intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015): Phần 2

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015) phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đảng bộ, chính quyền phường Nguyễn Trãi thành lập, lãnh đạo nhân dân các dân tộc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo QP-AN, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1981-2000; Lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội gắn với phát triển đô thị, đảm bảo QP-AN; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trong thời kỳ CNHHĐH đất nước 2001-2015. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (1981-2015): Phần 2

  1. CHƯƠNG HAI ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QP-AN; GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1981 - 2000. I. ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG NGUYỄN TRÃI THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU, BẢO VỆ BIÊN GIỚI TỔ QUỐC 1981-1986. Trước yêu cầu mở rộng địa bàn thị xã Hà Giang, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghị định 94 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 9/5/1981 UBND tỉnh Hà Tuyên ra Quyết định số 213/QĐ-UB thành lập phường Nguyễn Trãi12 trên cơ sở địa bàn 2 Tiểu khu hành chính Đoàn Kết và Việt Trung. Ngày 15/7/1981 phường Nguyễn Trãi chính thức thành lập, UBND lâm thời phường Nguyễn Trãi do đồng chí Đỗ Văn Vượng làm Chủ tịch làm lễ ra mắt: Các cơ quan nội chính như Quân sự, 12 Là tên vị anh hùng dân tộc tiêu biểu, bậc hào kiệt lỗi lạc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa lớn của Việt Nam thế kỷ XV. Nguyễn Trãi (Quê gốc Chí Linh - Hải Dương, sinh năm 1380, mất năm 1442). 51
  2. Công an phường được thành lập; MTTQ và các đoàn thể nhân dân như Phụ nữ, Thanh niên được tổ chức. Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, ngày 9/7/1981 Ban Thường vụ Thị ủy ra Quyết định thành lập Đảng bộ phường Nguyễn Trãi (trên cơ sở sát nhập Chi bộ Tiểu khu Đoàn Kết và Chi bộ Tiểu khu Việt Trung13) gồm 4 Chi bộ với 75 đảng viên: BCH Đảng bộ lâm thời gồm 10 ủy viên do đồng chí Nguyễn Đình Tam làm Bí thư Đảng bộ. Ngày 2/10/1981 cử tri các tổ dân phố đã bầu ra HĐND phường khóa I với 15 thành viên; ngày 10/11/1981 HĐND phường họp kỳ thứ nhất xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc QP-AN những năm trước mắt: HĐND phường đã bầu ra UBND phường gồm 7 thành viên do đồng chí Đỗ Văn Vượng làm Chủ tịch. Khi mới thành lập, đội ngũ cán bộ phường có 9 người, gồm Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn thanh niên, Phường đội trưởng và 2 cán bộ 13 Trong giai đoạn tiền thân (2/1959 - 7/1981) Bí thư Chi bộ Tiểu khu Đoàn Kết là các Đ/c: Đỗ Văn Dần, Vũ Văn Yêm, Trần Đình Lang, Trương Văn Năng, Nguyễn Văn Điểm, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Đình Tam, Đỗ Văn Vượng: Trưởng ban hành chính Tiểu khu Đoàn Kết là các Đ/c: Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Tiến Đạt, Từ Thị Năm, Nguyễn Văn Chính, Đỗ Văn Vượng. Bí thư Chi bộ Tiểu khu Việt Trung là các Đ/c: Ngô Thiển, Lê Minh Khôi, Nông Đình Tính: Trưởng ban hành chính Tiểu khu Việt Trung là các Đ/c: Bế Văn Thị, Nguyễn Đức Nhân. 52
  3. Văn phòng giúp việc. Địa điểm làm việc lúc đầu đặt tại trụ sở Liên hiệp HTX tỉnh (tổ 15 hiện nay), tháng 1/1982 chuyển về trường Thanh tra tỉnh (Trụ sở phường hiện nay). Cơ sở vật chất khi mới thành lập gặp nhiều khó khăn, chỉ có 1 dẫy nhà 18 gian cột bê tông lợp ngói cho các bộ phận làm việc và 1 nhà 3 gian lợp ngói giành để đăng ký kết hôn. Phương tiện làm việc hầu như chưa có gì ngoài mấy bộ bàn ghế và 1 tủ đựng tài liệu. Thời kỳ này đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Cơ sở vật chất hết sức thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn; hầu hết trụ sở, trường