intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Chi bộ Nậm Ban lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975-1985); Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban thực hiện đường lối đổi mới (1986-2018). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ban (1961-2018): Phần 2

  1. 39 Chương III CHI BỘ ĐẢNG XÃ NÂM BAN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TRONG XÃ ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 – 1985) I Chi bộ xã Nậm Ban lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn xã (1975 – 1980) Sau 30 năm đấu tranh kiên cường vì mục tiêu độc lập, tự do, thống nhất đất nước, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã đưa dân tộc bước vào thời kỳ mới quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ đất nước hòa bình, thống nhất để khôi phục và phát triển kinh tế. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì xã cũng phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như: Cơ sở vật chất nghèo nàn, chủ yếu tự cấp, tự túc và phương thức canh tác lạc hậu, điểm xuất phát lên chủ nghĩa xã hội thấp. Bên cạnh đó, sau khi thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ và các nước chư hầu cùng một lúc thực hiện chính sách bao vây, cấm vận toàn diện đối với nước ta như: Bao vây về kinh tế, cấm vận về chính trị, cô lập ngoại giao đồng thời một số bọn phản động âm mưu lái nước ta theo hướng lệ thuộc vào chúng… Ngày 25/4/1976, thực hiện chủ trương của Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ, chính quyền, 99% nhân dân xã Nậm Ban đã cùng với nhân dân cả nước phấn khởi đi bỏ phiếu bầu Quốc hội chung của cả nước, 492 đại biểu gồm đủ các thành phần công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, đại biểu các tầng lớp thanh niên, phụ
  2. 40 nữ, đại biểu các dân tộc thiểu số và tôn giáo, được bầu vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam thống nhất. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1975 – 1977 đã đề ra, Chi bộ xã đã lãnh đạo nhân dân tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, thâm canh, chuyên canh, lấy khai hoang là giải pháp mở rộng sản xuất; xác định rõ cây lúa, cây ngô làm lương thực chủ lực của xã, khai hoang phục hóa một cách hợp lý đi đôi với phát triển các thế mạnh về rừng, chăn nuôi, nâng cao năng suất lao động. Công tác giáo dục tiếp tục được quan tâm. Năm học 1976- 1977, toàn xã có 6 lớp học vỡ lòng với khoảng gần 130 cháu, cấp I có 3 lớp với gần 60 học sinh. Hàng năm, kết quả thi chuyển lớp đạt kết quả trên 90%. Bên cạnh kết quả đạt được, cơ sở vật chất của trường, lớp, bàn, ghế phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên, học sinh vẫn còn khó khăn, thiếu thốn. Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Trạm xá xã được củng cố, các tủ thuốc hợp tác xã được xây dựng và có hướng dẫn sử dụng hiệu quả. Công tác đảm bảo an ninh trật tự; văn hóa, văn nghệ trên địa bàn xã được quan tâm, chú trọng, đồng thời tiếp tục củng cố lực lượng dân quân tự vệ; xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể… Thực hiện Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp của Huyện ủy Yên Minh, tháng 8/1977 Chi bộ xã Nậm Ban đã tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 1977-1979, Dự Đại hội có 15 đảng viên, Đại hội đã bầu Ban chi ủy gồm 3 đồng chí: Đồng chí Vàng Quáng Tà giữ chức vụ Bí thư chi bộ; đồng chí Lù Dấu Dỉ – Phó bí thư
  3. 41 chi bộ, Nông Văn Chức9 - Ủy chi viên, Chủ tịch UBND xã. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên, dưới sự chỉ đạo huyện ủy Yên Minh, Chi bộ xã Nậm Ban đã tổ chức học tập, quán triệt, Nghị quyết của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng khóa IV về nhiệm vụ trong tình hình mới. Qua học tập nhận thức của cán bộ, của đảng viên và quần chúng nhân dân về đường lối và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới được nâng lên một bước, củng cố niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trên cơ sở đó Chi bộ xã cụ thể hóa thành nhiệm vụ để lãnh đạo nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, phát triển sản xuất ổn định đời sống kinh tế xã hội cho nhân dân. Thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980 Chi bộ xã Nậm Ban tập trung chỉ đạo sản xuất thâm canh tăng vụ, xây dựng hệ thống kênh mương để chủ động nước tưới, đưa các giống cây mới có năng xuất cao vào sản xuất; mạnh dạn trồng cây công nghiệp như lạc, rong riềng, chè; cây ăn quả như: mận, đào, lê... Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm để cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Đồng thời tiếp tục chấn chỉnh cách thức quản lý hợp tác xã, đưa quy định giám sát, chấm công ở các hợp tác xã, thực hiện không ghi công điểm cho cán bộ đi họp, kiểm tra, thăm đồng nhằm lấy lại niềm tin trong xã viên. Mặt khác, thực hiện việc phân chia sản phẩm đảm bảo công bằng theo ngày công với phương châm “người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, người không làm không hưởng”, kiểm tra năng xuất và vận động quần 9 Cán bộ huyện tăng cường
  4. 42 chúng nhân dân thực hiện chủ trương không nấu rượu bằng lương thực nhằm đảm bảo lương thực, phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Giai đoạn 1976 – 1980 thường có rét đậm, hạn hán kéo dài, làm ảnh hưởng đến sản xuất, riêng năm 1977 xuất hiện hạn hán kéo dài, gây thiếu nước sản xuất. Chi bộ đã chỉ đạo nhân dân chủ động khơi thông hệ thống kênh mương để cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt được ổn định, đồng thời cử cán bộ phụ trách công tác khuyến nông cùng cán bộ huyện khảo sát các công trình thủy lợi trên địa bàn xã để tìm giải pháp khắc phục lâu dài nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước về mùa khô, ngập úng trong mùa mưa lũ. Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xã, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban đã thi đua lao động sản xuất đạt được những thành quả nhất định. Năm 1978, tổng diện tích gieo trồng đạt 586 ha, trong đó lúa 120 ha, ngô 116 ha, cây sắn 28 ha, đậu tương 31 ha, dong riềng 115 ha, rau đậu các loại 176 ha. Năng xuất cây lúa đạt 35 tạ/ha, ngô đạt được 16 tạ/ha, các loại cây trồng khác cũng đạt năng xuất cao hơn trước, bình quân lương thực đạt 310kg/người/năm. Lượng rau cung cấp hàng ngày đạt 80- 85% nhu cầu; rau đậu các loại đạt 898kg. Trong chăn nuôi, kết hợp chăn nuôi tại hợp tác xã với hộ gia đình nên trong thời gian này đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể. Toàn xã có 1050 con trâu, 247 con bò, 142 con ngựa, 2.231 con lợn, hơn 5 nghìn con gà, vịt các loại. Trên cơ sở đó xã đã hoàn thành nghĩa vụ lương thực đối với Nhà nước, trong năm 1979, xã cung cấp được 4.693 kg thịt lợn hơi, 313 kg thịt gà, 478 kg thịt bò hơi, 346 kg rau, đậu các loại; huy động 132 con ngựa thồ vận
  5. 43 chuyển lương thực các loại để nộp nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước; đồng thời tiếp tục vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu khác về nghĩa vụ lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng. Tuy nhiên, trong thời điểm giáp hạt tỷ lệ hộ đói trên địa bàn xã còn cao chiếm 30-45%. Một số hợp tác xã chưa thực hiện chính sách công bằng trong sản xuất, gây dư luận xấu trong nhân dân, chỉ cho những xã viên cũ vay nguồn gạo cứu đói, dẫn đến tình trạng một số hộ xã viên mới bị thiếu lương thực. Những hộ gia đình bị thiếu lương thực tại thời điểm giáp hạt thường xuyên phải ăn rau, đậu, hoa quả. Lĩnh vực giáo dục, được Chi bộ quan tâm và chú trọng, tiếp tục xây dựng trường tiểu học (cấp I) với 125 học sinh, kết hợp mở lớp 6 với 30 học sinh đặt tại xóm Bản Ruộc; mỗi xóm đều có từ một đến hai lớp vỡ lòng, một lớp bổ túc văn hóa học tại trụ sở UBND xã; tích cực động viên con em các dân tộc ra Mậu Duệ học lên cấp II (THCS) và các lớp cao hơn. Đối với các lớp vỡ lòng giáo viên phần lớn là những người trong hợp tác xã được bổ sung kiến thức sư phạm về tham gia giảng dạy, chỉ có 5 giáo viên được đào tạo sư phạm dạy ở trường tiểu học của xã. Chi uỷ, chính quyền địa phương vận động nhân dân tự chặt cây tre, nứa, lá buông làm lớp học; bàn ghế học sinh và giáo viên đều làm bằng những tấm ván gỗ ghép lại, bước đầu đáp ứng cho học sinh có lớp để học. Từ đó, giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, tích cực tham gia mọi hoạt động của xã, góp phần xây dựng cuộc sống mới ở địa phương.
