Ebook Tài liệu nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025
lượt xem 3
download
Tài liệu nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm có 2 phần chính như sau: Giới thiệu chung về Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ebook Tài liệu nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025
- TỈNH ỦY HÀ GIANG BAN TUYÊN GIÁO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 Hà Giang, tháng 12 năm 2020 1
- 2
- LỜI GIỚI THIỆU Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 10 năm 2020 đã thành công tốt đẹp. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng vững chắc, nguồn cổ vũ to lớn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tiếp tục phát huy sức mạnh, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên, phấn đấu xây dựng tỉnh Hà Giang phát triển nhanh và bền vững, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đại hội thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trên cơ sở đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, góp phần tổng kết, làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận và thực tiễn tại địa phương trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và 75 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Giang; đồng thời đề ra mục tiêu phát triển nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 3
- Nhằm giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn và phát hành cuốn “Tài liệu nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. Tài liệu gồm 02 phần: Phần thứ nhất, Giới thiệu chung về Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phần thứ hai, Nội dung cơ bản của Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu đến cán bộ, đảng viên và bạn đọc. BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY 4
- Phần thứ nhất GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO CÁO CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 ----- I- BÁO CÁO CHÍNH TRỊ Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, được kết cấu thành 05 phần, cụ thể: * Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, gồm 03 mục lớn: (1) Phát triển kinh tế - xã hội; (2) Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; (3) Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. * Phần thứ hai: Mục tiêu phát triển nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm 04 mục lớn: (1) Dự báo bối cảnh, tình hình; (2) Quan điểm chỉ đạo; (3) Mục tiêu phát triển; (4) Định hướng phát triển. *Phần thứ ba: Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, gồm 02 mục lớn: (1) Các nhiệm vụ trọng tâm; (2) Các đột phá. 5
- * Phần thứ tư: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, gồm 03 mục lớn: (1) Phát triển kinh tế; (2) Phát triển văn hóa - xã hội; (3) Đảm bảo quốc phòng - an ninh; tăng cường công tác đối ngoại. * Phần thứ năm: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gồm 04 mục lớn: (1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao năng lực hoạt động của chính quyền; (2) Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ; nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; (3) Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại tố cáo; (4) Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đổi mới công tác dân vận, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. II- NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã quyết nghị 05 nội dung quan trọng: 1. Tán thành những nội dung cơ bản về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; mục tiêu phát triển, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 6
- 2. Thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. 3. Thông qua Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng. 4. Thông qua kết quả bầu cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu Đoàn đại biểu của Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 5. Giao Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII tiếp thu ý kiến Đại hội, hoàn thiện và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội, lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết và những chủ trương đã nêu trong các văn kiện Đại hội, đưa Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn cuộc sống. 7
- Phần thứ hai NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BÁO CÁO CHÍNH TRỊ VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 ----- I- CHỦ ĐỀ VÀ PHƯƠNG CHÂM ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 1. Chủ đề Đại hội Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia; phấn đấu đưa kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc. Chủ đề Đại hội gồm 05 thành tố: - Thành tố thứ nhất về “Sự lãnh đạo của Đảng” có nội dung là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh” - Thành tố thứ hai về “Đoàn kết dân tộc” có nội dung là: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc” 8
- - Thành tố thứ ba về “Đổi mới” có nội dung là: “Huy động tối đa nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân” - Thành tố thứ tư về “Quốc phòng - an ninh” có nội dung là: “Đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia”. - Thành tố thứ năm về “Mục tiêu xây dựng tỉnh” có nội dung là: “Phấn đấu đưa kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc” 2. Phương châm Đại hội: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển. II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI, NHIỆM KỲ 2015 - 2020 1. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền, biển đảo diễn ra gay gắt; các thế lực thù địch, phản động vẫn tìm mọi cách để chống phá; dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở hầu hết các quốc gia; cách mạng công nghiệp lần thứ tư trở thành một trong những xu hướng phát triển, các yếu tố đó đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp toàn diện đến quá trình phát triển của nước ta và của tỉnh Hà Giang. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, điều hành quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển khá toàn 9
- diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, sức cạnh tranh, quy mô của nền kinh tế được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm, có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được đẩy mạnh, hiệu quả, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Chính trị - xã hội ổn định, biên giới chủ quyền lãnh thổ quốc gia được giữ vững; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, quốc phòng - an ninh được củng cố. Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới cực Bắc của Tổ quốc; có địa chính trị quan trọng, nhiều tiềm năng, lợi thế như: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ vĩ; khí hậu ôn hòa mát mẻ, môi trường trong lành; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản phẩm đa dạng đặc thù, nguồn gen đa dạng quý hiếm; nhân dân các dân tộc cần cù, chịu khó, có truyền thống cách mạng, đoàn kết, ý chí và khát vọng vươn lên, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Những thế mạnh đó là lợi thế để Hà Giang khai thác, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, Hà Giang còn nhiều khó khăn: Vẫn là tỉnh nghèo, xuất phát điểm về kinh tế dưới mức trung bình so với các tỉnh miền núi phía Bắc, tỷ lệ hộ nghèo cao; cơ sở hạ tầng yếu kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực thấp; biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, thiên tai, dịch bệnh xảy ra với tần suất cao. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã 10
- ảnh hưởng, tác động mạnh, toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự an toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, thống nhất một lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. 2. Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI 2.1. Phát triển kinh tế - xã hội 2.1.1. Phát triển kinh tế: Công tác quy hoạch được quan tâm, hạ tầng kinh tế, xã hội được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì, tiềm lực kinh tế được nâng lên; tiềm năng, lợi thế từng bước được khai thác có hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt 6,8%, đạt mức khá so với các tỉnh trong khu vực. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2020 đạt 30 triệu đồng, tăng 57,4% so với năm 2015, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm từ 36,4% đầu nhiệm kỳ xuống còn 30,3%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,5% lên 25,7%; thương mại - dịch vụ tăng từ 42,1% lên 44%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 44.694 tỷ đồng, tăng 71,3% so với giai đoạn 2010 - 2015. 11
- Công tác lập và quản lý quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được quan tâm đầu tư và thực hiện có hiệu quả, đã hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; 100% đô thị của các huyện đã có quy hoạch chung xây dựng, các xã hoàn thành quy hoạch xây dựng Nông thôn mới. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Giang, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng 04 đô thị trung tâm du lịch thuộc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Tập trung huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình hạ tầng giao thông đô thị, nông thôn quan trọng, thiết yếu. Thành phố Hà Giang đạt các tiêu chí đô thị loại III; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 100% các thôn có đường đi được xe cơ giới đến trung tâm; 100% dân số đô thị, 94,4% hộ dân ở nông thôn được sử dụng điện. Xây dựng hệ thống thủy lợi, công trình thủy nông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống hồ treo trên địa bàn 04 huyện vùng cao núi đá. Nghiên cứu đề xuất Dự án đường cao tốc kết nối từ Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Hà Giang với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Nông nghiệp tăng trưởng khá, bình quân đạt 4,5%. Tỉnh ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa, đã giải ngân trên 705 tỷ đồng với 7.675 hộ được hỗ trợ lãi suất vốn vay. Chương trình cơ cấu lại ngành Nông nghiệp được chỉ đạo triển khai đồng 12
- bộ bằng đề án cụ thể gắn với tổ chức lại sản xuất và cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư; các cây trồng chủ lực của tỉnh được quy hoạch, tập trung chỉ đạo tăng diện tích, nâng cao chất lượng (diện tích cam 8.420 ha, 49% diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP; diện tích chè gần 21.000 ha, 42,3% diện tích đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ). An ninh lương thực trên địa bàn được bảo đảm, tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn; một số sản phẩm đã xây dựng được nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (cam Sành Hà Giang; chè Shan tuyết; Mật ong Bạc hà). Triển khai lập quy hoạch tổng thể chương trình phát triển cây dược liệu, bảo tồn gen, nguồn giống dược liệu quý hiếm. Cây chè Shan tuyết cổ thụ 500 năm tuổi tại xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì 13
- Chăn nuôi phát triển chiếm 30% trong cơ cấu ngành Nông nghiệp. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chống rét cho gia súc; phòng, chống sâu bệnh cây trồng được bảo đảm. Đẩy mạnh trồng, cấp chứng chỉ, chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng (trồng mới trên 37.000 ha rừng, cấp chứng chỉ chứng nhận rừng bền vững cho các nhóm hộ gia đình được trên 4.200 ha, giao khoán, bảo vệ trên 375.000 ha, khoanh nuôi phục hồi trên 19.000 ha), tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%. Cán bộ và nhân dân xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc làm đường giao thông nông thôn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới được triển khai quyết liệt, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Tập trung xây dựng trung tâm xã và các 14
- khu dân cư gắn với phát triển dịch vụ. Đến nay, đã có 43 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, đạt 143% chỉ tiêu Nghị quyết; thành phố Hà Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Quy tụ, sắp xếp 4.777 hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai về sống tập trung tại các thôn, gắn với xây dựng Nông thôn mới, vượt so với mục tiêu của nhiệm kỳ. Hoạt động du lịch có chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng du lịch bình quân đạt 16%/năm. Mô hình du lịch homestay được khuyến khích phát triển bằng chính sách của tỉnh, đã hỗ trợ 23,7 tỷ đồng để phát triển dịch vụ du lịch homestay và xây dựng các cơ sở lưu trú, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, xóa nghèo cho nhân dân. Khai mạc Tuần Văn hóa du lịch Qua miền di sản Ruộng bậc thang năm 2018 15