học, nhà cửa của nhân dân đều là nhà gỗ, nhà tranh tre mái ngói, mái lá; phương tiện đi lại của cán bộ, CNVC và nhân dân còn thô sơ, chủ yếu bằng xe đạp. Thực hiện chủ trương của tỉnh và thị xã, UBND phường đã phân chia địa giới hành chính của phường thành 5 cụm dân cư với 30 tổ nhân dân, mỗi cụm dân cư có Ban đại diện do UBND phường chỉ định, có cụm trưởng, cụm phó. Ban đại diện đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ cụm dân cư. Lần đầu tiên đơn vị hành chính phường Nguyễn Trãi được tổ chức hoàn chỉnh gồm Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ, các đoàn thể quần chúng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ phường; dưới Đảng bộ có các Chi bộ trực thuộc, các tổ Đảng tổ dân cư. 53
  4. Là một phường trung tâm nội thị, địa bàn rộng, phức tạp, đòi hỏi Đảng bộ phải lãnh đạo toàn diện trên tất cả các mặt. Nhận thức rõ chức năng nhiệm vụ của cấp phường là cấp quản lý Nhà nước ở cơ sở, nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sắp xếp lao động việc làm, quản lý dân cư, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt nhiệm vụ QP-AN, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội địa bàn. Năm 1981 Đảng bộ chỉ đạo các ngành sản xuất thực hiện nhiều chính sách mới về phân phối lưu thông, quản lý thị trường của Đảng và Chính phủ; các HTX bắt đầu thực hiện khoán sản phẩm theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư. HTX rau, cá Hà Yên đã phối hàng chục ngàn con cá giống cho xã viên nhận khoán nuôi thả, đến cuối năm đã giao nộp cho Nhà nước 2,1 tấn cá và hàng tấn rau xanh. Mỗi cán bộ, công nhân viên chức chăn nuôi được 20 kilôgam thịt và tự túc được 70% rau xanh. Đảng bộ đã chỉ đạo UBND phường nắm chắc lực lượng lao động và có kế hoạch giới thiệu, tuyển dụng lao động cho các ngành nghề; đồng thời khuyến khích các hộ sản xuất cá thể mạnh dạn mở mang ngành nghề sản xuất, tổ chức các dịch vụ, nhận gia công tại gia đình như song, mây, chổi chít, đan lát; đẩy mạnh khai thác, sản xuất vật liệu 54
  5. xây dựng, trồng trọt chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày 10/12/1981 Đại hội Đảng bộ Phường Nguyễn Trãi lần thứ nhất được triệu tập (Đại hội toàn thể đảng viên). Đại hội đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ phường nhiệm kỳ đầu tiên là: Nhanh chóng ổn định tổ chức và cán bộ, quán triệt sâu sắc 2 nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, động viên cán bộ và nhân dân đoàn kết, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho tuyến trước chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 9 ủy viên, đồng chí Nguyễn Đình Tam được bầu làm Bí thư Đảng bộ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ nhất, Ban Thường vụ Đảng ủy đã xác định chương trình hành động cụ thể trên từng mặt công tác, phân công cán bộ phụ trách từng công việc, tập trung chỉ đạo làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tăng cường QP-AN, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Trước những khó khăn bất 55
  6. cập kéo dài trong lĩnh vực phân phối lưu thông, thị trường giá cả của thời kỳ bao cấp, Đảng bộ đã chỉ đạo các HTX và hộ sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc các Quyết định 25/CP, 26/CP, 46/CP của Hội đồng Bộ trưởng nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, cải tiến quản lý, tạo điều kiện cho người lao động phát huy quyền làm chủ để phát triển sản xuất, chống đầu cơ buôn lậu. Nhờ tăng cường các biện pháp chỉ đạo, tình hình sản xuất năm 1983 có bước phát triển mới, HTX mua bán của phường đã chủ động mở rộng liên doanh liên kết hàng hóa, khai thác nguyên liệu sản xuất, xây dựng quản lý tốt các cửa hàng, cửa hiệu, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình làm nghề thủ công. Phong trào lao động sản xuất tự túc một phần lương thực thực phẩm, tăng gia, chăn nuôi phát triển sôi nổi ở tất cả các cơ quan, khu phố, HTX, hộ gia đình. Các tổ dịch vụ sửa chữa cơ điện, xe máy, phục vụ giao thông vận tải phát triển mạnh. Ngày 16/12/1984 đại hội Đảng bộ phường Nguyễn Trãi lần thứ II được triệu tập. Đại hội đã quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Hà Giang khóa IX, xác định những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ nhiệm kỳ II là: Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng; chỉ 56
  7. đạo các HTX và hộ gia đình ra sức phát triển sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Động viên nhân dân đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội bầu BCH Đảng ủy gồm 12 ủy viên, Ban Thường vụ 5 ủy viên: Đồng chí Nguyễn Đình Tam được bầu lại làm Bí thư Đảng bộ. Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ phường lần thứ II, trong giai đoạn 1983-1985, mỗi năm phường Nguyễn Trãi sản xuất được hàng chục triệu viên gạch, hàng chục tấn cá và rau xanh; hàng tấn mứt khô. Các hộ Nông dân đã khai thác 28 ha đất nông nghiệp sản xuất hoa màu ngắn ngày, nuôi 1.700 con lợn thịt, 150 con trâu bò, trồng 6.000 cây phân tán, làm nghĩa vụ thuế nông nghiệp đạt 5,5 tấn quy thóc. Kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh với các ngành nghề thủ công, sản xuất vật liệu xây dựng, buôn bán, chăn nuôi. Đảng bộ đã vận động 100% hộ gia đình nuôi từ 2 con lợn trở lên; mỗi năm bán cho Nhà nước và thị trường khoảng 30 tấn lợn hơi. Hàng năm UBND phường đã giới thiệu tuyển dụng việc làm cho khoảng 350 lao động, chủ yếu là học sinh, sinh viên, bộ đội phục viên xuất ngũ. Tuy vậy đời sống của cán bộ, nhân dân thời kỳ này vẫn gặp rất nhiều khó khăn; do phải tập trung chủ yếu cho nhu cầu Quốc phòng dẫn đến sản xuất đình đốn; 57
  8. hàng hóa tiêu dùng khan hiếm, đồng lương, phụ cấp rất thấp(14); đặc biệt là thiếu lương thực dẫn đến đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng chiến tranh biên giới, sản xuất nông, lâm nghiệp bị coi nhẹ, phần lớn diện tích cấy lúa cạn, trồng ngô, khoai, sắn bị bỏ hoang, hàng chục ha rừng bị tàn phá do nhu cầu lấy gỗ làm doanh trại cho bộ đội, làm hầm tránh pháo. Tuy vậy, đời sống nhân dân không bị đảo lộn lớn, những yêu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, nhà ở được đảm bảo, điều kiện đi lại, học tập, sinh hoạt văn hoá tinh thần được cải thiện, khối lượng việc làm cho người lao động tăng lên. Đối với nhiệm vụ QP-AN, trong những năm 1981- 1983 địch duy trì áp lực quân sự ở biên giới, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, thực hiện “Kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”; đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, gián điệp, biệt kích; phá hoại ta cả quân sự, chính trị, kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Từ năm 1981 địch sử dụng lực lượng quân sự đánh chiếm nhiều điểm cao ở biên giới (trong đó có 1 số điểm cách thị xã Hà Giang 20 km). Thị xã Hà Giang, các huyện lỵ biên giới trở thành những mục tiêu sẵn sàng bắn phá của pháo binh địch. Đảng bộ đã chỉ đạo tăng cường củng cố thế trận QP-AN chống 14 Thời kỳ này cán bộ phường được cấp sổ gạo 13 kg/tháng, cán bộ hưu trí đương nhiệm được trợ cấp thêm 180đ/tháng, tương đương 10 kg gạo. 58
