Đường dài hạnh phúc
lượt xem 5
download
Nhớ chuyến đi Jordan. Ng. bảo giữ bí mật tuyệt đối, trước khi đi không nói với ai, khi về không viết gì hết. Tôi ừ, coi đó như một trong một ngàn lẻ một chuyện nghe nói mà không bao giờ thấy xảy ra. Cho đến một buổi chiều Ng. gọi điện thoại hỏi chuẩn bị xong chưa, mai đi. Nghe như giỡn. Mà thiệt
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đường dài hạnh phúc
- Đường dài hạnh phúc
- Nhớ chuyến đi Jordan. Ng. bảo giữ bí mật tuyệt đối, trước khi đi không nói với ai, khi về không viết gì hết. Tôi ừ, coi đó như một trong một ngàn lẻ một chuyện nghe nói mà không bao giờ thấy xảy ra. Cho đến một buổi chiều Ng. gọi điện thoại hỏi chuẩn bị xong chưa, mai đi. Nghe như giỡn. Mà thiệt. “Tui chạy được passport cho Q. rồi, họ hẹn sáng mai 8 giờ lấy. Bà có sẵn passport rồi phải không? Mười giờ có mặt ở phi trường nghe. À, giữ bí mật tuyệt đối, chỉ nói là đi Thái Lan du lịch”. Ng. cúp điện thoại vì “còn một tỉ công việc phải chạy đây”. Tôi tưởng tượng tình huống tệ nhứt có thể xảy ra là tôi thật thà tin tưởng Ng., xách gói ra phi trường đứng lóng ngóng một hồi, gọi điện thoại cầm tay cho Ng., nàng cười há há há, tôi **** cho một chập, rồi xách gói về, tốn 150.000 đồng tiền taxi. Nhưng mắc gì Ng. bày ra trò chơi nhảm nhí tốn kém ấy? Với lại tôi có sẵn máu phiêu lưu, bèn dằn túi vài trăm đô, đi ra phi trường, bất quá mình tự móc túi mình đi chơi một phen. Ng. kìa, giữa một đống lỉnh kỉnh túi lớn túi nhỏ, gậy tre, màn giấy, trống da, mặt nạ... “Bà đứng đây giữ đồ nghe, tui đi kiếm mấy người kia”. Chưa dứt lời Ng. đã bươn vào đám đông, chen qua lách lại, mất hút, rồi xuất hiện, cùng với một tài tử cải lương nổi tiếng. Rồi lại xông trở lại đám đông, biến mất. Tôi và nghệ sĩ Q. trợn mắt ngó nhau. Đây là lần đầu tiên Q. đi ra nước ngoài (nếu đi được) nên trông vẻ
- mặt căng thẳng như người vượt biên chui. Ng. trở lại với T., một tài tử cải lương nổi tiếng khác. Rồi móc túi lấy vé máy bay đưa cho từng người, thì thào dặn dò: “Nhớ nói là đi Thái Lan du lịch!”. Tới Thái Lan, cuộc phiêu lưu mới bắt đầu. Hóa ra Ng. chỉ mua vé máy bay đi tới Thái Lan mà thôi; tới Bangkok mới tìm đến hãng hàng không Jordan mà lấy vé đi tiếp. Cũng chẳng ai trong bốn người có visa. Thành ra ở chặng nào cũng tìm người, giải thích, chờ đợi. Mọi chuyện rốt cuộc êm xuôi trót lọt nhờ ông bạn J. của Ng. ở nửa bên kia trái đất lo toan chu tất. Hóa ra đây là một liên hoan nghệ thuật quốc tế nghiêm túc. Ở cổng trung tâm nghệ thuật quốc gia, nơi diễn ra liên hoan, có một hàng cột cờ cao, cờ Việt Nam phất phới bay cạnh cờ Anh, Mỹ, Syria... Thế là “phái đoàn Việt Nam được tiếp đón tử tế, ở khách sạn xịn, có tài xế đưa đón, và buổi biểu diễn của gánh hát cải lương ba người kết thúc trong tiếng vỗ tay kéo dài và những cái bắt tay ôm hôn cảm động. Đó là một trong vài buổi diễn được tường thuật và ca ngợi trên báo địa phương ngay sáng hôm sau. Trên đường về, cả Q. và T. đều ấm ức là một thành công như vậy mà Ng. vẫn kiên quyết giữ “bí mật”. Tôi không rành hậu trường sân khấu, nghĩ đây là một “kiểu” của Ng. Khi về tới Sài Gòn, tôi nói với Ng, với giọng hối lỗi, rằng chuyến đi như một giấc mơ đẹp, mà hồi bồ rủ đi tôi không dè là đi thiệt. Ng. tỉnh bơ, “chứ hồi nào
