoạt. Có tài liệu nói rễ cái là Độc hoạt, rễ con là Khương hoạt. Rễ Khương hoạt có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm mát là tốt. Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn. Quy kinh: vào kinh Bàng quang, Can và Thận. Tác dụng: Khương hoạt tính táo và tán, Độc hoạt tính đi khắp cơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: KHƯƠNG HOẠT

  1. KHƯƠNG HOẠT Tên thuốc: Rhizoma seu Radix Notopterygii. Tên khoa học: Rhizoma Notopterygii Họ Hoa Tán (Umbelliferae) Bộ phận dùng: rễ. Độc hoạt trồng ở Tây Phương nên gọi là Khương hoạt. Có tài liệu nói rễ cái là Độc hoạt, rễ con là Khương hoạt. Rễ Khương hoạt có đầu mấu cứng như đầu con tằm, to, khô, thịt nâu, đậm, xốp nhẹ, không mốc mọt, thơm mát là tốt. Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn. Quy kinh: vào kinh Bàng quang, Can và Thận. Tác dụng: Khương hoạt tính táo và tán, Độc hoạt tính đi khắp cơ thể. Khương hoạt trị phần trên, Độc hoạt trị phần dưới cho nên người xưa trị phong phần nhiều dùng Độc hoạt, trị thuỷ thũng thì dùng Khương hoạt. Chủ trị: trị trúng phong đau đầu, phong thấp, phù thũng, vết thương đâm chém, phụ nữ bị sán hà (đau bụng dưới rạn xuống âm môn, bụng tích huyết thành khối).
  2. - Hội chứng phong hàn biểu biểu hiện: nghiến răng, sốt, đau đầu và đau nặng toàn thân: Dùng Khương hoạt với Phòng phong, Bạch chỉ và Thương truật. - Hội chứng phong hàn thấp biểu hiện: đau khớp, đau vai và lưng trên: Dùng Khương hoạt với Phòng phong và Khương hoàng. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu, cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô dùng Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để thật ráo, thái mỏng, phơi râm. Không có tẩm sao. Bảo quản: tránh nóng, để nơi khô ráo, đậy kín. Ghi chú: Có người dùng dây và rễ Trầu để thay thế Khương hoạt là không đúng. Kiêng ky: huyết hư mà không có phong hàn, thực tà thì không nên dùng. Không dùng vị thuốc này khi bị khớp do thiếu máu và đau đầu do âm suy. KIM ANH TỬ
  3. Tên thuốc: Fructus rosae Lacvigatae. Tên khoa học: Rosa Laevigata Michx Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: quả. Quả to, cùi dày, gần ương ương (hơi vàng), khô là tốt. Tính vị: hơi ngọt, chua chát. Quy kinh: vào kinh Thận, Tỳ và Phế. Tác dụng: sáp tinh, cố trường, bổ Thận. Chủ trị: di tinh, tiểu són, Tỳ hư tiết tả. - Thận hư biểu hiện như xuất tinh, đái dầm ban đêm hoặc bạch đới ra nhiều: Dùng Kim anh tử với Khiếm thực và Thỏ ti tử. - Tiêu chảy mạn tính do Tỳ hư: Dùng Kim anh tử với Đảng sâm, Bạch truật và Sơn dược. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Cách Bào chế:
  4. Theo Trung Y: Bỏ hạt cứng và bỏ. hết lòng trắng, hoặc cho vào túi vải rồi cho vào thuốc thang cùng sắc. Có thể làm cao kim anh hoặc tán bột. Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Bổ đôi, bỏ vào trong túi vải, xóc, chà cho hết gai, rửa sạch nhanh. Dùng cái nạo nạo kỹ cho hết hột và lông trong ruột, sấy khô. - Sau khi sấy khô, tán bột để làm hoàn tán. - Nấu cao Kim anh (1ml: 10g) (không phải bỏ hột, lông cần lọc kỹ); bảo quản bằng rượu. Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió. Kiêng ky: bệnh mới phát sốt, táo kết không nên dùng. Không dùng Kim anh tử cho các trường hợp hoả thái quá. KIM NGÂN HOA Tên thuốc: Flos Lonicerae. Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb. Họ Cơm Cháy (Caprifoliaceae)
  5. Bộ phận dùng: hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng. Hoa chùm trắng vàng xen nhau, mềm, không tạp chất, đài có lông nhỏ là tốt. Thứ hoa đơn sắc vàng thâm, đoá hoa nhỏ, cứng là xấu. Tính vị: vị ngọt, tính hàn. Quy kinh: vào kinh Phế, vị, Tâm và Tỳ. Tác dụng: thuốc thanh nhiệt, giải độc. Chủ trị: trị sang lở, mụn nHọt, tả ly, phong thấp, trị ho do Phế nhiệt. . Cảm phong nhiệt ở phần vệ và khí biểu hiện như sốt, khát phong và hàn nghịch và đau Họng: Dùng Kim ngân hoa với Liên kiều và Ngưu bàng tử. . Cảm phong nhiệt ở phần khí biểu hiện như sốt cao, rất khát, mạch Phù, Thực: Dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu. . Cảm phong nhiệt ở phần huyết và phần doanh biểu hiện như lưỡi không có thần sắc (nhợt nhạt) lưỡi khô, lưỡi đỏ sẫm, hồi hộp và mất ngủ: Dùng Kim ngân hoa phối hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa. - NHọt và nHọt độc: Dùng Kim ngân hoa hoặc phối hợp với Bồ công anh, Cúc hoa và Liên kiều.
  6. - Tiêu chảy do nhiệt độc: Dùng Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông. Liều dùng: Tươi: Ngày dùng 20 - 50g. Khô và ngâm rượu: Ngày dùng 12 - 16g. Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Hoa tươi: giã nát vắt nước đun sôi uống. - Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột (thường dùng). - Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu đế 1/5 để uống. Bảo quản: dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. Để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong thùng có lót vôi sống. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2