  9. chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đảng bộ đã phát động mỗi hộ gia đình chuẩn bị 2 tháng lương thực dự trữ đề phòng chiến tranh. Thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự được quản lý giáo dục chu đáo, luôn sẵn sàng tòng quân bảo vệ Tổ quốc. Từ đầu năm 1984 địch tăng cường LLVT ra biên giới (chủ yếu trên hướng Hà Tuyên) thực hiện lấn chiếm biên giới ở cường độ cao. Trong các tháng 4, 5, 6/1984, địch bắn hàng triệu quả đạn pháo, cối các loại vào các mục tiêu quân sự, kinh tế, các thị trấn biên giới, tập trung chủ yếu ở hướng Vị Xuyên, Yên Minh. Bộ binh địch luân phiên mở hàng chục cuộc tiến công lấn chiếm với nhiều thê đội cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn vào phía Bắc huyện Vị Xuyên. Trước tình hình địch gia tăng tiến công lấn chiếm quy mô lớn, Bộ Quốc phòng đã tăng cường nhiều Sư đoàn lên Hà Tuyên tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới. Tháng 3/1984 Sở chỉ huy tiền phương Quân khu II và Bộ Quốc phòng được thiết lập tại địa bàn phường Nguyễn Trãi trực tiếp chỉ huy tác chiến trên hướng Hà Tuyên. Biên giới tỉnh Hà Tuyên trở thành chiến trường chính trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trong những năm 1984-1986 địch dùng sức mạnh quân sự, luân phiên sử dụng hàng chục Sư đoàn mở nhiều cuộc tiến công lấn chiếm một số điểm cao trên 59
  10. tuyến biên giới xã Thanh Thủy, Lao Chải (huyện Vị Xuyên). Pháo binh địch bắn sang đất ta rất ác liệt; 16 giờ ngày 22/5/1984 địch bắn nhiều loạt pháo 130 ly vào trung tâm Thị xã gây thiệt hại về người và của cho nhân dân. Xí nghiệp cơ khí bị bắn vào khu vực sản xuất làm 1 tự vệ bị thương. Trong tháng 7/1984 địch tiếp tục dùng pháo bắn phá 2 lần vào địa bàn phường Nguyễn Trãi (khu Mã Tim tổ 3, khu lòng chảo tổ 6, trại lợn Hà Yên). Do chủ động sơ tán phòng tránh nên không có tổn thất về tính mạng của nhân dân. Trước tình hình địch gia tăng đánh phá, thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Thị ủy khoá IX, Đảng bộ phường đã chỉ đạo chuyển mọi hoạt động trở lại thời chiến, tổ chức cho người già, trẻ em, các trường học sơ tán vào xã Phú Linh, củng cố sắp xếp lực lượng để vừa sản xuất, công tác vừa sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Cấp ủy, chính quyền phường Nguyễn Trãi phát động toàn dân củng cố, bổ sung hầm hào phòng tránh; củng cố, làm mới hàng ngàn mét hào giao thông, hàng trăm hầm, hang động tránh pháo. Lực lượng DQTV tăng cường luyện tập bổ sung phương án chiến đấu bảo vệ Thị xã. Đảng bộ chỉ đạo Ban Chỉ huy Phường đội tiến hành củng cố, biên chế lại lực lượng Dân quân với 110 cán bộ chiến sỹ ở 3 trung đội (1 trung đội chiến đấu tại chỗ; 1 60
  11. trung đội cơ động chiến đấu, 1 trung đội phục vụ chiến đấu; ngoài ra còn có lực lượng bảo vệ dân phố với 20 người) trang bị bổ sung vũ khí, tiến hành huấn luyện sát với thực tế. Lực lượng DBĐV được đăng ký, huấn luyện sẵn sàng động viên bổ sung cho bộ đội thường trực. Trong 2 năm (1982-1983) UBND phường đã huy động trên 1.000 ngày công lên biên giới xây dựng tuyến phòng thủ; huy động hàng ngàn ngày công làm công sự trận địa tại địa bàn Thị xã. Nhân dân các tổ dân phố đều tổ chức đào hầm tránh pháo, ở các nơi công cộng, trụ sở, trường học đều có giao thông hào và hầm tránh pháo kiên cố. Trước tình hình phức tạp do mật độ dân số và LLVT tăng nhanh, kẻ địch lại ráo riết hoạt động gián điệp, biệt kích. Đảng bộ đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường thế trận An ninh nhân dân chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Các phương án tác chiến trị an, sơ tán, cứu thương, cứu sập, cứu hỏa được luyện tập thường xuyên. Lực lượng Công an, Bảo vệ được tăng cường cả về số lượng chất lượng, hoạt động có nề nếp. Các tổ dân phố và hộ gia đình đều đặt chỉ tiêu xây dựng tổ dân phố an toàn, hộ gia đình an toàn. Lực lượng Công an trực tiếp tham gia sinh hoạt tự phê bình trước nhân dân. Công tác quản lý hộ khẩu được tiến hành chặt 61
  12. chẽ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động liên tục góp phần giữ vững ANCT- TTXH địa bàn. Trong giai đoạn (1981-1986) lực lượng An ninh phường Nguyễn Trãi đã phát hiện 3 vụ hoạt động gián điệp, triệt phá 9 ổ đánh bạc, 4 ổ tiêm chích ma túy, 17 vụ trộm cắp, cải tạo giáo dục 46 đối tượng. Trong điều kiện chiến sự diễn ra ác liệt, có ngày địch bắn hàng ngàn quả pháo lớn vào vùng ven Thị xã, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đã thực sự nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu, bám nắm cơ sở để kịp thời chỉ huy, chỉ đạo cán bộ và nhân dân vừa sản xuất vừa phục vụ chiến đấu. MTTQ, các đoàn thể quần chúng đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân, động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Các bà Trần Thị Mùi, Phạm Thị Mùi, Trần Thị Phượng luôn tận tình chăm sóc thương binh: Các ông Nguyễn Văn Nhung, Nguyễn Văn Sỹ, Trần Quỳ… không quản tuổi cao, sức yếu ngày đêm bảo vệ dân phố, chăm sóc thương binh, mai táng liệt sỹ. Địa bàn phường Nguyễn Trãi nằm ngay trên đường tập kết của các đơn vị Bộ đội chủ lực trước khi hành quân vào tác chiến bảo vệ biên giới Thanh Thủy, Lao Chải; do vậy mật độ quân nhân ra, vào rất lớn, thời kỳ cao điểm có tới 4 đến 5 ngàn cán bộ chiến sĩ dừng 62
  13. chân lưu trú. Địa bàn phường còn là nơi đặt Trạm cứu chữa thương binh của Sư đoàn 313 và 356. Đảng bộ đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở vận động nhân dân tạo mọi điều kiện giúp Bộ đội có nơi ăn, ở, sinh hoạt. Nhân dân các dân tộc ở các tổ dân phố từ Cầu Mè lên sân vận động, ngược lên Mã Tim, đến Hà Yên luôn ưu tiên giành nhà mình cho Bộ đội ở, ủng hộ rau, củi, chăm sóc thương binh, bệnh binh, giữ gìn bí mật quân sự; tạo nên nghĩa tình quân - dân thắm thiết. Hầu như gia đình nào cũng có bộ đội ở; gia đình ông Nguyễn Văn Đĩnh, ông Nguyễn Văn Đắc, Phạm Xuân Hảo (tổ 2); ông Tước (tổ 5) đã nhường nhà cho cả tiểu đội ở; gia đình ông Phạm Trợ nhường cả nhà cho Ban Chỉ huy Trung đoàn 876 đóng quân. MTTQ, các đoàn thể quần chúng được củng cố kiện toàn đã tích cực tuyên truyền vận động hội viên hăng hái lao động sản xuất, học tập công tác, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thông qua tuyên truyền vận động, nhân dân các dân tộc đã hăng hái hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tích cực đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để kịp thời động viên cán bộ chiến sĩ an tâm chiến đấu ở tuyến trước, MTTQ, các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều đợt quyên góp nhu yếu phẩm, cử đại biểu mang lên tận trận địa động 63
  14. viên bộ đội(15). Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phát triển rộng khắp, thu hút hầu hết chị em tham gia. Phong trào “Luống rau nuôi quân, luống rau tình nghĩa”, quyên góp quà tặng thương binh, bộ đội nhân ngày lễ, tết được chị em hưởng ứng tích cực. Ngoài ra còn động viên hàng chục ông, bà cao tuổi luân phiên chăm sóc thương binh và mai táng liệt sỹ tại nghĩa trang Trạm Chè. Đoàn viên thanh niên, học sinh các trường có phong trào viết thư thăm hỏi chiến sĩ, thu nhặt dẻ rách cho bộ đội lau chùi vũ khí. Phong trào 3 xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản trở thành mục tiêu phấn đấu, thôi thúc mỗi đoàn viên thanh niên ra sức phấn đấu, cống hiến tài năng trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 6 năm (1981-1986) nhân dân phường Nguyễn Trãi đã đóng góp gần 3.500 ngày công tu sửa và đào mới hàng ngàn km hào giao thông, hàng trăm hầm tránh pháo kiên cố; ủng hộ bộ đội 3.600 kg rau xanh, 2.000 bao tải, hàng tấn thực phẩm, nhu yếu phẩm; hàng trăm tấn củi. Chỉ trong năm 1985 UBND phường huy động 140 dân công tham gia mở 2 con đường vào hai xã 15 Tổ chức các đoàn thăm hỏi tặng quà các đơn vị: Sư đoàn 313, 314, 356; các Trung đoàn 191, 14, 122; Lữ đoàn pháo cao xạ 297, lữ đoàn pháo tầm xa 186; Tiểu đoàn tăng-thiết giáp 1018. 64
  15. hậu cứ Phú Linh, Kim Thạch (16), nhân dân đóng góp trên 600 ngày công mở rộng Quốc lộ số 2 và tu sửa nghĩa trang liệt sĩ. Thời kỳ này Hội Mẹ chiến sĩ được tổ chức từ phường đến tổ dân phố với hàng trăm hội viên. Bằng tình thương và trách nhiệm, các mẹ các chị, các cháu thiếu niên nhi đồng đã tận tình chăm sóc hàng ngàn lượt thương binh, bệnh binh điều trị ở bệnh viện và các trạm xá dã chiến, động viên hàng vạn lượt bộ đội an tâm đánh giặc. Mẹ Phạm Thị Mùi, Phạm Thị Hỷ suốt ngày đêm ở bệnh viện chăm sóc thương binh. Những đợt quân đến tạm trú, các mẹ các chị đã nhường nhà cho quân ở, ủng hộ rau, củi, đón thương binh về nhà chăm sóc. Lực lượng đoàn viên thanh niên, DQTV đã làm tốt công tác phục vụ chiến đấu, bất kể ngày đêm đều tận tâm, tận lực vận chuyển gạo, đạn, cứu chữa thương binh, khâm liệm mai táng chu đáo các liệt sĩ từ tuyến trước chuyển về. Trong hoàn cảnh chiến tranh, công tác giáo dục vẫn được đầu tư phát triển ở cả 3 hệ phổ thông, bổ túc, nhà trẻ. Hệ thống trường sở, trang bị nhà trường tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã cải thiện nhiều lần so với năm 16 3 xã Phú linh, Kim Thạch, Ngọc Đường sát nhập vào thị xã Hà Giang ngày 12/7/1984. Đến ngày 23/6/2006 Thị xã đã chuyển giao 3 xã: Phú Linh, Kim Thạch và Kim Linh về huyện Vị Xuyên, đồng thời tiếp nhận 2 xã Phương Độ và Phương Thiện thuộc huyện Vị Xuyên về Thị xã theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ. 65
  16. 1980. Đến năm 1986 phường Nguyễn Trãi có 2 trường PTCS với gần 1000 học sinh tiểu học, 1 trường Mầm Non với 200 cháu mẫu giáo. Trạm Y tế phường được thành lập, tổ chức cấp cứu chấn thương, phòng chống dịch bệnh, vận động nhân dân làm dứt điểm các công trình vệ sinh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin, truyền thông, truyền thanh vẫn phát triển rộng khắp phục vụ sản xuất, chiến đấu và đời sống tinh thần nhân dân. Công tác củng cố xây dựng Đảng, chính quyền, được Đảng bộ chú trọng đặc biệt; HĐND, UBND phường được kiện toàn qua mốc bầu cử tháng 4/1984; đại biểu HĐND do nhân dân bầu ra thực sự là những người ưu tú, có phẩm chất, năng lực công tác, hoàn thành chức trách được giao. Đảng bộ rất coi trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách; không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, năng lực, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ đảng viên. Trong các kỳ sinh hoạt đảng, mọi đảng viên đều được học tập đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ các cấp: Duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, nêu cao tính kỷ luật, đấu tranh phê bình, tự phê bình làm trong sạch tổ chức Đảng và đảng viên, chống tư tưởng ngại khó khăn gian khổ. 66
  17. Đảng bộ đặc biệt chú trọng nghiên cứu xác định rõ nhiệm vụ chức năng của tổ chức Đảng, Bộ máy hành chính ở cụm dân cư và tổ dân phố sau ngày thành lập phường: Quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 64 của BCHTW, Nghị định 55 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy về chức năng nhiệm vụ của cấp phường trong tình hình mới và cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Trên cơ sở đó xác định Qui chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi đảng viên chịu trách nhiệm tuyên truyền, quản lý tư tưởng từ 5 đến 7 hộ gia đình. Đã xây dựng được Quy hoạch cán bộ và đang từng bước thực hiện Quy hoạch. Trong 3 năm (1984-1986), Đảng bộ liên tục củng cố, kiện toàn các Chi bộ cơ sở với 100% đảng viên theo tinh thần Chỉ thị 79 và 80 của Ban Bí thư, nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về phong cách lãnh đạo, nâng cao năng lực cho cán bộ đảng viên: Đồng thời tiến hành chặt chẽ cuộc vận động xây dựng tổ chức Đảng TSVM: Hàng năm Đảng bộ đều được công nhận TSVM; trên 80% Chi bộ đạt TSVM. Năm 1986 Đảng bộ phường Nguyễn Trãi có 112 đảng viên sinh hoạt ở 7 Chi bộ trực thuộc, trong đó có 70 đảng viên là cán bộ CNVC, 42 đảng viên là cán bộ hưu trí. 67