- Kết cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch của tỉnh được quan tâm đầu tư. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Hà Giang được đẩy mạnh cả trong và ngoài nước. Khách du lịch tăng bình quân trên 15%/năm, đến hết năm 2020 thu hút 1,5 triệu lượt khách, đạt mục tiêu Nghị quyết. Công nghiệp, thủ công nghiệp tăng trưởng và phát triển khá, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế tăng bình quân 12,7%/năm, đến năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tăng 102,7% so với năm 2015. Hoàn thành và đưa vào vận hành 17 nhà máy thủy điện, đến nay toàn tỉnh có 36 nhà máy đang hoạt động, sản lượng điện trên 2.659,5 triệu kwh/năm. Giá trị sản xuất ngành khai thác khoáng sản tăng 53,24%, sản xuất và phân phối điện tăng 37,45%, chế biến nông, lâm sản tăng 33,04%. Đến nay, đã khôi phục, bảo tồn được 04 làng nghề truyền thống, gồm: Làng nghề nấu rượu thóc Nàng Đôn (Hoàng Su Phì); Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Tày và Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Pà Thẻn (Quang Bình); Làng nghề sản xuất giấy bản dân tộc Dao (Bắc Quang), duy trì và phát triển 35 làng nghề đã có; nâng tổng số làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh lên 39 làng nghề. Hệ thống thương mại, dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng hóa thuận lợi, cung cầu hàng hóa bảo đảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 13,6%/năm. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, khách sạn, nhà hàng, siêu thị nhỏ phát triển. 16
- Công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được triển khai hiệu quả. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm được chú trọng, một số sản phẩm của tỉnh bước đầu đã có thị trường tiêu thụ ổn định. Chương trình phát triển kinh tế biên mậu được tập trung chỉ đạo thực hiện. Hoạt động thương mại, dịch vụ qua biên giới chuyển biến tích cực, xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng ngày càng cao; kết cấu hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại biên giới được quan tâm đầu tư; cải cách thủ tục hành chính tại các cửa khẩu quốc tế được thực hiện tốt; công bố mở chính thức cặp cửa khẩu quốc gia song phương Xín Mần (Việt Nam) - Đô Long (Trung Quốc). Tích cực, chủ động tổ chức, tham gia các hội nghị, hội chợ quốc tế nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy. Duy trì tốt cơ chế hội đàm định kỳ, trao đổi thông tin về các hoạt động thương mại biên giới với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Phát triển doanh nghiệp, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân phát triển cả về số lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thành lập mới 649 doanh nghiệp và 326 đơn vị trực thuộc, trên 71% doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. 17
- Thu hút được một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế, tiềm năng; vận động, thu hút các chương trình dự án ODA. Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017 của tỉnh Hoạt động khởi nghiệp được quan tâm triển khai, kinh tế tập thể chuyển biến theo hướng liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên, người lao động, đến nay toàn tỉnh có 693 hợp tác xã, trong đó 86% hoạt động có hiệu quả. Hoạt động tài chính, tín dụng và đầu tư công được tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10.665 tỷ đồng, trong đó năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 51,2% so với năm 2015. Cơ cấu chi ngân sách địa phương có chuyển 18
- dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên (năm 2020 chi đầu tư phát triển chiếm 27,9%, chi thường xuyên chiếm 72,1% tổng chi ngân sách địa phương, so với năm 2015 tăng và giảm tương ứng 1,9%). Cắt giảm quy mô đầu tư, tạm dừng một số dự án chưa thực sự cấp thiết; kiểm soát chặt chẽ các dự án khởi công mới; bố trí thanh toán nợ xây dựng cơ bản, trả nợ vay ngân hàng và kho bạc nhà nước, đạt 96,5% theo quy định; tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế 23.474 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng bình quân 14,56%/năm. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống. Chủ động hợp tác với các cơ quan, đơn vị khoa học công nghệ có kinh nghiệm và uy tín để nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ. Triển khai có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, môi trường, y dược; ứng dụng, chuyển giao công nghệ hệ thống bơm nước không dùng điện tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai nghiêm túc. Quy định rõ trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với các ngành, các cấp chính quyền, địa phương; hoàn thành khoanh định các khu vực cấm, khu vực tạm cấm; phối hợp với các tỉnh giáp ranh quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học - Phương pháp luận: Phần 1
440 p | 342 | 125
-
Nghiên cứu khoa học - Phương pháp luận: Phần 2
401 p | 246 | 92
-
Các kiến thức về cảm xạ học
83 p | 195 | 39
-
Nghiên cứu và phê bình Văn hóa Chăm: Phần 2
237 p | 136 | 28
-
Xã hội học và các phương pháp nghiên cứu: Phần 2
198 p | 122 | 27
-
Nghiên cứu về Xã hội học giáo dục: Phần 1
183 p | 131 | 25
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
48 p | 359 | 25
-
Nghiên cứu về Xã hội học giáo dục: Phần 2
159 p | 103 | 16
-
Khoa học nghiên cứu Văn Sử Địa: Phần 1
51 p | 89 | 12
-
Nghiên cứu nền tảng Xã hội học: Phần 1
381 p | 65 | 12
-
Nghiên cứu nền tảng Xã hội học: Phần 2
396 p | 71 | 9
-
Khoa học nghiên cứu Văn Sử Địa: Phần 2
45 p | 70 | 9
-
Ebook Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị): Phần 1
55 p | 33 | 8
-
Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
20 p | 23 | 4
-
Ebook Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học: Phần 1
39 p | 13 | 4
-
Ebook Tài liệu các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025
333 p | 8 | 3
-
Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Đồng Văn (1945-2015)
153 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn