intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: MỘC HƯƠNG

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

104
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Radix Auklandiae seu vladimiriae. Tên khoa học: Jurinea affsouliei Franch Họ Cúc (Compositae) Bộ phận dùng: rễ xuyên. Mộc hương có nhiều dầu thơm là tốt nhất. Có khi dùng vỏ cây Bùi tía còn đượm gọi là vỏ Dụt để thay Mộc hương gọi là Nam mộc hương. Tính vị: vị đắng, the, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tam tiêu. Tác dụng: hành khí, kiện Tỳ hoá vị, khai uất, tiêu hoá, giải độc, lợi tiểu. Chủ trị: trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, đau bàng quang, tiểu bí, tiêu chảy, kiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: MỘC HƯƠNG

  1. MỘC HƯƠNG Tên thuốc: Radix Auklandiae seu vladimiriae. Tên khoa học: Jurinea affsouliei Franch Họ Cúc (Compositae) Bộ phận dùng: rễ xuyên. Mộc hương có nhiều dầu thơm là tốt nhất. Có khi dùng vỏ cây Bùi tía còn đượm gọi là vỏ Dụt để thay Mộc hương gọi là Nam mộc hương. Tính vị: vị đắng, the, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tam tiêu. Tác dụng: hành khí, kiện Tỳ hoá vị, khai uất, tiêu hoá, giải độc, lợi tiểu. Chủ trị: trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, đau bàng quang, tiểu bí, tiêu chảy, kiết lỵ. - Khí trệ ở Tỳ và Vị biểu hiện như kém ăn, chướng và đau bụng và thượng vị và tiêu chảy: Dùng Mộc hương với Phục linh, Chỉ xác và Trần bì. - Lỵ thấp nhiệt biểu hiện như đau mót và đau bụng: Dùng Mộc hương với Đại hoàng và Tân lang trong bài Mộc Hương Tân Lang Hoàn.
  2. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Kiêng ky: các chứng do khí yếu gây ra, huyết hư mà táo thì kiêng dùng, kỵ nóng, lửa. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Dùng vào thuốc điều khí thì dùng sống, nếu muốn cho chặt ruột thì bọc bột nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, nếu bị mốc. Phơi râm cho khô. Thái mỏng, rồi tán bột, khi dùng cho nước thuốc thang, quấy đều mà uống. Khi dùng mài với ít nước thuốc thang đã sắc rồi uống (cách này thường dùng). Bảo quản: dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, mát kín, ky nóng, không nên phơi nhiều làm mất mùi thơm. Có thể sấy hơi diêm sinh. Chú ý: Để sống dùng trong trường hợp khí trệ. Dược liệu chín (sao) dùng cho tiêu chảy. MỘC QUA Tên thuốc: Frutus Chaenomelis.
  3. Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois) Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: quả. Quả khô cứng đã bổ đôi lấy hết hột, thịt dày ruột nhỏ, chắc nặng là tốt. Quả xốp, vàng, ruột to là xấu. Tính vị: vị chua, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Can và Phế. Tác dụng: điều hoà Tỳ khí, thu liễm, trừ thấp nhiệt, bình Can. Chủ trị: trị hoắc loạn, gân co quắp, tê thấp. - Co giật và co thắt: Dùng Mộc qua với Nhũ hương và Một dược trong bài Mộc Qua Tiễn - Ðau và sưng chân kèm kích thích: Dùng Mộc qua với Ngô thù du và Tân lang dtrong bài Kê Minh Tán - Phong thấp ngưng trệ biểu hiện như đau thấp khớp, tê cứng, nhói các chi và đau khớp: Dùng Mộc qua với Phòng kỷ, Uy linh tiêu và Đương qui. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
  4. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lấy Mộc qua đã khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội thì cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về đã bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô. Dùng ít, đập dập. Bảo quản: dễ mốc mọt nên phải để nơi khô ráo, thoáng gió. Có thể sấy hơi diêm sinh. Kiêng ky: bí tiểu, trường vị tích nhiệt thì không nên dùng. MỘC TẶC (Cỏ Tháp Bút) Tên thuốc: Herba Equiseti Hiemalis. Tên khoa học: Equisetum arvense L. Họ Mộc Tặc (Equisetaceae) Bộ phận dùng: thân và cành. Thân và cành có đường dọc thẳng, rỗng, có mắt, xanh nâu, to và giống hình đầu tháp bút, nhám. Khô và sắc xanh, dày, sạch gốc rễ, không vụn nát là tốt. Thành phần hoá học: có chất chua, chất đường và nhựa; còn có acid silixic
  5. Tính vị: vị ngọt, hơi đắng. Quy kinh: Vào kinh Can, Đởm và Phế. Tác đụng: lợi thấp, giải cơ, lợi tiểu. Chủ trị: + Dùng sống: trị đau mắt có màng mộng, tiêu tích báng, ích Can đởm. + Tẩm sao: trị rong kinh, băng huyết. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 8g. Cách bào chế. Theo Trung Y: Tẩm đồng tiện 1 đêm sấy khô Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch (nếu bẩn), thái đoạn 2 cm (làm kỹ hơn thì cắt bỏ mắt phơi khô). Phơi râm cho khô (thường dùng). Tẩm đồng tiện một đêm, hoặc sao cháy hoặc đốt tồn tính. Bảo quản: để nơi khô ráo. Kiêng ky: người âm hư hoả thịnh không có phong hàn thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2