  18. Vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ của buổi đầu mới thành lập, trong điều kiện cán bộ vừa thiếu vừa chưa có kinh nghiệm quản lý cấp phường, Đảng bộ phường Nguyễn Trãi từng bước được củng cố về tổ chức và cán bộ, không ngừng nâng cao năng lực công tác, đoàn kết thống nhất trong nhận thức và hành động, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị là chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước ở cơ sở, quản lý dân cư, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, tăng cường củng cố thế trận QP-AN, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Tuy nhiên, quy mô phát triển kinh tế còn nhỏ lẻ, tự phát, tiểu-thủ công nghiệp phát triển manh mún chưa thu hút thị trường. Tình hình ANCT-TTATXH diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch vẫn tìm cách móc nối, kích động những phần tử xấu gây rối. Các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan có chiều hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu; do chưa chú trọng đến công tác tổ chức cán bộ; chưa thường xuyên chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nên chất lượng đội ngũ cán bộ thời kỳ này chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo; tuy tinh thần cách mạng và trách nhiệm rất cao nhưng chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm nên hiệu quả công tác nhiều mặt còn hạn chế. 68
  19. II. ĐẢNG BỘ CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QP-AN, XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG 1986 - 2000. Nhằm triển khai thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngày 24/8/1986 Đại hội Đảng bộ phường lần thứ III được triệu tập. Trên tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật do Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra. Đại hội đã đánh giá sâu sắc toàn diện những thành công và yếu kém trên mọi lĩnh vực của Đảng bộ và xác định mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ III là: Sắp xếp lại tổ chức, cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo; chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Triển khai cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực. Động viên nhân dân đóng góp sức người sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội bầu BCH Đảng ủy gồm 12 ủy viên, Ban Thường vụ 5 ủy viên: Đồng chí Nguyễn Đình Tam được bầu lại làm Bí thư Đảng bộ. Đầu năm 1987 Đảng bộ phường tổ chức học tập quán triệt rộng rãi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc 69
  20. lần thứ VI (họp ngày 21/12/1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ X (họp ngày 17/9/1986), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ III tới toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân; làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, nhằm đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, cổ vũ động viên toàn đảng, toàn dân vững bước tiến quân vào giai đoạn đổi mới đất nước đầy khí thế và niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Đảng bộ thực hiện kiện toàn một bước về tổ chức và cán bộ, tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng. Tổ chức chặt chẽ cuộc bầu cử Quốc hội, HĐND và UBND các cấp. MTTQ, các đoàn thể quần chúng từ phường đến tổ dân phố được củng cố về tổ chức, thực hiện đổi mới nội dung phương pháp hoạt động, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. Giáo dục vận động quần chúng về ý thức làm chủ tập thể, tinh thần sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Vận động nhân dân đổi mới tư duy kinh tế, tổ chức cho nhân dân học tập các bộ Luật đất đai, Luật tố tụng hình sự, Pháp luật nghĩa vụ lao động. Tháng 12 năm 1987 BCH Đảng bộ ra Nghị quyết về việc cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức 70
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2