intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Sơn (1945-2018): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Sơn (1945-2018)" là tài liệu tham khảo quý báu, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Sơn (1945-2018): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN MÈO VẠC ĐẢNG BỘ XÃ NIÊM SƠN TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ NIÊM SƠN (1945 - 2018) Xuất bản, năm 2019 2
  2. LỜI GIỚI THIỆU Niêm Sơn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (vùng III), cách trung tâm huyện Mèo Vạc 24km về phía Đông Nam, là địa danh có từ lâu đời gắn liền với sự hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc nơi đây. Dưới thời kỳ phong kiến, người dân xã Niêm Sơn cũng như bao địa phương khác phải sống trong đêm trường đau khổ, bị áp bức, bất công; đặc biệt từ khi thực dân Pháp và bè lũ tay sai câu kết với nhau để đàn áp, bóc lột,… thì cuộc sống của đồng bào nơi đây lại bị đẩy vào cảnh “một cổ hai tròng”. Song, nhân dân xã Niêm Sơn luôn nung nấu ý chí đấu tranh, quét sạch bọn quân xâm lược, bọn địa chủ phong kiến nhằm giành lấy cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Dưới ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn đã luôn nêu cao tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng, đứng lên chống lại các thế lực thống trị. Trải qua các thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và đấu tranh chống lại các thế lực phản động, nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn cùng với nhân dân các địa phương khác trong cả nước anh dũng đứng lên đánh đuổi thù trong giặc ngoài, giành lại nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, do đặc thù là xã vùng cao, điểm xuất phát thấp, kinh tế còn nghèo, đời sống của người dân còn khó khăn nhưng với truyền 3
  3. thống kiên cường, bất khuất, đoàn kết gắn bó, không cam chịu đói nghèo, cán bộ và nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn luôn năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập, công tác, xây dựng xã vững mạnh về kinh tế, văn hóa giáo dục, quốc phòng - an ninh; hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phấn đấu hướng tới trở thành địa phương sớm thoát khỏi tình trạng “đặc biệt khó khăn” của huyện Mèo Vạc. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/1/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc về công tác giáo dục truyền thống lịch sử và nhằm ghi nhớ lại quá trình lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Sơn trong giai đoạn lịch sử 1945-2018. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Niêm Sơn quyết định biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Niêm Sơn (1945 - 2018)”. Nội dung cuốn sách tập trung tái hiện lại quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của Chi, Đảng bộ xã; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân xã trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó rút ra những kinh nghiệm quý, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã trong thời gian tiếp theo. Cuốn sách sẽ là một tài liệu tham khảo quý báu, góp phần tích cực trong công tác tuyên truyền, 4
