intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ty (1994-2020)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ty (1994-2020)" phản ánh quá trình lịch sử, truyền thống văn hoá, đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty qua các thời kỳ, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nậm Ty (1994-2020)

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN HOÀNG SU PHÌ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ NẬM TY * TRUYỀN TH NG C CH M NG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NH N D N XÃ NẬM TY 1 - 2020) ---o0o--- Xuất bản năm 2022 1
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU N t v t u u u t N â dâ á dâ t N u tru ề t ố êu ướ ầ sá tạ tr đ sả uất; k ê ườ bất k uất tr đấu tr ố t ê t đị ọ ừ k ó Đả đạ á tru ề t ố đó đượ p át u ạ ẽv p ều t tí tr quá tr â dự bả v quê ươ Nă 1994 t ự Qu ết đị số 112/QĐ-CP, 29/8/1994 ủ ủ tướ C í p ủ N đượ t p trê ơ sở tá r từ ô N u ê . rả qu 26 ă (1994 - 2020) t p v p át tr ể dướ sự đạ ủ Đả b sự qu tâ ủ á ấp á đờ số ủ â dâ á dâ t N đ từ bướ đượ ả t ; vă ó á dụ tế t ế b ; quố p ò - ữ vữ Đả b ều ă ề đượ ô tr sạ vữ ạ í qu ề v á đ t ể vữ ạ t d N ạ ữ dấu s trê đườ ị s ủ â dâ á dâ t N t ự Kế ạ số 342-K / U 02/8/2018 ủ B ườ vụ ủ về “t ự C t ị số 20-C / W 18/01/2018 ủ B Bí t ư về t ếp tụ tă ườ â ất ượ ê ứu b ê s ạ tu ê tru ề á dụ ị s Đả ” kế ạ ủ B 3
  4. ườ vụ u ủ u B C ấp Đả b N qu ết đị tổ ứ ê ứu sưu tầ b ê s ạ uố T N T - 2020)”. N du uố sá p ả á quá tr ị s tru ề t ố vă ó đấu tr á ạ dũ k ê ườ ủ â dâ á dâ t N qu á t ờ kỳ; óp p ầ tí ự v v tu ê tru ề á dụ tru ề t ố á ạ ủ quê ươ á b đả v ê v â dâ tr đ b t t ế trẻ Qu đó tạ t ê đ ự để t ự t ắ ợ á vụ í trị p át tr ể k tế ủ đị p ươ r quá tr sưu tầ b ê s ạ B C ấp Đả b N đượ sự qu tâ đạ t ẽ ủ B u ê á ủ B ườ vụ B u ê á u ủ u v sự t t u ấp tư u ủ á đồ í u ê á b ủ ốt qu á t ờ kỳ đô đả á b đả v ê v â dâ trê đị b óp p ầ v sự t ô ủ uố sá M d ó ều ố ắ ư d t u ưu trữ qu t ờ bị t ất ạ á â ứ ị s k ô ò ều ê uố sá k ó trá k ỏ t ếu sót B C ấp Đả b đượ ữ ý k ế đó óp ủ đ ả để uố sá đượ t ơ tr ầ tá bả 4
  5. râ trọ ớ t u uố T N T - 2020)” đế á b đả vê v â dâ tr bạ đọ ! T/M BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƢ VẦN KIM LIÊNG 5
  6. Chƣơng I KH I QU T VỀ ĐIỀU KI N T NHIÊN XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI XÃ NẬM TY I. ĐIỀU KI N T NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI Nậm Ty là một xã vùng cao thuộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 32km. Phía Đông giáp xã Tân Thành (huyện Bắc Quang), phía Tây giáp xã Thông Nguyên, phía Nam giáp xã Tân Lập (huyện Bắc Quang), phía Bắc giáp xã Bản Péo. Xã có tổng diện tích tự nhiên 4.333,75 ha, trong đó, đất nông nghiệp 3.469,91 ha, đất phi nông nghiệp đạt 86,63 ha. Xã có độ cao trung bình trên 800 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ cao nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình đồi núi thấp và đồi núi trung bình chiếm hơn 40% tổng diện tích tự nhiên của xã, phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm xã. Đây là nơi tập trung diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhiều nhất của xã (trên 250 ha). Do địa hình phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là địa phương nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu của Nậm Ty được chia thành 2 mùa rõ rệt, trong đó mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa 6
  7. trung bình khoảng 1.600 mm, độ ẩm trung bình 80%, nhiệt độ trung bình năm 220C. Mùa mưa với lượng mưa lớn cùng với địa hình dốc, trên địa bàn dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Mùa khô gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mang theo không khí lạnh, nhiệt độ xuống thấp (nhiều năm xuống 3 - 70C) gây rét đậm, rét hại, thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Về nguồn nước, xã Nậm Ty có nhiều khe suối nhỏ, mạch ngầm trên núi chảy ra. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Tuy nhiên, các nguồn nước này cũng chỉ đáp ứng được một phần nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Sự bất lợi về thời tiết đã gây nên một số khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp, song đây lại là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng và các loại cây công nghiệp, đặc biệt là nghề trồng và chế biến chè từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Với lợi thế về cảnh quan là những cánh rừng nguyên sinh đan xen với thửa ruộng bậc thang nhiều tầng lớp và nương chè chất lượng thơm ngon nổi tiếng, xã Nậm Ty cũng là một trong những địa bàn có tiềm năng để phát triển du lịch của huyện Hoàng Su Phì. 7
