intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão (1930-2010): Phần 1

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão (1930-2010): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân phường Phạm Ngũ Lão trước năm 1975; Lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975 - 1989);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão (1930-2010): Phần 1

  1. -1-
  2. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ phường PHẠM NGŨ LÃO quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh  Lịch sử đảng bộ NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP thành phố Hồ Chí Minh -3-
  3. CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN - Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 1 - Lê Thanh Tuấn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường - Nguyễn Thị Ngọc Hân Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường - Lê Tấn Đạt Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. BAN BIÊN SOẠN 1. Lê Thanh Tuấn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường 2. Nguyễn Thị Ngọc Hân Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường 3. Lê Tấn Đạt Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 4. Cao Hồng Việt Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 5. Huỳnh Mẫn Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường 6. Nguyễn Văn Phước Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng Công an phường 7. Nguyễn Hoàng Minh Hưng Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường 8. Nguyễn Thanh Minh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Bí thư Chi bộ khu phố 2 9. Phạm Xuân Túy Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Bí thư Đoàn phường 10. Nguyễn Ngọc Thiên Thanh Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường 11. Bùi Quang Vinh Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường. Chỉnh lý và bổ sung Bùi Thị Thúy Hiền Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 1. -4-
  4. Lời giới thiệu P hường Phạm Ngũ Lão chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được gần 30 năm, nhưng ngược về quá khứ, cùng với Quận 1 và thành phố Hồ Chí Minh, phường Phạm Ngũ Lão có một quá trình lịch sử lâu đời. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, người dân khu vực Phạm Ngũ Lão đã cùng với nhân dân thành phố không quản ngại khó khăn, hy sinh gian khổ để đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong đó, cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược kéo dài hơn 100 năm với chiến thắng oanh liệt ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một minh chứng hùng hồn chứng minh tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân thành phố nói chung và nhân dân khu vực phường Huyện Sĩ và phường Bùi Viện nói riêng (nay là phường Phạm Ngũ Lão). Từ sau giải phóng đến nay, trải qua những thời -5-
  5. kỳ lịch sử, về tên gọi và địa giới hành chính của phường Phạm Ngũ Lão có nhiều thay đổi, nhưng trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, Chi bộ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây vẫn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, kiên cường trước mọi khó khăn thử thách, luôn phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, sự kiên định vào đường lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và con đường phát triển của đất nước, phát huy tinh thần đoàn kết một lòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây chính là những truyền thống quý báu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Phạm Ngũ Lão ngày nay tiếp tục phát huy để tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, trong việc xây dựng và phát triển phường ngày càng giàu mạnh. Thực hiện Kế hoạch số 120/KH-QU, ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Ban Thường vụ Quận ủy quận 1 về việc biên soạn lịch sử truyền thống của đảng bộ và nhân dân các phường; để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, Ban Chấp hành Đảng bộ phường đã tổ chức biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão 1930 - 2010”. Việc biên soạn lịch sử Đảng bộ phường là rất cần thiết, nhằm ghi lại những sự kiện quan trọng; tôn vinh và ghi nhận những công lao to lớn của các thế hệ đi trước, đặc biệt là sự hy sinh cao cả của các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; trong thời kỳ đầu xây dựng đất nước đầy khó -6-
  6. khăn gian khổ; ghi nhận những thành tựu đạt được, cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phường trong thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là nguồn tư liệu quý báu để cán bộ, đảng viên học tập, góp phần nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới, đồng thời là tài liệu giáo dục truyền thống cách mạng trong nhân dân, nhất là trong thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão 1930 - 2010 gồm bốn chương và phần phụ lục: - Chương mở đầu: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân phường Phạm Ngũ Lão trước năm 1975; - Chương I: Lãnh đạo khắc phục hậu quả chiến tranh, cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975 - 1989); - Chương II: Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (1989 - 2000); - Chương III: Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2000 - 2010); Quá trình tổ chức sưu tầm, biên soạn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Ban Thường vụ Quận ủy, Ban -7-
  7. Tuyên giáo Quận ủy, sự đồng tình ủng hộ tham gia đóng góp ý kiến của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là các đồng chí nguyên là cán bộ đã từng sinh sống, chiến đấu và làm việc tại phường qua các thời kỳ, các cựu chiến binh và các tầng lớp nhân dân đã giúp công trình biên soạn lịch sử Đảng bộ của phường hoàn thành. Trong quá trình biên soạn, mặc dù Ban Biên soạn đã hết sức cố gắng trong thu thập nhân chứng, tư liệu... song cuốn sách chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về nội dung và hình thức thể hiện. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện, sửa chữa, bổ sung khi có điều kiện tái bản. Nhân dịp cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão 1930 - 2010 được xuất bản, ra mắt bạn đọc, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Phạm Ngũ Lão chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy, Ban Tuyên giáo Quận ủy; cảm ơn Hội đồng Thẩm định lịch sử đảng bộ phường và các đồng chí nguyên lãnh đạo phường, các nhân chứng, cán bộ, đảng viên đã cung cấp tư liệu, đóng góp ý kiến xây dựng công trình khoa học lịch sử này. T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ PHƯỜNG BÍ THƯ LÊ THANH TUẤN -8-
  8. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO
  9. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng nhân dân và cán bộ phường Phạm Ngũ Lão năm 2003
  10. Chương mở đầu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN PHƯỜNG PHẠM NGŨ LÃO TRƯỚC NĂM 1975 -9-
  11. - 10 -
  12. I. Điều kiện tự nhiên Phường Phạm Ngũ Lão là một trong mười phường của Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 0,5168 km2 và nằm ở phía Tây của quận. Phía Bắc phường giáp với phường Bến Thành, được phân định ranh giới bởi đường Tôn Thất Tùng và công viên 23/9; phía Đông giáp với phường Nguyễn Thái Bình, Cầu Ông Lãnh và Cô Giang, được phân định ranh giới bởi đường Trần Hưng Đạo; phía Nam giáp với phường Nguyễn Cư Trinh, được phân định ranh giới bởi đường Cống Quỳnh; phía Tây giáp với phường 5, Quận 3, được phân định ranh giới bởi đường Nguyễn Thị Minh Khai. Phường Phạm Ngũ Lão chính thức được thành lập theo Quyết định số 184/HĐBT, ngày 28 tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân định địa giới hành chính một số phường của Quận 1 thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Theo quyết định, Quận 1 có sự phân chia lại đơn vị hành chính cấp phường, từ 20 phường, sáp nhập lại còn 10 phường. Phường Phạm Ngũ Lão được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của phường 13 và phường 17 trước đó với tổng diện tích tự nhiên là 0,5168 km2. Phường có 7 khu phố và 96 tổ dân phố. Khu phố 1 có diện tích là 0,0945 km2, có 2.632 nhân khẩu. Khu phố 1 gồm 19 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 1 đến tổ 19, có 758 hộ dân. - 11 -
  13. Khu phố 2 có diện tích là 0,0812 km2, có 3.213 nhân khẩu. Khu phố 2 gồm 16 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 20 đến tổ 35, có 903 hộ dân. Khu phố 3 có diện tích là 0,0681 km2, 3.119 nhân khẩu. Khu phố 3 gồm 11 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 36 đến tổ 46, có 879 hộ dân. Khu phố 3A có diện tích là 0,0615 km2, có khoảng 4.777 nhân khẩu. Khu phố 3A gồm 17 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 47 đến tổ 63, có 1.294 hộ dân. Khu phố 4 có diện tích là 0,0775 km2, có 2.408 nhân khẩu. Khu phố 4 gồm 11 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 64 đến tổ 74, có 602 hộ dân. Khu phố 5 có diện tích là 0,0728 m2, có 1.558 nhân khẩu. Khu phố 5 gồm 11 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 75 đến tổ 85, có 489 hộ dân. Khu phố 6 có diện tích là 0,0612 km2, có 1.877 nhân khẩu. Khu phố 6 gồm 11 tổ dân phố theo thứ tự từ tổ 86 đến tổ 96, có 569 hộ dân. Phường Phạm Ngũ Lão nằm trong khu vực quận 1 có địa hình bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển từ 2 đến 6 mét. Phường không trực tiếp giáp với kênh rạch, sông ngòi, hàng năm không bị ảnh hưởng bởi triều cường. Là một phường nằm trong khu vực trung tâm của quận, hệ thống giao thông trên địa bàn phường được hình thành từ rất sớm. Sau giải phóng đến nay, các tuyến đường lớn được - 12 -
  14. thành phố đầu tư mở rộng, nâng cấp tạo nên một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận lợi. Phường Phạm Ngũ Lão nằm trên địa bàn có nhiều tuyến đường lớn của thành phố chạy qua như đường Lê Lai, đường Trần Hưng Đạo, đường Nguyễn Cư Trinh, đường Cống Quỳnh và đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây là những tuyến đường nối liền giữa các phường và các quận trong thành phố, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, đi lại của người dân trong khu vực. Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có một số tuyến đường như đường Tôn Thất Tùng, đường Lương Hữu Khánh, đường Phạm Ngũ Lão, đường Đề Thám, đường Bùi Viện, đường Đỗ Quang Đẩu,... giúp nhân dân buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, đồng thời góp phần làm cho phường thêm khang trang. Tháng 8 năm 2017, đường Bùi Viện chính thức trở thành phố đi bộ vào buổi tối hai ngày cuối tuần để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và các du khách. Đường Trần Hưng Đạo có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,5 km. Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, đường có tên gọi là Galliéni. Năm 1955, đường Galliéni đổi thành đường Trần Hưng Đạo cho đến ngày nay. Đường Tôn Thất Tùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp được mang tên Frères Guillerault, sang thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ mang tên Bùi Chu; sau giải phóng, đường mang tên Tôn Thất Tùng. Đường Tôn Thất Tùng với chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,3 km. - 13 -
  15. Đường Nguyễn Cư Trinh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp được mang tên Marchand; sau năm 1955 đến nay mang tên Nguyễn Cư Trinh, là tuyến đường đi qua 2 phường (phường Phạm Ngũ Lão và phường Nguyễn Cư Trinh), trong đó chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,2 km. Đường Cống Quỳnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên D’Arras; từ thời kỳ chống đế quốc Mỹ đến nay, đường mang tên Cống Quỳnh, đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,35 km. Đường Nguyễn Thị Minh Khai trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên Barbé; sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ mang tên Lê Quý Đôn rồi Hồng Thập Tự; sau giải phóng đến nay mang tên Nguyễn Thị Minh Khai, đường đi qua địa bàn phường khoảng 0,4 km. Đường Phạm Ngũ Lão trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên Colonel Grimaud; trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ được mang tên Phạm Ngũ Lão cho đến nay, tuyến đường đi qua địa bàn phường khoảng 0,3 km. Đường Nguyễn Thái Học trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên Boulevard Kitchener; sang thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ mang tên Nguyễn Thái Học cho đến nay. Đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,3 km. - 14 -
  16. Đường Lương Hữu Khánh trong thời kỳ chống thực dân Pháp mang tên Reger Masculard (hay Loucien Lecouture), sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ, đường mang tên Lương Hữu Khánh. Đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,4 km. Đường Bùi Viện, từ thời kỳ chống đế quốc Mỹ mang tên Bùi Viện. Đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,3 km. Đường Đỗ Quang Đẩu, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên Sáu Lèo; sang thời kỳ chống đế quốc Mỹ mang tên Hoàn Lương; từ cuối năm 1975 đến nay mang tên là Đỗ Quang Đẩu; đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,2 km. Đường Đề Thám, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp mang tên Dixmude; sau năm 1954 đến nay mang tên Đề Thám. Đường đi qua địa bàn phường khoảng 0,2 km. Đường Bùi Thị Xuân, thời kỳ kháng chiến chống Pháp có tên là Duranton; từ thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ đến nay được mang tên Bùi Thị Xuân; đường có chiều dài đi qua địa bàn phường khoảng 0,4 km. Ngoài ra, trên địa bàn phường còn có 62 tuyến hẻm lớn, nhỏ phục vụ cho việc đi lại, buôn bán của nhân dân trong phường. - 15 -
  17. II. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1. Về dân cư Khi mới thành lập, phường Phạm Ngũ Lão có 5.080 hộ dân với 19.584 nhân khẩu, 78 tổ dân phố, mật độ dân số đạt 47.310 người/km(1). Năm 2000, phường có 4.817 hộ dân với 22.776 nhân khẩu. Năm 2010, dân số của phường là 22.538 người, mật độ dân số đạt 45.996 người/km². Nhìn chung, dân số của phường tương đối ổn định, không có biến động nhiều qua các năm. Thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn phường chủ yếu là người dân tộc Kinh với 4.027 hộ, 21.050 nhân khẩu (chiếm 92% tổng số dân), dân tộc Hoa có 236 hộ với 945 nhân khẩu (chiếm 0,04% dân số trên địa bàn phường); ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Chăm, Khơme. 2. Về kinh tế Phường Phạm Ngũ Lão là phường có đặc điểm nổi bật so với các phường khác trong quận, là nơi thu hút nhiều khách nước ngoài đến sinh sống và du lịch. Những người nước ngoài tập trung nhiều tại các khu vực đường Phạm Ngũ Lão, đường Bùi Viện, đường Đề Thám, đường Đỗ Quang Đẩu (Khu phố 1, 2, 3, 3A). Nơi đây tập trung rất nhiều các khách sạn, nhà nghỉ, các cửa hàng ăn uống, các (1) Theo tài liệu thống kê năm 1989 của Phòng Thống kê quận 1. - 16 -
  18. trung tâm lữ hành và dịch vụ du lịch phục vụ chủ yếu cho du khách nước ngoài với mức giá trung bình và rẻ, được gọi với tên quen thuộc “khu phố Tây” và trở thành một khu vực, một địa chỉ quen thuộc, cũng như là nơi tụ hội của khách nước ngoài khi tới thành phố Hồ Chí Minh. Phường còn có những tuyến đường chuyên kinh doanh theo ngành nghề như: Tuyến đường Tôn Thất Tùng và đường Bùi Thị Xuân kinh doanh về mặt hàng linh kiện, thiết bị vi tính; tuyến đường Lương Hữu Khánh kinh doanh về khắc chữ, khắc dấu; tuyến đường Phạm Ngũ Lão, đường Đề Thám kinh doanh về vận tải hành khách, hàng hóa; tuyến đường Bùi Viện có nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống, hàng lưu niệm cho khách du lịch nước ngoài. Nằm trong khu vực trung tâm của thành phố với các loại hình dịch vụ, du lịch phát triển, nên nhìn chung, cuộc sống của nhân dân trong phường tương đối ổn định. Người dân trong phường chủ yếu là buôn bán kinh doanh, một phần nhỏ là lao động phổ thông và công chức nhà nước. Ngoài ra, trên địa bàn phường có chợ Thái Bình, là một trong những chợ được hình thành khá sớm ở thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm thương mại Sense tại tầng hầm công viên 23/9 và Phố đi bộ Bùi Viện mới được đưa vào hoạt động đã tạo điểm nhấn về phát triển du lịch trên địa bàn phường. Phường hiện có 824 doanh nghiệp và 884 hộ kinh doanh hoạt động, trong đó chủ yếu phân theo ngành nghề ăn uống, vận tải hành khách và hàng - 17 -
  19. hóa, dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn, siêu thị mini, massage, cắt, uốn tóc. 3. Về tín ngưỡng, tôn giáo Đa số người dân trên địa bàn phường theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên, một số người theo các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao đài, Tin lành. Trên địa bàn phường có 03 cơ sở tín ngưỡng dân gian, đó là: Đình Thái Hưng số 117 - 119 đường Yersin, do ông Nguyễn Văn Bành hiến đất và dân làng thôn Thái Bình và thôn Thái Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định xây dựng vào năm 1920. Do nằm gần cây cầu bắc qua con rạch nhỏ có tên là Cầu Quan nên còn gọi là đình Cầu Quan. Miếu Cô Tư trước số nhà 113 đường Phạm Ngũ Lão. Miếu Quan Thánh ở đầu hẻm số 183 đường Bùi Viện. Miếu Quan Thánh còn có tên là đình Quan Thánh, được xây dựng khoảng năm 1950. Phật giáo có 02 cơ sở đều thuộc hệ phái Bắc Tông: Chùa An Lạc ở số 175/15 đường Phạm Ngũ Lão. Chùa được xây dựng vào năm 1970 và hoàn thành vào năm 1972. Năm 1991, chùa được trùng tu. Kiến trúc chùa gồm có tầng trệt là nhà khách thập phương, tầng 1 là nhà Tổ, tầng 2 là chánh điện thờ chư Phật, Bồ tát. Có một gác chuông tọa vị phía ngoài, đối diện với chánh điện. Chùa có nhiều câu đối chữ Việt và chữ Hán. - 18 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2