  4. giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Trong quá trình tiến hành biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã sưu tầm, tiếp thu, chọn lọc được nhiều tư liệu có giá trị và những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã qua các thời kỳ, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc; Ban Tuyên giáo Huyện ủy; phòng Lý luận Chính trị - Lịch sử Đảng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang); Ban Thường vụ Đảng ủy xã xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã tận tình giúp đỡ xã trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản cuốn sách này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, tuy nhiên, trình độ biên soạn có hạn, công tác lưu trữ tài liệu qua các thời kỳ không được đầy đủ, các nhân chứng lịch sử nay đã già yếu, trí nhớ suy giảm nên nội dung được phản ánh trong cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ BÍ THƯ Vầy Văn Tạo 5
  5. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI; CON NGƯỜI XÃ NIÊM SƠN I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người Niêm Sơn là xã nội địa, nằm ở phía Nam của huyện Mèo Vạc. Xã có vị trí, phía Bắc giáp xã Tát Ngà, phía Đông giáp xã Khâu Vai, Niêm Tòng, phía Nam giáp xã Nam Cao (Bảo Lâm, Cao Bằng), phía Tây giáp xã Ngọc Long (huyện Yên Minh), với diện tích 5.207,24 ha và dân số 5.163 người. Địa hình xã Niêm Sơn có cấu tạo khá phức tạp, ít có diện tích bằng phẳng mà chủ yếu là đồi núi bị chia cắt thành nhiều dãy núi và các khe suối với hai dạng cơ bản. Dạng địa hình đồi núi thấp có độ cao từ 1000 -1200 mét, với độ dốc vừa phải nằm sát khu vực ven những con suối nhỏ, chiếm 1/3 diện tích thuộc các thôn phía Đông, Nam của xã, gồm: Niêm Đồng, Bản Tại, Bản Tồng. Vùng đất này được cải tạo thành những mảnh ruộng bậc thang là nơi canh tác, sản xuất lúa nước, nương trồng ngô, đậu tương và trồng cỏ chăn nuôi gia súc... Tuy nhiên, do đặc thù là núi đất thấp nhưng có độ dốc lớn, việc khai thác thủ công, mang tính tự phát, thiếu giải pháp bảo vệ giữ gìn môi trường nên thường xuất hiện sạt lở, lũ quét, gây nhiều thiệt hại cho người dân. 6
  6. Dạng địa hình thứ hai là đồi núi cao, có độ dốc lớn với độ cao trung bình từ 1200 -1600 mét, phân bố ở khu vực phía Bắc, Đông Bắc và Tây Nam của xã, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên thuộc các thôn Chỏm Siêu, Nà Tiềng, Khuổi Liềng... Với đặc điểm núi cao nên đây là khu vực có quần thể rừng nguyên sinh và tái sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ, lâm sản và các loài thuốc quý như: cây kháo nhặm, cây thuốc làm men lá, sa mộc… Đây là điều kiện thuận lợi để trồng rừng, phát triển kinh tế rừng, tuy nhiên do quá trình khai thác chưa hợp lý, chưa biết kết hợp giữa khai thác và tu bổ, bảo vệ mà toàn tận thu nên hệ sinh thái rừng ở đây có biểu hiện suy kiệt; mặt khác, do độ dốc lớn, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn nên công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế. Đặc điểm khí hậu, xã Niêm Sơn nằm trong vùng Á nhiệt đới nóng ẩm, có hai mùa chính, đó là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa trùng với gió mùa Đông Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 mang thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500mm; số ngày mưa trong năm khoảng 90-100 ngày rất thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp, trồng những loại cây có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuy nhiên cũng gây ra hiện tượng tiêu cực như lũ quét, sạt lở, xói mòn…Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa khô lượng mưa ít dẫn tới tình trạng thiếu nước sinh hoạt, gây khó khăn không nhỏ cho việc trồng trọt, chăn nuôi và thường kèm theo các hiện tượng như: Sương mù, rét đậm, rét hại… ảnh hưởng tới đời 7
