intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: Ô TẶC CỐT

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Os sepiae seu sepiellae. Tên khoa học: - Sepiella maindroni de Rochchebrune. hoặc Sepia esculenta Hoyle Họ Cá Mực (Sepiidae) Bộ phận dùng: mai con Cá mực. Nguyên mai, trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen, không vàng là tốt. Tính vị: vị mặn, tính ôn, bình. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: thông huyết mạch, trừ hàn thấp. Chủ trị: trị đới hạ, bế kinh, đau dạ dày. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Sấy cho khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Rửa ngâm nước gạo 2 ngày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: Ô TẶC CỐT

  1. Ô TẶC CỐT Tên thuốc: Os sepiae seu sepiellae. Tên khoa học: - Sepiella maindroni de Rochchebrune. hoặc Sepia esculenta Hoyle Họ Cá Mực (Sepiidae) Bộ phận dùng: mai con Cá mực. Nguyên mai, trắng nhẹ không vụn nát, ruột không đen, không vàng là tốt. Tính vị: vị mặn, tính ôn, bình. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: thông huyết mạch, trừ hàn thấp. Chủ trị: trị đới hạ, bế kinh, đau dạ dày. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Sấy cho khô, cạy vỏ cứng ở ngoài. Rửa ngâm nước gạo 2 ngày 1 đêm, hàng ngày thay nước. Rửa lại, luộc một giờ (để (tiệt tr ùng), sấy khô. Khi dùng sao qua, tán bột.
  2. Bảo quản: đựng lọ kín, để nơi khô ráo. - Xuất huyết: Dùng Ô tặc cốt với thiến thảo, đông l ư tán và agiao, có thể dùng riêng Ô tặc cốt chữa chảy máu do chấn th ương ngoài. - Thận kém biểu hiện như xuất tinh, hoặc khí hư: Dùng Ô tặc cốt với Sơn thù du, Sơn dược, Thỏ ti tử và Mẫu lệ. - Ðau dạ dày và ợ chua: Dùng Ô tặc cốt với Xuyên bối mẫu trong bài Ô Bối Tán. - Eczema hoặc lở loét mạn tính. Dùng Ô tặc cốt với Hoàng bá và Thanh đại, tán bột, bôi. Kiêng kỵ: không dùng Ô tặc cốt cho các trường hợp âm suy và nhiệt vượng. PHÁ CỐ CHỈ Tên thuốc: Fructus Psoraleae. Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L. Họ Cánh Bướm Fabaceae (Papilionaceae). Bộ phận dùng: hạt. Hạt khô, mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu (hơi nồng) là tốt. Hạt lép nát, không thơm là xấu.
  3. Tính vị: vị cay, tính đại ôn, bình. Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Thận và Tâm bào. Tác dụng: bổ mệnh môn, tướng hoả. Chủ trị: trị đau lưng mỏi gối, đi đái nhiều, hoạt tinh, kinh nguyệt không đều, liệt dương, đái són. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Đem Phá cố chỉ ngâm rượu một đêm, vớt ra ngâm nước một đêm, vớt ra phơi khô tẩm muối (100kg phá cố dùng 2,5kg muối) đun nhỏ lửa sao qua dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: + Dùng sống cho vào thuốc thang. + Có khi tẩm muối (2,5%) sao qua thấy phồng thơm là được, hoặc có khi tẩm rượu sao qua tuỳ theo đơn. Bảo quản: tránh nóng ẩm, để chỗ thoáng gió cao ráo, mát. Bào chế rồi đậy kín.
  4. Kiêng ky: âm hư hoả động, đái ra huyết, đại tiện táo bón kiêng dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2