intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:238

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: tăng cường sức mạnh miền Bắc, tích cực chi viện chiến trường, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao phối hợp đánh địch trên chiến trường ba nước Đông Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 2

  1. C hương 25 TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH M IEN BA C , TÍCH cực CHI V IỆN CH IẾN TRƯ Ờ N G , ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO Giữa những tháng năm cách mạng miền Nam đang đối mặt vói những thử thách nặng nể, những khó khăn to lớn thì trên miền Bắc, quân và dân ta cũng đứng trước những nhiệm vụ trọng đại. Qua hơn bôn năm chống chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ, dưới bom đạn đánh phá ác liệt cửa kẻ thù, "nhân dân miền Bắc đã làm nên một sự nghiệp phi thường: giữ vững và tăng cường lực lượng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vể mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoâ"...1 Đầu năm 1969, nhân dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong đó, Người chỉ rõ phương hưống chiến lược của sự ngUiệp khống chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn mới là: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Phương hướng chiến lược đó đòi hỏi miền Bắc phải tiếp tục được 1. Phạm Văn Đồng: 20 năm chiến đấu và thắng lợi, Tạp chí Học tập, tháng 9-1970.
  2. 164 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHốNG MỸ, c ứ u N ư ớ c .. . TẬP VI củng c ố và tăng cường về mọi mặt, đủ sức làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Nhiệm vụ trọng tâm trưốc mắt của hậu phương lốn miền Bắc là ra sức khôi phục kinh tế, ổn định và từng bước cải thiện đòi sống nhân dân, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm tròn nghĩa vụ đôi với tiền tuyến lón, tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng đánh bại mọi âm mứu và hành động mỏ rộng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. I- PHỤC HỐI VÀ XÂY DỰNG MIỀN BAC vững mạnh SAU KHI MỸ NGỪNG NÉM BOM Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cũng như nhiệm vụ đáp ứng sức người, sức của ngày càng tăng cho chiến trường đã tác động mạnh tới toàn bộ đòi sống kinh tế, xã hội của hậu phương lón miền Bắc. Mặc dù, ngay từ những ngày đầu cuộc chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã chủ động và bình tĩnh chuyển toàn bộ hoạt động từ thời bình sang thời chiến, đảm bảo cho hậu phương lớn cùng một lúc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và chi viện mạnh mẽ, toàn diện, liên tục cho chiến trưòng miền Nam, góp phần quyết định đánh bại nỗ lực cao nhất của đế quốc Mỹ trong những năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng rõ ràng, trong suốt thời kỳ đó (1965 - 1968), hơn 10 vạn lần địch đánh phá và hơn một triệu tấn bom đạn các loại của Mỹ dội xuống đã tác động mạnh mẽ tối đồi sống của nhân dân miền Bắc, gây thiệt hại về người
  3. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sứ c MẠNH MIỀN BẮC 165 và của. tàn phá nặng nê hầu hết những thành phô", thị xã, thị trấn miền Bắc và những công trình cõng nghiệp lốn, làm giảm sút năng lực sản xuất của các ngành then chôt của nền công nghiệp non trẻ miền Bắc như điện, than, ximăng. dệt, giấy... Bên cạnh đó. toàn bộ hệ thống giao thông vận tải như mạng đường sắt, dường bộ, cầu cống, nhà ga... và hàng triệu mét vuông nhà ỏ. kho tàng... bị phá huỷ. Hệ thôVig thuỷ lợi cũng bị uy hiếp và tàn phá nặng nể. Để đáp ứng yêu cầu to lớn và ngàv càng tảng của cuộc chiến đấu trên cả hai miền, hàng triệu lao động mà hầu hết là lực lượng thanh niên trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá ở mọi miền quê, ỏ các cơ quan, trường học, ở mọi nhà máy, xí nghiệp trên khắp miền Bắc được động viên vào lực lượng vũ trang, vào thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến hoặc tham gia san lấp hô bom, đào đắp công sự trận địa phòng không, phục vụ chiến đâu. Điều đó đã làm xáo động mạnh tổ chức lao động xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Nhiêu địa phương, sản xuất không kịp t hời vụ vì thiếu sức lao động; các yêu cầu kỹ thuật canh tác không được bảo đảm khiến cho sản lượng lương thực bị sụt giảm. Năm 1968, sản lượng nông nghiệp trên toàn miền Bắc chỉ đạt 4,6 triệu tấn lương thực quy ra thóc, sụt gần một triệu tấn so với năm 1967 (5,4 triệu tấn). Chiến tranh chẳng những gây thiệt hại to lớn vể người, vê của, làm xáo trộn tổ chức lao động xã hội mà trên thực tế, còn tác động mạnh tới cơ chê quản lý kinh tế, tài chính, làm đảo lộn phương thức và lể lối làm viêc đã đươc xác lâp - dù chưa hoàn thiên, trong
  4. 166 LỊCH S Ử KHÁNG CHIẾN CHÓNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP VI những năm trước chiến tranh, ở một chừng mực đáng kể, hết thảy những điều đó đưa đến hệ quả là sản xuất bị ngừng trệ, tổng sản phẩm thu nhập quốc dân sụt giảm, đời sông cán bộ, công nhân viên và nhân dân gặp nhiêu khó khăn. Trước tình hình như vậy, sau ngày Mỹ ngừng ném bom, Đảng và Nhà nưỏc ta chủ trương nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, chuyển dần các hoạt động kinh tê trở lại bình thường cho phù hợp vói tình hình mới; ra sức khôi phục và phát triển một bước kinh tế, thực hành tiết kiệm, ổn định và từng bước cải thiện đời sông nhân dân, tăng thêm tiềm lực kinh tế và quốíc phòng, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của cách mạng miên Nam, củng cô hậu phương vững mạnh, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc, tiếp tục đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tiến lên. Sau những năm dài chiến tranh, để hoàn thành những nhiệm vụ nặng nể trên đây, điều mấu chốt là phải chú trọng nhân tô' con người, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng cũng như chất lượng của đội ngũ đảng viên, phải củng cô' và tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nưốc, của chính quyển các cấp từ trung ương tới địa phương... Chính vì thế, bước vào năm 1969, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra C hỉ thị về việc bồi dưỡng và nêu gương người tốt việc tốt. Chỉ thị nêu rõ: trong những năm qua, nhiều đơn vị, cá nhân thuộc mọi tầng lốp, mọi lứa tuổi
  5. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sứ c MẠNH MIẾN BẮC. 167 trên khắp mọi miền đất nước đã có nhiều việc tốt. Đó là những biểu hiện sinh động của truyền thông tốt đẹp của dân tộc và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, để phát huy gương người tốt việc tốt, chỉ thị nêu ra rõ: - Kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt. - Biên soạn những tập sách mỏng Người tốt việc tốt, phát hành rộng rãi trong nhân dân; - Tuyên truyền, cổ động và tổ chức sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân về những gương người tốt, việc tốt; bồi dưõng và nhân rộng những tấm gương đó, phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới, đạo đức mới, nếp sống mới, con người mới. Việc noi gương và cổ vũ người tốt, việc tốt "không những chỉ có ý nghía động viên mọi người hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng trước mắt mà còn là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng đảng và các lực lượng nòng cốt của cách mạng"1. Để xây dựng đảng và các lực lượng nòng cốt của cách mạng, một vấn đề cơ bản mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm và dày công rèn luyện là việc trau dồi đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong giai đoạn mối, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng, dưới bút danh T.L, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài N ân g c a o đ ạ o đứ c cá ch m ạn g, q u é t s ạ c h 1. Dẫn theo: Những sự kiện lịch sử Đảng , Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982, t.4, tr. 310.
  6. 168 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứ u N ư ớ c... TẬP VI chủ n g h ĩa cá nhân. Người đánh giá: "Trải qua 39 năm đấu trạnh oanh liệt, làm Cách mạng Tháng Tám thành công, kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi và ngày nay vừa chiến đấu chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhân dân ta tin tưởng rằng: Đảng ta lãnh đạo rất sáng suốt, đã đưa dân tộc ta tiến lên không ngừng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong lịch sử đâu tranh của Đảng và trong mọi hoạt động hàng ngày, nhất là trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, rất nhiều cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ vang. Đảng ta đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác"1. Song bên cạnh đó, vẫn còn có một sô' ít cán bộ, đảng viên còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân, ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa, dẫn đến phạm sai lầm có hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Để tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưỏng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải 1. Dẫn theo: Những sự kiện lịch sử Đảng, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982, t.4, tr. 310.
  7. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sứ c MẠNH MIẾN BẮC 169 thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chê độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ"1. Với mỗi cán bộ, đảng viên, Người dạy: "phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đ ạ o đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế,, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dần. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ"2. Đây là một trong những bài viết quan trọng cuối cùng của người đứng đầu Đảng, Nhà nưốc ta. Những nội dung nêu ra trong bài viết đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Người tới các vấn để thuộc về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên - nhân tô' có ý nghĩa quyết định tới sức mạnh của Đảng, sức mạnh của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Chính vì thế, sau khi được công bô' trên Báo N hân dân số ra ngày 3-2-1969, bài viết trở thành tài liệu học tập quý báu của các tổ chức đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên. Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội, để lại cho nhân dân ta bản Di chúc lịch sử mà ỏ đó, một loạt vấn đề trọng đại liên quan tỏi cuộc kháng chiến chổng Mỹ, cứu nước, tới công cuộc xây dựng đất nước sau 1, 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 439.
  8. 170 LỊCH S Ử KHÁNG C H IẾN CHỐNG MỸ, c ứ u NƯỚC... TẬ P VI chiến tranh, sự nghiệp xây dựng đảng, bồi dưỡng thê hệ cách mạng cho đòi sau, sự nghiệp đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tê vô sản trong sáng... được Người đề cập. Toát lên từ những lời dặn dò trong Di chúc là niềm tin mãnh liệt của Người vào thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nưốc; là mong muốn cháy bỏng: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đâu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thê giới"1. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị mở đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Di chúc của Người. Tiếp đó, các cuộc vận động chính trị lớn được phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân miền Bắc nhằm động viên mạnh mẽ sức mạnh của hậu phương vào công cuộc phục hồi và phát triển sản xuất. Tháng 3-1970, Bộ Chính trị ra nghị quyết mỏ cuộc vận động nâng cao châ't lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh với ba nội dung chủ yếu: giáo dục, bồi dưỡng đảng viên nhằm nâng cao chất lượng đảng viên; kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh; đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng2. Trong thòi gian này, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.512. 2. Tiếp theo cuộc vận động này, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị về việc đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Dảng (ngày 26-10-1970) và Thông tri về việc tổ chức báo công, lập công trong nhân dân, tự phê bình, phê bình trong các tổ chức đảng, nhà nước (2-12-1971).
  9. Chương 25: TẢNG CƯỜNG s ứ c MẠNH MIỀN BẮC. 171 lập Đảng (3-2-1930 - 3-2-1970), theo quyết định của Bộ Chính trị, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết tác phẩm Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vi độc lập tự do, vi chủ nghĩa xã hội, tiến lên g iàn h những thắng lợi mới. Đây là tác phẩm lý luận tổng kết những kinh nghiệm lớn của Đảng trong 40 năm lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa và công tác xây dựng đảng. Trước đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới, một yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đảng là phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, tinh thần cách mạng tiến công, những hiểu biết mới vể chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, năng lực quản lý kinh tế, quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trên tinh thần đó, ngày 29-12-1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết vể công tác chính trị và tư tưởng, trong đó nhấn mạnh: "Cần khẩn trương giáo dục, bồi dưõng cán bộ, đảng viên một cách toàn diện về chính trị, văn hoá, kinh tế, kỹ thuật, nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới'". Đồng thời với những nỗ lực tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng toàn diện của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, thời kỳ này, Đảng, Nhà nước 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.31, tr. 370.
  10. 172 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c .. . TẬP VI tiếp tục củng cô', tăng cường hiệu lực điểu hành quản lý của bộ máy nhà nưốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh - quốc phòng và đôi ngoại. Trong những năm chông chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đã kịp thời chuyển hướng về tổ chức và phương thức làm việc của chính quyền các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương cho phù hợp với thời chiến, kịp thời giải quyết những vân để quan trọng và cấp bách của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ trên cả hai miền Nam, Bắc. Căn cứ vào tình hình cụ thê lúc bấy giò, Nghị quyết của Quốíc hội ngày 2-5-1968 quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III và giao cho ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức bầu cử Quốc hội khoá IV khi tình hình cho phép. Từ tháng 4-1971, miền Bắc tiếp tục tiến hành bầu cử Quốc hội đúng kỳ hạn và thường xuyên. Ngày 11-4-1971, cử tri trên toàn miền Bắc đã tiến hành bỏ phiếu bầu Quốíc hội khoá IV. Trong sô' 420 đại biểu trúng cử, có 91 đại biểu công nhân, 90 đại biểu nông dân tập thể, 125 đại biểu phụ nữ, 87 đại biểu trí thức xã hội chủ nghĩa, 27 đại biểu quân đội, 72 đại biểu dân tộc ít người, 55 đại biểu là cán bộ miển Nam tập kết... Từ ngày 6 đến ngày 10-6-1971, Quốíc hội khoá IV họp kỳ thứ nhất. Quốc hội đã bầu Chủ tịch nưốc - Tôn Đức Thắng, Phó chủ tịch nước - Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Quốc hội - Trường Chinh, Thủ tưống Chính phủ - Phạm Văn Đồng. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng đã bầu u ỷ ban Thường vụ Quốc hội và thông qua danh sách Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quốc phòng.
  11. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sứ c MẠNH MIỀN BẮC 173 Đây là khoá Quốc hội của những tháng năm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của giặc Mỹ, khôi phục kinh tế, tiến lên hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam. Nhìn chung, cũng như những năm chổng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của máy bay, tàu chiến Mỹ, thời kỳ này, Quốc hội vẫn hoạt động liên tục; môi quan hệ thường xuyên giữa cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cao nhất của nhân dân với Hội đồng Chính phủ vẫn được giữ vững và ngày càng được củng cố, tăng cường. Xuất phát từ yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh, một sô' bộ, ngành được tố chức lại cho phù hợp. Đầu tháng 12-1969, uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc chia Bộ Công nghiệp nặng thành Bộ Điện và than, Bộ Cơ khí và luyện kim, Tổng cục Hoá chất; thành lập Bộ Lương thực và*thực phẩm, Bộ Vật tư, u ỷ ban Thanh tra Chính phủ. Tiếp đó, ngày 1-4-1971, u ỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập u ỷ ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông trường và Ban Quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Tổ chức và hoạt động của chính quyển địa phương các cấp cũng được củng cố một bước. Ngày 27-4-1969, toàn miền Bắc tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân huyện, xã và các cấp tương đương. 99,08% tổng số cử tri đã bầu chọn ra 16 vạn đại biểu của 298 hội đồng nhân dân khu phô', huyện, thị xã và 5.851 hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Ngày 25-4-1971, toàn miền Bắc bầu cử hội đồng nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Hoạt động
  12. 174 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u NƯỚC... TẬP VI của hội đồng nhân dân các cấp ngày càng đi vào nền nếp. Chính quyền địa phương các cấp luôn phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức quần chúng nhân dân phục hồi và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội cũng như trong việc ổn định mọi mặt đòi sông hậu phương, đảm bảo mọi yêu cầu về sức người, sức của chi viện cho chiến trường. Để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân, ngày 21-10-1970, uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua P háp lệnh trừng trị các tội xâm ph ạm tài sản xã hội chủ nghĩa và P háp lệnh trừng trị các tội xâm p h ạ m tài sản riêng của công dân. Những quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý góp phần quan trọng và kịp thời vào việc giữ vững kỷ cương của Nhà nước trên lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, chông lại mọi hành động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân. Nhìn chung, những năm sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân, hải quân Mỹ, thông qua các cuộc vận động và các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, vai trò lãnh đạo của Đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên được tăng cưòng một bước; hiệu lực của chính quyền các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương được củng cô' vững chắc. Đó là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đối vối nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục thời kỳ này. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, để từng bưốc tạo nên sự cân đối giữa công nghiệp với nông nghiệp cũng như để đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế,
  13. Chương 25: TÀNG CƯỜNG s ứ c MẠNH MIỀN BẮC. 175 Đảng và Nhà nước chủ trương, ngoài sản xuất lương thực là trọng tâm, phải chú ý đến chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất bằng việc đưa vào áp dụng những tiến bộ mới vể khoa học - kỹ thuật, bằng biện pháp thâm canh tăng năng suát, tăng vụ và tăng diện tích gieo trồng. Khẩu hiệu hành động giờ đây của nền nông nghiệp hợp tác hoá miền Bắc là phân đâu đạt ba mục tiêu: mỗi hécta gieo trồng hai vụ lúa đạt năm tấn thóc, bình quân mỗi hécta gieo trồng nuôi hai con lợn, mỗi lao động đảm nhận một hécta gieo trồng. "Đây là một bưốc phấn đâu hết sức quan trọng nhằm tạo nên một th ế mối trong sản xuất nông nghiệp, một chất lượng mỏi về phân công lao động nông nghiệp và lao động xã hội nói chung, để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác. Ba mục tiêu đó là nội dung cụ thể của chủ trương lốn, lấy "nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp" trong giai đoạn hiện nay"1. Việc thực hiện ba mục tiêu chủ yếu trên đây trong nông nghiệp đặt trong điều kiện và khả năng thực tế khi miền Bắc vừa trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khồc, lao động trên ruộng đồng chủ yếu dồn xuống đôi vai người phụ nữ... là cả một nỗ lực to lón, có liên quan tói những vấn đề kinh tế cơ bản khác như sự hỗ trợ của công nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, việc tổ chức lao động, trước 1. Lê Duẩn: Nắm vững đường lôĩ cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1968, tr.15-16.
  14. 176 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứ u N ư ở c ... TẬP VI hết là củng cô' quan hệ sản xuất mới ỏ nông thôn. Nhận thức rõ những yêu cầu bức thiết đốì với sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp, đảm bảo cho nền nông nghiệp hợp tác hoá có điều kiện trở thành cơ sỏ để phát triển công nghiệp, tiếp theo bản Điều lệ hợp tác xã bậc thấp ban hành năm 1959, ngày 28-4-1969, Nhà nước đã ban hành bản Điều lệ tóm tắt hợp tác xã sản xuất nông nghiệp (bậc cao). Bản điều lệ lần này quy định rõ tính chất và nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đề ra những nguyên- tắc cơ bản bảo đảm quyền làm chủ tập thể của xã viên, những cơ sở cho việc cải tiến và nâng cao công tác quản lý kinh tế ở các hợp tác xã. Quan tâm sâu sắc tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, những tháng cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thòi gian đọc, sửa chữa và viết lời giới thiệu bản Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Ngưòi dặn: "Phải thực hiện tốt Điều lệ để hợp tác xã càng thêm vững mạnh, nông thôn ngày càng đoàn kết, sản xuất càng phát triển và nông dân ta càng thêm no ấm và tiến bộ. Vì vậy, xã viên và cán bộ phải bàn bạc dân chủ để hiểu cho rõ và làm cho đúng. Đảng viên và đoàn viên phải gương mẫu trong mọi việc. Làm được như th ế là các hợp tác xã góp phần xứng đáng để giành thắng ỉợi trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nưóc và xây dựng chủ nghĩa xã hội"1. Việc ban hành Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp (bậc cao) được Đẳng, Nhà nước coi là công tác trung tâm ở nông 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sctd, t.12, tr. 454.
  15. Chương 25: TẢNG CƯỜNG s ứ c MẠNH MIỀN BẮC.. 177 thôn và là một nội dung quan trọng trong k ế hoạch giải quyết vấn để nông nghiệp những năm sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mỹ. Tiếp đó, ngày 15-3-1970, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc cuộc vận động phát huy dần chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc, gọi tắt là cuộc vận động tăng cường c h ế độ làm chủ tập th ể của quần chúng xã viên ở nông thôn. Cuộc vận động này tập trung vào các nội dung chủ yếu: phát huy dân chủ, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quần chúng ở nông thôn, trưốc hết là trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; bảo đảm quyển làm chủ tập thể của xã viên trên các mặt sản xuất, phân phôi, bầu cử, ứng cử; tăng cường đoàn kết trong Đảng, trong hợp tác xã, trong nội bộ nhân dân; đẩy mạnh ba cuộc cách mạng ỏ nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, trước mắt nhằm đạt ba mục tiêu phấn đấu trong nông nghiệp. Đầu năm 1971, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 19 quyết định những nhiệm vụ vể cuộc kháng chiến chông Mỹ, cứu nước, tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội ỏ miền Bắc, đặc biệt là vấn đề phát triển nông nghiệp. Khẳng định những thành tựu và sự đóng góp to lớn của hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hội nghị đồng thòi nghiêm khắc chỉ rõ: qua nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế miền Bắc gặp nhiều khó khăn, mất cân đối; sản phẩm xã hội và thu thập quốc dân giảm sút; năng lực tiềm tàng về lao động,
  16. 178 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP VI thiết bị, vật tư chưa được sử dụng tốt và bị lãng phí; thị trường và giá cả chưa thật ổn định... Riêng đối với nông nghiệp, Hội nghị nhận định: “Sản xuất nông nghiệp phát triển chậm, có những mặt trì trệ hoặc sút kém, không bảo đảm được những nhu cầu cấp thiết của đời sống nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu. Mặc dầu nông dân đã được tổ chức lại và sau mưòi năm làm ăn tập thể, nhưng sô' hợp tác xã sản xuất và quản lí khá vẫn ít, s ố hợp tác xã yếu kém còn nhiều, trình độ sản xuất nông nghiệp của ta về cản bản vẫn còn tính cách tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ theo lối thủ công, năng suất lao động rất thấp và khối lượng sản phẩm hàng hóa còn ít”1. Hội nghị chỉ ra phư ơng hướng và m ục tiêu quan trọng của công tác kinh tế của hậu phương miền Bắc trong thòi gian trước mắt là, nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy mạnh mẽ quyển làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng (cách mạng vể quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá), trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt. Đường lôĩ xây dựng k in h t ế của miền Bắc lúc này được Hội nghị xác định: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; xây dựng kinh tế trung ương đồng thòi phát triển kinh tế địa phương; kết hợp kinh tế vối • quốc phòng. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.32, tr. 215.
  17. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sứ c MẠNH MIỀN BAC. 179 Hội nghị để ra những nhiệm vụ kinh tế cụ thể trong ba năm từ 1971 đến 1973 và nhấn mạnh: nhiệm vụ trung tâm của nền kinh tế miền Bắc là phát triển sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu tổng quát của sản xuất nông nghiệp trong ba năm (1971 - 1973) là phấn đấu giải quyết về cơ bản nhu cầu lương thực; phát triển mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính; xây dựng một s ố vùng kinh tế mới, phát triển nghề rừng, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp; tăng nhanh mức nông sản xuất khẩu. Hội nghị chỉ rõ phương hướng chính để đạt các mục tiêu tổng quát trên đây của sản xuất nông nghiệp và nhấn mạnh yêu cầu cấp bách của việc chấn chỉnh công tác quản lý hợp tác xã, củng cô' các hợp tác xã còn yếu kém, làm tốt công tác vận động định canh, định cư, đưa nền kinh tế miền núi tiến lên một bước mới. Phương hướng và những giải pháp trên đây của Đảng, Nhà nưốc đối với sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc nói chung, vối mặt trận sản xuất nông nghiệp nói riêng là cơ sỏ quan trọng để toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu đặt ra cho hậu phương miền Bắc những năm sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, vừa triển khai các cuộc vận động lớn do trung ương phát động, giai cấp nông dân tập thể miền Bắc vừa gấp rút ổn định tình hình mọi mặt, giành một số lượng ngày công thích đáng cho việc san lấp hố bom, cải tạo đồng ruộng, võ hoá khai hoang mở rộng diện tích canh tác, khôi phục các công
  18. 180 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP VI trình thuỷ lợi bị bom đạn Mỹ tàn phá và xây dựng mới nhiều công trình thuỷ lợi khác phục vụ cho nông nghiệp. Một lần nữa, trên các mặt công tác này, sức mạnh tập thể của giai cấp nông dân miển Bắc đã chứng tỏ trong những năm đạn bom lại được phát huy mạnh mẽ. Những vết thương chiến tranh trên khắp ruộng đồng, trong các làng xóm dần lành trở lại. Bên cạnh những công trình thuỷ lợi bị bom đạn Mỹ tàn phá được khôi phục, cho đến năm 1972, đã có hơn 1.000 công trình thuỷ nông lỏn (hồ chứa nước, đê, đập, trạm bơm, mương máng dẫn nước tưới tiêu...) được xây dựng mới đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó, sô' công trình được xây dựng từ 1969 đến 1972 tăng gấp hai lần so với những năm 1965 đến 1968 và ba lần so với những- năm 1961 đến 1964. Cùng với phong trào làm thuỷ lợi, nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới tiếp tục được áp dụng trên ruộng đồng miền Bắc đã góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi... Về phần mình, nhà nước đã ban hành và thực hiện một sô' chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như chính sách về ổn định nghĩa vụ lương thực, thực phẩm và phân phối lương thực trong khu vực hợp tác xã, chính sách về chăn nuôi, chính sách vể thu mua sản phẩm cây công nghiệp, chính sách về cung cấp tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, chính sách về giá cả, chính sách về việc nhà nước cho nông dân vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp... Bên cạnh đó, nhà nưóc khuyến khích các ngành công nghiệp tăng cường hỗ trợ cho nông nghiệp, trước hết
  19. Chương 25: TẢNG CƯỜNG sức MẠNH MIỀN BẮC. 181 là ngành điện, cơ khí, phân bón. So vối năm 1965 - năm đầu của chiến tranh phá hoại, thì đến năm 1971, tổng sản lượng điện phân phối cho nông nghiệp tăng 2,42 lần, máy kéo tăng 5,49 lần, phân bón hoá học tăng 61%'. Với sự hỗ trợ của công nghiệp, các điểm cơ khí nhỏ ở nông thôn thời kỳ này tiếp tục hình thành2. Nếu lấy chỉ số phát triển năm 1960 là 1 thì s ố trạm, đội máy kéo độc lập trên ruộng đồng miền Bắc đến năm 1965 là 3,3 và năm 1971 là 4,9; diện tích gieo trồng được cày bừa bằng máy tăng từ 14,5% năm 1965 lên tới 36,8% năm 1971. Các điểm cơ khí nhỏ chẳng những góp phần tăng năng suất, thúc đẩy sự phân công lao động mà còn có tác dụng củng cô' quan hệ sản xuất mới ở nông thôn. Sự nỗ lực của giai cấp nông dân tập thể cùng sự hỗ trợ đắc lực của các ngành, các cấp đã là những động lực thúc đẩy nển sản xuất nông nghiệp hợp tác xã miền Bắc có những bước phát triển cả về diện tích, năng suất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Năm 1970, diện tích đất canh tác trên toàn miển Bắc đạt tới con số 3.028.100 ha (trong đó 2.723.700 ha trồng cây lương thực), tăng hơn sáu vạn hécta so với năm 1969 và gần bằng tổng diện tích đạt canh tác năm 1965. Năng suất lúa cũng từng bước tăng lên. Đến năm 1970 năng suất ĩúa cả 1. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê tóm tắt năm 1973, Hà Nọi, 1973, tr. 63. 2. Năm 1960, toàn miền Bắc mối có 1.000 điểm cơ khí nhỏ. Con số đó lên đến 6.500 điểm vào năm 1968 và đạt tối 8.730 vào cuối năm 1969, dẫn theo Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tháng 3 và 4-1978, tr. 8.
  20. 182 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG M Ỹ , cứ u N ư ớ c ... T Ậ P VI năm trên một hécta ruộng hai vụ đạt 43,11 tạ, so với 31,9 tạ năm 1965. Thái Bình, Hà Nội là hai tỉnh thành có năng suất đạt bình quân trên 5 tấn thóc/hécta. Trên toàn miền Bắc, đến năm 1970, có 30 huyện (so với bảy huyện năm 1965) và 12.265 hợp tác xã chiếm 13,3% tổng sô' hợp tác xã (so với 4,8% năm 1965) đạt 5 tấn thóc/hécta. Nhờ đó, sản lượng lương thực năm 1970 đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn nửa triệu tấn so với năm 1969 và đạt xấp xỉ năm 1965. Đàn lợn thịt năm 1971 tăng hơn năm 1965 tới 70 vạn con. Như thế, vể cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, đến năm 1971 đạt xấp xỉ năm 1965, trong đó, trồng trọt chiếm 78,8% (năm 1965 là 77,1% và năm 1960 là 81,1%); chăn nuôi chiếm 21,2% (năm 1965 là 22,9% và năm 1960 là 18,9%)‘. Bên cạnh đó, trong những năm này, tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp cũng đạt mức cao. Năm 1971, con số đó tăng gấp 1,8 lần so với năm 1965... Nhìn chung, ba năm khôi phục kinh tế, diện tích và năng suất cây trồng, vật nuôi tăng, chứng tỏ sự vững vàng của nền nông nghiệp hợp tác xã và hiệu quả chỉ đạo của các cấp, các ngành, các địa phương trên mặt trận sản xuất nông nghiệp. Những kết quả mà nển sản xuất nông nghiệp hợp tác xã đạt được không tách rời sự hỗ trợ tích cực của các ngành công nghiệp non trẻ. Trong những năm chiến tranh, nền công nghiệp miền Bắc bị phá hoại khá nặng. Dù vậy, nhờ chủ động 1. Tổng cục Thống kê: Việt Nam ■ sô'và sự kiện 1945 - 1975, con Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.109.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2