intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, cách mạng miền Nam vượt qua thử thách mới, khôi phục từng bước lực lượng và thế trận, giành và giữ thế chủ động trên chiến trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 (Tập 6: Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Phương): Phần 1

  1. QUỐC PHÒNG :K.0000061 SỬ QUÂN Sự VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ cúto NƯỚC 1954 -1975 T Ậ P VI THẮNG NIỸ TRẾN c h iế n trường BA Nước DÕNGDUÓNG ST NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
  2. LỊCH SỬ KHÁNG CHIÍN CHỬNG MỸ CỬU NƯỚC 1954 -1975 T Ậ P VI THẮNG MỸ H ằN CHÍN TRIỦHG M Mlrtc BlNG DOUNE
  3. HỘI ĐỔNG CHỈ ĐẠO XưẤT BAN TS. NGUYỄN DUY HỪNG Chủ tịch Thiếu tưống, PGS. TS. v ũ QUANG ĐẠO Phó Chủ tịch TS. HOÀNG PHONG HÀ ủy viên Đại tá, PGS.TS. Hổ KHANG Úy viên TS. LƯU TRẦN LUÂN ủy viên 9(v)2 ; Mã sô': CTQG - 2013
  4. BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN LỊCH SỬ QUÂN sự VIỆT NAM LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ cffll NƯỚC 1954 -1975 T Ậ P VI th Ang m ỹ t r ẽn ch iên trường BA Nutic DONG DtftiNG ỊQỊụdịlịận 'tần ĩhứỶtm} NHÀ XUẤT BÁN C H IN H T H IT J U O c W - s ự THẬT HÀ N Ộ I-2013
  5. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG Đại tá, PGS.TS. TRỊNH VƯƠNG HỔNG CHỦ BIÊN Thượng tá, TS. Hổ KHANG TÁC GIẢ Thượng tá, TS. HỔ KHANG Đại tá NGUYỄN VĂN MINH Đại tá, ThS. TRẦN TIẾN HOẠT Thượng tá, TS. NGUYỄN HUY THỤC Thượng tá, ThS. NGUYỄN XUÂN NĂNG Trung uý LÊ QUANG LẠNG
  6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam gây chấn động làm bàng hoàng nưốc Mỹ, tạo ra bước ngoặt lớn buộc đê quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược, xuống thang chiến tranh. Choáng váng trước đòn tiến công chiến lược của quân và dân ta, chính quyền Mỹ hiểu ra rằng không thể thắng nổi một dân tộc có tầm cao văn hoá, giàu trí tuệ, đầy bản lĩnh, gan góc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc với quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi. Vì vậy, bưốc vào Nhà Trắng từ tháng 1-1969, Níchxơn đề ra học thuyết mang tên ông ta và chiến lược quân sự toàn cầu với tên gọi “ngăn đe thục tê” thay thế cho chiến lược “phản ứng linh hoạt” đã bị phá sản. Vận dụng vào Việt Nam, Mỹ triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh - một chiến lược toàn diện về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao để quản Mỹ và quân đồng minh của Mỹ rút dần về nước mà quân đội và chính quyền Sài Gòn vẫn mạnh lên theo công thức người Việt Nam tiến hành chiến tranh với trang bị, vũ khí, hậu cần của Mỹ và do Mỹ chỉ huy nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh, áp đặt chủ nghĩa thực dân mổi lâu dài ỏ miền Nam Việt Nam. Để thực hiện âm mưu này, một mặt, Mỹ ồ ạt trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, phát
  7. 6 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u Nưóc... TẬP VI triển, xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh cả về số lượng và chất lượng để đảm trách dần nhiệm vụ của quân đội Mỹ và quân các nưốc phụ thuộc; mặt khác chúng thay đổi biện pháp chiến lược tìm diệt bàng biện pháp chiến lược mới: quét và giữ, phòng ngự chiều sâu, đẩy mạnh binh định dồn dân lập ấp "dân sinh", ấp "đời mới" là xương sống của Việt Nam hoá chiến tranh. Từ năm 1969, đế quốc Mỹ tiến hành bưốc phiêu lưu quân sự mới, mỏ rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, giúp đỡ bọn phản động Lào và gây cuộc đảo chính ở Campuchia, biến Đông Dương thành một chiến trường. Bên cạnh những bưốc phiêu lưu quân sự mối, đế quốc Mỹ tiến hành những chiến dịch ngoại giao xảo quyệt, thoả hiệp với các nước lốn để gây sức ép và cô lập cách mạng Việt Nam. Đứng trước những thử thách nghiêm trọng của tình hình, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng, triệu người như một kiên quyết tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Dưối sự lãnh đạo sáng suốt và kiên định của Đảng, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, quân và dân ta ở miền Nam đẩy mạnh phản công và tiến công địch, từng bước khôi phục vùng giải phóng, khôi phục phong trào cả ỏ ba vùng chiến lược, sát cánh cùng quân, dân Lào và quân, dân Campuchia anh em đánh thắng các bước phiêu lưu quân sự mói của địch. Tháng 6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập. Từ đây ỏ miền Nam song song tồn tại hai chính quyển, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Trên miền Bắc, sau khi đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom đánh phá, quân và dân ta đã nỗ lực cao độ, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất, củng cố miền Bắc về mọi mặt, tảng cường tiềm
  8. LỜI NHÀ XUẤT BẢN 7 lực kinh tế, quốc phòng, chi viện mạnh mẽ cho cách mạng miền Nam và các nước anh em. Đấu tranh ngoại giao được Đảng ta xác định là một mặt trận tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này, nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ hơn nữa của nhản dân tiến bộ trên thế giới đôi với cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari, Chứih phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, phối hợp chặt chẽ, luôn để ra những sáng kiến hoà bình mềm dẻo, linh hoạt, thiện chí nhưng kiên quyết đòi rút hết quân xâm lược vê nưóc, vấn đề miền Nam Việt Nam do chính nhân dân miền Nam tự giải quyết. Bưốc sang năm 1971, trên chiến trường, đối phương nham hiểm và liều lĩnh mỏ ba chiến dịch quân sự lớn đánh ra khu vực đưòng 9 - Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và vùng Ngã ba biên giới hòng triệt để cắt đứt tuyến chi viện chiến lược của ta trên đường Hồ Chí Minh, phá hoại hệ thống kho tàng, căn cứ hậu cần và tiêu diệt bộ đội chủ lực đang đứng chân ỏ đây. Chấp nhận đọ sức với những nỗ lực quân sự cao nhất trong chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của địch, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương quyết định mỏ chiến dịch phản công chiến lược ở đường 9 - Nam Lào và đã giành được thắng lợi giòn giã, giáng một đòn chí mạng vào những nỗ lực ehiến tranh mối của đối phương, tạo ra một bước phát triển mối cho cách mạng miền Nam. Với bốn chương sách, từ chương 23 đến chương 26, tập VI của bộ Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) mang tiêu để Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương
  9. 8 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c ... TẬP VI trình bày một cách khái quát và tương đối đầy đủ về cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chúng ta ở một trong những giai đoạn cam go nhất của chiến tranh từ đầu năm 1969 đến năm 1971, đánh thắng một bước căn bản chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 3 năm 2013 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT
  10. C h ư ơ n g 23 Đ Ế Q U Ố C M Ỹ T H ự C H IỆ N C H IÊ N L Ư Ợ C V I Ệ T NAM HOÁ C H IẾ N T R A N H I- HỌC THUYẾT NÍCHXƠN VÀ CHIÊN Lược QUÂN S ự TOÀN CẦU NGĂN ĐE THựC TỂ Năm 1961, đê quốc Mỹ cho ra dời chiến lược quân sự toàn cầu mang tên "phản ứng linh hoạt" thay thế cho chiến lược “trả đũa ồ ạt” - một chiến lược được đê ra và triển khai thực hiện từ năm 1953 dưới thời Tổng thông Mỹ Aixenhao, nhưng đã không có hiệu quả ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc lúc bấy giờ đang phát triển trên thế giới. Lúc đó, mặc dù đã mất độc quyền vũ khí hạt nhân1, nhưng Mỹ vẫn là một siêu cường chưa từng bị thất bại trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ tham chiến. Thực hiện chiến lược mới này, Mỹ vẫn duy trì lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng đồng thời phát triển lực lượng 1. Năm 1953, Mỹ mất độc quyền bom khinh khí và đến năm 1957, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất đã làm chấn động sâu sắc chính giới Mỹ.