  7. sống của nhân dân. Ngoài ra, khí hậu của xã cũng có những đặc điểm chung của khí hậu vùng rừng núi phía Bắc, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 24oc..; độ ẩm không khí trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và cao nhất vào tháng 7, 8, 9 với 88%. Về động thực vật, trước đây trên địa bàn xã có nhiều loại thú quý hiếm như: Hổ, báo, hươu, khỉ, trăn, rắn, gà rừng, lợn rừng… Tuy nhiên ngày nay do tình trạng khai thác quá mức nên các loài thú quý hiếm này không còn nữa. Trước tình trạng đó, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, huy động việc trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Đối với tài nguyên khoáng sản, với đặc điểm chung của các xã phía Nam huyện Mèo Vạc, Niêm Sơn có diện tích chủ yếu là núi đất, ít có đá; mặt khác, thời tiết, khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp … Vì vậy, Niêm Sơn là một trong những địa phương sản xuất lương thực lớn của huyện. Tuy nhiên, xã không có nguồn tài nguyên khác như: khoáng sản, đá vôi dẫn tới thiếu nguyên liệu đá xây dựng phục vụ cho công cuộc xây dựng kiến thiết địa phương cũng như hạn chế về nguồn thu để phát triển kinh tế của xã. Với đặc thù là xã thuộc diện 30a, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp còn công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Do đó, đặc điểm văn hóa - xã hội của xã vẫn mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp, sản xuất chủ yếu tự cung, tự cấp. 8
  8. Người dân trong xã Niêm Sơn cư trú gắn kết theo mối quan hệ huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau, đoàn kết, tương trợ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Hiện nay cộng đồng dân cư của xã có 11 dân tộc, gồm: Mông, Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Giáy… Trong đó, người Mông là dân tộc đông nhất sống tập trung tại các thôn Khuổi Liềng, Cá Thể Bản Tồng, Ngậm Cạch, Nậm Chuầy, thường làm nhà ở sườn núi cao với kiểu nhà trình tường, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Người Giáy sống rải rác ở nhiều thôn nhưng tập trung nhiều ở Nà Tiềng; cộng đồng dân tộc Dao chủ yếu ở ba thôn: Cốc Tổng, Chỏm Siêu, Khuổi Luông. Người Tày sống tập trung ở thôn Niêm Đồng, Bản Tồng, Bản Tại, họ thường cư trú ở các thung lũng, tập trung sống tại khu vực ven sông Nhiệm và suối nhỏ, họ sử dụng kiểu nhà sàn với nhiều cửa, thoáng mát, rộng rãi; vừa phòng ngừa thú dữ lại có thể chăn nuôi...bên cạnh ý nghĩa tâm linh là nơi mát mẻ, an bình, còn đảm bảo thuận lợi cho canh tác, trồng lúa nước, làm nương rẫy... Ngày nay, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của chính quyền các cấp, cách cư trú của người dân đã có nhiều thay đổi theo hướng lựa chọn các hình thức ở, sinh hoạt và xây dựng nhà ở có tính kiên cố, gần đường giao thông và hiện đại hơn. Văn hóa, đời sống của nhân dân các dân tộc ở xã Niêm Sơn mang nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác trong huyện Mèo Vạc thể hiện qua ngôn ngữ, sinh hoạt tinh thần, văn hóa – văn nghệ, phong tục tập quán; tuy nhiên mỗi dân tộc lại có những quan niệm, niềm tin riêng về tín ngưỡng, tâm linh, với thói quen sinh hoạt 9
  9. văn hóa tinh thần khá rõ nét. Người Giáy múa trống làng, hát phươn, hát đối trong lễ hội “Lồng tồng”.. Dân tộc Mông có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa như: Đánh quay, múa khèn, thổi sáo, kèn lá, có nhiều bài hát, truyện cổ tích ca ngợi tình yêu nam nữ, yêu thiên nhiên đất nước..v.v..; trước đây, chưa tách xã Khâu Vai thì Chợ tình Khâu Vai là lễ hội lớn của người Mông, Nùng, Giáy trong xã vào ngày 27-3 âm lịch… Người Tày có hoạt động sinh hoạt văn hóa như: Đánh yến, tung còn, hát then, có lễ hội “Lồng tồng” tổ chức vào mùa xuân hàng năm... Ngày nay, các hoạt động văn hóa đa dạng