intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2000-2020): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:250

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2000-2020): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khai thác tiềm năng, thế mạnh, tập trung phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững (2010 - 2015); nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ, phát huy hiệu quả các nguồn lực, tiếp tục sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển (2015-2020). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2000-2020): Phần 2

  1. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 231 CHƯƠNG III KHAI THÁC TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH, TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHANH, BỀN VỮNG (2010 - 2015) Bước sang năm 2010, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, khủng bố, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, diễn biến phức tạp. Thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới. Diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở trong nước sau 25 năm đổi mới đã đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước bước đầu thực hiện thành công công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời
  2. 232 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) sống của Nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới. Ở trong tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển khá toàn diện, vị thế, tầm vóc của Ninh Thuận được nâng lên. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, trật tự an toàn xã hội ổn định. Hoạt động của hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh vẫn còn kém phát triển, thu ngân sách thấp, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ khoảng một nửa so với mặt bằng chung của cả nước; lợi thế kinh tế biển chưa được phát huy; kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập so với yêu cầu của sự phát triển; đời sống một bộ phận Nhân dân còn nhiều khó khăn. Tình hình đó đặt ra vấn đề đối với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận phải nắm bắt thời cơ và vận hội; đoàn kết một lòng, đổi mới toàn diện, năng động, sáng tạo đưa Ninh Thuận nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
  3. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 233 I. Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII (2010 - 2015) Thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW ngày 4/8/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI, ngày 10/9/2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 36-CT/TU về tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với việc chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010-2015. Sau một thời gian chuẩn bị, từ ngày 14 đến 16/9/2010, diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015, với sự có mặt của 320 đại biểu đại diện cho hơn 11.400 đảng viên của Đảng bộ tỉnh. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và các đồng chí lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương. Chủ đề của Đại hội là: Phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sức mạnh của hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo quốc phòng - an ninh. 1. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội tỉnh bình quân đạt 10,4%/năm (mục tiêu 11-12%), quy
  4. 234 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) mô nền kinh tế tăng 1,64 lần so với năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất các ngành: dịch vụ tăng bình quân 10,8%; nông lâm-thủy sản 10,2%; công nghiệp-xây dựng 17,3%. Thu ngân sách đạt 665 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 50 triệu USD vào năm 2010. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 18.180 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 11,7 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. Về văn hóa-xã hội, giải quyết việc làm mới trên 70.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%, trong đó đào tạo nghề 25%; tỷ lệ hộ nghèo còn 10%. Tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia 21%; tỷ lệ đào tạo giáo viên đạt chuẩn 97%; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1 đạt 98%. Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 60%; đạt tỷ lệ 5,6 bác sĩ/1 vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 23%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%. Có 40,3% thôn, khu phố và 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn cơ quan, đơn vị văn hóa. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch 80%. Về quốc phòng - an ninh, tỷ lệ dân quân, tự vệ đạt 1,44% so với dân số; số xã phường vững mạnh về quốc phòng - an ninh đạt 97%.
  5. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 235 Về xây dựng Đảng, tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh đạt 75,3%; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 80,3%; bình quân mỗi năm kết nạp trên 750 đảng viên mới. 2. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015 Đại hội đề ra phương hướng chung: phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương; đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài cùng với phát huy mạnh mẽ nội lực để khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tập trung nâng cao dân trí, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Về mục tiêu tổng quát: tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2015, GDP
  6. 236 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) tăng gấp 2,2 lần, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 3 - 3,3 lần so với năm 2010. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển gắn công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng sạch và phát triển du lịch, dịch vụ. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp, tương ứng tỷ trọng là 40% - 35% - 25%. Tỷ lệ huy động vào ngân sách tối thiểu đạt 10% GDP, thu nhập bình quân đầu người bằng 70% bình quân của cả nước. Đại hội đề ra các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2010 - 2015: Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 16 - 18%/ năm; công nghiệp, xây dựng tăng 30-31%/năm, dịch vụ tăng 15-16%/năm, nông nghiệp tăng 5-6%/năm. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng (tương đương 1.400 USD). Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; dịch vụ chiếm 35% và nông, lâm, thủy sản chiếm 25%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào năm 2015 đạt 1.700 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 là 180 triệu USD. Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm khoảng 55-60 ngàn tỷ đồng. Về văn hóa xã hội, hàng năm giải quyết việc làm mới cho 15 ngàn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề
  7. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 237 vào năm 2015 đạt 33%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,2-1,5%. Trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 30%. Tỷ lệ tăng dân số 1,15%/năm; số bác sĩ/1 vạn dân đạt 7 người và 60% trạm y tế có bác sĩ; có 70% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 18%. Có 65% thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa và 98% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng ít nhất đạt 45%; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 95%; tỷ lệ thu gom rác thải đạt 90%. Về quốc phòng - an ninh, tỷ lệ xã phường vững mạnh toàn diện đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ dân quân, tự vệ đạt 1,5% so với dân số. Về xây dựng Đảng, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh hàng năm đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt từ 80% trở lên; hàng năm kết nạp từ 650-700 đảng viên mới. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Đại hội rút ra 5 bài học kinh nghiệm: Một là, thường xuyên làm tốt công tác quán triệt, giáo dục và định hướng chính trị tư tưởng; giữ vững
  8. 238 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) đoàn kết, thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ đảng viên và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra. Hai là, trong chỉ đạo điều hành phải luôn đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; kịp thời cụ thể hóa, đề xuất những chủ trương giải pháp triển khai các chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; chọn ra những khâu đột phá và chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện, luôn bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Ba là, thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể và quyền làm chủ của quần chúng Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ. Đánh giá đúng, lựa chọn, bố trí đúng cán bộ là tiền đề tạo ra năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu có ý nghĩa quyết định. Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh phải đồng thời gắn
  9. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 239 với xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh bảo đảm khả năng lãnh đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng ở cơ sở. Phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt các cấp trong chấp hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để cán bộ cấp dưới noi theo. Năm là, phát huy tốt vai trò mặt trận và các đoàn thể Nhân dân; tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện và giám sát, phản biện thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề Nhân dân quan tâm, nhất là các vấn đề xã hội bức xúc nhằm đảm bảo giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường phát triển bền vững. 3. Kết quả đại hội Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XII gồm 53 đồng chí(1). Đồng chí Nguyễn Chí Dũng được Đại hội bầu trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy(2). Đại 1. Xem danh sách phần Phụ lục. 2. Tháng 01/2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đồng chí Nguyễn Chí Dũng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
  10. 240 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng gồm 13 đại biểu chính thức và 1 đồng chí dự khuyết. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu Ban Thường vụ gồm 15 đồng chí, các đồng chí Nguyễn Đức Dũng và đồng chí Nguyễn Đức Thanh được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 8 đồng chí do đồng chí Nguyễn Xuân Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm. Sau ba ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trí tuệ, đoàn kết, dân chủ, tập trung và quyết tâm cao, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã hoàn thành toàn bộ chương trình, nội dung và đạt mục tiêu của Đại hội đề ra. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển về mọi mặt của tỉnh, nhằm đưa tỉnh Ninh Thuận bước vào giai đoạn mới đó là giai đoạn phát triển nhanh và bền vững. Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ có tính quyết định trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà, nhanh chóng đưa Ninh Thuận phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
  11. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 241 Đoàn Chủ tịch và thư ký Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2015 Quang cảnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2015
  12. 242 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XII, nhiệm kỳ 2011-2015 ra mắt Đại hội II. Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững 1. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Về phát triển công nghiệp - xây dựng Ngày 7/11/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, đề ra mục tiêu đến năm 2015 phát triển ngành công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, tạo tăng trưởng cao đối với các ngành công nghiệp tỉnh có lợi thế để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, trọng tâm là phát triển công nghiệp
  13. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 243 chế biến nông lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp sản xuất muối và hóa chất sau muối, năng lượng tái tạo. Phát triển đa dạng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nhất là các ngành nghề truyền thống, sản phẩm đặc thù của địa phương. Từ năm 2010 đến năm 2015, chủ trương phát triển công nghiệp chế biến làm động lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu, giá trị ngành công nghiệp tăng bình quân 17,9%/năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm 85%. Năng lực sản xuất mới ngành công nghiệp tăng, các sản phẩm có lợi thế được phát huy; nhiều dự án công nghiệp hoàn thành đưa vào sản xuất, thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng của ngành. Đảng bộ quan tâm phát triển năng lượng sạch là trọng tâm nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế mới. Đến năm 2015, hoàn thành quy hoạch phát triển điện gió và thu hút 15 dự án đầu tư với tổng công suất 1.009MW. Trong đó, dự án điện gió Công Hải được khởi công xây dựng. Chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp tiếp tục được triển khai. Đến năm 2015, cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Tháp Chàm; đầu tư mở rộng nâng Cụm công nghiệp
  14. 244 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) Thành Hải thành Khu công nghiệp với quy mô trên 70 ha, đã thu hút 24 dự án đầu tư, trong đó có 15 dự án đã đi vào hoạt động và hoàn thành 35% khối lượng đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phước Nam, có 01 dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Ngày 19/5/2011, khởi công xây dựng cầu An Đông, là một trong tám dự án thành phần của tuyến đường ven biển của tỉnh. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến dự và phát lệnh khởi công. Đến ngày 29/8/2015, cầu An Đông khánh thành với tổng đầu tư hơn 1.327 tỷ đồng, có vai trò, vị trí chiến lược trong giao thông, hạ tầng phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt tạo động lực phát triển kinh tế biển và du lịch. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được duy trì và phát triển ổn định, tiếp tục hỗ trợ phát triển các ngành nghề thông qua việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại; liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường tiêu thụ, giá trị sản xuất tăng 10,5%/năm, chiếm 18% giá trị ngành công nghiệp. Hệ thống lưới điện tiếp tục đầu tư, bảo đảm cấp điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đến năm 2015 đã có 100% số xã có lưới điện và 99% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.