  8. Về tài nguyên rừng, trước đây trên địa bàn có nhiều loại gỗ quý cùng nhiều động vật quý hiếm. Song, do công tác quản lý rừng còn nhiều bất cập, dẫn đến các loại gỗ quý, động vật quý hiếm đến nay trên địa bàn xã hầu như không còn. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng cây gây rừng, ý thức trồng, chăm sóc, bảo về rừng của người dân xã Nậm Ty từng bước được nâng cao, diện tích rừng phủ xanh đất trống đồi trọc trên địa bàn xã dần được phục hồi. Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ đạt 60%. Hiện nay, hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã và đang góp phần giúp nhân dân Nậm Ty từng bước thoát khỏi đói nghèo. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa kết hợp với các loại cây có tiềm năng như chè, thảo quả. Tuy nhiên, do sự chia cắt về mặt địa hình đã phần nào làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Những thuận lợi và khó khăn đó, đã và đang được Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty khai thác, sử dụng có hiệu quả trong công cuộc đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng và phát triển quê hương. Ngược dòng lịch sử, từ cuối thế kỷ XIX đến trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất Nậm Ty ngày nay thuộc xã Thông Nguyên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. 8
  9. Đến ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị quyết bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính và hợp nhất một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang được sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Địa giới hành chính của xã Nậm Ty ngày nay thuộc xã Thông Nguyên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Tuyên. Đến cuối năm 1983, xã Thông Nguyên được chuyển về Hoàng Su Phì quản lý. Địa bàn Nậm Ty thuộc xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Tuyên. Tháng 8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII quyết định chia tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, địa bàn Nậm Ty thuộc xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Năm 1994, thực hiện Nghị định số 112/QĐ-CP ngày 29/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ, xã Nậm Ty được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Thông Nguyên. Tại thời điểm thành lập, xã Nậm Ty có diện tích tự nhiên 4.425 ha, 1.924 nhân khẩu, sinh sống tại các thôn: Ông Thượng, Hồ Piên, Nậm Piên, Nậm Ty, Tấn Xà Phìn. Năm 2000, thôn Ông Thượng được tách thành 2 thôn: Ông Thượng và Tân Thượng; thôn Nậm Ty được tách thành 2 thôn: Nậm Ty, Yên Sơn. Năm 2006, thôn Tấn Xà Phìn được tách thành 2 thôn: Tấn Xà Phìn, Tân Minh. 9
  10. Sau 26 năm thành lập, đến năm 2020, toàn xã có8 thôn: Ông Thượng, Tân Thượng, Hồ Piên, Nậm Piên, Nậm Ty, Yên Sơn, Tấn Xà Phìn, Tân Minh; 594 hộ với 3.026 nhân khẩu.Trong đó dân tộc Dao (thuộc ngành Dao đỏ) và dân tộc Mông chiếm trên 98%, còn lại là dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng và được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ. Trong thiết chế văn hóa ăn, ở, mặc, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty vẫn giữ được những nét truyền thống. Trong sinh hoạt tín ngưỡng, nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Nậm Ty đều có chung phong tục thờ cúng tổ tiên. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi tôn nghiêm nhất, thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của con cháu đối với những người đã khuất. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, ngày rằm... con cháu trong gia đình chuẩn bị mâm cỗ, thắp hương tưởng nhớ công ơn của tổ tiên và cầu mong sự bình an, may mắn. Văn hóa trở thành nền tảng tinh thần thúc đẩy nhân dân các dân tộc hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc. Trải qua quá trình vận động, phát triển của lịch sử, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc của mình, góp phần xây 10
  11. dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là vùng đất gần biên giới của Tổ quốc, trong quá khứ nhân dân các dân tộc Nậm Ty cùng với nhân dân Hoàng Su Phì ghi dấu nhiều chiến công giữ nước oanh liệt của dân tộc. Biên giới phía Bắc xưa kia luôn là vùng tranh chấp quyết liệt giữa các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc; là địa bàn hoạt động của thổ phỉ, tội phạm, phản động ở các nơi dạt về. Trong lịch sử, không ít lần nhân dân Nậm Ty nói riêng, Hoàng Su Phì nói chung cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn vùng lên đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Ngày nay trong dân gian vẫn lưu truyền những câu truyện gắn với tên tuổi của thổ Ty Hoàng Văn Phác chỉ huy dân binh chống lại Tổng đốc Vân Nam (Trung Quốc) là Nhạc Nhĩ Thái để bảo vệ biên giới năm 1728. Không chịu khuất phục trước ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty nói riêng, nhân dân các dân tộc ở Hoàng Su Phì nói chung đã hăng hái tham gia vào các đội nghĩa quân cùng với nhân dân cả nước đánh giặc gây cho địch nhiều tổn thất to lớn. Trong các cuộc kháng chiến: chống thực dân Pháp (1946 - 1954), đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975) và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (1979 - 1989), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc địa bàn Nậm Ty cùng với nhân dân các dân tộc trong huyện phát huy tinh thần đoàn kết, huy động tối đa sức 11
  12. người, sức của phục vụ chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến, làm nên thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới ách cai trị hà khắc của chế độ thực dân phong kiến thổ ty, cuộc sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn Nậm Ty vô cùng khó khăn, cực khổ. Nhân dân quanh năm làm không đủ ăn, ốm đau không có thuốc chữa, trẻ nhỏ không được đi học. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc địa bàn Nậm Ty đã phát huy truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động tích cực khai hoang, phục hóa các gò, đồi để tạo ra những thửa ruộng bậc thang phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ yếu lúa, ngô và các cây công nghiệp ngắn ngày như: đỗ tương, lạc, các loại cây hoa màu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Từ năm 1986, đặc biệt từ khi thành lập xã (1994), thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền địa phương, nhân dân Nậm Ty đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật qua đó năng suất, sản lượng ngày một tăng. Đến năm 2010, tổng diện tích gieo trồng toàn xã đạt 3.566,8 ha. Trong đó diện tích lúa đạt 1.199 ha, năng suất 60,2 tạ/ha, sản lượng 7.219,9 tấn; ngô 1.000 ha, năng suất 35,5 tạ/ha sản lượng 3.550 tấn; đậu tương 312,6 ha, 12
  13. năng suất 10,6 tạ/ha, sản lượng 318,8 tấn. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.850 tấn. Bình quân lương thực đạt 620 kg/người/năm. Khí hậu và thổ nhưỡng ở Nậm Ty thích hợp phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè. Ở địa phương hiện này vẫn còn những cây chè San tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cho chất lượng thơm ngon đặc trưng. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, đặc biệt từ khi thành lập xã (năm 1994), Đảng bộ và chính quyền xã khuyến khích nhân dân trồng và phát triển cây chè thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Từ đó, sản phẩm chè Nậm Ty được vận chuyển và tiêu thụ khắp các địa phương. Cùng với cây chè, cây thảo quả đã và đang được trồng trên quy mô lớn ở Nậm Ty. Năm 2020, toàn xã có 1.055,2 ha cây thảo quả, năng suất 12 tạ/ha; diện tích chè 537 ha (diện tích cho thu hoạch được 468 ha), năng suất đạt 37 tạ/ha, sản lượng đạt 1.731 tấn. Đây đã và đang trở thành những cây con mũi nhọn, tạo giá trị hàng hóa lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Về hoạt động chăn nuôi. Trước đây, hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, ít làm chuồng trại kiên cố. Từ khi có chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước, nhân dân đã biết áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, làm chuồng trại kiên cố. Nhờ vậy, chăn nuôi ngày càng phát 13
  14. triển, không chỉ phục vụ nhu cầu của đồng bào mà còn tạo ra sản phẩm để trao đổi hàng hóa, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Đến năm 2020, tổng đàn trâu toàn xã có 6.193 con, đàn lợn 17.141 con, đàn dê 4.413 con, đàn gia cầm 53.960 con. Với vị trí nằm trên tuyến đường huyết mạch của huyện (tỉnh lộ 177), có chợ trung tâm nên hoạt động thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tại xã có điều kiện phát triển. Từ năm 2000 trở lại đây, Đảng bộ, chính quyền xã thường xuyên khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp tư nhân mở rộng đầu tư kinh doanh; một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm cùng nhiều cửa hàng, đại lý buôn bán hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng xuất hiện góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của xã. Trên địa bàn xã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Bình quân thu nhập đầu người đạt trên 32 triệu đồng/người/năm - trở thành một trong những đơn vị có thu nhập đầu người cao của huyện Hoàng Su Phì. Trước đây việc đi lại, trao đổi hàng hóa của nhân dân Nậm Ty và các vùng lân cận gặp rất nhiều khó khăn. Khi mùa mưa đến, đất đá sạt lở, đường lầy lội. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống giao thông trên địa bàn Nậm Ty đã từng bước được đầu tư, nâng cấp. Xã có tỉnh lộ 177 Bắc Quang - Hoàng Su Phì - Xín Mần chạy qua với chiều 14
  15. dài 21 km1. Bên cạnh đó, xã Nậm Ty đã nhận được hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Nhà nước, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng, các thôn đã có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, các điểm trường được kiên cố hóa... qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Đặc biệt, với những nỗ lực cố gắng không biết mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, năm 2017 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã sau một chặng đường nỗ lực phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty luôn dành mọi nguồn lực cho công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội. Trong công tác giáo dục, sau khi trở thành đơn vị hành chính độc lập (năm 1994), trường Phổ thông cấp I Nậm Ty được thành lập. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, giao thông đi lại khó khăn, nhưng các thầy cô giáo vẫn bám lớp, bám trường thi đua dạy tốt, học tốt. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến năm học 2019 - 2020, toàn xã có 32 lớp, 652 học sinh. Đội ngũ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Cơ sở vật chất, 1 Trước khi con đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì được khởi công xây dựng những năm 60 của thế kỷ XX, địa bàn Nậm Ty là trạm trung chuyển con đường chiến lược này. Trên địa bàn xã có trạm nghỉ ngựa gọi là mã tỉn. 15
  16. trang thiết bị của các trường cơ bản được đảm bảo đáp ứng cho việc dạy và học. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp học hàng năm đều tăng. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ huy động sỹ số học sinh đến trường đạt 98% trở lên. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh lên lớp các cấp học đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt từ 97 - 99%. Xã đã phổ cập giáo dục các bậc học; trường Tiểu học và Trung học cơ sở đều đã đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Trạm Y tế xã được xây dựng 2 tầng khang trang, kiên cố. Đội ngũ cán bộ y bác sỹ đều được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, biên chế 6 cán bộ (3 y sỹ, 1 điều dưỡng, 1 dược sĩ, 1 nữ hộ sinh), đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hàng năm, trạm đã khám và điều trị cho khoảng 2.500 lượt người. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện tốt. Công tác truyền thông dân số có những chuyển biến tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm nhanh. Xã đã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội phát triển rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Các phong tục, tập quán, lễ hội được bảo tồn 16
  17. và phát huy giá trị góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đoàn kết các dân tộc. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 toàn xã có 444 gia đình đạt tiêu chí văn hóa; 8/8 thôn đều được công nhận Làng văn hóa, trong đó có 2 thôn (Tấn Xà Phìn và Nậm Piên) được công nhận là Làng văn hóa du lịch. Hệ thống thông tin liên lạc được phủ sóng khắp địa bàn, tỷ lệ phủ sóng truyền hình và tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 100%. Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các ngành chức năng thực hiện tốt chế độ đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và các đối tượng chính sách xã hội; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, chính sách đối với hộ nghèo... Công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 6,4% (thuộc xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp của huyện và tỉnh Hà Giang). Công tác quốc phòng luôn được giữ vững, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Hàng năm, xã luôn đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân; lực lượng dân quân, dự bị động viên được củng cố, đảm bảo về quân số, thường xuyên luyện tập, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra. Qua thực tiễn lãnh đạo nhân dân các dân tộc thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tổ chức Đảng 17
  18. ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Năm 1994, Đảng bộ xã Nậm Ty được thành lập với 35 đảng viên. Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển, đến năm 2020, Đảng bộ xã Nậm Ty đã phát triển lên 250 đảng viên, sinh hoạt tại 13 chi bộ. Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Đảng bộ thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt theo quy định, công tác tự phê bình và phê bình được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng kiện toàn, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tóm lại, trải qua thời gian, trước những biến động của lịch sử và tác động của thiên nhiên, với bản lĩnh và nền tảng văn hóa sẵn có, nhân dân các dân tộc xã Nậm Ty luôn phát huy cao độ đức tính cần cù trong lao động, tinh thần đoàn kết, gắn bó, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. II. NH N D N C C D N TỘC ĐỊA BÀN NẬM TY DƢỚI S LÃNH Đ O CỦA ĐẢNG THỜI KỲ TRƢỚC NĂM 1 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm nước ta, đến năm 1887, chúng chiếm đóng Hà Giang. 18
  19. Tháng 8/1890, sau khi điều chỉnh phạm vi quản lý, thực dân Pháp xác lập chế độ quân quản. Chúng tiếp tục duy trì và củng cố đội ngũ tay sai ở cấp cơ sở như: Vùng người Nùng do các Quằng - tức thổ ty nắm giữ, giúp việc cho Quằng là các chẩu (chẩu mường, chẩu sảng, chẩu họ, chẩu hiến, chẩu chướng…); vùng đồng bào dân tộc Tày có Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Hội đồng kỳ mục; đối với khu vực người Dao cư trú, chúng lập thành động và cử người Dao làm Quản động; vùng người Mông chia thành giáp do bọn Tổng giáp, Mã phài nắm, dưới sự kiểm soát của Bang tá người Mông. Về lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp và bè lũ tay sai ra sức bóc lột về kinh tế, vơ vét của cải, tài nguyên, chủ yếu là khai thác, cướp đoạt các sản phẩm nông - lâm nghiệp, nguồn tài nguyên quý giá của địa phương. Chúng còn bắt người dân phải đi phu xây dựng đồn bốt; bóc lột đồng bào bằng sưu cao, thuế nặng hết sức tàn nhẫn như: thuế đinh, thuế điền, thuế địa, thuế nuôi quân, thuế thuốc phiện... Chúng tự chiếm giữ một vùng để phục vụ riêng cho gia đình, nhân dân phải cày cấy, gặt hái cho chúng. Những sản phẩm làm ra, nhân dân hầu như không được sử dụng, chủ yếu phải nộp cho bọn thống trị, nộp từ con gà, quả trứng trở lên. Thực dân Pháp và bè lũ tay sai triệt để thi hành chính sách “ngu dân”, kìm hãm nhân dân các dân tộc trong cảnh tối tăm, lạc hậu. Trên địa bàn Nậm Ty không có lớp học nào, nên hầu như 100% người dân thất học, 19
  20. mù chữ. Người dân khi ốm đau chủ yếu dùng thuốc nam và cúng ma, nên khi bị bệnh thường dẫn tới tử vong, tuổi thọ trung bình thấp, tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” diễn ra phổ biến. Thâm độc hơn, chúng còn khuyến khích người dân trồng, hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc… Các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội luôn song hành với các chính sách ngu dân của chúng, với mục đích đầu độc và làm tổn hại giống nòi của nhân dân ta. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, đời sống nhân dân vùng Nậm Ty hết sức khó khăn, khổ cực, bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hóa tinh thần. Chính vì vậy, đông đảo đồng bào các dân tộc vùng Nậm Ty căm thù sâu sắc bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương khỏi áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng tiến hành chủ trương: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(2). Ngay từ khi ra đời, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng ta tập hợp đông đảo các tầng lớp (2) á tr Lị s Đả C sả V t N , Nxb. Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 45. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2