không chỉ diễn ra trong dịp lễ, tết mà còn được thể hiện ở những buổi chợ phiên của xã được tổ chức hàng tuần, góp phần làm phong phú nền văn hóa nghệ thuật của địa phương; qua đó thu hút khách du lịch đến với Niêm Sơn với điểm du lịch Làng văn hóa dân tộc Tày tại thôn Bản Tồng. Trong sinh hoạt tín ngưỡng, trước đây hầu hết các dân tộc của xã không theo đạo mà có tín ngưỡng tâm linh là thờ cúng tổ tiên, thờ thần rừng... bày tỏ sự kính trọng với những bậc tiền nhân, biết ơn các vị thần linh đã bảo vệ, chở che… ở nhiều thôn trong xã có Miếu thờ Thần Rừng như: Bản Tại, Niêm Đồng, Nà Giáo, Bản Tồng (hiện đã bị phá). Sang giai đoạn những năm sau 2000, với những hoạt động truyền đạo của nhiều tôn giáo khác nên nhiều người dân đã theo đạo Tin lành, San sư khẻ tọ; hiện nay toàn xã có 144 hộ có đạo tập trung ở Khuổi Luông, Cốc Tổng, Chỏm Siêu, Cá Thể Bản Tồng, Ngậm Cạch. Hệ thống giao thông từ xã đến trung tâm huyện 10
  10. khoảng 24 km đường thuộc Quốc lộ 4C, nên rất thuận tiện cho việc đi lại để trao đổi và lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2003 trở về trước, tuyến đường này chỉ là đường cấp phối, đi lại gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2004 đường được rải nhựa, một số thôn bản đã có đường ô tô, tuy nhiên vẫn còn gần nửa số thôn, bản chưa có đường bê tông, chủ yếu vẫn là đường cấp phối chưa được bê tông hóa ít nhiều đã gây ra nhiều trở ngại cho việc đi lại của nhân dân, đặc biệt là vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lở đất, lũ quét gây ách tắc và cô lập..; điều đó tác động đến thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, nhiều tuyến đường liên thôn đã được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Với công cuộc đổi mới nền kinh tế do Đảng phát động, Đảng bộ và nhân dân Niêm Sơn đã khẩn trương tiếp cận, tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhiều cơ sở hạ tầng cơ bản như điện lưới quốc gia, hệ thống đường giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Hệ thống trường học Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trạm Y tế được kiên cố hóa; hoạt động thông tin, bưu điện, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin học tập và sinh hoạt của người dân. Các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu 11
  11. dân cư, xây dựng Nông thôn mới đã được thực hiện và đạt những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới ngày càng được xây dựng vững chắc... Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn đã và đang phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, đồng thời tích cực giữ gìn truyền thống văn hóa của địa phương; sẵn sàng đấu tranh gạt bỏ một số hủ tục lạc hậu, thói quen sinh hoạt chưa văn minh,... từng bước xây dựng Niêm Sơn trở thành vùng quê “đáng sống” nơi biên cương, góp phần đưa Hà Giang trở thành “phên dậu” vững chắc của Tổ quốc. II. Nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Theo truyền khẩu và sử sách cũ để lại thì Niêm Sơn là địa danh có từ lâu đời gắn với vùng đất rộng lớn (gồm Tát Ngà, Khâu Vai, Niêm Sơn, Niêm Tòng). Khoảng thế kỷ XIV, Niêm Sơn thuộc tổng Đông Quan, châu Bình Nguyên, phủ Tương Yên, tỉnh Tuyên Quang; sau đó thuộc về châu Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), triều đình Nhà Nguyễn chia châu Bảo Lạc thành 2 huyện: Để Định và Vĩnh Điện; Niêm Sơn thuộc tổng Đông Quan huyện Để Định (gồm khu vực Bảo Lâm, Mèo Vạc, một phần Yên Minh ngày nay). Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858, chúng tách Đông Quan khỏi Bảo Lạc để thành lập đại lý Đồng Văn. Ngày 20/08/1891 tỉnh Hà Giang được thành lập trên cơ sở phủ Tương Yên và huyện Vĩnh Tuy (tỉnh 12
  12. Tuyên Quang)1, xã Niêm Sơn thuộc tổng Quang Mậu, đại lý Đồng Văn, phủ Tương Yên. Ngày 01/01/1906 đại lý Đồng Văn đổi thành Trung tâm hành chính Đồng Văn; sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi thành huyện Đồng Văn (gồm cả vùng đất Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và một phần huyện Quản Bạ ngày nay). Niêm Sơn là vùng đất rộng lớn với khoảng gần 17.000 ha, bao gồm các xã Tát Ngà, Khâu Vai, Niêm Tòng. Đến năm 1961, theo quyết định số 91 –CP, ngày 05/07/1961 của Hội đồng Chính phủ đã tách xã Niêm Sơn thành 3 xã gồm: Tát Ngà, Khâu Vai và Niêm Sơn (gồm thôn Bản Tồng và Niêm Đồng). Ngày 15/12/1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 211/CP tách Đồng Văn thành 3 huyện Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn; xã Niêm Sơn thuộc huyện Yên Minh; đến ngày 21/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định số 179 tách xã Niêm Sơn về huyện Mèo Vạc. Trong quá trình phát triển địa giới hành chính của Niêm Sơn và các thôn bản tiếp tục được điều chỉnh, đến tháng 12 năm 2018, xã Niêm Sơn có 12 thôn bản gồm: Cốc Tổng, Chỏm Siêu; Nà Tiềng, Bản Tại, Nậm Chuầy, Nà Giáo, Khuổi Luông, Khuổi Liềng, Cá Thể Bản Tồng, Bản Tồng, Ngậm Cạch, Niêm Đồng. Theo truyền khẩu kể lại, con người đến sinh sống ở Niêm Sơn từ rất sớm, cư dân cổ xưa là người Tày cổ, người Giáy di cư từ Cao Bằng sang và Bắc Mê lên. Vào 1 Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển, tr 91 - 93 13
  13. thế kỷ XVII chế độ thổ ty xuất hiện có “Quăng Mường” từ Lý Bôn sang cai quản, đến cuối thế kỷ XVIII có dòng họ Nguyễn Đình từ Bắc Mê, Bảo Lạc – Cao Bằng lên thay thế…; dần dần các dân tộc khác từ nhiều nơi đã đến sinh sống, xây dựng Niêm Sơn như ngày nay. Trước năm 1945, dưới chế độ thực dân phong kiến, tầng lớp cai trị gồm thổ ty, địa chủ đã đàn áp, bóc lột người dân lao động. Người dân nơi đây phải khai phá ruộng nương để sản xuất và phải đóng thuế, làm lao dịch, phu phen cho Thổ ty phong kiến. Đầu thế kỷ XX, do nỗ lực đấu tranh giành quyền tự trị, năm 1913 thực dân Pháp và chính quyền phong kiến phải thừa nhận quyền tự trị của các dân tộc nơi đây, ở vùng Niêm Sơn chịu sự cai trị của thổ ty Nguyễn Doãn Quý, Nguyễn Doãn Tư, Nguyễn Doãn Liệu,… Bằng chính sách dùng người địa phương để cai trị nhằm chia rẽ nội bộ, phân hóa giàu nghèo, Thực dân Pháp sử dụng trực tiếp bọn Chánh tổng, phó Chánh tổng và bộ máy giúp việc gồm: Xã đoàn, lý trưởng, phó lý, thêm nữa người dân còn bị bọn thầy mo, thầy cúng lừa bịp, hà hiếp, bóc lột. Về chính trị, chúng dùng người địa phương để cai trị nhằm chia rẽ nội bộ, phân hóa giàu nghèo, làm cho đời sống người dân nơi đây vẫn phải sống trong cảnh đói rách, lầm than. Song song với thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt về chính trị, thực dân Pháp và địa chủ tay sai ra sức vơ vét bóc lột về kinh tế, chúng không khuyến khích phát triển sản xuất mà duy trì phương thức sản xuất nhỏ, độc canh, chủ yếu trồng ngô và cây thuốc 14
  14. phiện; đồng thời chúng thực hiện chế độ thu thuế một cách nghiêm ngặt, có nhiều loại thuế như thuế đinh (thu vào đầu người), thuế điền (thu theo diện tích đất canh tác của mỗi hộ gia đình). Chúng bắt nhân dân đi làm phu đường, xây đồn, đắp lũy ở bất cứ nơi nào đem lại kinh tế cho chúng và những nơi có lợi cho mục đích quân sự. Người đi phu phải lao động trong điều kiện đói khổ, ốm đau không có thuốc men điều trị, đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập vì không đáp ứng được các nhu cầu hèn hạ của chúng. Về quân sự, chúng tăng cường bắt lính, lùng sục đến tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa, ngõ hẻm để kiểm tra, giám sát và ngăn chặn đồng bào ta tập trung đông người chống lại chúng. Thời kỳ này, dân cư xã Niêm Sơn sinh sống còn thưa thớt, truyền thống văn hóa dân tộc bị lợi dụng xuyên tạc để phục vụ mục đích cai trị của chúng. Nhiều loại hình văn hóa bị mai một, không được bảo tồn. Chúng dung túng thầy mo, thầy cúng lợi dụng mê tín dị đoan để bóc lột tiền của, gieo rắc trong nhân dân sự nghi ngờ để họ lầm tưởng rằng nghèo khổ tại số, ốm đau tại thánh vật, ma làm. Các hủ tục lạc hậu bị chúng khuyến khích phát triển; nạn rượu chè, trộm cắp, nghiện hút tràn lan khắp các thôn bản. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bọn tay sai, đời sống nhân dân Niêm Sơn hết sức khó khăn, khổ cực, bị đàn áp về chính trị, đói khổ về kinh tế, tối tăm về văn hóa tinh thần. Chính vì vậy, đông đảo đồng bào các dân 15
  15. tộc rất căm ghét bọn thống trị, sẵn sàng vùng dậy đấu tranh làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng quê hương khỏi sự áp bức bóc lột của kẻ thù và bè lũ tay sai, tìm lại cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc. Dù bị áp bức, bóc lột nhưng với truyền thống anh dũng, kiên cường, không chịu làm nô lệ, nhân dân Niêm Sơn đã hăng hái tham gia các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống thực dân phong kiến như tham gia cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Hà Quốc Thượng những năm 1894 – 1896; khởi nghĩa Đường Thượng (1911 - 1912) do thủ lĩnh người Mông là Vàng Chỉn Pang lãnh đạo; tuy các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã khẳng định tinh thần bất khuất, không chịu làm nô lệ của người dân nơi đây, góp phần tô thắm thêm trang sử chói lọi của dân tộc Việt Nam. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân các dân tộc Niêm Sơn hăng hái tham gia các phong trào cách mạng, đứng lên làm chủ bản làng. Đặc biệt sau ngày 15/09/1944, Ban Việt Minh tổng Đường Thượng2 được thành lập với 5 thành viên do ông Lò Vạn Quả làm Chủ nhiệm và thành lập đội du kích tự vệ để bảo vệ và phát triển phong trào cách mạng. Với sự vận động của Ban Việt Minh, nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn tích cực tham gia phong trào Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc như Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc,... Khi Ban Việt Minh khu Yên 2 Lịch sử Đảng bộ Huyện Yên Minh 1944 – 2010, tr23 16
  16. Minh được thành lập, phong trào Việt Minh được gây dựng, phát triển ở tất cả các thôn, bản; qua đó tích cực vận động người dân giác ngộ cách mạng, tập hợp quần chúng đứng lên đánh đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945. Có thể khẳng định, với tinh thần đoàn kết một lòng, ý chí kiên cường trong lao động sản xuất, mưu trí, gan dạ trong đấu tranh chống lại các thế lực cát cứ và giặc ngoại xâm trong ngàn năm lịch sử của dân tộc, nhân dân xã Niêm Sơn luôn vượt qua mọi gian nan thử thách, khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên, khí hậu, từng bước vươn lên, góp phần làm phong phú thêm lịch sử anh hùng của mảnh đất, con người nơi đây. 17
  17. CHƯƠNG II NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ NIÊM SƠN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ (1945 – 1975) I. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Niêm Sơn tích cực xây dựng cơ sở chính trị, góp phần kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) Sau thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga (1917), chủ nghĩa Mác-Lênin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng truyền bá vào trong nước dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930. Ngày 19/05/1941, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tại Hà Giang, do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, nên phong trào cách mạng phát triển muộn hơn. Từ năm 1939 phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được nhen nhóm gây dựng, đến năm 1943 phát triển mạnh ở một vài nơi thuộc khu Yên Minh, đến đầu năm 1945 các cơ sở cách mạng đã phát triển ra các thôn thuộc khu Yên Minh. 18
  18. Tháng 8/1945 chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh; nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đã nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 02/09/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên bố nước nhà độc lập, nhưng đất nước đối mặt với muôn vàn khó khăn: Ngân khố quốc gia trống rỗng, kinh tế trì trệ, nạn đói hoành hành,... các nước lớn quyết tâm quay lại xâm lược nước ta. Ở phía Bắc, quân Tưởng Giới Thạch tràn vào nước ta với danh nghĩa đồng minh vào giải giáp quân Nhật; bám gót quân Tưởng, một đội quân của “Việt Nam Quốc dân Đảng” vào chiếm đóng thị xã Hà Giang và các đồn bốt ở các châu, lỵ, dựng chính quyền địa phương do cường hào địa chủ, thổ ty nắm giữ. Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ta còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thổ ty, bang tá vẫn rất mạnh, mặt khác dưới danh nghĩa Chủ tịch huyện Đồng Văn (cũ), Vương Chí Sình ra sức củng cố phạm vi thống trị, Vương duy trì bộ máy gần như thời Pháp thuộc với luật lệ, nhà tù, tiền tệ riêng,... Ở Niêm Sơn tuy cơ sở cách mạng chưa có, mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa vẫn phụ thuộc vào bang tá Ly Huân tổ chức điều hành. Tuy nhiên, Vương Chí Sình với vai trò là thổ ty lớn luôn tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng. Đầu năm 1949, sau khi đánh chiếm Mèo Vạc, đuổi Thổ ty Dương Trung Nhân chạy sang Trung Quốc, 19
  19. Vương cho quân xuống đóng ở Niêm Sơn, truy sát Ly Huân, buộc bang tá Ly Huân phải trốn vào rừng và ngầm liên lạc với ta. Ta cho một trung đội cảnh vệ và một trung đội vũ trang đến Niêm Sơn đóng đối diện với nơi đóng quân của quân Vương Chí Sình. Quân Vương tỏ thái độ khiêu khích, cấm dân chúng không được tiếp tế cho quân ta, bắt dân khi quân ta đi đến đâu phải tản cư, đồng thời đưa tay sai ra làm lý trưởng để chiêu dụ dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn quân ta vẫn cương quyết đóng quân ở Niêm Sơn giữ lập trường bảo vệ dân và thu hút được ít nhiều ảnh hưởng trong dân chúng. Ly Huân tích cực ủng hộ quân ta lương thực, cho mượn súng, cho người ra làm việc. Trước thái độ đóng quân cương quyết của ta ở Niêm Sơn, Vương tìm cách ly gián ta với Ly Huân nhưng không được. Cuối tháng 03 năm 1949, Vương cho quân rút khỏi chợ Niêm Sơn3 nhưng vẫn cử tổng giáp, mã phài quản lý vùng đất giáp xã Mèo Vạc với 2/3 diện tích xã là khu vực xã Tát Ngà, Khâu Vai ngày nay. Trước những phức tạp ở Đồng Văn, Tỉnh ủy Hà Giang đã triển khai một số nhiệm vụ cấp bách để lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 06/01/1948, Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ Đảng khu Yên Minh gồm 4 đảng viên do đồng chí Chu Văn Niệm làm bí thư; ngày 06/03/1949, Huyện ủy lâm thời huyện Đồng Văn được thành lập gồm 4 ủy viên do đồng chí 3 Văn kiện Đảng bộ tỉnh Hà Giang toàn tập, tập 1 tr 69 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2