  15. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 245 Ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1222/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Đây là quy hoạch do Tập đoàn Monitor của Mỹ và Arup của Anh tư vấn, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên của cả nước thuê tư vấn nước ngoài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để cụ thể hóa các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã phê duyệt 94 quy hoạch các loại, tập trung quy hoạch dải ven biển, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và quy hoạch các ngành, lĩnh vực quan trọng như phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến; phát triển nông, lâm - thủy sản; phát triển du lịch; đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc đề xuất các chủ trương, chính sách, xây dựng đề án, dự án; thu hút, phân bổ nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt. Ngày 10/12/2011, tỉnh tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và Xúc tiến đầu tư vào Ninh Thuận năm 2011 với chủ đề “Quy hoạch mới - Kịch bản phát triển mới - Cơ hội đầu tư mới”. Tham dự có Thủ tướng Chính
  16. 246 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) phủ Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; với hơn 600 đại biểu trong nước và quốc tế. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao cách làm mới của tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng cho rằng, trên cơ sở quy hoạch này, tỉnh Ninh Thuận sẽ tạo cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm các cơ hội đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, tạo hiệu ứng tích cực giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn mới hơn về hình ảnh cũng như tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Ngày 8/12/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đạt chuẩn đô thị loại II vào năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đạt tiêu chí đô thị loại II và được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào năm 2015. Xây dựng các dự án, thu hút các nguồn vốn ODA để đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị và thoát nước, giải quyết cơ bản được tình trạng ngập úng cục bộ trong đô thị. Tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước đến các khu dân cư tập trung, đến năm 2015 có 95% dân số đô
  17. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 247 thị được cấp nước sạch. Hệ thống công viên cây xanh ở thành phố, thị trấn được quan tâm đầu tư. Vệ sinh môi trường được cải thiện, bộ mặt đô thị, điểm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 31/5/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về phát triển nhà ở đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Đề án phát triển nhà ở xã hội, đến năm 2015 hoàn thành đưa vào sử dụng 18.255 m2 nhà ở, tiếp tục triển khai 03 dự án nhà ở xã hội quy mô trên 600 căn hộ, từng bước giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và đối tượng thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ có cơ chế, chính sách phục vụ phát triển điện hạt nhân, triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và thu hút chuyên gia; có cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có nhà máy điện hạt nhân; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân và tăng cường hợp tác quốc tế.
  18. 248 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) Về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn Những năm 2010-2015, triển khai có hiệu quả các chủ trương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả quan trọng, tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát triển khá toàn diện, tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 7,6%, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Ngày 21 và 22/4/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác về thăm, làm việc tại Ninh Thuận. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với cán bộ và Nhân dân xã Phước Tiến, huyện Bác Ái; xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; khảo sát tuyến đường ven biển và địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thôn Vĩnh Trường xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; thăm, làm việc với cán bộ và Nhân dân xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước về xây dựng nông thôn mới và tìm hiểu mô hình canh tác lúa ở xã Phước Hậu. Sau khi khảo sát một số địa phương trong tỉnh, Chủ tịch nước đánh giá diện mạo Ninh Thuận đã có sự thay đổi lớn về môi trường, sản
  19. LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) 249 xuất nông nghiệp, khoa học - công nghệ, đặc biệt xuất hiện nhiều loại cây trồng mới có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ tịch nước đề nghị tỉnh cần tiếp tục đưa khoa học - công nghệ vào nông nghiệp, tăng năng suất lúa và các loại cây trồng như táo, nho, hình thành liên minh sản xuất kết hợp xây dựng nhà máy chế biến. Cần phát huy khai thác quỹ đất dọc tuyến đường ven biển, phát triển thủy sản, du lịch, khai thác thế mạnh của muối, khuyến khích xây dựng nhà máy hóa chất sau muối. Về chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh cần chủ động triển khai, nhân rộng cách làm mới. Chủ tịch nước tin tưởng với đà phát triển, tỉnh Ninh Thuận sớm thoát khỏi tỉnh nghèo, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh trong khu vực. Tập trung chỉ đạo, triển khai chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chương trình giống, nhân rộng mô hình sản xuất mới gắn với phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi đã đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất đạt 85 triệu đồng/ha, tăng 28 triệu đồng/ha so với năm 2010. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến. Bước đầu đã triển khai, áp dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo hướng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap.
  20. 250 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH NINH THUẬN (2000 - 2020) Về phát triển chăn nuôi, theo quy mô trang trại tập trung gắn với phát triển đồng cỏ, đến năm 2015 có 23 trang trại, chiếm 23,2% tổng đàn. Quy mô đàn gia súc tăng 3,2%/năm; mô hình nuôi vỗ béo gia súc có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đàn gia súc, tỷ lệ sind hóa đàn bò đạt 40%, đàn dê, cừu được lai tạo giống mới đạt 80%; đàn gia cầm trên 1,8 triệu con; công tác phòng chống dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Ngày 14/10/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo. Công tác tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên từ rừng gắn với bảo vệ môi trường được đẩy mạnh. Đã trồng mới 3.084 ha rừng các loại; thực hiện giao khoán hơn 112 ngàn lượt ha rừng, khoanh nuôi 1.200 ha, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, tỷ lệ rừng che phủ đến năm 2015 đạt 45%. Thủy sản phát triển khá toàn diện, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển ngành thủy sản theo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2