  11. 10 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứ u NƯỚC... TẬP VI thông thường để tiến hành các cuộc chiến tranh hạn chế. Chính quyền Kennơđi rồi L.Giônxơn đều chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vì cho rằng, chiến lược này là lưỡi kiếm tiến công sắc bén vào những nơi nguy hiểm nhất đôi với “thế giới tự do”. Mỹ đã đem áp dụng chiến lược này vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng hai loại hình chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và "chiến tranh cục bộ", nhằm giành thắng lợi trong một cuộc chiến tranh không có vũ khí hạt nhân. Song, qua tám năm (từ 1961 đến 1968) tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ chẳng những không giành được một thắng lợi nào theo ý muon, mà ngược lại, ngày càng lao sâu vào cuộc chiến tranh, bị sa lầy, mắc kẹt, bị tổn thất nặng nề về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Lúc quân Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam hơn nửa triệu với trang bị đầy đủ các loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất, như tướng w. Oétmolen (W. Westmoreland) đánh giá là "nưốc Mỹ chưa bao giờ cho ra trận một lực lượng mạnh, tinh nhuệ và hùng hậu hơn lực lượng Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1966-1969"1, thì cũng là lúc quân Mỹ bị đánh đau nhất, thất bại nặng nề nhất. Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, 1 w. . Oétmolen: Một quân nhân tường trinh, Nxb. Garden City, Doublday and Company, New York 1976. Thư viện quân đội dịch, bản đánh máy lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, tr. 129.
  12. Chương 23: ĐẾ QUỐC MỸ THỰC HIỆN CHIẾN Lược. 11 làm phá sản hoàn toàn chiến lược chiến tranh cục bộ - một thành phần quan trọng cấu thành chiến lược quân sự toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của Mỹ. Năm 1968, hoà cùng chiến thắng to lớn của quân dân ta ở miền Nam, tại Lào, Đoàn Không quân 919 phôi hợp với bộ đội đặc công Quân khu Tây Bắc tiến công, tiêu diệt trạm rađa Mỹ trên đỉnh núi Pa Thí. Mất trạm rađa này, hoạt động không quân của Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam và Lào gặp rất nhiều khó khăn; Mỹ coi đó là một thảm hoạ đôi với nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương. Bởi từ đây, việc đánh phá miền Bắc, ngăn chặn tiếp tế từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn miền Nam của không quân Mỹ sẽ trở nên kém hiệu quả. Trong thời gian này, quân dân miền Bắc bắn rơi thêm 557 máy bay Mỹ, bắt nhiều giặc lái, đưa tổng số máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc tính từ ngày 5-8-1964 đến tháng 12-1968 lên 3.243 chiếc. Tháng 11-1968, đế quốc Mỹ buộc phải ngừng ném bom và chấm dứt mọi hành động quân sự khác chống nưốc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chấp nhận hội nghị bốn bên ở Pari. Sự thất bại này đã đẩy đế quốc Mỹ vào thòi kỳ khủng hoảng dài nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo tính toán ban đầu của các nhà quân sự Mỹ, thì với chiến lược phản ứng linh hoạt, Mỹ có thể cùng một lúc tiến hành “hai cuộc chiến tranh rưỡi” - tức một cuộc chiến tranh ở châu Âu và một cuộc chiến tranh ở châu Á cộng với một cuộc chiến tranh quy mô bằng nửa một cuộc chiến tranh trên. Thế nhưng, trên thực tế, dẫu chỉ mối tiến
  13. 12 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHốNG MỸ, cứ u Nước... TẬP VI hành một cuộc chiến tranh khu vực là cuộc chiến ở Việt Nam, thì cuộc chiến đó củng đã làm cho nước Mỹ lao đao. Vào thời điểm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra, Mỹ buộc phải soát xét lại toàn bộ chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, đặt chiến lược đó trong mối quan hệ với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong cuộc soát xét về mặt chiến lược này, giới lãnh đạo cao cấp Mỹ nhận ra rằng, “lực lượng chiến lược còn lại của nước Mỹ để đôi phó vâi bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trên thế giới chỉ còn trên dưới năm sư đoàn”1, nhưng quân s ố cũng không đầy đủ. Vê con sô" đã vậy, còn vê chi phí cho cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam trung bình hàng năm hơn 30 tỉ đôla (chưa kể chi phí tăng thêm cũng xấp xỉ) làm cho ngân sách chính phủ liên bang thâm hụt lớn, lạm phát tăng 6,1% năm 1969. Đời sông nhân dân Mỹ ngày càng giảm sút. Lòi hứa trước cử tri khi ra tranh cử của Tổng thống Mỹ Giônxơn là sẽ tiến hành cuộc chiến chông nghèo đói nhằm xây dựng một “xã hội vĩ đại” đã không được thực hiện, trong khi sô' lính Mỹ chết và bị thương ở chiến trường được đưa về nước ngày càng nhiều, gây nên tâm lý bi quan, lo ngại và sự phẫn nộ ngày càng tăng của đại bộ phận công chúng Mỹ đối với chiến tranh, đối với chính quyền. Tình hình đó làm gay gắt thêm những mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ và trong chính quyền Oasinhtơn, đẩy sự chống đối chính quyền của nhân dân Mỹ lên cao, làm cho giới lãnh đạo cao cấp Mỹ bị phân hóa sâu sắc... 1. w . Oétmolen: Một quân nhân tường trình, Sđd, tr. 32.
  14. Chương 23: ĐẾ QUỐC MỸ T H ựC HIỆN CHIẾN L ư ợ c ... 13 Trên phạm vi toàn cầu, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải lùi một bước trước sự phát triển của phong trào cách mạng th ế giới. Trong vòng tám năm thực thi chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt, Mỹ chẳng những không ngăn chặn được các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Á - Phi - Mỹ latinh, mà ngược lại, tại lục đ ịa ch â u P h i đã có thêm 15 nước giành được độc lập. ở Mỹ la tin h , nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô và đội tiền phong của giai cấp công nhân Cuba đã làm cuộc cách mạng vô sản thắng lợi, đột phá vào hệ thông thuộc địa tại khu vực "sân sau" của Mỹ. Được cách mạng Cuba khích lệ, ở các nưốc Chilê, Nicaragoa, Vênêduyêla, Côlômbia, Bôlivia, Xanvađo, nhân dân đã vùng lên đấu tranh chông các chính quyền độc tài tay sai Mỹ, uy hiếp ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này. Ở Trung Đ ông, phong trào giải phóng dân tộc, chống phụ thuộc vào nước ngoài gắn chặt vâi phong trào đòi dân chủ, cải thiện dân sinh cũng phát triển mạnh mẽ. Ý thức dân tộc và phong trào quần chúng chống đế quốc, thực dân đã tác động tích cực đến thái độ và hành động của giới cầm quyền ở nhiểu nước Arập. Các nước xã hội chủ nghĩa là đối tượng chủ yếu mà chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt của Mỹ. nhằm tới. Mặc dù bị Mỹ ra sức ngăn chặn, phá hoại bằng nhiều thủ đoạn và biện pháp rất thâm độc, nhưng công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, tài chính, khoa học
  15. 14 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứu N ư ớ c .. . TẬP VI kỹ thuật, văn hoá - xã hội ở các nưóc xã hội chủ nghĩa vẫn phát triển mạnh, tạo cho các nưốc này một vị thế mới trên trường quốc tế và là chỗ dựa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển về tiềm lực quân sự của Liên Xô, Trung Quốc làm cho so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới thay đổi có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Lợi dụng việc Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật Bản nhanh chóng vươn lên, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, quân sự. Nhiều nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu thi hành đường lối chính trị tương đối độc lập hơn, muôn ít phụ thuộc Mỹ để dần dần đóng vai trò độc lập trên vũ đài chính trị quôííc tế. Tình hình trên đây khiến cho nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ nhận thấy: "nếu Mỹ thua ở Việt Nam thì Mỹ thua một cuộc chiến tranh. Nhưng nếu Mỹ lạc hậu một cách tuyệt vọng trong lĩnh vực hạt nhân thì Mỹ có thể mất cả sự tồn tại của mình"1. Trên thực tế, trước một loạt sự kiện xảy ra trên thế giới thòi gian này, có liên quan trực tiếp tới lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế của Mỹ ở 1. Lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Xtennít - Chủ tịch Tiểu ban Điều tra về tình hình sẵn sàng chiến đấu của Thượng viện Mỹ sau sự kiện Tết Mậu Thân (Dẫn theo: Thất bại quân sự của đ ế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979, tr. 128).
  16. Chương 23: DẾ Quốc MỸ THựC HIỆN CHIẾN Lược 15 Béclin, Trung Đông, đặc biệt ỏ Triều Tiên, chính quyển Mỹ vô cùng lúng túng1. Thắng lợi của nhân dán Việt Nam góp phần quan trọng làm phá sản chiến lược quân sự toàn cầu phản ứng linh hoạt của đê quốc Mỹ; làm cho nước Mỹ bước vào năm 1969 - như Kítxinhgiơ (Henry Kisinger) thú nhận, đ ã khôn g còn ở vào cái t h ế có th ể thực hiện được những chương trinh toàn cầu của m ình, không còn có thê gán ghép cho các nước kh ác những g iải p h á p m à Mỹ Ưa chuộng. Trong những điểu kiện đó, bưỏc chân vào Nhà Trắng, Tổng thông Mỹ Níchxơn và những ngưòi cầm quyền nước Mỹ chủ trương phải có một chính sách đối ngoại mới trong một thế giới đã đổi thay, hòng tiếp tục thực hiện tham vọng bá chủ toàn cầu bằng việc bỏ chiến lược p h ả n ứng linh hoạt thời Kennơđi - Giônxơn, vì nó đã bất lực trong việc chông đỡ các đòn tiến công của cách mạng trên khắp các châu lục, và vì sự biến đổi cán cân trên th ế giới không có lợi cho Mỹ. Tháng 7-1969, trong diễn văn đọc tại đảo Guam về chính sách mối của Mỹ, Níchxơn tuyên bố ba điểm: Thứ n h ấ t, Mỹ sẽ tôn trọng tất cả mọi cam kết trong 1. Ngày 23-3-1968, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt giữ chiếc tàu tình báo Puêblô của Mỹ và 83 người có mặt trên tàu. Vô tuyến truyền hình nưốc này đã chiếu lại cảnh những người bị bắt, bị giải đi trên đưòng phố Thủ đô Bình Nhưõng. Sự kiện này đã là "một hành động làm nhục chính quyền Mỹ và chứng minh rằng: Chính quyền (Mỹ) đã bất lực" (Dẫn theo: G. Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, t.l, tr. 291).
  17. 16 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, c ứ u N ư ớ c .. . TẬP VI các hiệp ước mà Mỹ đã ký; thứ h a i, Mỹ sẽ cung cấp một "lá chắn nguyên tử" nếu một cường quốíc hạt nhân nào đe dọa nền tự do của một nưốc đồng minh với Mỹ, hoặc của một nước mà sự tồn tại được Mỹ coi là thiết yếu đôi với nền an ninh của Mỹ; thủ b a , trong những trường hợp liên quan đến những loại “xâm lăng” khác, sẽ cung câp viện trợ vể quân sự và kinh tê khi được yêu cầu đúng với sự cam kết của Mỹ theo những hiệp ưốc, nhưng Mỹ mong muôn những nước trực tiếp bị "đe dọa" phải đảm nhận trách nhiệm vê việc cung cấp nhân lực cho việc phòng thủ nước họ. Sau một thời gian đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới, so sánh lực lượng, tiềm lực và khả năng của Mỹ trong mối tương quan với sự phát triển của cách mạng, Níchxơn thay mặt chính phủ Mỹ công bô chiến lược toàn cầu mới mang tên H ọc thuyết Níchxơn. Mục tiêu tập trung của học thuyết mới này là ra sức phá hoại phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản thế giới, tìm mọi cách đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, duy trì và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, giữ vũng địa vị lãnh đạo của Mỹ trong “thế giới tự do”, thực hiện tham vọng làm bá chủ toàn cầu, đảm bảo cho Mỹ đặc-quyên, đặc lợi nô dịch và bóc lột thế giới. Níchxơn tuyên bô': Mỹ vẫn là siêu cường, có vai trò đặc biệt trên th ế giới; Mỹ phải khẩng định tầm quan trọng của mình trong sự cam kết với châu Âu; tiếp tục duy trì vai trò quan trọng và hết sức nặng nề đối với châu Á; không bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục lãnh đạo ở Tây bán cầu và phải giữ chỗ-đứng quan trọng của Mỹ ở châu Phi...
  18. Chương 23: DẾ QUỐC MỸ THựC HIỆN CHIẾN L ư ợ c .. 17 Trên đây là những nội dung chủ yếu trong chính sách mới của Mỹ mang tên Học thuyết Níchxơn. Theo các nhà chiến lược quân sự, các chuyên gia hàng đầu nước Mỹ thì các căn cứ làm cơ sở cho việc soạn thảo Học thuyết Níchxơn là: - Vân để trước mắt đặt ra cho nước Mỹ là cuộc chiến tranh Việt Nam đang thu hút tâm trí, nghị lực và tiềm lực của Mỹ chưa từng có, nhưng chẳng những Mỹ không thu được kết quả như ý muốh, ngược lại liên tiếp bị thất bại. - Vì cuộc chiến tranh Việt Nam mà trong cán cân lực lượng và môi quan hệ chiến lược quốic tế thay đổi không có lợi cho Mỹ. - Sự m ất cân đối ngày càng tăng giữa phạm vi, vai trò và tiểm lực của Mỹ. - Tính nhiều cực về chính trị của thê giới và một thế giới cộng sản không thuần nhất vẫn là thù địch với Mỹ, nhưng vẫn chia rẽ. Đối với p h e xã hội chủ nghĩa, Học thuyết Níchxơn xác nhận sự lớn mạnh của các nước xã hội chu nghĩa về kinh tế, quân sự, nhất là sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc - hai nước mà Mỹ gọi là “hai cường quốc cộng sản” đã vượt trội Mỹ về vũ khí tiến công chiến lược. Liên Xô - Trung Quốc đang có vị trí, uy tín quan trọng đỗì với các nưóc trong th ế giới thứ ba và là chỗ dựa tin cậy của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Nhưng Mỹ đồng thòi cũng nhận thấy tính chất không thuần nhất cũng như sự chia rẽ ngày càng sâu sắc trong các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốíc tế. Đây là điều
  19. 18 LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, cứu NƯỚC... TẬP VI kiện mới để Mỹ có thể lợi dụng, chông lại phong trào cách mạng th ế giới. Do đó, âm mưu của Níchxơn đối với phe xã hội chủ nghĩa là ch ia rẽ, kiềm c h ế và đẩy lùi. Để thực hiện âm mưu thâm độc đó, Học thuyết Níchxơn chủ trương "bắc nửa nhịp cầu" mở rộng tiếp xúc, giao lưu vê văn hoá, kinh tế, khoa học - kỹ thuật nhằm xâm nhập, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện diễn biến hoà bình phản cách mạng. Níchxơn và giới cầm quyền Mỹ ra sức kích động “chủ n g h ĩa d ân tộc’’ trong nội bộ các nưốc thuộc phe xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh việc tuyên truyền chiêu b ài “thương lượng”, “h o à hoãn Đông - Tây”, thực hiện chính sách “kết bạn" với từng nước, nhằm chia rẽ, phân hoá các nước xã hội chủ nghĩa. Bằng chính sách đó, đế quốc Mỹ mưu toan ngăn chặn ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa đối vối phong trào giải phóng dân tộc trên thê giói và làm suy giảm thê tiến công của cách mạng. Đôi với các dân tộc đan g đấu tranh g iàn h độc lập , Học thuyết Níchxơn chủ trương vừa đe dọa và dụ dỗ, mua chuộc để duy trì sự thông trị bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ tại các nước thuộc địa và phụ thuộc Mỹ. Song, qua cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thấy rõ sức mạnh quân sự của Mỹ không thể mang lại chiến thắng theo ý muôn khi mà các dân tộc đã giác ngộ, đoàn kết, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập của mỗi nước. Vì vậy, Mỹ không thể làm “sen đầm” tràn lan được và cũng không đủ khả năng để có thể một mình chông chọi với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh trên khắp các châu lục.
  20. Chương 23: ĐỂ Quốc MỸ THỰC HIỆN CHIẾN Lược. 19 Trong những điều kiện đó. đê quô'c Mỹ phải tìm cách hạn chế việc sử dụng quân Mỹ ơ nước ngoài, đồng thòi ra sức thực hiện “liên minh khu vực” nhằm “dùng người địa phương đánh người địa phương”. Đế thực hiện Học thuyết Níchxơn ỏ châu Á, Mỹ xúc tiến tổ chức các khôi liên minh quân sự ở từng khu vực. Đó là: T ổ chứ c qu ản sự, chín h trị gồm Mỹ, Ôtxtrâylia, Niu Dilân được thành lập trên cơ sở H iệp ước an ninh T hái B ìn h Dương (ANZUS); Hội đổng châu Á - T hái B ình Dương (ASPH) do Mỹ cầm đầu; duy trì H iệp ước các nước Đông N am Á (SEATO) gồm Mỹ. Anh, Pháp, ốtxtrâvlia, Niu Dilân, Thái Lan, Pakixtan, Philíppin; H ội 11 nước thân Mỹ ở G iacácta (Inđônêxia)... Sau Chiến tranh thê giới thứ hai, mặc dù các nước tư bản chủ nghĩa phát triển không đều, nhưng đã có sự thay đổi rõ rệt về kinh tế, chính trị, quân sự giữa các nước “đồng minh” với Mỹ. Nhật Bản đã trở thành một cường quốc, nhiều nước Tây Âu cũng đã trở thành những cường quốc. Tình th ế đó buộc chính quyển Níchxơn không thể bằng những thủ đoạn như viện trợ kinh tế, quân sự để duy trì địa vị lãnh đạo, chi phối như trước được nữa, mà phải có chính sách mới phù hợp. Trong khi vần nhấn mạnh “Vai trò lãnh đạo cân xứng của Mỹ”, Học thuyết Níchxơn chủ trương các nước trong phe “đồng minh” của Mỹ phải cùng nhau "liên minh phòng thủ", “chia sẻ gánh nặng”, “tăng cường tình đoàn kết về kinh tế, chính trị trong các nước phương Tây”. Thực chất đây là âm mưu của Mỹ nhằm trút bớt gánh nặng cho các nước đồng minh phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2