intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 4 - Cuộc đụng đầu lịch sử): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 4 - Cuộc đụng đầu lịch sử)" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: đánh thắng chiến lược Hai gọng kìm tìm diệt và Bình Định của Mỹ trong cuộc phản công mùa khô 1966-1967; Miền Bắc vừa xây dựng, vừa chiến đấu, đánh thắng các bước leo thang chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, tăng cường chi viện cho miền Nam (1965-1967);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 4 - Cuộc đụng đầu lịch sử): Phần 2

  1. 227 Chương 17 ĐÁNH THẮNG CHIÊN LƯỢC HAI GỌNG KÌM TỈM DIỆT VÀ BÌNH ĐỊNH CỦA MỸ TRONG CUỘC PHẢN CÔNG MÙA KHÔ 1966-1967 I- ĐÁNH THẮNG CÁC c u ộ c HÀNH QUẢN TÌM DIỆT ĐẦU TIÊN CỦA QUÂN MỸ TRONG MÙA KHÔ LẦN THỨ HAI, PHÁT TRIEN THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Sau những th ấ t bại liên tiếp từ mùa khô 1965-1966 đến m ùa mưa năm 1966 và cả trong cuộc chiến tran h không quân đánh phá miền Bắc nưóc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, giới cầm quyền Mỹ càng lúng túng, nội bộ bị phân hoá. N hững ý kiến bất đồng về cách giải quyết cúọc chiến tran h Việt Nam nổi lên gay gắt. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mắc Nam ara trưốc đây đã từng ủng hộ chính sách của Tổng thống L. Giônxơn đốì với cuộc chiến tran h xâm lược Việt Nam thì nay cũng tỏ ra chán nản và nghi ngò kết quả của chính sách leo thang của Mỹ ở Việt Nam. Ngày 14-10-1966, Mắc N am ara gửi cho L. Giônxơn bị vong lục nói rõ: "Sự th ậ t đáng nản lòng là, như trường hợp năm 1961, 1963 và 1965,
  2. 228 LỊCH SỬ KHÁNG C H I Ế N C H Ố N G MỸ, c ứ u N ư ớ c... TẬP IV chúng ta không thê tìm được công thức và chất xúc tác để lôi kéo, thúc đẩy họ (chính quyền Sài Gòn) đi vào hành động một cách có hiệu quả", "... đứng vê quan điểm một cuộc chiến tran h quan trọng, thực chất chúng ta tự thấy mình không khá hơn và có lẽ là tồi tệ đi"1 Cũng trong bị vong lục . này, Mắc N am ara kiến nghị năm điểm: 1. Ôn định mức quân sô'Mỹ ở Nam Việt Nam là 47 vạn. 2. Thiết lập một hàng rào điện tử với chi phí khoảng 1 tỷ đôla "nằm gần vĩ tuyến 17, chạy ngang từ biển qua phần cổ chai Nam Việt Nam (cắt ngang những con đường xâm nhập mới đi qua khu phi quân sự) và qua các đường mòn ở Lào" nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ miền Bắc vào miền Nam. 3. Ôn định chương trìn h sám rền đánh phá miên Bắc. 4. Theo đuổi một chương trìn h bình định m ạnh mẽ. 5. Gây sức ép đòi thương lượng. Q uan điểm của Mắc N am ara bị phe hiếu chiến trong Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân phản đối. Phe này đòi phải đẩy m ạnh chiến tranh, đòi nér.1 bom Hà Nội, Hải Phòng, yêu cầu đưa quân đồng minh vào Lào, Campuchia, thậm chí ra cả miền Bắc Việt Nam, đòi tăng quân Mỹ lên 49 vạn rồi 57 vạn. Tình hình miền Nam lúc đó như Mắc N am ara đ án h giá là: "một bức tra n h ảm đạm, đau đốn đến tột cùng. 1. Tài liệu m ật của Bộ Quốc ph òn g M ỹ về cuộc chiến tra n h xâm lược Việt N am , V iệt Nam Thông tấn xã phát hành, 1971, t.2, tr.201.
  3. Chương 17: ĐÁNH THANG CHIẾN Lược HAI GỌNG KÌM. 229 Nhưng khi đó, tôi không thấy cách gì tốt hơn"1... CIA cho rằng đánh giá của Mắc N am ara là sâu sắc và giống với đánh giá của họ. Nhưng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân thì "phản ứng mạnh mẽ"2. Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ L. Giônxơn đã triệu tập Hội nghị khối SEATO (Khôi quân sự Đông Nam Á) ở M anila có sự tham gia của chính quyền Sài Gòn đê thông nhất hành động vối các nước đồng minh, tiếp tục tăng quân, cô giành thắng lợi có tính chất quyết định trong năm 1967. Đồng thời, L. Giônxơn cử các phái đoàn đi một loạt các nước đồng minh Tây Au để tìm sự ủng hộ đối vối hành động của Mỹ ở Việt Nam và tăn g cường các hoạt động ngoại giao khác để đánh lạc hướng dư luận thê giới. Mỹ quyết định mở cuộc phản công chiến lược Ịần thứ hai vào m ùa khô 1966-1967, dự tính từ tháng 10-1966 đến tháng 6-1967. Ý đồ của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược lần này là cố giành một th ắn g lợi quân sự lốn trên chiến trường, tạo một bước ngoặt, tiến tới giành những thắng lợi quyết định, v ề chiến lược, lần này địch không phân tán lực lượng đánh trên nhiều hướng mà tập tru n g đánh vào miền Đông Nam Bộ, đồng thời chú trọng đẩy mạnh kế hoạch bình định, mở rộng vành đai an ninh quanh Sài Gòn - Gia Định, kiềm chế ta ỏ các hưổng Tây Nguyên, Trị - Thiên. Cụ thể là: ưu tiên tập tru n g lực lượng tiến công vào hệ thông căn cứ của ta ở Tây Ninh, Bình Dương, Long An, 1, 2. Mắc Namara: Nhìn lại quá khứ ■tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.263.
  4. 230 LỊCH SỬ K H Á N G C H I Ê N CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP IV H ậu Nghĩa, Phưốc Tuy, trọng điểm là Chiến khu Dương M inh Châu, diệt cơ quan đầu não và một bộ phận chủ lực ta, k ết hợp với việc mở rộng vành đai an ninh quanh Sài Gòn. Trong phản công chiến lược lần thứ hai này, cùng m ột lúc Mỹ thực hiện cả hai nhiệm vụ "tìm diệt" và "bình định" mà chúng gọi là chiến lược "hai gọng kìm". M ùa khô 1965-1966, vối lực lượng hùng hậu của đội quân viễn chinh Mỹ và đồng m inh của chúng có m ặt ỏ Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy Mỹ (MACV) tin rằng có thể nh an h chóng tiêu diệt quân chủ lực giải phóng, phá chiến tra n h du kích, giành lại quyền chủ động chiến trường. N hưng trước sức m ạnh của chiến tra n h nhân dân Việt Nam, quân Mỹ không thực hiện được mục tiêu đê ra. N hà Trắng và Lầu Năm Góc Mỹ nhận thấy chỉ chú trọng hoạt động quân sự tìm diệt thì chẳng những không tiêu diệt được chủ lực của đôi phương mà còn bị đánh th iệt hại. Vì vậy, rụùa khô 1966-1967, song song với tìm diệt, Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn sử dụng một bộ phận quân Mỹ phổi hợp với quân Sài Gòn tiến hành bình định nhằm lân đất, giành dân với ta. Để thực hiện k ế hoạch chiến lược trên đây, những th án g cuối năm 1966 và đầu năm 1967, đế quốic Mỹ đưa thêm vào m iền N am nước ta hai Sư đoàn bộ binh sô" 4 và sô" 9, nâng tổng sô' quân Mỹ có m ặt ở Nam Việt Nam lên 389.000 ngưòi vào cuối tháng 12-1966. Mỹ còn dự kiến sẽ tăn g quân Mỹ ở N am Việt Nam lên 459.000 người cho năm 1967. N hưng mới đến th án g 8-1967, tình hình quân sự, chính trị của Mỹ và Sài Gòn ở Việt Nam biến chuyển
  5. Chương 17: Đ Á N H T H A N G c h i ế n L ư ộ c h a i g ọ n g k ì m . 231 theo chiểu hưóng đi xuông không có lợi cho Mỹ, nên chúng phải trù tính tăn g quân Mỹ lên 542.588 người vào cuối năm 1967. Bước vào mùa khô lần thứ hai, cùng với 54.000 quân của các nước đồng m inh của Mỹ và hơn nửa triệu quân đội Sài Gòn, Mỹ đã có trong tay 20 sư đoàn và 10 lữ đoàn, tru n g đoàn bộ binh và binh chủng, Ngoài ra, Mỹ còn huy động thêm lực lượng yểm trợ tác chiến gồm hai tập đoàn không quân và 1/3 lực lượng hải quân của nước Mỹ. Đi đôi vói tăn g quân, ngân sách quân sự Mỹ năm tài khoá 1966-1967 cũng tăn g lên đến mức cao n h ấ t từ trước tới lúc này. Ngân sách này lúc đầu dự kiến 48 tỷ đôla, sau tăn g lên 68 tỷ, trong đó giành cho cuộc chiến tra n h Việt Nam hơn 50%, khoảng 38 tỷ đôla1. Phương tiện chiến tra n h cũng được bổ sung nhiều gần gấp 1,5 lần so vối m ùa khô lần thứ nhất. Tính đến tháng 12-1966, sô" máy bay đưa vào Việt Nam lên tối 3.500 chiếc và đến th án g 5-1967 tăng lên 4.300 chiếc; xe tăng, th iết giáp 2.500 chiếc, pháo 2.540 khẩu, V .V .. Nếu tính cả lực lượng Mỹ ở H ạm đội 7, Thái Lan, Philippin, Guam; tham gia cuộc chiến tra n h xâm lược Việt Nam th ì tổng số quân th am chiến của đối phương lên tới 1.200.000 quân, riêng Mỹ 60 vạn quân. 1. Trong số 38 tỷ đôla có khoản chi phí tăng thêm là 18 tỷ. Chi phí tăng thêm là chi phí cho hoạt động của m áy bay B52 và các loại máy bay khác dùng vào việc đánh phá m iền Bắc và yểm trợ hành quân tác chiến.
  6. 232 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP IV Về tô chức và bô trí lực lượng: các đơn vị quân Mỹ được tổ chức th àn h một lực lượng cơ động chiến lược binh chủng hợp th àn h m ạnh, tập tru n g hoạt động tiến công ùm diệt chủ lực ta. Quân chủ lực Sài Gòn cùng với một bộ phận quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ càn quét vòng trong phối hợp với các "đội bình định" dồn dân, lập ấp chiến lược. Nhằm hỗ trợ cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, đế quốc Mỹ tăng cường đẩy m ạnh cuộc chiến tran h không quân, hải quân đánh phá hệ thông kho nhiên liệu, cầu cống, căn cứ quân sự trên m iền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hòng làm kiệt quệ tiềm lực kháng chiến của ta, ngăn chặn sự chi viện của h ậu phương lớn xã hội chủ nghĩa cho tiền tuyến lớn miền Nam, làm lung lay ý chí của Đảng và nhân dân ta ở miền Bắc. Tháng 1-1967, Hội nghị lần th ứ 13 Ban Châ'p hành Trung ương Đảng sau khi đánh giá toàn bộ tình hình địch, ta qua cuộc đọ sức mùa khô lần thứ nhất, đã khẳng định: "Đông - Xuân năm 1965-1966, sau khi đưa trên 20 vạn quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam, cùng với nửa triệu quân nguỵ, đế quốc Mỹ tiến h àn h cuộc phản công chiến lược lón... Nhưng quân và dân cả nước ta đã phát triển m ạnh mẽ chiến tran h nhân dân, đánh bại cuộc phản công quy mô lớn đầu tiên của bọn xâm lược Mỹ"1. Bộ Chính trị phân tích sự th ấ t bại của địch trong cuộc phản công lần 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.28, tr.141-142
  7. Chương 17: DANH THẮNG (’HIẾN Lược HAI GỌNG KÌM. 233 thứ nhâ't càng làm cho mâu thuẫn giữa tập trung VỚI phân tá n của quân Mỹ trên chiến trường bị khoét sâu, không thể nào khắc phục được, đẩy chúng luôn luôn ở vào thê bị động chiến lược. Tình hình đó càng làm tăng thêm nỗi lo của chính quyền O asinhtơn vê sự th ấ t bại khó trán h khỏi và đã ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, tài chính, chính trị, quân sự nước Mỹ. N hưng do cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thông ở Mỹ năm 1968 thôi thúc và do tự huyễn hoặc vê sức m ạnh siêu cường của họ, đê quốc Mỹ "ra sức đẩy m ạnh chiến tranh xâm lược, hòng giải quyết vấn để Việt N am vào những năm 1967, 1968, đặc biệt năm 1967 là năm có tầm quan trọng rất lớn đôi với địch củng như đôi VỚI ta. Địch sẽ ra sức tăng cường lực lượng nhằm đánh nhanh thắng nha n h ; ta phải có những cô gắng lớn hơn nữa về mọi mặt, tạo thời cơ giành thắng lợi quyết đ ịn h " \ Bộ Chính trị đê ra nhiệm vụ cụ thể trưốc m ắt cho quân, dân ta là: " ỏ m iền Nam : ra sức đ á n h bại cuộc phản công chiến lược lớn lần thứ hai của bọn xâm lược Mỹ, làm th ấ t bại các mục tiêu lớn của chúng, giữ vững th ê chủ động, bảo tồn và phát triể n lực lượng của ta, tạo điều kiện và thòi cơ cho các đợt hoạt động lớn tiếp theo, tiến lên tổng công kích, tổng khỏi nghĩa, thực hiện quyết tâm chiến lược của T rung ương. Đồng thời, ra sức xây dựng cơ sở vững chắc, chuẩn bị điểu kiện đánh th ắn g địch trong trường hợp chiến tra n h kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.28, tr.501.
  8. 234 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG M cứu Nước... TẬP IV Ỹ, ơ miền Băc: phải tích cực đẩy m ạnh sản xuâ't và chiến đâu, đánh bại cuộc chiến tra n h phá hoại của đê quôc Mỹ, tăng cường lực lượng kinh tế và quốc phòng, ra sức giữ vững và mỏ rộng các con đưòng h àn h lang, bảo đảm tăn g cường chi viện miền Nam và Lào, tích cực chuẩn bị và kiên quyết đánh thắng địch trong trường hợp chúng đổ bộ ra phía Nam Khu rv cũ, chiếm đóng Trung, Hạ Lào; đồng thời chuẩn bị đánh th ắn g địch trong trường hợp chúng mở rộng chiến tra n h cục bộ ra cả nước ta "1. v ể phương châm đấu tran h , Bộ Chính trị chủ trương: "đấu tran h quân sự k ết hợp đâ'u tra n h chính trị, triệ t để vận dụng ba mũi giáp công"2... "Đi đôi với đấu tra n h q u ân sự và đấu tra n h chính trị trong nước, chúng ta cần tiến công địch vê m ặt ngoại giao... Trên cơ sỏ đó, tra n h th ủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ m ạnh mẽ hơn nữa của n h ân dân các nước xã hội chủ nghĩa an h em, nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn th ế giới, kể cả n h â n dân Mỹ, để tă n g cường lực lượng của ta về các m ặt v ật chất, chính trị và tinh thần"3. Cũng tại Hội nghị này, sáu phương thức tác chiến m à Quân ủy Trung ương đề ra từ th án g 2-1966, qua thực tiễn chứng minh, được Bộ C hính trị chính thức thông qua, coi đó là cách' đánh sáng tạo và phù hợp n h ấ t để p h át triển chiến tra n h n h ân dân, đ án h bại chiến tra n h cục bộ của đế quốíc Mỹ. 1, 2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Sđd, t.28, tr. 151-152, 504, 150.
  9. Chương 17: Đ Á N H T H A N G C H I Ế N Lược H A I G Ọ N G KÌ M. 235 Cùng với Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 10-1966, Hội nghị chiên tran h du kích toàn Miền lần thứ ba được tổ chức, Hội nghị đã tổng kết, đánh giá và chỉ ra những khả năng to lớn của phong trào chiến tran h du kích ở miền Nam: 1. Chiến tra n h du kích đã từ chỗ tiêu hao địch ]ẻ tẻ tiến lên tiêu hao nhiều hơn và rộng rãi hơn cả quân ngụy »à quân Mỹ, diệt gọn từ ng đơn vị nhỏ của chúng. 2. Chiến tra n h du kích chang những diệt được nhiều bộ binh Mỹ, Sài Gòn mà với vũ k h í thô sơ thông thường cũng đã đánh bại được ưu th ê về không quân, cơ giới của Mỹ, hạ được hàng ngàn máy bay, diệt hàng ngàn xe cơ giới, xe bọc thép hiện đại của chúng. 3. Dân quân, du kích đã cùng với nhân dân đánh bại những cuộc càn quét lớn, dài ngày của hàng chục ngàn quân Mỹ, ngụy, bảo vệ được nhân dân, bảo vệ được vùng giải phóng. 4. Trong phong trào chiến tra n h du kích đã x u ất hiện những vành đai diệt Mỹ. Đó là m ột hình thức tiến công địch sáng tạo của chiến tra n h n h ân dân. 5. Chiến tra n h du kích từ chỗ bao vây đồn bốt lẻ tẻ, tiến lên bao vây đánh các đồn bốt lớn, các chi khu quân sự, cắt đứt đưòng giao thông địch trê n diện rộng, dài ngày, tiêu hao, tiêu diệt được n hiều sinh lực địch. 6. Bằng chiến tra n h du kích, ta đã đánh phá thưòng xuyên, liên tục các đường giao thông quan trọng, gây cho địch nhiều khó kh ăn về q u ân sự, kin h tế, h ậu cần, giam chân được một bộ phận lực lượng cơ động của địch. 7. Phong trào chiến tran h du kích không những phát triển ở vùng giải phóng mà đã tiến sâu vào các vùng tra n h chấp,
  10. 236 LỊCH SỬ K H Á N G C H I Ế N C H Ó N G MỸ, cứu Nước... T Ậ P IV đến tậ n cửa ngõ hậu cứ địch và p h á t triển m ạnh ngay cả trong lòng các th àn h phô bị địch tạm chiếm. 8. Lực lượng dân quân, du kích đã sáng chê ra nhiều vũ khí thô sơ, lấy được vũ khí địch, chê tạo th àn h vũ khí đơn giản nhưng có uy lực lớn, hiệu quả cao. 9. Trong quá trìn h thực hiện chiến tran h du kích, các xã chiến đâu liên hoàn đã hình th à n h vối hệ thông công sự, trậ n địa vững chắc, chông được các vũ khí tối tâ n của địch, tạo điều kiện th u ậ n lợi cho du kích và đồng bào phối hợp với bộ đội tập tru n g đánh bại những cuộc h àn h quân lớn của địch. 10. Dân quân, du kích kết hợp ch ặt chẽ với bộ đội địa phương và chủ lực hình th à n h một lực lượng ba thứ quân bảo đảm đánh thắn g địch trong mọi tìn h huổng. 11. Bên cạnh dân quân, du kích, có hàng triệu quần chúng nhân dân vũ tran g tham gia chiến đấu làm tă n g sức m ạnh to lớn của chiên tran h du kích. 12. Phụ nữ có vai trò to lón trong chiến tran h du kích. Họ không những có khả năng đấu tran h chính trị, binh vận mà còn tỏ ra có năng lực rấ t lốn trong đấu tran h vũ trang. Tiêu biểu cho phong trào du kích chiến tra n h trê n toàn Miền có thể kể đến các địa phương: c ủ Chi đất thép thành đồng với hệ thông địa đạo nhiều tầng, nhiều lđp, kiên cố chưa từng thấy. Chính tại m ảnh đất kiên cường này, hồi đầu năm 1966, với th ế trậ n chiến tran h n h ân dân độc đáo và sáng tạo, ta đã bẻ gãy cuộc hành quân "Cái bẫy" (Grimp) nhằm "tiêu diệt đầu não Q uân khu Sài Gòn - Gia Định". Cũng chính tại nơi đây ngay sau chiến th ắn g
  11. Chương 17: Đ Á N H T H A N G C H I Ế N L ư ợ c HAI C Ọ N G KÌM. 237 vang dội này, Đại hội liên hoan dũng sĩ diệt Mỹ được tô chức. N hiều tấm gương tiêu biểu của "đâ’t thép th àn h đồng" x u ất hiện như Xã đội trưởng Phạm Văn Cội một m ình diệt 98 quân lính Mỹ, Trần Thị Gừng bắn chết nhiều Mỹ, Tô Văn Đực nổi tiếng làm m ìn ’tự tạo diệt xe tảng... Từ phong trào chiến tra n h nhân dân ở c ủ Chi, 10 bài học kinh nghiệm đã được đúc r ú t làm cơ sở cho các địa phương khác nghiên cứu, học tập. Củ Chi không chỉ là nỗi kinh hoàng của quân Mỹ từng tham chiến tại đây, mà còn nổi tiếng khắp th ế giối vê tín h ác liệt, sức chịu đựng, tinh th ầ n anh dũng tuy ệt vời và sự sáng tạo vô song của con người Việt Nam đã tạo ra hệ thông địa đạo, hầm ngầm có một không hai trên th ế giói. Trong cuốn Cuộc chiến tranh triền miên, tác giả H arrison đã đánh giá: "Quân cộng sản tồn tạ i được qua các cuộc ném bom ồ ạt và các cuộc càn quét quân sự là nhờ th iết lập được bằng tay không một hệ thống địa đạo không sao tưởng tượng nổi. Khu liên hợp hàng trăm dặm địa đạo và giao thông hào không những chỉ là khu vực hỗn hợp kỳ lạ nhâ't đáng nghiên cứu mà thực tế nó đã m ang lại hiệu quả th ậ t to lớn cho đối phương". N ếu Củ Chi nổi tiếng với các trậ n "địa đạo chiến" thì ỏ các tỉn h Tây Ninh, Bình Dương, Mỹ Tho, Long An... ngay khi quân Mỹ đặt chân đến, một hình thức tiến công địch kiểu mới của chiến tra n h nhân dân hình thành. Đó là sự xuât hiện của các vành đai diệt Mỹ. Có th ể kể đến những vành đai diệt Mỹ Trảng Lớn (Tây Ninh), Bình Đức (Mỹ Tho) và ngay tại Củ Chi cũng có vành đai diệt Mỹ nổi tiếng Đồng Dù (còn gọi là Bắc Hà). Thông thường, ở đâu có
  12. 238 LỊCH S Ử KHÁNG C H I Ế N C H Ố N C MỸ, cứu N ư ó c . . . T ẬP IV quân Mỹ đóng quân, ở đó có vành đai diệt Mỹ. Nó k ế thừa và phát triển lên một trình độ mới của làng, xã chiến đấu và phương thức tác chiến của chiến tra n h n h ân dân địa phương từng có từ kháng chiến chông Pháp, là hệ thống những xã ấp chiến đấu áp sát, bao vây quanh các căn cứ quân sự Mỹ, được tổ chức th àn h th ế trậ n vững chắc vây hãm và tiến công địch. Vành đai Đồng Dù (Bắc Hà) ở Củ Chi gồm hệ thông xã, â'p chiến đấu bao quanh căn cứ của Sư đoàn 1 Anh cả đỏ. Vành đai Trảng Lớn (Châu T hành - Tây Ninh) hình th àn h khi Mỹ xây dựng căn cứ cho Lữ đoàn dù nhẹ 196 Mỹ ở đây. N hững vành đai diệt Mỹ này đã làm cho quân Mỹ ở trong căn cứ nơm nớp lo sợ, hễ cứ ra ngoài là đụng phải "Việt cộng". Vành đai, vì vậy m à kìm giữ, giam chân một bộ phận lực lượng cơ động Mỹ, tạo điểu kiện cho lực lượng vũ tran g ta thực hiện các trậ n đánh lốn vào sâu trong căn cứ của địch. Đây là một hình thức "toàn dân đánh giặc" rấ t sáng tạo và hiếm có trong lịch sử. Tổng kết k in h nghiệm phong trà o chiến tra n h du kích ở các địa phương, Hội nghị chiến tra n h du kích toàn Miền lần th ứ ba đã để ra phương hướng h o ạt động trong thời gian tới là: 1. Chú trọng p h át động n h ân dân th am gia kháng chiến trong một cao trào chiến tra n h du kích rộng lớn, nghiên cứu nhiều hình thức tô chức thích hợp để n h ân dân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu được đông đảo, làm cho chiến tra n h du kích thực sự là một hình thức chiên đâu vũ tra n g của toàn dân chông ngoại xâm.
  13. Chương 17: DÁNH T H A N G C H I Ê N L ư ộ c HAI G Ọ NG.KÌM . 239 2. Chú trọng vận dụng các phương châm chỉ đạo hoạt động và tác chiến cho tích cực và linh hoạt, nắm chắc phương châm đấu tran h ba mũi, tăng cường hơn nữa việc kêt hợp hoạt động của ba thứ quân. • 3. P h át triến tiến công m ạnh mẽ, ra sức tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đánh phá m ạnh mẽ các đường giao thông, đánh sâu vào hậu phương của địch, căng địch ra khắp nơi đê mà đánh, tạo điều kiện cho các lực lượng tập tru n g tiên công diệt địch m ạnh mẽ hơn. 4. H ết sức chú trọng tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo phong trào chiến tra n h du kích. S au Hội nghị chiến tra n h du kích toàn M iền lần thứ ba, các chiến trường Trị - Thiên, Khu 5, Tây Nguyên và N am Bộ đều tô chức hội nghị tổng kết, rú t kinh nghiệm h o ạt động của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích trê n địa bàn, đề ra phương châm phối hợp tác chiến giữa các lực lượng nhằm đánh bại bước leo th a n g mới của đ ế quổic Mỹ. Giữa lúc ta đang k h ẩn trương chuẩn bị để đối phó vối những âm mưu, th ủ đoạn mới của địch, thì đế quốc Mỹ lợi dụng yếu tố về thòi tiế t ở Nam Bộ đang chuyển dần sang m ùa khô, b ắt đầu mở cuộc p h ản công chiến lược lần thứ hai nhằm đánh đòn b ấ t ngờ vào lực lượng ta. Bộ chỉ huy Mỹ ở Nam Việt Nam đã sử dụng 40% lực lượng chủ lực Mỹ (ba sư + ba lữ trong tổng số bảy sư và tám lữ) kết hợp với T rung đoàn Hoàng gia Ô xtrâylia và bôn sư đoàn ngụy, hình th à n h khối chủ lực chung gồm bảy sư đoàn và năm lữ đoàn tập tru n g vào một hướng chính là
  14. 240 LỊCH SỬ KHÁNC! CHIẾN CHỐNG M cứu Nưổc... TẬP IV Ỹ, miền Đông Nam Bộ. Lực lượng này được chia làm ba cánh: cánh thứ n h át gồm Sư 1 và Sư 25 bộ binh, Lữ 199. Trung đoàn th iết giáp 11 và Chiến đoàn dù quân đội Sài Gòn, triển khai trên trục đường sô’ 13 và 22 nhằm đánh vào cụm căn cứ của ta ở bắc Sài Gòn (Chiến khu Dương M inh Châu, khu tam giác sắt: Củ Chi, Bến Súc, Trảng Bàng) và Chiến khu Đ. Cánh thứ hai gồm Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 9, Lữ 196, T rung đoàn Ô xtrâylia với sự phối hợp của Sư 18 ngụy triển khai trên khu vực đường sô' 18 đánh vào căn cứ của ta ở đông Sài Gòn (Phước Tuy, Bình Tuy). Cánh thứ ba gồm Sư đoàn 9 (thiếu), một bộ phận của Sư đoàn 7 quân Sài Gòn triển khai trên trục đường sô 4 ở khu vực Long An - Mỹ Tho nhằm ngăn chặn từ cửa ngõ miền Tây lên Sài Gòn. Cuộc phản công của địch bắt đầu vào ngày 14-9-1966 bằng cuộc h àn h quân cấp quân đoàn đầu tiên: hành quân Áttơnborơ. Không gian của cuộc h àn h quân từ Trảng Bàng đến Gò D ầu H ạ nằm trên đưòng số 1 và Trại Đèn trên đường 13 (Tây Ninh), nhằm tìm diệt một bộ phận chủ lực của ta (Sư đoàn 9 và T rung đoàn 16), hỗ trợ cho việc bình định qu an h Sài Gòn của chúng. Tham gia cuộc h àn h quân này có lực lượng của Sư đoàn 1, Sư đoàn 25 (thiếu), Lữ đoàn 196, một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù 173 Mỹ cùng chín tiểu đoàn quân Sài Gòn, chưa kể lực lượng pháo binh, th iết giáp và không quân (có cả B52) chi viện. T ất cả khoảng 30.000 quân. Đây là cuộc hành quân lớn n h ấ t của Mỹ - quân Sài Gòn lúc đó. Mở đầu cuộc h àn h quân, địch sử dụng Lữ đoàn 196 và m ột bộ phận của Sư đoàn 25 cùng hai tiểu đoàn pháo càn
  15. Chương 17: D Á N H T H Ắ N G c h i ế n l ư ợ c h a i g ọ n g k ì m . 241 quét khu vực đông và đông bắc th ị xã Tây N inh có tính chất thăm dò và chuẩn bị chiến trường. Sau nửa th án g lùng sục liên tục, nhưng quân địch không gặp chủ lực ta, nên chưa có những trận đụng độ lớn. Cho đến đầu th án g 10, phát hiện ra một sô kho hậu cần chứa nhiều gạo, muối và đạn dược của ta, Bộ tư lệnh Mỹ ở Sài Gòn mới quyết định mở cuộc hành quân tìm diệt cấp quân đoàn nhằm phá căn cứ hậu phương ta, thực hiện một trong nhiều mục tiêu của cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Ngày 14-9, địch triển khai lực lượng và dùng không quân, pháo binh đánh phá nhiều nơi, đến ngày 15-10-1966, chúng dùng hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 196 và hai tiểu đoàn của Sư đoàn 25 càn quét các khu vực Bà N hã, Bến Củi, Bàu Gòn. Ngày 20-10-1966, Đoàn Chủ tịch ủ y ban T ru n g ương M ặt trậ n Dân tộc giải phóng kêu gọi: "Giặc Mỹ mưu mô mở cuộc phản công mối trong m ùa khô tới, hòng bình định nhân dân ta và tạo th ế m ạnh buộc ta chịu đàm p h án vối điều kiện đầu hàng, cúi đ ầu k h u ấ t phục ch ú n g "1. Q uân và dân ta ở miền N am lúc này hơn lúc nào h ế t hãy "nỗ lực vượt bậc, đập tan k ế hoạch p h ản công mới của Mỹ - ngụy, quyết giành thắng lợi th ậ t to lớn trong Đông - Xuân 1966 -1967... Dù lâu dài gian khổ mấy, q u ân và d ân ta cũng quyết đánh và quyết thắng, không có g ì q u ý hơn độc lập, tự do''2. 1,2. Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch ủ y ban Trung ương M ặt trận giải phóng ngày 20-10-1966, lưu tại Viện Lịch sử quân sự V iệt Nam .
  16. 242 LỊCH SỬ K H Á N G C H I Ế N C H Ố N G MỸ, cứu Nước... T Ậ P IV Cùng với cuộc hành quân Áttơnborơ trên địa bàn Tây Ninh, để đánh lạc hướng và phân tán lực lượng ta, địch sử dụng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn 4 đóng tại Nước Trong mở cuộc hành quân Brimớctơn đánh vào Nhơn Trạch nhằm yểm trợ bình định, giải toả vành đai (ngày 23-10-1966). Trên hướng Tánh Linh, Võ Đắc (Long Khánh), từ ngày 17-10 đến cuối tháng 10-1966, chúng đưa Lữ dù 173 và Trung đoàn thiết giáp 11 càn quét. Tại Thủ Dầu Một, địch dùng hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 và hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 3 - Sư đoàn bộ binh 1 mở cuộc hành quân Xinenđô vào khu vực Long Nguyên, Nhà M át, Hô'Đá, c ẩ m Xe... Nắm chắc tình hình diễn biến trên chiến trường, Q uân uỷ và Bộ chỉ huy Miền giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 9 bộ binh kết hợp với tỉnh Tây Ninh mở chiến dịch ở địa bàn Tây Ninh nhằm đánh bại cuộc h àn h quân Áttơnborơ bảo vệ kho tàng và căn cứ Dương M inh Châu. Hai phương án tác chiến được đặt ra là: Phương án một: dùng từng đơn vị nhỏ đánh m ạnh vào hệ thống đồn bốt nhỏ, ấp chiến lược, hỗ trợ cho phong trào địa phương và uy hiếp m ạnh địch, chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đánh địch phản kích nhằm tiêu diệt gọn từng đại đội, tiểu đoàn địch bằng phục kích, tập kích. Phương án hai: dự kiến trong quá trìn h chuẩn bị hoặc đang tiến công, địch có khả năng càn quét vào căn cứ ta. Vì vậy, đi đôi với phương án mở chiến dịch, ta có k ế hoạch chủ động đánh địch khi chúng càn vào căn cứ và coi đây là thời cơ tốt để ta tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch bảo vệ căn cứ.
  17. Chương 17: Đ Á N H T H A N G C H I Ế N Lược HAI G Ọ N G KÌM. 243 Ngày 2-11-1966, các đơn vị của Sư đoàn 9 bộ binh đã hoàn thành mọi công tác chuẩn bị và hành quân đến vị trí tập kết để bắt đầu đợt tiến công theo phương án một. Trung đoàn bộ binh 1 tập kết ở khu vực tây bắc thị xã Tây Ninh (tây đường 22). Trung đoàn 16 và Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 2 tập kết ở khu vực đông bắc suôi Đá (nam - bắc, đường sô 13). Trung đoàn 2 (thiếu) đứng chân ở khu vực Long Nguyên. Ngay trong đêm 2-11-1966, bộ đội ta đã tiến công mãnh liệt vào hệ thông cứ điểm vùng suôi Bà Tươi ở phía đông tỉnh Tây Ninh, diệt một đại đội bảo an, một trung đội biệt kích, một tru n g đội cán bộ bình định. Tại ấp chiến lược Truông Mít, ta tập kích quân Mỹ đóng ở đây, diệt 60 quân lính, phá hỏng nặng hai đại bác. 9 giờ sáng ngày 3-11-1966, địch đổ một bộ phận thuộc Lữ đoàn 196 xuống Trảng T ranh (tây bắc Bàu Gòn), cách căn cứ Dương M inh Châu 500m, bên cạnh sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 9. Trung đội vệ binh và trin h sá t của sư đoàn được điều động ra đối phó với địch. Sau một thời gian chiến đấu, ta bắn rơi một máy bay trực thăng, diệt 50 quân lính địch. Dự đoán địch có thể tiếp tục càn lên phía bắc Bàu Gòn, Bộ chỉ huy chiến địch quyết định chuyển Trung đoàn 16 sang làm nhiệm vụ chống càn. Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 16 được điều sang khu vực căn cứ Dương M inh Châu. Tiểu đoàn 7 và 8 sẵn sàng đánh địch ở khu vực nam - bắc, đường sô' 13 (đoạn Lộc N inh - Võ Tùng).
  18. 244 LỊCH SỬ KHÁNG C H I Ế N C H Ó N G MỸ, cứ u Nước... TẬP IV Đêm 3 rạng 4-11, ta bắn phá dữ dội Sở chỉ huy địch ở Gò Dầu, Bàu Đồn, Chi khu quân sự Trảng Bàng và cứ điểm Trâm Vàng. Cùng đêm đó, ta pháo kích vào sỏ chỉ huy Lữ đoàn 196 đóng ở Trảng Lớn. Đồng thòi ta bắn phá đồn Trại Bí trên đường 22 ở phía bắc tỉnh Tây Ninh. Sáng 4-11, địch đổi hai tiểu đoàn của Lữ đoàn 196 xuống tây bắc Bàu Gòn. Kết hợp với lực lượng đã đổ xuống đây trong ngày 3-11, địch tổ chức tiến công vào trậ n địa của Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 16) theo hai hướng tây bắc và tây. Lợi dụng địa hình, địa vật và hệ thông công sự vững chắc, Tiểu đoàn 9 đã đẩy lùi được nhiều đợt tiến công của địch. Ngày 5-11, địch lại đổ thêm một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 2 (Sư đoàn 25) Mỹ xuông Trảng Dài. Lực lượng này cùng với sô' quân còn lại của Lữ đoàn 196 hình th àn h ba mũi tiếp tục đột phá vào trậ n địa ta. Trung đoàn 16 đã tổ chức những trậ n đánh dữ dội vào đội hình địch gây cho chúng nhiều th iệt hại. Tính đến hết ngày 5-11, quân Mỹ đã bị đánh th iệt hại ba tiểu đoàn. Trung tá tiểu đoàn trưởng của Mỹ chết tại trận . Lữ đoàn bộ binh nhẹ 196 m ất sức chiến đấu. Tưống Đxôtxuya, Tư lệnh Lữ đoàn 196 và là chỉ huy toàn bộ cuộc càn quét Áttơnborơ bị cách chức. Trước tình hình đó, địch vội vã lệnh cho Sư đoàn bộ binh sô' 1, Sư đoàn bộ binh 25, Lữ đoàn 173, Trung đoàn 11 th iết giáp sớm kết thúc cuộc càn Xinenđô và Brimốctơn để tập tru n g lực lượng đối phó vối ta ở Tây Ninh. Quyền chỉ huy cuộc càn Áttơnborơ được giao cho Đêpit Tư lênh Sư đoàn bộ binh 1.
  19. Chương 17: D Á N H THANG CHIẾN L ư ợ c HAI GỌNG KÌM. 245 Lúc này ở khu vực bắc đường 13, đôi phương đã triển khai sáu cụm pháo các loại tại cầu Lộc Ninh và Suối Đá nhằm chi viện trực tiếp cho cánh quân họ dự định sẽ đô xuôYig Trại Đèn, Chà Dơ và Bãi Trứng. Ngày 6-11, theo đúng dự kiến, Lữ đoàn 2 (Sư đoàn bộ binh sô 1) đố xuống Chà Dơ, Sa Mát, Lữ đoàn 3 (Sư đoàn 1) đô xuống Trại Đèn, Bãi Trứng. Theo dõi ch ặt chẽ diễn biến tình hình, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 9 sử dụng Trung đoàn 16 đánh địch ngay sau khi chúng vừa đặt chân tới, đánh th iệt hại nặng một tiểu đoàn Mỹ ở Chà Dơ và đông Trại Đèn. Đêm 7 rạng ngày 8-11, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 16) iại tập kích vào khu vực đóng quân của Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn 2 - Sư đoàn bộ binh sô" 1 tại Chà Dơ, diệt một đại đội địch, tiêu hao một đại đội khác, th u nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Lữ đoàn 196 bị thiệt hại nặng, Sư đoàn bộ binh 1 của Mỹ bị đánh ngay khi mồi đô quân làm cho tinh thần địch hoang mang. Chúng phải điều cả Lữ đoàn 173 và Trung đoàn 11 th iết giáp lên làm dự bị cho cuộc hành quân (Lữ đoàn 173 đóng ỏ Dầu Tiếng, Trung đoàn thiết giáp ở Chơn Thành). Trưốc đây, Lữ đoàn 1 - Sư đoàn bộ binh 1 làm dự bị cho sư đoàn, nay có Lữ đoàn 173 làm dự bị, Lữ đoàn 1 - Sư đoàn 1 bắt đầu bung ra càn quét vùng c ầ u Khởi, Bàu Sen... Trong lúc địch đang mở rộng phạm vi càn quét, thì đêm 11, rạng ngày 12 -11, Trung đoàn bộ binh 1 của ta pháo kích Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 1 Mỹ đóng ở Dầu Tiếng, diệt gần 200 quân địch, phá hỏng 17 trực thăng, 2 k h ẩu pháo.
  20. 246 LỊCH SỬ K H Á N G C H I Ế N C H Ố N G MỸ, cửu Nưór... T Ậ P IV Cùng trong đêm, Trung đoàn bộ binh 1 pháo kích vào Trảng Lớn lần thứ hai, đồng thời tập kích T rản g Sụp và công đồn Ngã Ba Vịnh, diệt Đại đội biệt kích 338, thu 45 súng, b ắt sông 14 quân. Phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Dương M inh Châu đẩy m ạnh diệt ác, phá kìm, đánh phá giao thông trên đường 22 và đường sô" 1, gây cho địch nhiêu khó khăn. Chiến tran h nhân dân trên địa bàn Tây N inh p h át triển mạnh. Chỉ riêng lực lượng vũ tran g địa phương D ầu Tiếng trong tháng 11 đã diệt 170 quân Mỹ, bắn rơi 5 máy bay lên thắng, trong đó có chiếc trực th ăn g chỏ tên chỉ huy phó cuộc hành quân (bắn rơi ngày 20-11). Trên vùng căn cứ của ta, du kích, tự vệ cơ quan cũng hoạt động tích cực. Nhiều phân đội nhỏ diệt cơ giới địch xuâ’t hiện như đội du kích B5 thuộc Trung ương Cục diệt 8 xe, 55 quân lính Mỹ; Tiểu đoàn 170 diệt 8 xe M l 13 và 40 quân lính Mỹ... Đồng thời với việc mở cuộc h àn h quân lốn trên địa bàn Tây Ninh, ngày 1-11-1966, tại Sài Gòn, địch tổ chức một cuộc duyệt binh nhân ngày "Quôc k h án h đệ nhị cộng hoà" nhằm biểu dương lực lượng, gây uy th ế chính trị. Nắm được ý đồ của địch, từ rấ t sâm, Bộ Chỉ huy Miền đã quyết định tổ chức trậ n địa pháo ở ngay s á t Sài Gòn để pháo kích vào nơi địch tô chức m ít tinh. Công việc chuẩn bị được tiến h àn h hết sức công phu. Cho đến trước ngày địch làm lễ m ít tinh, Tiểu đoàn 6 Bình Tân, Tiểu đoàn 8 Q uân khu Sài Gòn - Gia Định và Đặc khu Rừng Sác đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2