  6. 44 Lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều tiến bộ, trạm xá đã có một y sỹ và hai y tá, có đủ các loại thuốc chữa bệnh thông thường đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc khám chữa bệnh của nhân dân; tổ chức phun thuốc diệt muỗi, phòng chống sốt rét thường xuyên, hướng dẫn nông dân vệ sinh phòng bệnh nên dịch bệnh không phát triển, sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Phát động và duy trì các phong trào như: vệ sinh phòng bệnh, chống rét mùa đông, chống các bênh sốt rét, sinh đẻ có kế hoạch, tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em. Điều tra và hướng dẫn chữa bệnh bướu cổ cho nhân dân... Công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể được Chi bộ quan tâm lãnh đạo, cán bộ, đảng viên thường xuyên được học tập lý luận chính trị, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, 3 tổ Đảng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đủ năng lực lãnh đạo. Chi bộ rất chú trọng phát triển đảng viên, thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể quần chúng trong xã, Chi bộ đã lựa chọn được những đoàn viên và quần chúng ưu tú để bồi dưỡng, giáo dục kết nạp vào Đảng, tính trong năm 1977 Chi bộ đã kết nạp thêm 4 đồng chí. Tuy nhiên công tác xây dựng Đảng của Nậm Ban còn một số hạn chế: việc giáo dục, rèn luyện quản lý và kiểm tra trong đảng chưa thường xuyên, thậm chí có lúc còn buông lỏng; do vậy chưa ngăn chặn kịp thời những sai phạm của một số đảng viên; trong sinh hoạt tinh thần tự phê bình và phê bình còn mang tính nể nang, hình thức, một số đảng viên do thiếu tinh thần rèn luyện, tu dưỡng nên đã mắc sai lầm khuyết điểm, vi phạm chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, vi phạm phẩm chất đạo đức của người đảng viên, gây ảnh hưởng xấu về tổ chức Đảng.
  7. 45 Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Chi bộ đã chỉ đạo các tổ đảng thường xuyên tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt tự phê bình và phê bình xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thường xuyên kiện toàn tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt, chú trọng việc kiểm tra, giám sát kịp thời ngăn ngừa và xử lý những đảng viên vi phạm kỷ luật, Chi bộ thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã theo nguyên tắc “liên tục và kế thừa”, tăng cường đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ và cán bộ dân tộc thiểu số, thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và công tác Đảng. Hoạt động của HĐND, UBND xã có nhiều tiến bộ, trình độ, năng lực điều hành có hiệu quả hơn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tập thể đã đi vào hoạt động thường xuyên và có nề nếp, qua đó động viên các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xã hội nhiều hơn và nâng cao ý thức trách nhiệm trong lao động, sản xuất. Công tác bảo đảm trật tự trị an tiếp tục được duy trì tốt. Thời kỳ này, tuy đất nước hòa bình, nhưng đội dân quân của xã vẫn thường xuyên luyện tập, tình hình an ninh chính trị luôn được đảm bảo giữ vững không có các hiện tượng mất trật tự an ninh hay các vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn. Trong giai đoạn này, tình hình biên giới diễn biến ngày càng phức tạp, Chi bộ xã đã lãnh đạo củng cố lực lượng dân quân tự vệ cả về chính trị, huấn luyện kỹ thuật, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ địa bàn. Bên cạnh đó, công tác giáo dục các tầng lớp nhân dân
  8. 46 nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động của bọn gián điệp, biệt kích phản động. Từ cuối năm 1978, tình hình biên giới diễn ra ngày càng phức tạp, phía Trung Quốc đã nhiều lần có các hành động khiêu khích lấn chiếm, gây căng thẳng trên dọc tuyến biên giới Việt – Trung; tại địa bàn huyện Mèo Vạc từ ngày 14/1/1979 phía Trung Quốc cho quân áp sát biên giới, khiêu khích, lấn đất của ta, ngày 2/2/1979 chúng sử dụng tiểu đoàn đánh vào khu vực Đồn biên phòng Săm Pun và Lâm trường Săm Pun. Đến ngày 17/2/1979 chúng sử dụng một trung đoàn chủ lực có pháo yểm trợ tấn công vượt qua mốc 138, 140 và 21 tấn công vào 3 xã biên giới là Thượng Phùng, Xín Cái, Sơn Vĩ10. Quán triệt Nghị quyết 07 khóa IV của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định