- giờ tui có nói với bà cái gì không thiệt đâu?”. Tôi chống chế, “thì bao nhiều lần rồi bồ nói bồ sắp làm đám cưới?” Ng cười. Nhưng ánh mắt Ng khiến tôi nhận ra đó là câu nói ngu nhất đời tôi từng nói ra. - A lô? - Tui nè! Chỗ bồ kêu là gì, bây giờ ở đó mấy giờ? - North Carolina, bây giờ là nửa đêm. Bồ đang ở đâu? - Chicago. Tui vừa diễn song. Ngày mai bay đi Los. Đồ đạc còn tùm lum đây. Nè thằng cha bồ giới thiệu là người thế nào? Tôi bịt ống điện thoại, dỗ ông chống ngủ lại, ra khỏi giường, khép kín cửa phòng ngủ, vô buồng tắm, đóng kín cửa buồng tắm, tiếp tục cuộc chuyện trò qua điện thoại đường dài lúc 0 giờ. Tình thế lúc đó như vậy: Tôi lấy chồng được một năm mấy. Cưới nhau được một tuần thì tôi đi đến một thành phố nhỏ xíu ở phía Tây Nam nước Mỹ là Wilson – Salem để đi học, còn M chồng tôi thì trở lại Việt Nam công tác. Ba tuần sau thì xảy ra vụ 11 tháng 9. Bỗng cảm thấy thế giới này mong manh quá, tương lai đầy dấu hỏi, mắc gì vợ chồng phải xa cách nhau một đại
- dương và một lục địa? M bèn xin một cái học bổng của trung tâm nghiên cứu nhân văn ở Chapel Hill, cách trường tôi 80 dặm. Anh thuê một căn hộ gần trung tâm để tiện đi lại làm việc. Tôi ở ký túc xá trong trường để chỉ tốn 10 phút đi bộ tới lớp học, thư viện, căntin. Cuối tuần M. lái xe đến trường đón tôi về chỗ của anh rồi đầu tuần đưa tôi về trường của tôi. Một hôm vợ chồng giận nhau, tôi gọi điện thoại cho D, anh ta đang nghiên cứu văn học Việt Nam để làm luận án tiến sĩ. D ơi, ngày mai nhờ anh đón tôi đưa về trường, có phiền không? Ô kê, không có chi, mai chủ nhật, tôi chỉ cần dậy sớm một tí. Nửa giờ sau chuông điện thoại lại reo. Chào D, cám ơn anh có lòng tốt, nhưng tôi giải quyết xong vấn đề rồi, ngày mai khỏi phiền anh đưa đón vợ tôi. Ô kê, không có chi, mai chủ nhật, tôi sẽ ngủ nướng thêm một tí. Cuối tuần sau, cơm lành canh ngọt, bèn mời D ăn cơm, anh vui vẻ đến, ăn uống thật tình, rồi bảo tôi bất cứ lúc nào cần anh đưa đón thì cứ gọi. Người dễ thương vậy đó. Nên tôi muốn Ng quen anh ta. Chẳng có ý đồ gì, chẳng qua mình biết một người tốt, như đọc được cuốn sách hay, cũng muốn cho bạn mình biết với. Ng chợt nói, “J chết rồi bà biết chưa?”. Không đến nỗi bất ngờ, nhưng tôi vẫn choáng. J. là một nghệ sĩ người Anh, quen với Ng trong một liên hoan nghệ thuật ở Úc, rồi ông đến Việt Nam, qua Ng quen tôi, rồi Ng đến Anh, qua ông quen nhiều
- người khác. Lúc gặp lại ông Jordan tôi đã nghe Ng. nói ông mắc bệnh ung thư, và ông đã biết trước số phận của mình. Sau một lúc lâu im lặng ở cả hai đầu dây, Ng và tôi cùng lên tiếng một lúc, “sao kiếp người mong manh quá”. - A lô? - Tui nè. Đang ở New York, kỳ này qua đây đi học, cực quá mà cũng học được nhiều cái hay quá. Bà sao? - Tui học xong rồi. Hai vợ chồng vừa lái xe từ bờ Đông băng qua lục địa Bắc Mỹ về nhà ở bên bờ Tây. Nhà tụi này có một khu vườn nhỏ, một năm trời không người chăm sóc nên đủ thứ cây cỏ mọc tùm lum. Bây giờ tui đang nhổ cỏ trồng bông đây. - Trời! Sao bà sướng vậy! Tôi không cãi lại. Ng hỏi tôi thấy cuộc sống vợ chồng ra sao? Thiệt là một câu hỏi hay. Từ lúc mẹ tôi mất cho đến khi tôi lập gia đình là khoảng thời gian 37 năm tôi sống tự do phóng khoáng, muốn gì làm nấy, suy nghĩ độc lập, trong nhà chuyện cơm nước áo quần có em gái lo, ra đường chỗ nào vui, bạn bè rủ, thì tới. Chơi chán thì đi. Bây giờ thỉnh thoảng nửa đêm trở mình, đụng phải thân thể một người đàn
- ông, giật mình thức giấc, định thần mới nhớ ra đó là chồng mình! Thỉnh thoảng tôi lại nhớ cái thuở nào, nhận một cú điện thoại chiều hôm nay, sáng hôm sau xách gói ra phi trường bay nửa vòng trái đất, gặp gỡ người này, làm quen người kia, nửa đêm còn la cà trong quán ở một thành phố xa lạ, nếm món ăn địa phương cay điếc mũi, uống ly rượu nồng không sợ say, mà rủi có say cũng không sợ gì, ngày mai mình đi khỏi xứ đó rồi. Đành rằng cũng có mặt trái của tấm huy chương: công việc buộc mình đóng nhiều vai khác nhau, tận dụng đến cạn kiệt tình cảm và trí tuệ; rồi công việc xong, một mình về căn phòng khách sạn, một mình soạn hành trang cho chuyến độc hành ngày mai. Hay nửa đêm gọi điện thoại để nói dăm ba câu chuyện với người ở bên kia bán cầu. Ấy là may còn có được một người để gọi. - A lô? - Tui nè! Đang ở Vancouver, nhà P, nó đi làm, tui đưa con nó đi học, chiều P đi làm về, tui đón con nó về, rồi chị em dì cháu nấu cơm ăn. Sao tui thèm cái bữa cơm gia đình cuối ngày như vầy quá. Nhứt là tui có trọn ngày ở nhà, bình yên thanh thản để nghỉ ngơi viết lách. Lúc này bà viết được gì rồi?
- Tôi viết nhật ký là chính. Hôm nay trời trở lạnh, theo dự báo thời tiết đợt lạnh này kéo dài nhiều ngày, mưa dầm, gió to. Mình bèn dọn cái bàn gần cửa sổ để bưng mấy chậu cây “xứ nóng” vô nhà: nha đam, trạng nguyên, sống đời, cỏ chỉ bạc, mộc lan, uyển quỳnh. Đi giáp vòng khu vườn dỗ cây cỏ ngủ qua mùa đông, tỉa một mớ cành khô cây bươm bướm, cây chuối vàng, đem mạt cưa ủ mấy gốc cây anh đào, mận, lê. Vô nhà đốt lò sưởi nằm sofa đọc sách. Đang đọc Grace Paley. Rồi ngủ quên. Thức dậy thấy có cái chăn đắp trên mình, có tiếng nhạc nhè nhẹ vẳng ra từ phòng viết của M. Vậy là anh đã về, nhưng mình gọi mà không nghe tiếng trả lời. Bèn cầm sách lên đọc tiếp. Cửa mở, M bước vô nhà, tay cầm bình sữa, tay cầm nải chuối. Anh nói anh dặn bao nhiêu lần là để một cái danh sách thực phẩm trên cửa tủ lạnh để khi đi chợ cuối tuần thì mua đầy đủ, khỏi phải năm lần bảy lượt chạy đi mua bổ sung khi sực nhớ ra cái mình cần. Mình có làm đúng như vậy, chỉ có điều khi đi chợ thì mình lại quên đem cái danh sách theo. Mà sao mình lại không nhớ mua sữa và chuối? M nói ba năm rồi mà mình không học được gì về cuộc sống gia đình, chỉ thơ với thẩn. Mình nói đáng lẽ anh lường trước điều đó khi quyết định lấy một nhà thơ làm vợ. Anh nói anh cân nhắc kỹ lắm chứ. Vậy sao anh cứ lấy? Anh đóng cửa tủ lạnh một cái rầm, em chẳng biết gì về tình yêu cả.
- Ng nói tui có chuyện này muốn nói với bà, nhưng bà phải thề giữ bí mật. Tôi thề. Ng. nói: “Tui gặp được người này, tử tế và muốn cưới tui, nên chắc phen này tui lấy chồng thiệt”. Tôi làm thinh một phút, rồi hỏi bồ có tin chắc bồ yêu người ta không? Mà không, đó không phải là vấn đè, câu hỏi là bồ có thực sự muốn có chồng, mà cũng không phải, ý tôi muốn hỏi bồ (hay tự hỏi tôi?) là mình có muốn, có thích hợp, có chịu đựng được cuộc sống gia đình không? Nhưng mà, đó cũng không phải là câu hỏi nốt. Ở cái thời điểm này của cuộc đời, một người như Ng. hoàn toàn có thể tự hào chính đáng về sự nghiệp công danh mà mình đã tự tạo được cho mình và hầu như đã khẳng định được mình là ai, Ng hẳn là biết chắc mình muốn gì. Ng nói tui mệt quá rồi, công việc tùm lum, tui chạy như ngựa, hết Hà Nội vô Sài Gòn, rồi đi các tỉnh, rồi ra nước ngoài, Philippines, Jordan, Mỹ, Úc... Tui muốn có một mái nhà để trở về, một gia đình để chăm sóc. Tui cũng muốn có thời gian để viết. Nghe như lãng tử muốn rũ áo phong sương, như con thuyền viễn du muốn tìm bến đậu. Khi tôi lấy chồng tôi nói với Ng là tôi tìm được một người để cùng chống gậy lúc về già. Bây giờ Ng lặp lại y vậy. (Ủa, hai đứa mình già thiệt rồi sao?). Nhưng bây giờ tôi nghiệm ra lấy chồng là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu. Cái hấp dẫn ban đầu là mình không thể lường trước cái gì đang chờ đợi, và có thể sẽ như Kha Luân Bố, anh tìm đường đến Ấn Độ để rồi khám phá ra Mỹ Châu.
- Tôi đang viết tiếp nhật ký. Sáng nay như mọi buổi sáng, mình pha cà phê và làm món điểm tâm cho M. Anh thích bánh mì nướng trét mứt trái cây tự chế biến ở nhà. Mình đã dành ra cả ngày để hái mận trong vườn làm mứt. Mình cẩn thận cắt đôi trái mận để lấy hột ra, rồi cho vô máy xay nhuyễn. Mứt màu tím đỏ đẹp lắm. Cà phê mới pha tỏa mùi thơm khắp gian bếp, anh bước vào hít một hơi sâu kêu à há! Rồi anh hớp một ngụm cà phê, chép miệng nói cà phê ngon lắm. Mình nhìn vào mắt anh mà ấm cả lòng, một cảm giác ấm áp thực sự theo nghĩa đen chứ không phải một cách nói văn hoa. Mình trét mứt vào bánh mì đưa cho anh, anh cắn một miếng to nhai ngồm ngoàm. Bụp. Gương mặt đang tươi tắn của anh nhăn rúm lại. Anh nhè ra một cái hột, đúng ra là một mảnh nhỏ của cái hột mận. Anh kêu lên: “Sao lại nấu cả hột? Em phải biết khi còn trẻ thì răng cắn hột hột bể, nhưng đến cái tuổi nào đó thì răng cắn hột răng bể”. Em biết chứ. Và em đã bỏ hết hột ra mà. “Vậy thì cái gì đây?”. Anh hậm hực đứng lên đi vô buồng tắm để soi gương ngắm nghía cái răng mẻ, rồi ước lượng sẽ tốn ít nhất mấy trăm đô cho cái răng, dù bảo hiểm y tế có trả cho bảy chục phần trăm chi phí trám sửa. Rồi không thèm ăn tiếp miếng bánh mì nữa, anh đùng đùng xách cặp đi làm.
- Mình ngồi lại một mình tủi thân gì đâu. Rồi tự hỏi, con người mình đó ư? Sao có thể mừng vui đó rồi khổ sở đó chỉ vì một người đàn ông? Đâu rồi cái con người nghệ sĩ ngang tàng, ai khen ai chê cũng nghe qua rồi bỏ, cứ kiểu mình thích mình làm. Mắc gì mình cặm cụi cả ngày làm mứt? Mình sinh ra để làm thơ, thì tại sao mình không làm thơ mà làm mứt? Mình bèn ngồi vô bàn để viết. Viết cái gì? Người xưa viết một bài thơ hai mươi tám chữ lưu đến ngàn năm sau, vì nhà thơ đi ba vạn dặm đường, trèo lên ba ngàn ngọn núi, vượt ba trăm dòng sông, để cho trong thơ có khí núi bốc lên trăng làm chau mày Hằng Nga, có nước sông tuôn ra biển không bao giờ quay lại. Còn mình bây giờ, ngày nấu ba bữa cơm thì trong thơ có lẽ bốc mùi hành tỏi là cùng. Chuông điện thoại reo. M hỏi em đang làm gì. Mình nói dối em đang lau nhà. Anh bảo đừng làm việc quá sức. Mình ậm ừ. Anh nói anh nghe như có tiếng kèn Miles Davis. Mình nói anh đi rồi em mở dĩa nhạc mà anh hay chơi, để có cảm giác anh vẫn còn ở trong nhà. Anh im lặng một lúc rồi nói anh yêu em. Rồi anh im lặng như chờ mình nói em cũng yêu anh. Mình suýt nói ra vậy nhưng cố nén. Anh nói anh sắp xong công việc rồi, anh sẽ về sớm. Mình nói vậy em đi nấu cơm đây. Chuông điện thoại lại reo.
- - A lô? - Tui nè! Đang ở Sài Gòn, dựng ba vốn vở một lúc, bận đến nỗi phải nhờ học trò đưa thiệp cưới giùm. Bà nhận được thiệp cưới của tui chưa? Về kịp đám cưới không? Tôi không về kịp. Thôi thì, đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập tăng sức dẻo dai
4 p | 148 | 18
-
Những cô nàng độc thân kiêu hãnh
4 p | 113 | 9
-
Leo dây chinh phục thác Datanla
5 p | 109 | 7
-
Ở lưng chừng hạnh phúc
4 p | 82 | 6
-
Khả năng chinh phục
7 p | 49 | 6
-
Thiên đường trăng mật ái ân
5 p | 109 | 5
-
Cầm Đế-Chương 1b
9 p | 73 | 4
-
Người Ðàn Bà Có Ma Lực
18 p | 67 | 4
-
Hạnh phúc có đo được không anh?
4 p | 79 | 4
-
Tự Thoại Trong Đêm
2 p | 84 | 3
-
Cuối con đường
5 p | 71 | 3
-
Truyện ngắn Hạnh phúc tới rất vội
14 p | 44 | 3
-
Giấc mơ hạnh phúc
7 p | 56 | 3
-
Chinh phục Tây Côn Lĩnh
5 p | 110 | 3
-
Chú chú...cô cô...và anh – em - phần 2
17 p | 49 | 3
-
ĐỆ NHẤT KIẾM SĨ
15 p | 63 | 2
-
Về Phía Không Nhau
2 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn