intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Trì (1930-2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Trì (1930-2020): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Mảnh đất và con người; đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954); kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Trì (1930-2020): Phần 1

  1. BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ LỘC TRÌ LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ XÃ LỘC TRÌ (1930 - 2020) NHÀ XUẤT BẢN THUẬN HÓA HUẾ - 2023
  2. BAN CHỈ ĐẠO Nguyễn Phước Toàn - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Cái Trọng Như - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Bùi Ngưu - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Đặng Thị Như Quỳnh – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy BAN BIÊN SOẠN Nguyễn Đình Nam - Chủ biên Nguyễn Văn Minh
  3. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Quyết định số 72 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), ngày 13/6/1986, xã Lộc Trì được tách thành 3 đơn vị hành chính độc lập, gồm xã Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Bình. Xã Lộc Trì còn lại có 6 thôn, gồm Cao Đôi Xã, Hòa Mậu, Phước Tượng, Trung An, Lê Thái Thiện và Đông Lưu. Được hình thành cách nay hơn 500 năm, các làng quê thuộc xã Lộc Trì có bề dày truyền thống. Cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường trong đấu tranh chống áp bức và xâm lược, có đời sống văn hóa phong phú và giàu tình nghĩa trong cuộc sống hằng ngày là những ghi nhận đáng tự hào về vùng đất và con người nơi đây. Truyền thống vẻ vang đó đã và đang được phát huy trong lịch sử đấu tranh cách mạng chống thực dân và đế quốc, cũng như trong công cuộc xây dựng và kiến thiết quê hương Lộc Trì ngày càng giàu đẹp hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Nhằm ghi lại quá trình hình thành, những chặng đường lịch sử phát triển của mảnh đất và con người Lộc Trì; cung cấp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những hiểu biết về tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở địa phương qua các thời kỳ; qua đó, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ; được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc và thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lộc Trì tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Trì (1930 - 2020). Quá trình biên soạn, chúng tôi nhận được sự chỉ đạo, tạo điều kiện và cộng tác tích cực, có hiệu quả của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc; các đồng chí là những nhân chứng lịch sử từng tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương, là lãnh đạo chủ chốt của xã Lộc Trì qua các thời kỳ và bà con các họ tộc. Các đồng chí và bà con đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, tích cực tham gia ý kiến đóng góp để công trình hoàn thành đảm bảo tính chính xác, khoa học và đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã cùng bạn đọc gần xa. 3
  4. Do thời gian lùi xa, không ít nguồn tư liệu quý báu bị thời gian phá hủy, nhiều nhân chứng lịch sử không còn nên cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Lộc Trì (1930 - 2020) không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phê bình, góp ý của các đồng chí và bạn đọc gần xa. Trân trọng giới thiệu và chân thành cám ơn. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Lộc Trì 4
  5. CHƯƠNG MỞ ĐẦU MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƯỜI I. Lịch sử hình thành và phát triển Hàng ngàn năm trước, con người nguyên thủy đã xuất hiện và sinh sống trên mảnh đất Thừa Thiên Huế. Chính trên mảnh đất này, giới nghiên cứu khảo cổ học phát hiện dấu tích của nền văn hóa Sa Huỳnh, tương ứng với thời đại kim khí, từ sơ kỳ đồ đồng đến sơ kỳ đồ sắt. Cách xã Lộc Trì không xa, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều rìu, bôn đá ở Truồi (Lộc An). Tại xã Lộc Thủy gần đó về phía nam phát hiện nhiều mảnh gốm thuộc tiền văn hóa Sa Huỳnh (có niên đại khoảng năm 1000 trước Công nguyên đến cuối thế kỷ thứ 2). Di tích được Bộ Văn hóa cấp giấy phép khai quật năm 1997. (UBND huyện Phú Lộc, Hồ sơ danh mục di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Phú Lộc, năm 2014). Thư tịch cổ cho biết, vùng đất Thừa Thiên Huế thuộc bộ Việt Thường, một trong số 15 bộ của nước Văn Lang. Dưới thời nhà Hán đô hộ, Thừa Thiên Huế thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Khu Liên cùng người dân Champa nổi dậy đánh đuổi quân Hán lập nên nhà nước Lâm Ấp và được chia thành 5 châu: Địa Lý, Mê Linh, Bố Chính, Ô và Rí (Lý) (Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1994, tr.62). Từ năm 192, bắt đầu ra đời Vương quốc Champa, lần lượt có các tên Lâm Ấp (192 - 758), Hoàn Vương (758 - 866), Chiêm Thành (866 - 1471), trong đó tồn tại tình trạng các tiểu quốc dọc theo các hệ thống sông. Thừa Thiên Huế bấy giờ được xem thuộc tiểu quốc Ulik. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 3, phần dân cư và hành chính, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.14). Những phát hiện khảo cổ học tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thấy sự có mặt rất sớm của con người trên vùng đất này. Tiêu biểu như tại Lăng Cô, các nhà nghiên cứu phát hiện địa điểm khu mộ vò của người Champa có niên đại khoảng thế kỷ XI - XV. Tại xã Lộc Thủy, các nhà nghiên cứu khoa học phát hiện ra những dấu tích khảo cổ học có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Đó là khu mộ thuyền làm bằng thân cây khoét rỗng có niên đại khoảng thế kỷ XI. (UBND huyện Phú Lộc, Hồ sơ danh mục di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Phú Lộc, năm 2014). 5
  6. Năm 2001, tháp Chăm pa được phát hiện ở Mỹ Khánh, xã Phú Diên (Phú Vang), ở bên kia Tam Giang - Cầu Hai và nằm cách không xa xã Lộc Trì, tháp Champa Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong số những tháp Champa hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750 + -40 năm - thế kỷ VIII. Tháp Mỹ Khánh được xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 52/2001QÐ - BVHTT ngày 28/12/2001. Năm 1306, vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa (Chế Mân). Vua Champa đã cắt 2 châu Ô và Lý (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân) làm lễ cầu hôn. Từ đây, vùng đất châu Ô và châu Lý, trong đó có xã Lộc Trì, trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia Đại Việt và Nhà nước phong kiến Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách di dân vào vùng đất mới để khẩn ấp, lập làng. Thời Trần - Hồ (1307 - 1407) cho lập châu Thuận và châu Hóa. Châu Hóa là tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và một phần phía bắc tỉnh Quảng Nam. Dưới thời nhà Trần, đất Thừa Thiên Huế chia làm 7 huyện là Bồ Đài, Sạ Lệnh, Bồ Lãng, Trà Kệ, Thế Vang, Lợi Bồng và Tư Dung. Địa bàn xã Lộc Trì nay thuộc huyện Tư Dung. Năm 1428, nhà Lê được thành lập, vua Lê đã cử các trọng thần vào trấn giữ Thuận Hóa. Từ đời Lê Thái Tổ (1428 - 1434), triều đình ban lệnh ở phía bắc, ai mộ được 20 người thì cấp giấy cho vào lập ấp dựng làng, mở ruộng, sau đó 3 năm mới phải nộp thuế. Thế nên, tuy tình hình Thuận Hóa chưa thực sự ổn định nhưng đã có một số lượng khá lớn các làng xã được thành lập ven dòng sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và dọc theo bờ biển ven cửa sông. Địa bàn xã Lộc Trì thuộc huyện Tư Dung. Tháng sáu năm Bính Tuất (1446), vua Lê Thánh Tông bắt đầu cải tổ hành chính. Xứ Thuận Hóa có 2 phủ, 7 huyện, 4 châu. Địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay thuộc phủ Triệu Phong, có 3 huyện là Đan Điền, Kim Trà và Tư Vinh. Ngày 5 tháng 4 năm Canh Tuất, Hồng Đức 21 (1490), “bản đồ thiên hạ” được điều chỉnh, Thừa tuyên Thuận Hóa quản 2 phủ Tân Bình và Triệu Phong, gồm 8 huyện, 4 châu. Riêng địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn duy trì 3 huyện, gồm Đan Điền, Kim Trà và Tư Vinh. Các làng, ấp của xã Lộc Trì thuộc huyện Tư Vinh. Thời nhà Mạc (1527 - 1552), tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phủ Triệu Phong, có 3 huyện và 1 châu, gồm các huyện Đan Điền, Kim Trà, Tư Vinh và châu Thuận Bình. Sách “Ô châu cận lục”, do tiến sĩ Dương Văn An hiệu đính, cho ta danh sách cụ thể tên của 67 xã ở 3 huyện vừa 6
  7. nêu và đã thấy có tên làng Cao Đôi. Tác giả “Ô châu cận lục” nhận xét: “Dâu tốt Cao Đôi lá biếc rườm rà” (Dương Văn An, Ô châu cận lục, Bản dịch và chú giải của Văn Thanh - Phan Đăng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 84). Năm 1558, vâng lệnh vua Lê - chúa Trịnh, Đoan Quốc quân Nguyễn Hoàng đem thủ hạ, bộ tốt vào trấn thủ đất Thuận Hóa và sau đó, kiêm luôn Quảng Nam (1570). Với quyết tâm xây dựng vùng kiểm soát của mình thành nơi “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (một dải Hoành Sơn dung thân muôn thuở), ngay từ khi mới ổn định tình hình, chúa Tiên Nguyễn Hoàng bắt tay vào việc cải tổ hành chính và khẩn hoang lập làng. Năm 1757, chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập 13 đơn vị chính quyền địa phương được quân sự hóa gọi là dinh (12 dinh) và trấn (Hà Tiên). Các dinh nặng về tổ chức và quản lý quân đội, an ninh, quốc phòng nên để quản lý về phương diện quản lý hành chính, chúa Nguyễn lại phân ở vùng Thuận Quảng các cấp: xứ, phủ, huyện, tổng, xã, thôn, phường… Xứ Thuận Hóa có 2 phủ Quảng Bình và Triệu Phong. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục”, vào thế kỷ XVIII, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc phủ Triệu Phong có 3 huyện là Hương Trà (9 tổng), Quảng Điền (8 tổng) và Phú Vang (6 tổng). Sáu tổng thuộc huyện Phú Vang có diện tích tương đương với huyện Phú Vinh cũ thời Lê - Mạc, lần lượt là: Mậu Tài, Dương Nỗ, Đường Pha, Dã Lê, Sư Lỗ và Diêm Trường. Xã Cao Đôi thuộc tổng Dã Lê. Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ ở đất Quy Nhơn. Hay tin về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn làm lung lay chính quyền xứ Đàng Trong, chúa Trịnh đã đem quân vượt sông Gianh. Ngày 30/1/1775, dinh phủ Phú Xuân thất thủ, xứ Thuận Hóa nhanh chóng rơi vào tay quân Trịnh. Tuy nhiên chỉ sau hơn 10 năm cai trị, cuối cùng quân Trịnh đã bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại. Năm 1786, toàn bộ vùng đất từ Hải Vân đến sông Gianh thuộc về quyền kiểm soát của triều đình Tây Sơn. Năm 1802, triều Nguyễn ra đời. Đất nước thực sự được thống nhất và đi vào ổn định, không còn những biến động lớn mà chỉ diễn ra quá trình điều chỉnh địa bàn hành chính. Ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho tách 3 huyện Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang ra khỏi phủ Triệu Phong để thành lập dinh Quảng Đức. Huyện Phú Vang có 6 tổng (Dã Lê, Diêm Trường, Dương Nỗ, Đường Hoa, Mậu Tài, Sư Lỗ), 162 7
  8. làng (xã), thôn, ấp, phường, sách. Tác giả Dương Phước Thu cho biết, trong danh sách 30 xã, thôn, ấp, phường thuộc tổng Dã Lê có xã Cao Đôi, Gia Cốc, phường Gia Cốc và Võng Trì. (Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2005, tr 123- 124). Đến năm 1822, vua Minh Mạng cho đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên và năm 1835 lại chia thành 6 huyện: Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Lộc và Phong Điền. Đơn vị phường đổi thành ấp, thôn, xã tùy mức độ. Huyện Phú Lộc nguyên là một phần đất thuộc huyện Phú Vang, bao gồm 4 tổng là An Cư, An Nông, Lương Điền và Diêm Trường gồm 87 xã, thôn, phường. Huyện lỵ đóng tại xã Sư Lỗ Đông. Lúc mới thành lập, bộ máy huyện Phú Lộc gọn nhẹ. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851), bỏ chức Tri huyện tại Phú Lộc, giao cho Tri huyện Hương Thủy kiêm nhiếp luôn. Theo sách “Đồng Khánh địa dư chí” do Hoàng Hữu Xứng làm tổng tài (chủ biên), dưới triều vua Đồng Khánh (1885 - 1888), tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn giữ nguyên 6 huyện là Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy và Phú Lộc. Xã Cao Đôi, Đông Lưu; ấp Thiện Loại, Trung An thuộc tổng Lương Điền (30 xã, thôn, ấp, giáp, sách) thuộc huyện Phú Lộc. Ấp Phước Tượng thuộc tổng An Cư (21 thôn, ấp, sách). Năm Thành Thái thứ 14 (1902), từ Sư Lỗ Đông, huyện lỵ Phú Lộc được dời qua xã Cao Đôi, tổng Lương Điền. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 104). Vị trí huyện lỵ của xã Cao Đôi kéo dài cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Đến triều Bảo Đại, nhà Nguyễn thực thi một số chính sách, như cải cách hành chính, giáo dục, pháp luật, trong đó có việc lập danh sách tên tỉnh, phủ, huyện, tổng xã, thôn, ấp, giáp của Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Tỉnh (phủ) Thừa Thiên lúc ấy gồm có 6 huyện và thành phố Huế với 31 tổng, 432 xã (làng), thôn, bản, sách, trang, phường. Địa bàn xã Lộc Trì nay thuộc tổng Lương Điền (có 30 xã, thôn, ấp, sách), bao gồm xã Cao Đôi, Trung An, Đông Lưu; các ấp, Thiện Loại, Lê Bình... Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công đem lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, lần đầu tiên sau 60 năm (kể từ 1885) bị xâm lược và thống trị bởi thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhân dân Thừa Thiên Huế thực sự làm chủ đời mình, làm chủ quê hương, đất nước. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, phủ Thừa Thiên 8
  9. mang tên tỉnh Nguyễn Tri Phương và hơn 1 tháng sau đó trở lại tên gọi tỉnh Thừa Thiên. Tháng 10/1945, tỉnh Thừa Thiên giải thể cấp tổng, thành lập xã là cấp hành chính ở cơ sở cho thống nhất với toàn quốc. Huyện Phú Lộc từ 4 tổng An Nông, Lương Điền, An Cư và Diêm Trường được tổ chức lại thành 3 khu với 17 xã, gồm Đại Nong, Đại Thành, Đại Đức, Đại Phố, Đại Định, Đại Lãnh, Đại Thuận, Đại Hòa, Đại Hải, Đại Nguyên, Đại Hiền, Đại Quang, Đại Đồng, Đại Lợi, Đại Lộc, Đại Hóa (thượng du), Hương Ta (thượng du), với tổng 82 thôn. Địa bàn thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Trì hiện nay bao gồm các thôn, làng ở vùng Lương Điền Hạ (tổng Lương Điền), hợp thành một xã, gọi tên là Đại Lãnh thuộc khu II Phú Lộc. Xã Đại Lãnh có các thôn Cao Đôi Xã, Cao Đôi Sách, Gia Cốc, Cao Đôi Ấp, Hòa Bình Ấp, Tuần Lương, Đông Kiên, Vọng Trì, Trung Lưu. (Tỉnh Thừa Thiên Huế, Danh sách các xã hợp thiết từ tháng 8/1945 đến tháng 6/1948). Ngày 1/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 91-SL nêu rõ: “Tại các tỉnh, huyện, phủ hay châu, xã, Ủy ban Kháng chiến và Ủy ban Hành chính nay hợp lại thành Ủy ban Kháng chiến kiêm hành chính”. Ngày 29/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ra sắc lệnh 149-SL bỏ chữ “kiêm” trong tên gọi Ủy ban Kháng chiến kiêm hành chính”. Năm 1949, nhằm đáp ứng cho công tác lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đang đi vào giai đoạn quyết liệt, cấp trên chủ trương mở rộng phạm vi các xã. Toàn huyện Phú Lộc được tổ chức thành 9 xã, gồm Hưng Lộc, Xuân Lộc, Diên Lộc, Lương Lộc, Dinh Lộc, Tân Lộc, Vinh Lộc, Mỹ Lộc và Thế Lộc. Ngoài ra, còn có khu vực các vạn chài ven đầm Cầu Hai, được gọi chung là thủy diện. Theo đề nghị số 1738HC ngày 13 - 8 - 1949 của huyện Phú Lộc, xã Đại Lãnh hợp cùng với xã Đại Hòa thành xã Dinh Lộc (gồm Lộc Bình, Lộc Trì và thị trấn Phú Lộc nay) (Tỉnh Thừa Thiên Huế, Danh sách các xã hợp thiết từ tháng 6/1948 đến tháng 9/1949). Tên gọi Dinh Lộc gắn liền suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này. Tổ chức hành chính của chính quyền thực dân Pháp ở Thừa Thiên Huế cũng có những thay đổi. Đầu năm 1947, thực dân Pháp phân chia tỉnh Thừa Thiên, gồm thành phố Huế và 6 huyện: Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang, Phong Điền và Phú Lộc. Năm 1950, tỉnh Thừa Thiên Huế có 7 huyện, gồm: Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế. Huyện Phú 9
  10. Lộc có 4 tổng (An Cư, An Nông, Lương Điền và Diêm Trường), gồm 92 làng, thôn, ấp. Các làng Cao Đôi, Trung An, Đông Lưu, Thiện Loại, Lê Bình, Thái Bình…thuộc tổng Lương Điền (có 25 làng, 3 ấp, 1 thôn và 1 sách). Ấp Phước Tượng thuộc tổng An Cư. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 3, phần dân cư và hành chính, Nxb Thuận Hóa, tr 544). Ngày 19/9/1951, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 1393 - NĐ/PC thành lập tại tỉnh Thừa Thiên 15 khu vực hành chính, bao gồm: Phong Điền (1 khu vực hành chính), Quảng Điền (2 khu vực hành chính), Hương Trà (3 khu vực hành chính), Phú Vang (3 khu vực hành chính), Hương Thủy (3 khu vực hành chính), Phú Lộc (2 khu vực hành chính). Địa phận xã Lộc Trì nay thuộc khu vực hành chính Cầu Hai. Đến ngày 26/1/1954, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 141 - NĐ/PC. Chính quyền do thực dân Pháp lập ra đã bãi bỏ danh xưng khu vực hành chính và phân tỉnh Thừa Thiên thành các quận. Địa bàn xã Lộc Trì nay thuộc quận Phú Lộc. Hiệp định Genève chia đôi đất nước ta, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, tỉnh Thừa Thiên Huế đặt dưới sự quản lý hành chính của hai bộ máy chính quyền đối lập, gồm bộ máy hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và bộ máy của chính quyền cách mạng. Xã Lộc Trì nằm trong vùng kiểm soát của Chính quyền Sài Gòn. Theo hồ sơ địa phương chí năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Thừa Thiên có 6 quận hành chính (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc) và hai nha đại diện hành chính (Mộc Đức và Định Môn - Bảng Lảng). (Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Huế, Hồ sơ địa phương chí các quận 1956, kèm công văn số 178 HC-TT/MI ngày 18-11-1956 gởi Bộ Nội vụ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. TP Hồ Chí Minh, ký hiệu Đệ I CH, 62). Địa bàn xã Lộc Trì thuộc quận hành chính Phú Lộc (gồm 7 liên xã với 79 làng). Ngày 17/5/1958, chính quyền Sài Gòn (Bộ trưởng Nội vụ) ra Nghị định số 214 - HC/P6/NĐ thành lập ở tỉnh Thừa Thiên 9 quận hành chính và 3 tổng. Chín huyện hành chính là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, Vinh Lộc, Hương Điền và Nam Hòa. Quận Phú Lộc có 7 xã gồm: Lộc An, Lộc Điền, Lộc Hải, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Trì và Lộc Tụ. Xã Lộc Trì gồm các thôn: Cao Đôi Xã, Đông Lưu, Tuần Lương, Thiện Loại, Gia Cốc, Cao Đôi Ấp, Võng Trì, Trung An, Lê Bình, Thái Bình, Cao Đôi Sách, Gia Chữ, Phú Tiên, 10
  11. Phước Tượng, Mậu Tài, Hòa Bình. (Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Đô trưởng Đô thị Huế, Danh sách và tình hình các xã thôn thuộc tỉnh Thừa Thiên kèm công văn số 449-HC/TT/CI/M ngày 1/3/1958 gởi Bộ trưởng Nội vụ về việc lập danh sách xã thôn, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, TP Hồ Chí Minh, ký hiệu Đệ I CH, 5.344). Năm 1960, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa có Nghị định số 1028 - NV ngày 22/10/1960 cải biến thị trấn Bạch Mã thành xã Bạch Mã thuộc quận Phú Lộc. Xã Bạch Mã được đặt dưới quyền một phái viên hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, tập 3, phần dân cư và hành chính, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2013, tr.414). Năm 1970, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho sáp nhập 2 thôn Tuần Lương và Gia Cốc thành thôn Gia Lương; sáp nhập 2 thôn Cao Đôi Sách và Gia Chữ thành thôn Sách Chữ. Toàn xã Lộc Trì còn lại các thôn: Cao Đôi Xã, Đông Lưu, Gia Lương, Sách Chữ, Thiện Loại, Võng Trì, Trung An, Lê Bình, Thái Bình, Phú Tiên, Phước Tượng, Mậu Tài, Hòa Bình. Năm 1973, diện tích của xã Bạch Mã (gồm một phần thuộc thị trấn Phú Lộc nay) là 17,3 km² và xã Lộc Trì là 108,3 km², dân số 10.896 người, lớn nhất và đông nhất quận Phú Lộc (Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, phần tỉnh Thừa Thiên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tr.78). Ngày 26/3/1975, quê hương Thừa Thiên Huế hoàn toàn được giải phóng. Hệ thống chính quyền cách mạng thành lập có thành phố Huế và 6 huyện là Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy, Phú Vang và Phú Lộc. Huyện Phú Lộc có 13 xã, 87 thôn. Xã Lộc Trì (gồm xã Lộc Trì, Lộc Bình và thị trấn Phú Lộc) có 11 thôn: Cao Đôi Xã, Thiện Loại, Cao Đôi Ấp, Vọng Trì, Trung An, Phước Tượng, Sách Chữ, Hòa Mậu, Đông Lưu, Gia Lương, Lê Thái Thiện. Thực hiện Nghị quyết số 245 - NQ/TW ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V ngày 27/12/1975, tháng 3/1976 các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Bình và Quảng Trị hợp nhất lại thành tỉnh Bình Trị Thiên. Cuối năm 1977, địa phận Thừa Thiên Huế thuộc tỉnh Bình Trị Thiên có 4 huyện là Hương Điền, A Lưới, Hương Phú, Phú Lộc và thành phố Huế. Xã Lộc Trì là một trong số 25 xã của huyện Phú Lộc (hợp nhất 2 huyện Nam Đông và Phú Lộc). Gắn với giai đoạn này là các tập đoàn sản xuất trong vai trò là đơn vị hành chính cấp cơ sở. Từ năm 1978, toàn xã Lộc Trì có 3 hợp tác xã và 1 đội sản xuất ngư nghiệp. 11
  12. Ngày 13/6/1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 72 - HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Xã Lộc Trì cũ được tách thành thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Trì và xã Lộc Bình. Xã Lộc Trì mới có 6 thôn: Cao Đôi Xã (vùng A), Hòa Mậu, Phước Tượng, Trung An, Lê Thái Thiện và Đông Lưu. Sau 13 năm sáp nhập, ngày 14/4/1989, Bộ Chính trị ra Quyết định số 87 QĐ/TW chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 huyện là Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, A Lưới và thành phố Huế. Sau khi tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với việc kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước ở địa phương, việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Huế càng trở nên bức thiết. Ngày 29/9/1990, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 345 - HĐBT về việc điều chỉnh các huyện Phú Lộc, Hương Phú, Hương Điền và thành phố Huế. Huyện Phú Lộc được chia thành 2 huyện là Phú Lộc và Nam Đông. Năm 1991, xã Lộc Trì thành lập thêm các thôn Trung Phước, Đông Hải và Khe Su. Hiện nay xã Lộc Trì có 8 thôn: gồm 6 thôn nông nghiệp và 2 thôn ngư nghiệp: Trung Phước Tượng, Trung An, Cao Đôi Xã, Hòa Mậu, Khe Su, Đông Lưu, Đông Hải và Lê Thái Thiện. II. Điều kiện tự nhiên Xã Lộc Trì cách Huế 43 km về phía nam và cách Đà Nẵng 67 km về phía bắc. Phía đông, xã Lộc Trì giáp xã Lộc Thuỷ; phía tây giáp thị trấn Phú Lộc và xã Lộc Điền; phía nam giáp giáp huyện Nam Đông và thành phố Đà Nẵng; phía Bắc giáp xã Lộc Bình và đầm Cầu Hai. Xã Lộc Trì có diện tích 62,60 km², thế đất dựa lưng vào núi, mắt hướng nhìn ra đầm Cầu Hai, thật đúng với câu “sơn thủy hữu tình”. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, xã Lộc Trì là khu vực chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nam - bắc, giữa khí hậu gió mùa nội chí tuyến và gió mùa á xích đạo. Nhiệt độ trung bình hằng năm 24°C. Độ ẩm không khí 85%. Lượng mưa bình quân 3.436 mm/năm. Trong năm, có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 76% lượng mưa cả năm. Mùa nắng bao gồm từ tháng 1 đến tháng 8. Đây còn là vùng khí hậu có sự giao tranh giữa các khối khí, nên thường xảy ra các loại thiên tai như bão, lụt và hạn hán… (Trường Đại học Khoa học Huế, Bùi Thị Thu, Đỗ Thị Việt Hương, Nghiên cứu sự phân hóa vùng đất tự nhiên huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). 12
  13. Ngoài 3 hướng gió chính là đông nam (tháng 3 đến tháng 8), đông bắc và tây bắc (tháng 9 đến tháng 2 năm sau), xã Lộc Trì là nơi thường xuyên đón gió tín phong lục địa nên thời tiết luôn mát mẻ. Đây còn là vùng nằm ở ven sườn đồi và sát biển, nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng, có sông Cầu Hai và hệ thống khe suối khá dày đặc, diện tích rừng lớn nên sương mù là hiện tượng thời tiết diễn ra thường xuyên. Nhìn chung, địa hình xã Lộc Trì là sườn núi kéo dài ra tận biển nên đất sản xuất rất ít, chỉ chiếm hơn 10%, còn lại là đất rừng và mặt nước chiếm tới 75% diện tích đất tự nhiên. Địa hình có độ dốc rất lớn, nghiêng mạnh theo hướng đông bắc - tây nam, bao gồm đồi núi, gò đồi và đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp ven đầm Cầu Hai. Đất đai đa dạng, gồm chủ yếu: đất cát ven biển (C), đất mặn (M), đất phèn mặn (SM), đất phù sa ngòi suối (Py), đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất vàng đỏ trên đá granit (Fa), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), đất dốc tụ (D), đất mùn vàng đỏ trên đá magma axit (Ha) và đất xói mòn trơ sỏi đá (E). Xã Lộc Trì là một trong số 5 xã của huyện Phú Lộc thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã. (Ngày 2/1/2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 01/QĐ - TTg về việc điều chỉnh, mở rộng diện tích vườn quốc gia Bạch Mã do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký. Vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã sau khi mở rộng có diện tích là 58.676 ha, bao gồm 11 xã, thị trấn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể huyện Phú Lộc gồm có Xuân Lộc, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc và huyện Nam Đông gồm có Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ, Hương Phú, Hương Lộc, thị trấn Khe Tre; tỉnh Quảng Nam có 4 xã). Đây là nơi có hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam với hệ động vật, thực vật điển hình, gồm nhiều loài động vật và thực vật đặc hữu, quý hiếm. Vườn Quốc gia Bạch Mã 1.406 loài thực vật, 124 loài thú, 330 loài chim, 31 loài bò sát, 20 loài ếch nhái, 36 loài cá và 485 loài côn trùng. Bạch Mã có hơn 68 loài động vật và 30 loài thực vật ghi trong sách đỏ là các loài có nguy cơ ở Việt Nam và trên thế giới. Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết, nơi đây có loại gỗ quý, như: lim, chò, sến, kiền kiền, đào, gõ… Nguồn lâm sản phi gỗ có các loại mây, tre, đót, lá nón và một số loài cây làm thuốc, cây cảnh. Địa bàn rừng đầu nguồn sông Cầu Hai là nơi có nhiều đót. Trong khi đó, cây lá nón thuộc lâm sản phụ thường mọc xen kẽ với các loại cây thân gỗ ở 13
  14. rừng núi. Vùng đồi có nhiều đặc sản và tiêu biểu trong số đó là khoai mài, các loại sim, móc, bò bò, bứa, ươi bay…. Ngoài ra còn có dâu sặt, khi chín chỉ búng một cái là vỏ rời ra, ăn rất thanh vị, ngọt ngọt, chua chua. Đặc biệt, còn có một thổ sản mà “Đại Nam nhất thống chí” nhắc đến là quả tam lang và cau rừng. Hệ động vật khá phong phú. Xưa, đây là nơi trú ngụ của nhiều loại thú quý như cọp, beo, nai, mang… Nhiều nhất là các loại heo rừng và nhím. Đại bộ phận sông suối ở xã Lộc Trì đều bắt nguồn từ dãy Bạch Mã. Sông Cầu Hai (xưa gọi là Cao Đôi) “ở phía đông nam huyện 22 dặm. Sông này bắt nguồn từ phía tây khe Hiên ở trong sách man. Chảy theo hướng đông bắc, qua phía nam bảo Cây Dầu, chảy theo hướng đông lên thác khe Ngang, 4 dặm đến Cao Đôi, lại hai dặm chảy vào đầm Minh Hương”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 121). Thực tế, sông Cầu Hai bắt nguồn từ sườn bắc Bạch Mã - Hải Vân, nơi có độ cao khoảng 500 m, có chiều dài dòng chính 10 km, diện tích lưu vực 29 km² và tốc độ bình quân lòng sông trên 62 m/km. (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, phần tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr 117). Nằm dọc theo sông Cầu Hai và hình thành nên bởi đất bồi từ các con khe gọi là các cánh đồng nhỏ hay các hóc (dải đất bồi bằng phẳng nằm giữa 2 dãy núi). Do có địa hình chia cắt, độ dốc khá lớn, khe suối ở xã Lộc Trì có khả năng xảy ra lũ quét. Trên địa bàn còn có nhiều khe thác ở vùng đồi, như khe Su, thác Trượt, thác Nhị Hồ (còn gọi thác Giàn Cơn nhọt) …và kênh hói (hói Rui) ở vùng đồng bằng. Đặc điểm là ngắn và có độ dốc rất cao, bắt nguồn từ vùng núi đồi ở phía tây, chảy đổ ra đầm Cầu Hai. Khe Su là một dòng suối đẹp, với khung cảnh thiên nhiên đầy hữu tình. Mực nước hồ sâu khoảng 2 mét, với không gian thoáng rộng. Kết hợp với dòng suối mát là những hàng cây xanh với tán lá rộng, những hòn đá đan xen cùng dòng chảy, tạo nên tiếng róc rách cùng với những tiếng hót líu lo trong rừng nghe rất vui tai. Thác Trượt (thôn Khe Su) nằm ngay trong vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã, dưới chân một dãy núi cao gần 1.500m, giữa vùng rừng rậm xanh tươi ngút ngàn. Gọi là thác Trượt bởi giữa lòng thác có một tảng đá lớn, nơi dòng nước bào mòn thành một máng trượt tự nhiên. Lớp rêu mỏng bám trên đá lâu năm vừa tạo độ trơn cho máng, vừa làm chức năng mátxa cho những 14
  15. cái lưng trần lướt trượt bên trên. Thác Nhị Hồ nằm ở thôn Hòa Mậu. Thác chảy từ trên cao xuống vạc núi, tạo thành 2 hồ nước nước xanh mát, nằm cạnh nhau. Do có vị trí khá thuận lợi, dòng nước xanh và những món ăn đặc sản địa phương vô cùng phong phú nên thác Nhị Hồ thu hút nhiều du khách. Hệ thống sông Cầu Hai có nhiều loại cá (cá mại, cá bống, cá diếc, cá tràu, cá rô…), trong đó có nhiều loài cho sản lượng cao, được xếp vào những loại cá có giá trị kinh tế. Nhìn chung, vùng Lộc Trì có một nguồn thực phẩm quý giá. Đó là cây trái bốn mùa, chim muông không thiếu và nhất là cá đủ các loại, đủ cỡ, sống chen chúc khắp các đầm lầy, khe suối. Dân gian xưa kia có câu “có nước thì có cá”. Cùng với các xã Lộc An, Lộc Điền, Lộc Bình và thị trấn Phú Lộc, Lộc Trì hợp thành một vòng cung bao bọc lấy đầm Cầu Hai về phía đông bắc. Đầm phá Tam Giang (Tam Giang - Cầu Hai) là một la - gun ven bờ nhiệt đới, gồm 4 vực nước nối liền nhau từ bắc vào nam với lần lượt là phá Tam Giang, tiếp đến là 2 đầm Sam - Chuồn, gọi tắt là đầm Sam và đầm Thuỷ Tú - Hà Trung, gọi tắt là đầm Thủy Tú; cuối cùng là đầm Cầu Hai rộng lớn với diện tích 11.200 ha. Cầu Hai là tên gọi do người Pháp đặt. Trước đó, đầm có tên là Cao Đôi (Theo Dương Văn An, Ô châu cận lục, Bản dịch và chú giải của Văn Thanh - Phan Đăng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) và sau đó là Hà Trung, có thể bao gồm các đầm Sam, Hà Trung, Thủy Tú và Cầu Hai nay. Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Phá Hà Trung ở phía đông bắc huyện Phú Lộc năm dặm, nước theo các sông Lợi Nông, Sư Lỗ, Cao Đôi chảy dồn về. Phá rộng 2 dặm lẻ, chu vi hơn 100 dặm, trong đó có hai đầm Hà Trung và Minh Lương. Nước trong đầm có một dòng chảy theo hướng đông nam đổ ra cửa biển Tư Hiền, một dòng chảy theo hướng đông bắc, đổ ra cửa biển Thuận An. Phá này nguyên trước thuộc huyện Phú Vang. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) đổi thuộc huyện Phú Lộc. Năm Thiệu Trị, vua có thơ vịnh 20 cảnh ở Thần kinh thì đây là cảnh “Hải nhi quan ngư” (xem cá ở phá Hà Trung). Có khắc lên bia đặt ở nhà bia bên đầm Minh Lương”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 122). Nằm trong hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Cầu Hai có diện tích 104 km2, là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá phong phú bậc nhất ở Đông Nam Á. Số liệu thống kê, có tới 230 loài 15
  16. cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai còn là nơi tập trung các bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản. Rong là nguồn lợi lớn mà đầm Cầu Hai mang lại. Đầm Cầu Hai nổi tiếng với nhiều loại rong: Rong cau, rong cỏ bẹ, rong rêu xanh, rong lục, rong lam, rong đỏ, rong nâu, rong từ, rong mái chèo, rong đuôi chồn, rong kim, cỏ ren tre… Riêng rong cau có thể rửa sạch, phơi khô dùng để làm thạch (đông sương, một món ăn rất phổ biến và khoái khẩu. Rong câu trở thành thức ăn khá phổ biến, thậm chí được khai thác để xuất khẩu. Hải sản đầm Cầu Hai là loại hải sản sạch, tươi ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, đảm bảo sự phát triển hoàn thiện về trí tuệ và thể lực của trẻ nhỏ và người lớn. Sách “Ô châu cận lục” cho biết: Hàu có nhiều ở vùng biển Hải Vân và cửa biển Tư Khách… Ngao, cua thì từ cửa biển Di Luận đến Tư Khách, nơi nào cũng có… Cá cháy ở cửa Tư Khách, cá nheo ở cửa Tư Khách và Nhật Lệ. (Dương Văn An, Ô châu cận lục, Văn Thanh và Phan Đăng dịch và chú giải, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.38 - 39). Con cua gạch ở đầm Cầu Hai được biết đến như một món ngon nổi tiếng. Xã Lộc Trì còn có nhiều tài nguyên quý trong lòng đất. Nguồn nước khá dồi dào. Do địa hình chủ yếu là đồi núi và ven đầm phá nên các khe suối ở đây chứa lượng nước mặt rất lớn. Hệ thống sông Cầu Hai và các khe suối cũng mang lại cho Lộc Trì một nguồn lợi lớn về vật liệu xây dựng (cát, cuội, sỏi) với chất lượng tốt, trữ lượng lớn và điều kiện khai thác thuận lợi. III. Đặc điểm kinh tế Đặc điểm kinh tế đáng chú ý ở các làng quê thuộc xã Lộc Trì xưa là không có sự chuyên biệt trong phân công ngành nghề. Người dân tận dụng tất cả thời gian trong năm để quay vòng hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Xuất hiện lâu đời nhất là nghề khai thác các nguồn lợi lâm thổ sản (nghề rừng). Dấu ấn kinh tế rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân, biểu hiện qua các ngành nghề phong phú: khai thác than củi, tranh tre, cây thuốc, mật ong... Các loại gỗ, đót, mây rừng, lá nón… 16
  17. nhiều công dụng và vai trò quan trọng đối với đời sống được tổ chức khai thác khá sớm. Các loại sản phẩm có quanh năm thì được khai thác vào bất cứ lúc nào. Một số loại chỉ có thể khai thác theo mùa, như mật ong, nấm, măng, trái cây. Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, phong trào khai thác đót và mây đặc biệt phát triển gắn với việc tổ chức làm chổi đót, sản xuất các mặt hàng từ mặt mây nhằm giải quyết công việc làm, tăng thu nhập. Các làng quê thuộc xã Lộc Trì từ khi hình thành đến nay cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp. Thu nhập từ nghề trồng lúa nước là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của các xóm làng nơi đây. Tuy nhiên, công việc canh tác ở đây gặp khó khăn. Ruộng ven đầm Cầu Hai khá manh mún, thường bị nhiễm mặn. Ruộng lúa nằm ở ven đầm hay nằm sâu vào bên trong chủ yếu đều dễ bị ngập nước, nhiễm mặn ở những mức độ khác nhau, độ phì kém và chủ yếu trông nhờ nguồn nước trời nên sản xuất bấp bênh, năng suất rất thấp. Hai vụ lúa chính trong năm gồm vụ mùa hay còn gọi là Đông Xuân, thời tiết thuận lợi, nguồn nước đầy đủ nên chắc ăn hơn. Vụ trái hay còn gọi là hè thu cấy vào tháng 5- 6 và thu hoạch vào tháng 8-9 gặp khó khăn về nguồn nước, việc cấy cày và thu hoạch không thuận lợi. Thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, ngày trước các xứ đồng ở xã Lộc Trì chủ yếu gieo trồng các giống lúa địa phương, có khả năng chịu đựng úng ngập và hạn hán khá tốt, nhưng năng suất thấp. Vụ mùa có các giống hẻo rằn, hẻo trắng, hẻo chùm, nhe (de) vàng, nhe nhọn, lúa nước mặn… Xã Lộc Trì còn có nhiều diện tích ruộng khe (sơn điền) phân bố chủ yếu dọc theo sông Cầu Hai và các con khe trong vùng. Đặc điểm chung của ruộng khe là diện tích nhỏ và manh mún. Diện tích đất ruộng kéo dài nhiều cây số, đi qua nhiều đồi núi và khe suối, rất khó khăn cho việc tổ chức canh tác. Giống lúa gieo cấy ban đầu là các loại lúa địa phương, như ba trăng, hẻo rằn, háu… Lúa gieo cấy không bón phân hoặc chỉ bón phân hữu cơ, phân trâu bò. Thời kỳ đầu, người dân chủ yếu tiến hành theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún và chưa được quy hoạch. Công việc đồng áng từ ngày giải phóng (1975) đến nay thay đổi rất cơ bản, từ việc cải tạo đồng ruộng, thực hiện cơ giới hóa, tuyển chọn và đưa các loại giống mới vào gieo cấy đến việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất lúa, tổ chức sản xuất hợp lý 17
  18. đã góp phần nâng cao năng suất lúa lên gấp nhiều lần so với trước. Gắn liền với nghề trồng lúa là chăn nuôi, nhưng chưa phát triển thành nghề độc lập. Heo và gia cầm (gà, vịt) được nuôi ở các hộ gia đình với số lượng không nhiều, chủ yếu nhằm đáp ứng các nhu cầu tại chỗ. Xưa kia, thịt heo Cầu Hai là đặc sản nổi tiếng. Gần đây, xuất hiện một số mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại nhưng không đáng kể. Tận dụng mặt nước đầm Cầu Hai, nhiều hộ gia đình phát triển nghề nuôi vịt đàn nhưng quy mô không lớn. Ngoài tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi trâu bò và chăn nuôi heo ở các gia đình, xã Lộc Trì còn phát triển phong trào nuôi cá nước ngọt ven sông và đầm phá Cầu Hai. Kinh tế nương rẫy sớm được hình thành và là hoạt động kinh tế chủ yếu có vị trí quan trọng nhất trong việc cung cấp lương thực và thực phẩm cho cư dân vùng xã Lộc Trì. Rẫy ở đây thường phát triển men theo các sườn đồi, có độ dốc không cao. Cây trồng chủ yếu là các loại hoa màu nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực trước mắt. Đáng chú ý là cây sắn, loại cây dễ trồng, đặc biệt phù hợp với vùng đất gò đồi. Cây sắn thường được trồng vào tháng 2 - 3, không chỉ cung cấp nguồn thức ăn cho con người mà còn phục vụ cả chăn nuôi. Có vai trò quan trọng sau cây sắn là khoai lang, bắp và các loại đậu. Với việc phân bố lại dân cư sau ngày thành lập thị trấn, các nương rẫy đã dần trở thành vườn nhà, thuận cư và thuận canh. Vườn nhà ở xã Lộc Trì đã được quy hoạch theo hướng xóa bỏ vườn tạp để tập trung phát triển các loại cây trồng đặc sản (cam, chanh, hồ tiêu, ớt…) và phát triển thêm các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao. Ứng với điều kiện sinh thái tự nhiên, như lượng mưa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm, độ dày và đặc điểm của đất phù hợp nên trước đây cây tiêu được trồng ở nhiều vườn nhà tại xã Lộc Trì nhưng còn nhỏ lẻ, chỉ dăm ba gốc mỗi nhà. Gần đây, do hiểu rõ giá kinh tế cao mang lại, cây hồ tiêu đã được bà con chú trọng phát triển. Phong trào trồng rừng hình thành từ lâu và đặc biệt phát triển sau khi xã Lộc Trì trở thành vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã. Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích rừng trồng thương mại của địa phương tăng đáng kể, góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai và lao động, tăng khối lượng sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện bộ mặt nông thôn. Phần lớn trồng hai loại cây chính là keo tai tượng và keo lai. Khi rừng trồng kinh tế phát triển, người dân có thêm một nghề phụ là nghề khai thác và bốc vác gỗ 18
  19. rừng trồng, còn gọi là làm te. Rừng trồng thường gắn với vườn nhà, tạo nên mô hình liên kết vườn nhà - vườn rừng rất thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch. Cả phía đông bắc giáp đầm Cầu Hai là điều kiện thuận lợi để các cư dân ở xã Lộc Trì phát triển nghề đánh bắt thủy sản sông đầm… Ở vùng đầm Cầu Hai có một số nghề khai thác thủy sản chính mang tính truyền thống. Gắn liền với nghề đánh bắt ngư nghiệp, người dân nơi đây còn phát triển nghề chế biến các loại mắm, ruốc, nước mắm, ướp cá, phơi khô tôm cá để dành cho nhu cầu ăn uống trong mùa mưa bão hoặc làm hàng hóa mua bán, đổi chác tại chợ làng và các chợ trong vùng. Gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã trở thành nguồn thu nhập chính của ngư dân và nhiều người dân. Các ngành nghề thủ công ở xã Lộc Trì khá phát triển. Tận dụng thời gian nông nhàn, bà con các thôn làng trước đây cũng như các khu vực dân cư hiện nay đã thành lập các tổ khai thác rừng trồng, tổ làm nề, làm mộc, đúc bờ lô làm chổi đót xuất khẩu (nay không còn), xay xát lương thực, chế biến thức ăn gia súc; một số thanh niên đi lao động ở Lào, lái xe cho các doanh nghiệp để kiếm thêm thu nhập. Tuy thợ mộc, thợ nề có số lượng không nhiều nhưng cũng nổi tiếng khéo tay, đã góp phần xây dựng nhiều công trình dân dụng ở trong và ngoài địa phương. Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1726 - 1784) ghi rằng: “Nguồn Hưng Bình ở vào miền núi huyện Phú Vinh có 3 sách dân núi ở, sách Cao Đôi 34 người, sách Tân An 12 người, sách Phụ 10 người, sách Mai Gia 57 người”. Từ thời chúa Nguyễn cho đến thời kỳ đầu triều vua Nguyễn, vùng thượng nguồn sông Truồi và sông Cầu Hai, trong đó có địa bàn xã Lộc Trì nay, là nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống (Sử cũ gọi là Sơn man). Đây cũng được xem là vùng đệm và là ranh giới tự nhiên giữa người Kinh ở đồng bằng và người dân tộc thiểu số ở miền núi. Nơi đây diễn ra các hoạt động khai thác lâm thổ sản, săn bắt và có thể có sự trao đổi, giao lưu buôn bán giữa các nhóm sắc dân từ vùng cao về và từ đồng bằng lên. Tuy còn kém phát triển nhưng chính vị thế “ngã ba đường” đã là lợi thế quan trọng cho vùng đất Lộc Trì, nay có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Làng Cao Đôi xuất hiện từ trước thế kỷ XVI được xem là trung tâm dân cư và kinh tế ở vùng phía nam Phú Lộc (bao gồm các xã thuộc khu II hiện nay). Năm Thành Thái thứ 14 (1902), từ Sư Lỗ Đông (xã Lộc Điền), Huyện lỵ Phú Lộc được dời qua xã Cao Đôi, tổng Lương Điền. 19
  20. Nằm ở vị thế thuận lợi, vùng Lộc Trì - thị trấn Phú Lộc xưa gắn với làng Cao Đôi được xem là cửa ngỏ giao thương của vùng khu II Phú Lộc. Xưa có bến đò Cao Đôi nằm “ở phía nam huyện Phú Lộc, từ bến sông Cao Đôi đưa đến bến sông An Cựu. Bến này nguyên tên là đò dọc Khúc Tượng. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830), đổi lại thành tên này”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 150). Ngoài ra, còn có bến đò Đá Bạc đi các xã khu III Phú Lộc. Cùng với các bến đò là sự ra đời của các chợ. Nổi tiếng nhất là chợ Cầu Hai hay còn gọi là chợ Cao Đôi nằm “ở xã Cao Đôi, phía đông có trạm Thừa Hóa, tục gọi là chợ Cao Hai”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 167). Qua nhiều lần di chuyển, chợ Cầu Hai nay nằm bên trục đường QL1 A, nhìn ra đầm Cầu Hai, cách Huế về phía nam khoảng 40 km. Cầu Hai là trung tâm buôn bán lớn nhất của huyện Phú Lộc. Đây được xem là nơi hội tụ của hàng chục loài hải sản phong phú. Ngoài ra, trên địa bàn còn có chợ Đá Bạc. Đường thiên lý (Quốc lộ 1A) được Quốc sử quán triều Nguyễn mô tả: “Từ phía nam bến sông Hương, qua các trạm Thừa Nông, Thừa Hóa, Thừa Lưu, Thừa Phước, đến ải Hải Vân, giáp địa giới huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, dài 111 dặm, rộng 3 trượng. Một đường từ phía bắc cầu Lợi Tế đến trạm Thừa An, Thừa Mỹ, giáp giới huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, dài 49 dặm rưỡi, rộng 3 trượng. Cộng cả đường và nam ra bắc là 160 dặm”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 145 -146). Là một trong bốn dịch trạm ở phía nam sông Hương đến ải Hải Vân, “dịch trạm Thừa Hóa ở xã Cao Đôi. Phía nam đến trạm Thừa Lưu 21 dặm lẻ. Đầu năm Gia Long, gọi là trạm Cao Đôi. Năm Minh Mạng thứ ba (1823), đổi lại Thừa Hóa”. (Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, tập 1, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2004, tr 145). Dưới thời cai trị của người Pháp, cơ sở hạ tầng khu vực xã Lộc Trì tiếp tục được đầu tư. Đáng chú ý là hệ thống đường sắt Bắc - Nam được xây dựng, trong đó có sự ra đời ga Cầu Hai đã góp phần mở rộng giao thương và quảng bá hình ảnh cho cả vùng đất. Vai trò trung tâm chính trị của vùng đất tiếp tục được thể hiện rõ khi Cầu Hai được chọn là quận lỵ Phú Lộc dưới thời Mỹ - ngụy và ngày nay là huyện lỵ Phú Lộc. Cùng với việc duy trì các loại hình kinh tế truyền thống là sự xuất 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2