kẻ thù cơ bản, lâu dài của cách mạng nước ta là chủ nghĩa đế quốc nhưng kẻ thù mới, trực tiếp nguy hiểm với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, đe dọa độc lập chủ quyền của nước ta là “tư tưởng bành trướng”; xác định nhiệm vụ xây dựng thế trận phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc11. Do đó, dù là xã nội địa nhưng Chi bộ đã chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, phát động quần chúng xây dựng làng, xã chiến đấu, chuẩn bị sẵn sàng và giữ trật tự an ninh, đập tan các cuộc bạo loạn ở nội địa. Đồng thời chỉ đạo xây dựng các phương án, 10 Lịch sử Đảng bộ huyện Mèo Vạc 1962 – 2015, tr 87 11 Xã có một liệt sĩ Vầy A Pảo thôn Nà Pòong hi sinh trong chiến đấu bảo vệ biên giới tại Cao Bằng
  9. 47 kế hoạch tác chiến, nội quy phòng gian bảo mật, nội quy giữ gìn, bảo vệ vũ khí, đạn dược chặt chẽ; tăng cường xây dựng, củng cố công sự trận địa, huấn luyện, tuần tra, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn. Thành lập các tổ, đội an ninh ở thôn, bản, đội sản xuất để đảm bảo an ninh trật tự. Đội ngũ công an viên thường xuyên củng cố về tư tưởng và tổ chức, giáo dục về nhiệm vụ, chức năng. Trên địa bàn xã có từ 24 – 30 công an viên ở các Hợp tác xã và 11 tổ an ninh ở các đội sản xuất. Đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Mặt khác, chính quyền xã đã đặc biệt coi trọng công tác đăng ký, quản lý hộ tịch hộ khẩu, tạm trú tạm vắng và kết hợp với vận động quần chúng tố giác, phát hiện những kẻ gian, lạ mặt buôn bán các mặt hàng trái phép xuất hiện trên địa bàn xã. Nhằm đối phó với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, nhất là về chiến tranh tâm lý, gián điệp, biệt kích, Chi ủy xã đã thường xuyên lãnh đạo công tác củng cố lực lượng ở cơ sở và phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào xây dựng tổ an ninh nhân dân. Qua đó, các phong trào được tổ chức rộng rãi và hoạt động có nề nếp, hiệu quả. Chi bộ yêu cầu lực lượng công an, dân quân du kích ngày đêm tuần tra canh gác, bắt giữ được một số đối tượng xâm nhập, hoạt động trái phép; phối hợp tốt với lực lượng của huyện, của tỉnh, tuần tra canh gác, chủ động theo dõi những phần tử phản cách mạng để có biện pháp xử lý, đối phó. Tháng 11/1979, Chi bộ xã Nậm Ban tiến hành Đại hội Chi bộ lần thứ VII, dự đại hội có 16 đảng viên, Đại hội đã đánh giá kết quả việc thực hiện Nghị quyết Đại hội chi bộ lần thứ VI và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ
  10. 48 tới là: Sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của địch, quyết tâm bám đất, bám làng vừa chiến đấu vừa sản xuất phát triển kinh tế gắn liền với an ninh - quốc phòng. Đại hội đã bầu ra Ban Chi ủy gồm đồng chí Vàng Quáng Tà giữ chức vụ Bí thư chi bộ; đồng chí Lù Dấu Dỉ - Phó bí thư chi bộ Nùng Vần Chin ủy viên - chủ tịch UBND xã. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ lần thứ VII đề ra, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Nậm Ban hăng hái thi đua lao động, sản xuất và đạt được những thành quả đáng kể: Trong nông nghiệp đã đưa tổng diện tích cây trồng tăng 536 ha, trong đó cây lúa 220ha, năng xuất đạt 25 tạ/ha, cây ngô 116 ha, năng xuất đạt 15 tạ/ha. Tổng đàn gia súc có 1095 con; trong đó trâu 250, bò 284, ngựa 165, lợn 796; tổng đàn gia cầm 2.960 con. Mỗi hộ gia đình trong một năm làm nghĩa vụ bán cho Nhà nước 50kg lương thực, 30kg lợn hơi, 10kg rau đậu các loại, đưa mức bán của toàn xã cho Nhà nước lên 2,5 tấn lương thực; 1,2 tấn lợn hơi. Công tác quốc phòng tiếp tục được Chi bộ đặc biệt quan tâm và trực tiếp lãnh chỉ đạo thường xuyên. Đội ngũ dân quân luôn được bổ sung về số lượng, nâng tổng số dân quân của xã lên trên 100 đồng chí, trong đó có 3 trung đội dân quân, 1 trung đội dân quân tập trung bảo vệ số lượng và thường xuyên được huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội lúc này có nhiều diễn biến phức tạp với kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt và âm mưu lấn chiếm biên giới của kẻ thù đe dọa chiến tranh, tung thám báo, rải truyền đơn, đặc biệt là chiến tranh gián điệp, móc nối, cài cắm nhằm xây dựng cơ sở nội ứng chống phá ta lâu dài. Trước tình hình đó, Chi bộ Đảng xã Nậm Ban trực tiếp chỉ đạo chính
  11. 49 quyền củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị. Xã đã bổ sung vào Ban Chỉ huy quân sự lên 5 người, đồng chí Phó chủ tịch UBND xã được chỉ định làm Trưởng Ban Công an xã và một đồng chí làm Phó ban và 3 đồng chí làm ủy viên. Công tác văn hóa – xã hội tiếp tục được phát triển. Phong trào “ánh sáng văn hóa vùng cao” phát triển mạnh mẽ, xã được tăng cường thêm 2 giáo viên. Tuy trong thời chiến nhưng trường, lớp và sỹ số học sinh vẫn được duy trì, nhất là các lớp bổ túc văn hóa với chiến dịch "ánh sáng văn hóa " đã nâng cao thêm trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc trong xã. Trong năm học 1979 – 1980, tổng số lớp vỡ lòng có 4 lớp với 90 học sinh, tiểu học có 2 lớp 1 với 40 học sinh. Lớp ánh sáng văn hóa có 8 lớp, học hai ca buổi sáng và buổi tối với 30 học viên. II. Chi bộ lãnh đạo nhân dân xã Nậm Ban đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo vệ biên giới (1980 – 1985) Mặc dù tuyên bố rút quân vào ngày 18/3/1979 nhưng Trung Quốc vẫn duy trì một lực lượng quân sự lớn ở biên giới, chốt giữ nhiều điểm cao và tiếp tục khiêu khích vũ trang, lấn chiếm biên giới, phá hoại đời sống sản xuất, lao động của nhân dân ta gây căng thẳng biên giới để phá hoại ta về nhiều mặt. Hoạt động khiêu khích của địch kéo dài nhiều năm và tập trung ở giai đoạn 1984 – 1986 khi sử dụng cấp trung đoàn, sư đoàn mở nhiều cuộc tấn công quy mô lớn trên tuyến biên giới của ta ở hai huyện Vị Xuyên và Yên Minh Trước âm mưu phá hoại của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới, ngày 17/3/1981, Tỉnh ủy Hà Tuyên ra Chỉ thị A81 về việc chuyển toàn bộ hoạt động vào thời chiến.
  12. 50 Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Minh. Chi bộ xã Nậm Ban tiếp tục tập trung chỉ đạo nhân dân các dân tộc chuyển toàn bộ mọi hoạt động sản xuất và bảo vệ biên giới từ chỗ bình thường thành tình hình khẩn cấp sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; phát động phong trào toàn dân tích cực đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống và ra sức chi viện cho tuyến trước; củng cố lực lượng ở cơ sở và phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào xây dựng tổ an ninh nhân dân. Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ VIII12 và Nghị quyết Đại hội Chi bộ xã lần thứ VII, cấp ủy, chính quyền xã khẩn trương triển khai kế hoạch thực hiện, tập trung xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương. Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể, Chi bộ đã thường xuyên quan tâm đến giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là đội ngũ dân quân. Công tác phát triển Đảng đã được chú trọng, trong hai năm 1980 – 1982, Chi bộ đã cử được 5 thanh niên ưu tú đi học lớp đối tượng Đảng mở tại xã Mậu Duệ và đã kết nạp được 2 đồng chí đảng viên mới. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy Hà Tuyên về chức năng nhiệm vụ của cấp xã trong tình hình mới và cuộc vận động “Làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội” chi bộ xây dựng quy chế sinh hoạt, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên gương mẫu tuyên truyền và vận động thực hiện các chủ trương 12 Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh 1944 – 2010 tr 144
  13. 51 của Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện Điều lệ Đảng, quy định trong sinh hoạt; nêu cao tính kỷ luật, đấu tranh phê bình, tự phê bình làm trong sạch tổ chức Đảng. Công tác xây dựng chính quyền, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã được củng cố đi vào hoạt động hiệu quả hơn. Chi bộ chỉ đạo thường xuyên đối với công tác của chính quyền trong công tác sắp xếp bộ máy, xây dựng kế hoạch hàng năm. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động ban quản lý thôn bản của Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân xã; đảm bảo chính quyền thực sự của dân, do dân, vì dân; từng bước khắc phục được những mặt hạn chế, mở rộng dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở… Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tiếp tục được đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, thực hiện nghiêm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc phát động phong trào “Lao động sản xuất, công tác học tập đạt năng xuất cao”; “Xây dựng gia đình văn hóa mới”... Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho hội viên, quần chúng nhân dân thông qua các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức Đoàn thanh niên thường xuyên được tăng cường, củng cố, trong thời kỳ từ 1980-1985, tổ chức Đoàn xã phát triển từ 1 Chi đoàn cơ sở lên 5 Chi đoàn cơ sở, số lượng đoàn viên tăng từ 31 đoàn viên lên 93 đoàn viên. Đoàn đã giáo dục lý tưởng Cộng sản, nâng cao ý thức rèn luyện, vai trò trách nhiệm, lý tưởng phấn đấu và vận động đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia các hoạt động xã
  14. 52 hội, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn. Đoàn Thanh niên xã đã huy động hơn 1.000 ngày công lao động xây dựng đường giao thông ở các thôn: Nà Tàn, Nà Hin, Bắc Làng…Hội Phụ nữ thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đổi mới; số hội viên tăng cao, đến cuối năm 1985 toàn xã có 432 hội viên; tích cực tuyên truyền hội viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà Nước; tích cực triển khai phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,“Luống rau nuôi quân, luống rau tình nghĩa” quyên góp quà tặng thương binh, bộ đội nhân ngày lễ, tết… Trong sản xuất nông nghiệp, giai đoạn này mô hình hợp tác xã và cơ chế quản lý bao cấp nhiều năm bộc lộ những yếu kém bất cập, làm cho nền kinh tế chậm phát triển và rơi vào tình trạng khủng hoảng chung trong cả nước; cụ thể, công tác quản lý thiếu khoa học; việc chấm công, thanh, quyết toán thiếu công bằng, năng xuất lao động thấp, tình trạng thiếu lương thực gia tăng.. Để khắc phục tình trạng này, ngày 13/01/1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng "Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp, Chỉ thị 100 (khoán 100) được nhân dân cả nước, tỉnh Hà Tuyên, huyện Yên Minh nói chung và nhân dân Nậm Ban nói riêng phấn khởi đón nhận, Chi bộ xã đã chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp khẩn trương tổ chức triển khai hình thức khoán cho phù hợp với điều kiện địa phương (khoán theo hộ gia đình, lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế). Sau khi khoán sản phẩm, nhân dân đã tích cực, chủ động tận dụng đất đai, đầu tư phân bón, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ triển khai tốt Chỉ thị 100 của Trung ương Đảng, năng xuất
  15. 53 các loại cây trồng trên địa bàn xã đạt cao hơn trước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Năm 1982 sản xuất nông nghiệp có bước thay đổi mạnh, từ hình thức khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình, nhân dân đã tự chủ động trong thâm canh tăng năng xuất, đưa giống mới như giống ngô TBS 2, giống lúa Bao thai vào gieo trồng đã đưa sản lượng tăng lên rõ rệt. Sản lượng ngô đạt 18 tạ/ha, lúa đạt 29 tạ/ha, đậu tương đạt 5 tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc là 250 tấn, bình quân lương thực đầu người là 260kg/ năm. Cùng với việc quan tâm phát triển cây nông nghiệp, Ban Chi ủy xã đã xác định cần đầu tư, phát triển cây công nghiệp và các loại rau màu khác vào trồng xen kẽ đảm bảo rau tại chỗ cho người dân và cung ứng cho dân quân. Chăn nuôi được các hộ gia đình chú trọng phát triển, tổng số đàn gia súc 1.628; trong đó: Trâu 470 con, bò 112 con, ngựa 56 con; lợn 980 con, gia cầm 4506 con. Hàng năm bán nghĩa vụ tại chỗ cho Nhà nước 3,8 tấn lương thực, 1,2 tấn thực phẩm. Ngày 12/4/1982, Chi bộ Đảng xã Nậm Ban tiến hành tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ VIII, dự Đại hội có 19 đảng viên; bầu ra Ban Chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Vàng Quáng Tà được bầu làm Bí thư, đồng chí Lù Dấu Dỉ được bầu làm Phó Bí thư, đồng chí Nùng Vần Chin ủy viên kiêm Chủ tịch UBND xã... Đại hội đã tổng kết, đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới là: - Vận động nhân dân tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và giữ vững quốc phòng, an ninh đảm bảo sẵn sàng chiến đấu thắng lợi, làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn và hành động phá hoại của kẻ thù, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Thực hiện khoán sản phẩm theo nhóm và
  16. 54 người lao động, tập trung cho mặt trận hàng đầu là sản xuất nông nghiệp, mà trọng tâm là lương thực và thực phẩm - Tăng cường xây dựng cơ bản, củng cố hệ thống đường giao thông, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công cụ thông thường, mở rộng các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng. - Tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục, phấn đấu cứ 7 người dân có 1 người đi học; thực hiện tốt chương trình “Ánh sáng văn hóa miền núi”, củng cố và mở rộng các hoạt động văn hóa, thông tin liên lạc; củng cố và phát triển y tế, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hạ tỷ lệ tăng dân số từ 3% xuống còn 2%, xây dựng nếp sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Để thuận lợi cho quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, ngày 21/10/1982 Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 179 tách Nậm Ban về huyện Mèo Vạc13. Sau khi chuyển sang huyện Mèo Vạc, Chi bộ xã đã nhận được sự chỉ đạo sát sao của huyện ủy và sự quan tâm của lãnh đạo huyện trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của thời kỳ này. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Mèo Vạc, Chi bộ đã huy động nhân dân tập trung hàng nghìn ngày công mở rộng tuyến đường từ xã đi trung tâm huyện Mèo Vạc, cũng như làm đường giao thông phục vụ sản xuất, chiến đấu. Cấp ủy, chính quyền, chỉ đạo, các thôn, các hợp tác xã phân công xã viên phụ trách từng đoạn đường trên địa bàn xã sẵn sàng tu sửa, khắc phục tình trạng đường giao thông 13 Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Minh 1944 – 2010 tr 151
  17. 55 bị sạt lở do chiến sự, mưa bão… Trong giai đoạn 1980- 1985 nhân dân xã Nậm Ban đã đóng góp hàng ngàn ngày công, làm mới hàng chục km đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn và các tuyến đường liên thôn, xóm. Công tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được Chi bộ tập trung quan tâm chỉ đạo. Trong thời gian này tuyến biên giới trên toàn tỉnh tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, Trung Quốc tập trung lực lượng lớn áp sát biên giới. Trước tình hình đó, ngày 25/10/1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 03 – NQ/TW về chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch; ngày 31/8/1983, Tỉnh ủy Hà Tuyên ra Nghị quyết số 07 – NQ/TU về nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên quyết đập tan chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch. Thực hiện Nghị quyết của TW, của Tỉnh ủy và sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Mèo Vạc, Chi bộ xã Nậm Ban đã quan tâm chỉ đạo sát với tình hình thực tế, tập trung vào nhiệm vụ hàng đầu sẵn sàng chiến đấu làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn, hành động phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, bảo đảm quân, dân trụ lại trên địa bàn vừa chiến đấu, vừa sản xuất. Ban Chỉ huy xã đội được củng cố, biên chế đủ 4 người, đồng chí Bí thư chi bộ trực tiếp làm Chính trị viên xã đội; đồng chí Phó bí thư làm chính trị viên phó; đồng chí ủy viên làm xã đội trưởng; đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm Trưởng công an xã; đồng thời nâng cao năng lực chiến đấu các chốt ở các điểm cao của các thôn như Nà Tằm, Nà Hin, Nà Nông, các đơn vị dân quân hợp đồng tác chiến với bộ đội địa phương. Từ đó, công an, dân quân tổ chức xây dựng thế trận phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa
  18. 56 bàn xã, bảo vệ tốt chính trị nội bộ, chống địch cài cắm, móc nối vào nội bộ ta... Trong 2 năm 1984 – 1985 Nậm Ban đều hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân; kết quả trong đạt 100% kế hoạch huyện giao.. Thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW, ngày 21/01/1983 và Chỉ thị số 56 – CT/TW ngày 29/1/ 1985 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân và việc củng cố quan hệ sản xuất ở vùng miền núi, Chi bộ xã đã chỉ đạo triển khai việc giao đất, giao rừng và xây dựng kế hoạch sản suất cho từng đơn vị, từng hợp tác xã, tổ chức khoán gọn cho các hộ xã viên. Vì vậy, người lao động ngày càng ý thức làm chủ công việc theo tinh thần chủ động, sáng tạo trong sản xuất và xây dựng cuộc sống mới. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo khảo sát, thống kê lại diện tích rừng và quy hoạch đất trồng rừng, giao cho các hợp tác xã và hộ gia đình trồng, quản lý theo vị trí phù hợp. Trong giai đoạn (1980-1985) toàn xã đã trồng mới, chăm sóc được 59 ha rừng, nhiều đồi núi trọc đã được phủ xanh: Trồng mới 9 ha sa mộc, hơn 7.000 cây trẩu, 2400 cây đào; hướng dẫn nhân dân tận dụng diện tích đất lúa nương sau nhiều năm canh tác bị bạc màu để đưa vào trồng các loại cây công nghiệp như chè, đậu tương, lạc, mía... Về lĩnh vực giáo dục, do đây giai đoạn có nhiều thay đổi về định hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng; cấp ủy tập trung cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới nên công tác giáo dục nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, một bộ phận học sinh phải đi sơ tán theo gia đình; cơ sở vật chất, trường lớp còn nhiều thiếu thốn nên phong trào học tập không còn giữ được như trước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chi bộ nên công tác giáo dục của xã vẫn duy
  19. 57 trì đẩy đủ ở cả 3 hệ: phổ thông, bổ túc, nhà trẻ; chất lượng dạy và học được đảm bảo. Các đoàn thể quần chúng đã huy động nhân dân đóng góp, xây dựng trường lớp. Số lớp và học sinh đều tăng; sỹ số học sinh luôn đạt trên 87%; năm học 1984-1985 toàn xã có 8 lớp vỡ lòng, 11 nhà trẻ và gần 500 học sinh ở các bậc học. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đông đảo tầng lớn nhân dân hưởng ứng. Đội văn nghệ không chuyên của xã được duy trì và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Trong các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, địa phương đều tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ; hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian: tùng còn, đẩy gậy.. được duy trì, góp phần động viên, cổ vũ cho hoạt động văn hóa ở cơ sở, đồng thời tạo ra không gian văn hóa lành mạnh cho dân cư địa phương. Thời gian này y tế xã được trang bị tương đối đầy đủ trang bị y tế, thuốc men; phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện huyện Mèo Vạc trong việc cấp cứu, điều trị, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch; vận động người dân các xóm ăn ở hợp vệ sinh, phòng bệnh, sử dụng thuốc chữa bệnh... Việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình bộ đội, gia đình có công với cách mạng; các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa... được nhân dân hưởng ứng tích cực. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng. Chi bộ xã đã thực hiện nghiêm túc việc đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng; thường xuyên tiến hành củng cố, kiện toàn cấp ủy cơ sở. Đến năm 1985, Đảng bộ
  20. 58 xã có 25 đảng viên, nhiều đảng viên là lãnh đạo Ban Quản trị hợp tác xã, đội trưởng, đội phó sản xuất, do đó thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng đến các xã viên, nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng… Chi bộ xã đã kịp thời xử lý và đề ra các giải pháp khắc phục hiệu quả. Phương thức hoạt động của các tổ chức đoàn thể như; Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ thường xuyên được củng cố, kiện toàn; công tác tuyên truyền đoàn viên, hội viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà Nước được đẩy mạnh. Các đoàn thể đã phát động nhiều phong trào như Đoàn thanh niên có phong trào: “thi đua lao động sản xuất, làm đường giao thông, tuyên truyền giáo dục thanh niên thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự”, sẵn sàng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tham gia phong trào văn hoá văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao… Ngày 16/8/1985, Chi bộ xã tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ 1985 – 1987 với 25 đồng chí đảng viên. Đại hội đánh giá những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo là: Một là: Củng cố và tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, đảm bảo các yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi tình huống. Hai là: Ổn định và phát triển sản xuất, ổn định đời sống trên cơ sở sắp xếp ổn định dân cư trong điều kiện tình hình xã diễn biến phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo sản xuất, tận dụng hết diện tích để trồng cấy, đẩy mạnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2