intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Minh (1948-2010)

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách giới thiệu với bạn đọc về lịch sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh kể từ ngày thành lập tới nay (1948 - 2010). 62 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng ở xã Quang Minh đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, lúc thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng cuối cùng đã giành thắng lợi vinh quang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Minh (1948-2010)

  1. LỜI GIỚI THIỆU Ôn lại quá khứ để hiểu biết hiện tại là một quy luật nhận thức. Đó cũng là phương pháp tốt nhất để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh khai thác và phát huy thế mạnh chính trị, sức mạnh truyền thống cách mạng trong suốt quá trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hiện nay và mai sau. Nhận thức sâu sắc về vấn đề đó, Ban thường vụ Đảng uỷ xã đã chỉ đạo sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Minh". Nội dung cuốn sách giới thiệu với bạn đọc về lịch sử vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh kể từ ngày thành lập tới nay (1948 - 2010). 62 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, phong trào cách mạng ở xã Quang Minh đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, lúc thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng cuối cùng đã giành thắng lợi vinh quang. Nhân dân Quang Minh qua nhiều biến động lịch sử, đã chứng tỏ tấm lòng son sắt, tin yêu Đảng, đoàn kết xung quanh Đảng cống hiến sức người, sức của cho cách mạng, cho kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu "Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thông qua những chặng đường lịch sử vẻ vang đó để giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Quang Minh, nhất là thế hệ trẻ, lòng tự hào truyền thống cách mạng của quê hương. Trên cơ sở đó thừa kế và phát huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng bộ xã, trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Trong quá trình khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn. Ban thường vụ Đảng uỷ được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực huyện uỷ, Ban tuyên giáo huyện uỷ, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hà Giang, cùng với sự đóng góp quý báu của nhiều cán bộ, đảng viên, cán bộ lão thành cách mạng, nhân dân trong và ngoài xã. Mặc dù tổ biên soạn đã có nhiều cố gắng với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng do tư liệu thành văn bị thất lạc nhiều, nên cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu những ý kiến góp ý của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Minh" (1948- 2010) với quý bạn đọc gần xa. T/M BTV ĐẢNG ỦY XÃ QUANG MINH BÍ THƯ Nguyễn Đàm Thuyên
  2. Chương I Khái quát về địa lý, hành chính, Truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ và nhân dân xã Quang Minh 1. Địa lý. Xã Quang Minh nằm ở phía Đông Nam của huyện Bắc Quang cách trung tâm huyện lỵ 10 km. Phía Bắc giáp xã Việt Vinh, phía Nam giáp xã Hùng An, phía Đông giáp với xã Vô Điếm, Kim Ngọc. Phía Tây giáp thị trấn Việt Quang, chiều dài từ Khâu Moi (Minh Thượng) đến Khuổi Củng (thôn Nái) là 13 km. Rộng từ Pắc Há đến Nà Quặn (thôn Minh Thắng) dài 10,2 km. Có diện tích tự nhiên là: 5.015 ha, diện tích đất canh tác: 882 ha, đất lâm nghiệp: 2.072 ha, còn lại là đất có khả năng khai hoang và trồng cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp khá phong phú, có những ngọn núi cao so với mặt nước biển gồm: Pù Ngọm: 409 m, Khâu Moi (Pù Đèn) 469,4 m, núi đá Lung Chúng: 268m núi đá giữa hồ Quang Minh: 207 m, núi Ngòi Đâm: 134 m và Pù Khuổi Tiến: 107 m. Sông Lô chảy qua địa phận xã dài 28,9 km là danh giới với các xã phía Đông. Toàn xã có 23 con suối lớn nhỏ chạy qua, hầu hết các thôn bản đều có suối cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, trên địa hình khá bằng phẳng, đồi núi dạng bát úp. Điều kiện khí hậu rất thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp: Nhiệt độ trung bình 22,20C. Cao nhất là 380C, thấp nhất là 130C. Độ ẩm không khí trung bình 87%, lượng mưa trung bình hàng năm 1.991,5mm, phân bổ không đều mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Do quá trình phong hoá tự nhiên và biến đổi trồng trọt thổ nhưỡng xã Quang Minh gồm một số loại hình: Đất đỏ vàng phát triển trên các núi đá bền chặt, đất dốc tụ: Đất phù sa sông, suối, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Trên rừng có nhiều chim thú, gỗ lim, nghiến…, dưới đất có vàng, người dân thường xuyên trồng cây cam, quýt, chè đó cũng là nguồn thu nhập lớn để cải thiện đời sống. Đường quốc lộ 279 chạy qua xã (từ Bắc Há đến Kim Ngọc) dài 12km, đường xuyên xã từ Bắc Há đến cầu treo thác mòn thôn Chúa dài 8km. Hiện nay từ trung tâm xã đến các thôn đã có đường ô tô, xe máy đi lại thông suốt. 2. Hành chính. Trước cách mạng tháng tám 1945, xã Quang Minh được gọi là Trinh Tường gồm 04 thôn: Ninh Thượng thôn, Yên Chưởng thôn, Phú Ngọa thôn, Ngọc Nái thôn và hai xóm Làng Lật, Lung Chằm. Cốc Mười và Thác Tốp là hai xóm thuộc xã do 2
  3. người Dao quản lý, xóm Thác Mòn dân tộc kinh thuộc Vĩnh Tuy có một lý trưởng quản lý. Ngày 10 tháng 6 năm 1945, cách mạng về giải phóng quê nhà thành lập xã Hưng Đạo, ngày 12 tháng 6 năm 1945 thành lập xã Đông Tường, ngày 01 tháng 07 năm 1947 hợp nhất hai xã lại gọi là xã Quang Minh. Năm 1986 khu Lung Chằm, Cốc Mười, Lung Pọng sáp nhập vào thị trấn Việt Quang. Đến cuối năm 2009 xã Quang Minh có tổng số 2.036 hộ với 9.504 khẩu, 13 dân tộc sống xen kẽ bên nhau: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông, Giấy, Bố y, Hoa, Mường, Thái, Ngạn, Cao Lan, Pu béo. Toàn xã có 20 thôn: Nái, Chúa, Hoàng Văn Thụ, Thống Nhất, Tân Lâm, Bế Triều, Minh Tâm, Minh Tiến, Bắc Há, Quang Tiến, Khiềm, Minh Thượng, Minh Lập, Lung Cu, Pù Ngọm, Quán, Tân Thành, Minh Khai, Minh Tân, Minh Thắng. Có 17 HTX nông, lâm nghiệp tổng hợp chuyển đổi theo luật HTX mới, 07 thôn được công nhận làng Văn hoá. Năm 2009 Toàn xã có 27 chi bộ, trong đó có 6 chi bộ trường học, 20 chi bộ thôn bản, 01 chi bộ cơ quan xã. Có 541 đảng viên. Đây là hạt nhân lãnh đạo nhân dân xã Quang Minh thực hiện công cuộc đổi mới, đồng lòng xây dựng quê hương giầu đẹp, văn minh. 3. Truyền thống tốt đẹp của nhân dân xã Quang Minh. a. Quang Minh dưới thời phong kiến đế quốc. Từ xa xưa trong lịch sử đồng bào các dân tộc xã Quang Minh đã kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng và bảo vệ quê hương. Nghề trồng trọt đã trở thành nghề sản xuất chính đem lại nguồn sống chủ yếu cho nhân dân, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu. Nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung, tự cấp. Nhân dân địa phương còn làm một số nghề thủ công: Dệt, đan lát. Nền Văn hoá dân tộc phát triển sớm, hát yếu, hát cọi, quan làng có nhiều nét độc đáo, tiêu biểu. Nhân dân trong xã chủ yếu theo đạo phật. Năm 1858, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kỳ, Bắc Kỳ, thực dân pháp chiếm Hà Giang vào năm 1887. Nhân dân Hà Giang vốn có truyền thống chống ngoại xâm, không chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực thống trị nào nên đã đứng lên chống thực dân pháp và tay sai. Từ khi thực dân Pháp xâm chiếm và áp đặt hệ thống cai trị từ tỉnh đến huyện, xã Quang Minh cùng chung một cảnh ngộ khổ cực của cả nước. Dòng họ Nguyễn Văn 3
  4. Chung đã nhiều đời làm tay sai cho Pháp: Làm chánh tổng, lý trưởng, xã đoàn và quan Chì Châu, bọn chúng đã bóc lột người dân trong xã rất thậm tệ, tăng thuế điền lên ba lần, bắt phu bằng cắm thẻ vào nhà nào là phải đi ngay, những người nghèo suốt đời đi phu phen tạp dịch. Nguyễn Văn Chung còn khống chế cả khu vực rộng lớn ở trong xã. Người dân đi qua đây phải cúi lạy: Từ Thôm Kè đến Cốc Lang và Minh Thắng ngày nay là phạm vi độc quyền buôn bán gỗ, muối, vải và rượu Pháp ở tổng Trinh Tường (gồm cả Việt Vinh, Hùng An ngày nay) chúng có nhiều trâu đực to kéo gỗ, người dân đem gỗ ra đều phải bán cho chúng với giá rẻ mạt hoặc bị loại ra mà chúng gọi là (bất cập phân) nếu thắc mắc sẽ bị tịch thu ngay, chúng chiếm đoạt các soi bãi rộng (Pác Khuối) để thả trâu, dê, tệ hại hơn là chúng chứa chấp bọn ăn cắp trâu, bò, lợn, dê … ở trong và ngoài xã đưa đến bán với giá rẻ mạt và buộc trong chuồng, người chủ nhìn thấy không sao lấy lại được. Hàng năm, chúng đôn đốc thu thuế đinh (Thuế thân) đánh vào đàn ông từ 18 đến 60 tuổi, thuế điền (ruộng) thuế nhà (gia ốc) thuế nuôi quân, thuế kinh lý, thuế nuôi ngựa, thuế kiểm lâm, thuế rượu, thuế đò, thuế muối … đã làm nhiều người bán ruộng, nhà cửa, trâu, bò trở thành người làm thuê cho chúng. Không những thế, chúng còn khuyến khích người dân hút thuốc phiện, cờ bạc, rượu chè, cúng bái, mê tín dị đoan, làm cho người dân trong xã ngày càng bần cùng thiếu thốn, sống cuộc đời cơ cực. Chế độ sử phạt của chúng qui định nếu ai chống lại sẽ bị đánh; hương mục được đánh 3 roi, thủ bạ xã đoàn được đánh 5 roi, Chánh tổng, lý trưởng được đánh 12 roi … Độc ác hơn, chúng đắp ao Nà Pùa dâng nước lên đến đâu chúng chiếm hết đến đó, làm nhiều người ở thượng nguồn mất hết ruộng đất, di cư đi nơi khác, sống cuộc đời khổ cực. Thống trị hà khắc đã thay thế chế độ phong kiến ngày xưa là Quằng, từ thời xa xưa ở Quang Minh chịu sự thống trị của Quằng họ Ma, sau khi bị tàn lụi người dân lại phải đón Quằng họ Lộc ở Thuận Hoà - Vị Xuyên cai quản. Chế độ thống trị của Quằng là chiếm ruộng to và tốt, còn người dân làm ruộng để phục vụ cho họ Quằng, Nà Chướng (giữ nhà) người làm ruộng loại này chuyên đến chăm sóc giữ nhà cho họ Quằng. Nà lừa (đẩy bè mảng); Nà loỏng (chuyên giã gạo); Nà lèng (chuyên gói cơm nắm cho họ Quằng mỗi khi xuất hành). Mỗi năm phải cúng tế 2 lần vào tháng 5 và tháng giêng. Về giáo dục: Sống dưới chế độ phong kiến đế quốc, 99% dân số mù chữ, ở Quang Minh đến năm 1938-1939 mới có một trường tiểu học dựng ở đon Nà Xá có 17 học sinh. Đến năm 1944 mới có 4 người thi tốt nghiệp lớp 4 (tức lớp 5 ngày nay). Ngoài ra còn có 28 người biết chữ nho, số người này hầu hết làm thầy cúng. 4
  5. Về y tế: Hữu sinh vô dưỡng, ốm đau toàn cúng bái, bói toán, cộng thêm sự nghèo đói lạc hậu, sinh hoạt yếu kém cho nên các bệnh dịch như: Sốt rét, đậu mùa phát sinh tràn lan tổn thương sức khoẻ giảm tuổi thọ của người dân. Về Văn hoá: Quang Minh có 10 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có nét văn hoá, văn nghệ dồi dào, sinh động nhưng bọn đế quốc phong kiến và tay sai đã biến thành thứ riêng để phục vụ cho chúng. b. Truyền thống tốt đẹp của nhân dân Quang Minh. Sống dưới chế độ áp bức bóc lột đế quốc và bọn tay sai, mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ngày càng sâu sắc, người dân khổ cực luôn luôn có cuộc đấu tranh chống kẻ thống trị. Năm 1901, nhân dân Quang Minh đã tham gia cuộc đấu tranh do hai anh em Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc lãnh đạo ở xã Vỹ Thượng nổi dậy chống các thế lực đương quyền, chỉ trong thời gian ngắn, phong trào đã phát triển rộng rãi ở hai huyện Bắc Quang (Hà Giang) và Lục Yên (Yên Bái). Triệu Tiến Kiên đã anh dũng hi sinh trong lúc chỉ huy quân đánh Pháp. Mặc dù vậy, em trai Triệu Tài Lộc vẫ tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo phong trào, mãi đến năm 1913 cuộc khởi này mới chấm dứt. Vào những năm 1930-1938, nhân dân Quang Minh tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống bắt lính, bắt phu, chống thu thuế và đánh đồn Chi Châu Bắc Quang. Đặc biệt, vụ kiện Chánh tổng Nguyễn Văn Chung của Ma Văn Thứ ở thôn Nái từ việc tịch thu gỗ bồ đề một cách vô lý. Vụ kiện này lên đến quan Pháp ở Hà Nội, chỉ vì thiếu một đồng bạc già, không đủ tiền khiếu kiện nên phải chịu giải hoà. Sau vụ kiện này, Chánh Chung gả con gái cho ông Thứ để chiếm một số ruộng ở Pá Làng (thôn Hoàng Văn Thụ ngày nay) (1937 - 1940). Năm 1943 lại có vụ kiện của Khám Cầm (Hoàng Văn Đức) ở Thác Nhù (theo đạo thiên chúa giáo) kiện Chánh tổng Nguyễn Văn Chung về tội tăng thuế đinh, điền lên 3 lần. Chánh Chung biết vụ kiện này đến quan Pháp sẽ bị thua. Nhân lúc ông Đức đi Hà Giang Chánh Chung đã bố trí cho bọn dõng ở nhà nó cải trang vào cướp hết tài sản. Bị thất nghiệp ông Đức phải thua kiện vì không có tiền. Năm 1944, tổ kiện Chánh Chung gồm có các ông: Tuần Khôi (Nguyễn Văn Hử), Nguyễn Văn Bích, Nguyễn Văn Tấn (cụ Soạn) làm thư ký, tên Chánh Chung hoang mang lo sợ, nhưng vì không có tiền đút lót quan toà nên bị thua kiện, ông Tấn bị phạt tù 3 năm. Những vụ kiện này tuy thất bại nhưng đã hun đúc thêm truyền thống 5
  6. yêu nước cho nhân dân địa phương khi bước vào cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. CHƯƠNG II 6
  7. CHI BỘ ĐẢNG XÃ QUANG MINH RA ĐỜI, LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ THẮNG LỢI (1948 -1975) I . CHI BỘ ĐẢNG XÃ QUANG MINH RA ĐỜI. 1. Bối cảnh lịch sử. Tháng 9 năm 1939 Phát xít Đức -Ý- Nhật gây ra chiến tranh thế giới thứ II. Ở Châu Âu phát xít Đức -Ý ồ ạt đánh chiếm nhiều nước Đông Âu và tiến về phía Liên Xô định tiêu diệt nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tháng 6 năm 1940 phát xít Đức chiếm nước Pháp. Từ đó, đế quốc Pháp ngày càng tăng cường khai thác bóc lột các nước thuộc địa để cung cấp sức người, sức của cho chính quốc. Ở Châu Á Phát- xít Nhật bành chướng chủ nghĩa quân phiệt ra các nước Đông Nam Á, cuối năm 1940 Nhật kéo vào chiếm Đông Dương. Một lúc mấy kẻ thù sâu xé, nhân dân xã Quang Minh cùng cảnh chung của đất nước vô cùng khổ cực. Thực dân Pháp tăng mức các bài thuế cũ, đặt thêm nhiều loại thuế mới và bắt nhiều người đi phu, đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng, Phát-xít Nhật một mặt bắt nhân dân ta nhổ lúa để trồng đay và thầu dầu, mặt khác vơ vét thóc lúa, cướp bóc của cải, đẩy nhân dân ta vào cảnh chết chóc, đói nghèo. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Phát-xít và tay sai của chúng ngày càng gay gắt hơn. Ở Bắc Quang, cuối năm 1939 đồng chí Phạm Trung Ngũ (tức thầy giáo Văn, Tài Nam, Hoàng Trung Quốc) sinh năm 1913 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam) tới thôn Linh xã Bằng Hành để gây dựng cơ sở cách mạng. Thông qua việc dạy học, đồng chí đã tuyên truyền cách mạng, làm cho đồng bào hiểu biết thêm về cách mạng tháng Mười Nga, tố cáo ách thống trị của thực dân Pháp, chỉ trong một thời gian ngắn đồng chí đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng cho đồng bào trong vùng. Thực dân Pháp phát hiện và trục xuất đồng chí Ngũ ra khỏi huyện Bắc Quang. Sau 30 năm bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước, đầu năm 1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đồng chí đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Khuổi Nậm, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 05 năm 1941). Thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh ” gọi tắt là Việt Minh. 7
  8. Mặt trận Việt Minh chính thức công bố chương trình cứu nước. Tuyên ngôn của Việt Minh khẳng định: Việc giải phóng cho ta, do ta làm lấy” và kêu gọi đồng bào mau gia nhập các đoàn thể cứu quốc, đoàn kết triệu người như một, đánh đuổi Phát- xít Nhật-Pháp giành độc lập tự do. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị, trung đội “Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, với nhiệm vụ xây dựng cơ sở Việt Minh ở Cao-Bắc-Lạng; Thái-Tuyên -Hà. Đội quân Nam tiến đến Chợ Đồn (Bắc Kạn) chia thành nhiều bộ phận nhỏ. Tổ của đồng chí Lê Thuỳ tiến đến Chiêm Hoá -Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1943, cán bộ Việt Minh đã đến Khuổi Củm, Khuổi Phầy xã Hùng An, Khuổi Nghè xã Vĩnh Hảo, đồng bào Dao ở đây được hai đồng chí Thái, Hiệp tuyên truyền giác ngộ về đường lối cách mạng, giải thích chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh, nhiệm vụ đánh đuổi Pháp - Nhật. Tuy phong trào cách mạng ở đây diễn ra một thời gian ngắn, nhưng tiếng vang đó vẫn tồn tại mãi mãi trong tâm trí của người dân Bắc Quang. Năm 1942, quân đội Nhật tới Hà Giang, lúc đầu chúng chỉ đóng ở tỉnh lỵ, dần dần mở rộng sự kiểm soát đến các châu lỵ, thị trấn. Ngày 09 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp ở Bắc Quang lâm vào tình thế cô lập, bị động, chống đỡ yếu ớt bỏ chạy, Nhật nhanh chóng chiếm đồn Bắc Quang, Yên Bình. Ngày 09 tháng 05 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, phe đồng minh toàn thắng. Trước tình hình chuyển biến mau chóng đó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã Chỉ thị: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Ngày 01 tháng 06 năm 1945 (túc ngày 24 tháng 04 Ất Dậu), đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Lê Tâm (Lê Quảng Ba), Nam Hải (Bế Triều) lãnh đạo đến Bằng Hành tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về kháng Nhật cứu nước, gây cơ sở Việt Minh đẩy mạnh phong trào đấu tranh chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, lúc này bộ máy cai trị của Pháp bị tê liệt hoàn toàn. Nhật chưa lập được chính quyền tay sai do bọn chúng đang lúng túng. Thời cơ giành chính quyền ở Bằng Hành đã tới, quần chúng đồng tình ủng hộ, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng sang các xã Vô Điếm, Kim Ngọc. 8
  9. Ngày 04 tháng 06 năm 1945, các đồng chí Nam Long, Hồng Quang cán bộ Việt Minh từ Vô Điếm sang thôn Lại xã Quang Minh viết thư thuyết phục Chánh tổng Nguyễn Văn Chung, hắn chống cự và hạ lệnh cho bọn dõng trong đồn ngăn cản Việt Minh qua Đèo Than. Các đồng chí Nam Long, Hồng Quang phải rút về Kim Ngọc. Ngày 07 tháng 06 năm 1945, lực lượng vũ trang được sự đồng tình ủng hộ của đồng bào, Uỷ ban Việt Minh lâm thời xã Bằng Hành được thành lập gồm có 7 đồng chí. Ngày 10 tháng 06 năm 1945, cán bộ Việt Minh từ thôn Thia xã Vô Điếm do đồng chí Bế Triều, Lĩnh Thành chỉ huy tiến quân sang bến Đền thôn Chúa họp tại nhà Ma Văn Kinh thành lập Uỷ ban lâm thời xã Hưng Đạo do ông Nguyễn Quang Lịch làm chủ tịch. Ngày 12 tháng 06 năm 1945, thành lập Uỷ ban Việt Minh lâm thời xã Đông Tường do ông Nguyễn Văn Bích làm chủ tịch. Ngày 14 tháng 06 năm 1945, họp tại nhà ông Nguyễn Văn Điềm bầu ban tổng đốt bằng sắc xoá bỏ chế độ cũ. Ngày 17 tháng 06 năm 1945, khi cán bộ Việt Minh tiếp xúc thuyết phục Chánh Chung, bọn chân tay của chúng giết hại đồng chí Bế Triều. Để trừng trị hành động gian ác này ta đã nổ súng tiêu diệt Chánh Chung ngay tại nhà hắn. Đồng chí Bế Triều mới 28 tuổi, sinh tại xã Nhượng Bạn, huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng, một cán bộ chỉ huy ngoan cường mất đi, nhưng gương của đồng chí mãi mãi in sâu trong lòng dân. Để tưởng nhớ công ơn đó đồng bào trong vùng lấy thôn Ngoa đặt tên là thôn Bế Triều. Tại Tân Trào-Sơn Dương-Tuyên Quang đêm 13 tháng 08 năm 1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh tổng khởi nghĩa. Từ 13 đến 15 tháng 08 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ta họp. Ngày 16 tháng 08 năm 1945, Đại hội quốc dân họp tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức là chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Ngày 02 tháng 09 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình- Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tại Hà Giang ngày 29 tháng 08 năm 1945, Phát-xít Nhật rút khỏi tỉnh Hà Giang. Chiều 30 tháng 08 năm 1945 theo gót chân của quân đội Tưởng, Hoàng Quốc Chính cùng đồng bọn vào thị xã Hà Giang lập ra tỉnh “Tỉnh Đảng bộ Việt Nam quốc dân Đảng ” do Hoàng Quốc Chính làm chủ nhiệm, lực lượng này chiếm giữ các đồn lẻ ở Bắc Quang, Yên Bình, Tiên Yên, Quang Minh. 9
  10. Lực lượng cách mạng ở Quang Minh vừa đương đầu với Pháp, Nhật, quân Tưởng bây giờ phải giành chính quyền từ tay bọn Việt Nam quốc dân Đảng. Một số cán bộ chủ chốt của ta bị chúng ép buộc phải làm tay sai cho bọn chúng. Do chính quyền và lực lượng tự vệ của ta vững mạnh cho nên áp đảo, quản chế bọn Quốc dân Đảng ở đồn Quang Minh không giám hành hung dân chúng. Lúc này ở Bắc Quang đã giải phóng được một số xã như: Hữu Sản, Liên Hiệp, Bằng Hành, Vô Điếm (khu trọng con), Quang Minh, Hùng An, Việt Vinh, Tiên Kiều (khu Thái Học), Đồng Tâm, Bạch Ngọc, Trung Thành, Việt Lâm. Tháng 09 năm 1945, giải phóng xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc. Tháng10 năm 1945 giải phóng xã Vỹ Thượng, Tiên Yên, còn các xã khác vẫn nằm trong tay bọn Quốc dân Đảng. Ở đồn Bắc Quang, tên Tư Xiêm đã mật lệnh cho quản Lộc ở đồn Yên Bình, Hai Sửu ở đồn Quang Minh phối hợp thành 3 mũi định tiến công ta ở Ngòi Quang, mật lệnh này đã bị lộ, ta đã chủ động gọi Tư Xiêm sang sở chỉ huy của ta ở Ngòi Quang buộc hắn đầu hàng và hạ lệnh cho binh sỹ trong đồn nộp vũ khí cho cách mạng. Ngày 04 tháng 11 năm 1945 (túc ngày 30 tháng 9 năm Ất Dậu) Bắc Quang được giải phóng. Sáng ngày 05 tháng 11 năm 1945 (túc ngày 01 tháng 10 năm Ất Dậu) ta gọi tên Hai Sửu và bắt gọn tại Đèo Than. Ngày 08 tháng 12 năm 1945 giải phóng thị xã Hà Giang. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, trong không khi tưng bừng phấn khởi chung toàn quốc với niềm tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân các dân tộc Quang Minh nô nức đi bầu cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của một nước có chủ quyền độc lập. Sau cuộc bầu cử, nhân dân tiếp tục củng cố hành chính hai xã Đông Tường và Hưng Đạo. Ngày 30 tháng 07 năm 1946 thành lập tổng Thái Học. Ban tổng Thái Học gồm có 7 người: 1. Ông Nguyễn Văn Quốc (Quang Minh) chánh Ban tổng. 2. Ông Bá Ý (Hùng An) phó Ban tổng. 3. Ông Nguyễn Văn Thế (Phó Thâm) Quang Minh Phó Ban tổng. 10
  11. 4. Ông Lộc Văn Phòng (Quang Minh) Uỷ viên. 5. Ông Lý Tình (Việt Hồng, Thị trấn Việt Quang) Uỷ viên. 6. Ông Nguyễn Văn Kính (Việt Vinh) làm Thư Ký. 7. Ông Vũ Văn Sài (Quang Minh ) làm Thư Ký. Tổng Thái Học gồm 6 xã gồm: 1. Xã Trinh Tường (nay là xã Quang Minh) do ông Nguyễn Quang Lịch làm chủ tịch. 2. Xã Đông Tường (nay là xã Quang Minh) do ông Nguyễn Văn Bích làm chủ tịch. 3. Xã Vĩnh Thịnh (nay là xã Việt Vinh) do ông Chúng Văn Niên làm chủ tịch. 4. Xã Tân Nhân (nay là xã Hùng An) do ông Linh Văn Đế làm chủ tịch. 5. Xã Hùng Việt (nay là xã Việt Hồng) do ông Đậu Văn Hành làm chủ tịch. 6. Xã Tân Từ (nay là thị trấn Việt Quang) do ông Nguyễn Văn Nhuận làm chủ tịch. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, nhân dân Quang Minh tích cực tham gia phong trào tăng gia sản xuất. Đẩy mạnh phong trào thi đua “người người tăng gia” “nhà nhà tăng gia”. Trong không khí hào hứng mọi người đã ra sức cùng nhau khai hoang phục hoá, làm thêm nhiều nương rẫy, trồng ngô khoai và các loại rau quả ngắn ngày. Không khí thi đua sôi nổi khắp xã với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng” từ các cán bộ, thầy trò trong trường học, các ngành, giới phụ lão, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng ở các thôn bản đều hăng hái tham gia sản xuất góp phần vào giải quyết nạn đói. Chống nạn thất học, thanh niên, phụ nữ, nhi đồng, người lớn tuổi nô nức cắp sách đến các lớp học bình dân. Người biết chữ tự nguyện dạy người không biết chữ, nhân dân trong xã tự nguyện dựng thêm lớp, đóng bàn ghế cho lớp học để đón con em mình đến trường. Phong trào “chống nạn thất học” đã phát triển mạnh mẽ thu được kết quả đáng phấn khởi, góp phần mở mang dân trí, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, đĩ điếm, nghiện hút dần dần bị đẩy lùi, ngoài ý nghĩa giáo dục về Văn hoá nó còn là một thắng lợi về chính trị đã tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của mình nhân dân ngày càng tin vào chế độ mới. 11
  12. Từ ngày 10 tháng 06 tháng 1945 đến hết năm 1946 là thời kỳ tổ chức xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng, tuyên truyền vận động quần chúng đứng lên đánh đổ Phát-xít Nhật và bè lũ tay sai về cơ bản đã hoàn thành, phong trào cách mạng ở Quang Minh đã giành được thắng lợi lớn. 2. Chi bộ Đảng đầu tiên xã Quang Minh ra đời trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954). Ngày 03 tháng 02 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, đó là bước ngoặt vĩ đại, quan trọng quyết định quá trình phát triển cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân trong cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, ở Hà Giang, Bắc Quang nói chung và ở Quang Minh nói riêng, do điều kiện khó khăn về tự nhiên và xã hội của một tỉnh miền núi nên phong trào cách mạng ở đây phát triển muộn so với các nơi khác. Ngày 25 tháng 12 năm 1945, nhân dân thị xã Hà Giang đã phấn khởi họp mít tinh chào mừng, uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Hà Giang được thành lập do đồng chí Thanh Phong làm chủ tịch. Cùng ngày 25 tháng 12 năm 1945 xứ uỷ Bắc Kỳ Quyết định thành lập Đảng bộ Hà Giang. Ban chấp hành lâm thời của Đảng bộ gồm 05 đồng chí: Hồng Quân, Thanh Phong, Huyền Quỷnh, Trần Tùng, Khải Ca, do đồng chí Hồng Quân làm Bí thư tỉnh uỷ. Phát huy truyền thống yêu nước đồng bào các dân tộc huyện Bắc Quang nói chung, xã Quang Minh nói riêng đã đoàn kết lại theo tiếng gọi của Đảng thực hiện cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh, tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống lại áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, đánh đuổi các Đảng phái phản động. Trong quá trình vận động cách mạng, Bắc Quang đã xuất hiện những nhân tố tích cực. Dưới sự giúp đỡ của tỉnh uỷ, tháng 12 năm 1946 kết nạp được hai Đảng viên đầu tiên là đồng chí Chu Đức Tung (ở xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên) và đồng chí Hoàng Thịnh Kinh (ở xã Việt Vinh, ngày nay). Tiếp đó, tỉnh uỷ Quyết định thành lập một tổ Đảng gồm 04 đồng chí do nữ đồng chí Phương Lâm làm tổ trưởng. Ngày 01 tháng 07 năm 1947 hợp nhất hai xã Đông Tường và xã Hưng Đạo gọi là xã Quang Minh, ông Nguyễn Quang Lịch được bầu làm chủ tịch. Ngày 20 tháng 02 năm 1947, xét thấy đủ điều kiện, tỉnh uỷ Hà Giang Quyết định thành lập chi bộ cơ quan huyện Bắc Quang do nữ đồng chí Phương Lâm làm Bí thư. 12
  13. Ngày 15 tháng 05 năm 1947, huyện uỷ Bắc Quang ra đời do đồng chí Phạm Gia Tuân được tỉnh uỷ chỉ định làm Bí thư huyện uỷ. Tháng 05 năm 1948, thành lập chi bộ tiểu khu Thái Học gồm các xã: Quang Minh, Việt Vinh, Hùng An, đồng chí Linh Văn Đế ở Hùng An làm Bí thư. Ngày 09 tháng 08 năm 1948, kết nạp ông Nguyễn Quang Lịch vào Đảng cộng sản Việt Nam là người Đảng viên đầu tiên của xã Quang Minh. Tháng 10 năm 1948 kết nạp thêm 06 Đảng viên mới. Ngày 15 tháng 11 năm 1948, chi bộ thái Học được tách ra, chi bộ xã Quang Minh được thành lập do đồng chí Nguyễn Quang Lịch làm Bí thư. Cùng ngày kết nạp thêm một Đảng viên mới, lúc này chi bộ Quang Minh có 08 Đảng viên, trong đó có 05 Đảng viên chính thức là Nguyễn Quang Lịch; Nguyễn Văn Luân; Nguyễn Văn Thược; Nguyễn Đức Tung; Vũ Văn Sài. Ba Đảng viên dự bị là Nguyễn Ngọc Tự, Nguyễn Văn Hạt, Nguyễn Bình Địch. Sự ra đời của chi bộ Đảng đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển phong trào cách mạng của xã, để cùng cả tỉnh, huyện vững bước trước những thử thách mới. Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và thực hiện Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng đứng lên chống thực dân Pháp. Nhân dân Quang Minh dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, vừa tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vừa xây dựng và củng cố lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng chiến đấu khi kẻ địch mò tới. Nhiều thanh niên hăng hái tình nguyện vào bộ đội chủ lực sẵn sàng lên đường ra Mặt trận. Trung đội du kích tự vệ Quang Minh cũng được thành lập làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong xã. Thực hiện lời kêu gọi “Tiêu thổ kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch, đào hầm hào, phá cầu đường từ số 9 Hùng An đến đèo Than. Vận động nhân dân thực hiện kế hoạch “vườn không nhà chống”. Đồ đạc thóc gạo của gia đình được chuyển đi cất dấu trong rừng sâu. Đồng bào trong xã còn tham gia phá cầu đường, nhà cửa ở Bắc Quang, thị xã Hà Giang. Các con đường từ Bắc Quang đi Hà Giang, Yên Bình đều phá đi nhiều đoạn để ngăn cản địch tiến công ta, tạo ra không khi hào hùng chống thực dân Pháp. 13
  14. Nhân dân Quang Minh hưởng ứng rất sôi nổi như mua công phiếu quốc gia kháng chiến, thi đua lập hũ gạo nuôi quân để ủng hộ kháng chiến, ủng hộ bộ đội. Với thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên phạm vi cả nước quân và nhân dân Quang Minh rất phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó, ngày càng hăng hái lao động sản xuất, nhập giống sắn từ Phú Thọ vào xã để trồng thí điểm rồi lan rộng ra nhiều nơi trong huyện. Tích cực giúp đỡ bộ đội, du kích làm các công việc tiếp tế dẫn đường và động viên con em lên đường nhập ngũ, tăng cường quân chủ lực để tiêu diệt địch. Năm 1949-1950, đồng chí Nguyễn Ngọc Tự làm Bí thư chi bộ thay đồng chí Nguyễn Quang Lịch đi thoát ly. Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất (10/04/1950) chi bộ Đảng xã Quang Minh đã phát động toàn dân, trong xã đẩy mạnh tăng gia sản xuất tạo ra phong trào thi đua rất sôi nổi trên địa bàn xã. Nhập giống lúa Nam Nịnh, chân châu lùn, lúa chiêm, cải tạo mương phai, sửa chữa cọn nước làm ruộng hết diện tích, kê khai diện tích làm thuế nông nghiệp (1951-1953) mọi người dân chống khai man, tổ chức ngày hội giao lương, nộp thuế cho Nhà nước đầy đủ. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 -1954 quân dân Quang Minh cùng cả nước dấy lên một phong trào chuẩn bị chiến đấu và phục vụ chiến đấu sôi nổi rộng khắp với một khí thế hào hứng chưa từng có. Nhiều thanh niên trong xã đã hăng hái lên đường ra mặt trận, từng đội dân công vận chuyển thóc gạo suôi theo sông Lô từ Quang Minh đến kho Vĩnh Tuy, người người, nhà nhà đều góp công, góp của cho tiền tuyến, cung cấp nhân tài vật lực cho Mặt trận Yên Bình, Hoàng su Phì, Xín Mần. Ngày đêm nườm nượp dân công, bộ đội làm đường vận chuyển hàng hoá thóc gạo, súng, đạn thực phẩm phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiều hình thức phong phú (khiêng, vác, gồng, gánh, thuyền, mảng, xe đạp…). Thành tích mà nhân dân xã Quang Minh đã giành được trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong lịch sử vẻ vang hào hùng của dân tộc. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 20 tháng 07 năm 1954 Hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký kết, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc với tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, nhân dân Quang Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang 14
  15. tiếp tục bước vào giai đoạn mới, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. II- QUANG MINH TRONG THỜI KỲ VỪA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VỪA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955-1975). 1. Khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân (1955-1957). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, đặc điểm nổi bật của tình hình lúc này là từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, đất nước tạm thời chia thành hai Miền: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Miền Nam còn dưới ách thống trị của Mỹ và tay sai. Trong bối cảnh chung của cách mạng cả nước, Quang Minh cùng với nhân dân huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện thuận lợi, khó khăn mới. Khó khăn: Một số phần tử phản động ở trong xã đã ngấm ngầm hoạt động, lợi dụng lúc đời sống khó khăn, óc mê tín của những người lạc hậu và sơ hở thiếu sót của cán bộ ta trong khi thực hiện chính sách Miền Núi, bọn chúng súi dục một số đồng bào ở Quang Minh bỏ sản xuất, giết gia súc không chấp nhận chính sách của Đảng và Chính phủ. Trước tình hình đó, việc củng cố nội bộ Đảng, chính quyền đoàn thể xã vững mạnh đủ sức đập tan mọi hành động chống phá của bọn phản động tay sai thực sự là cuộc đấu tranh quyết liệt trên mọi lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, tổ chức vv… Tháng 06 năm 1955 tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang mở rộng, đã nhận định: “Mặc dù đế quốc Mỹ có gặp nhiều thất bại về mặt quân sự, chính trị, nhưng âm mưu quấy rối hậu phương ta để phá hoại hoà bình, duy trì và mở rộng chiến tranh ở Việt Nam vẫn được thực hiện”. Chi bộ Đảng đã tổ chức học tập cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã, đề ra nhiệm vụ là: Một mặt không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, một mặt phải kịp thời chấn áp mọi hoạt động phá hoại của chúng. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Bắc Quang, chi bộ Đảng xã Quang Minh đã kiên trì làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người dân trong xã không mắc mưu kẻ địch, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Chính phủ. 15
  16. Chi bộ Đảng xã Quang Minh quyết tâm lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là: Ra sức phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân phát triển nông nghiệp sản xuất lương thực. Về khôi phục kinh tế ở xã Quang Minh cũng gặp không ít khó khăn, sau 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế tuy đã được chú trọng phát triển nhưng cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, nghèo nàn và lạc hậu, trình độ dân trí của nhân dân còn thấp kém, thêm vào đó là thiên tai, sâu bệnh thường xuyên đe doạ là mối lo lớn đối với sản xuất. Quán triệt Nghị quyết 7, 8 (khoá 2) ngày 17 tháng 08 năm 1955 của Trung ương Đảng và các Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang, của Đảng bộ Bắc Quang về khôi phục kinh tế, chi bộ Quang Minh đề ra những biện pháp thiết thực cụ thể: Vận động nhân dân thực hiện các biện pháp chống đói, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cấp một số thóc cho các gia đình đói nặng, mặt khác vận động nhân dân thực hiện cách mạng dân tộc, đặc biệt là thực hiện công cuộc vận động dân chủ giải quyết vấn đề “Người cày có ruộng” có như vậy mới xoá bỏ tận gốc rễ chế độ bóc lột của phong kiến, xoá bỏ nghèo đói tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, phát triển kinh tế, Văn hoá xã hội. Ở Hà Giang nói chung, Quang Minh nói riêng là nơi không tiến hành các đợt vận động quần chúng giảm tô, giảm tức. Thực chất của nhiệm vụ cách mạng ở Quang Minh trong giai đoạn này là đã đánh đổ được uy thế chính trị và xoá được thế lực của bọn địa chủ, thổ ty phản động, đưa nhân dân lên vị trí làm chủ đồng ruộng nông thôn, làm chủ bản thân mình. Do đó, nhân dân phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát khỏi sự giàng buộc về kinh tế đối vói tầng lớp trên, nhiệt tình đóng góp thuế, tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng nông hội, thành lập các tổ sản xuất, tổ đổi công, có điều kiện tham gia học tập, sinh hoạt Văn hoá xã hội trong các tổ chức đoàn thể, tình đoàn kết giữa các dân tộc được tăng cường, lòng tin của quần chúng vào Đảng, Chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng được nâng cao. Chi bộ Đảng rất quan tâm đến công tác đoàn thể quần chúng thanh niên, Phụ nữ, Nông hội, thiếu nhi…. Trong những năm 1955-1956, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bắc Quang, chi bộ Đảng Quang Minh đã tổ chức học tập sâu rộng trong nhân dân về chính sách dân tộc của Đảng, tiến hành cuộc vận động thành lập khu tự trị Lao-Hà-Yên "1" phấn đấu để các dân tộc bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành lập khu tự trị là để đồng bào các dân tộc tự quản lý, tạo ra khả 16
  17. năng phát triển mọi mặt hoạt động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua cuộc vận động này đã phát động quần chúng đập tan thủ đoạn gây chia rẽ dân tộc, tăng cường sự đoàn kết rộng rãi giữa các dân tộc, xoá bỏ tư tưởng tự ty dân tộc, tư tưởng dân tộc hẹp hòi để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân thực hiện quyền bình đẳng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ cách mạng. Việc thành lập khu tự trị đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt ở xã Quang Minh, nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ ở địa phương, không những chỉ đủ cán bộ trong xã mà còn là nguồn cung cấp cán bộ cho huyện Bắc Quang và các huyện trong tỉnh Hà Giang. Tháng 08 năm 1956, Quang Minh đã huy động được 4.295kg thóc ủng hộ chương trình chống đói của huyện Bắc Quang, là xã huy động cao nhất huyện để cứu đói cho xã Yên Bình, Bằng Lang, Khuôn Lùng, Vỹ Thượng, Tân Trịnh… bị mất mùa do nạn sâu bọ tàn phá. Chi bộ Đảng đã chỉ đạo các thôn làm tốt công tác thuỷ lợi: Sửa chữa mương, phai, cọn nước đảm bảo đủ nước để cày cấy kịp thời vụ, khắc phục tình trạng du canh, du cư để phát triển lúa nước. Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế 4 năm (1953-1957) ở Quang Minh diễn ra đầy khó khăn và thử thách: Cuộc vận động dân chủ là cuộc đấu tranh giai cấp thực hiện mục tiêu “Người cày có ruộng”. Vận động thực hiện chủ trương của Trung ương, khu uỷ một cách linh hoạt để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, gây không khí phấn khởi trong nhân dân, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia tổ đổi công tiến dần thành lập HTX nông nghiệp. 1. Khu lao-Hà-Yên gồm 3 tỉnh Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang. 02/09/1959 giải thể, Hà Giang sáp nhập vào khu tự trị Việt Bắc. 2. Tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế-văn hoá xã hội (1958-1960). Hội nghị lần thứ 16 BCH TW Đảng đã ra Nghị quyết: Coi nhiệm vụ xây dựng HTX nông nghiệp là khâu chính trong sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc nước ta. Đối với miền núi nhiệm vụ trước mắt là vận động hợp tác hoá nông 17
  18. nghiệp phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cách dân chủ. Ngoài ra HTX nông nghiệp miền núi có thể tổ chức HTX nông - lâm nghiệp và HTX chăn nuôi. Đối với Quang Minh, nền kinh tế chủ yếu là tự túc, tự cấp trong đó kinh tế cá thể của nông dân là chính. Sau hoà bình năm 1954, ở Quang Minh đã vận động nông dân tham gia xây dựng tổ đổi công, song do tập trung mọi nguồn lực cho nhiệm vụ kháng chiến nên công tác xây dựng tổ đổi công chưa được chú trọng đúng mức. Tổ đổi công chưa có tác dụng tích cực. Năm 1956-1957, xã tập trung củng cố các tổ đổi công trước đây, phong trào đổi công trong nông nghiệp đã đem lại nhiều hiệu quả, các hộ nông dân luân phiên giúp đỡ nhau trong các khâu sản xuất: Làm đất, gieo cấy … Nhờ vậy gieo trồng được bảo đảm kịp thời vụ, năng xuất lúa, rau màu tăng lên rõ rệt. Lao động tập thể đã tạo ra không khí sôi nổi, phấn khởi trong nhân dân, số tổ đổi công ngày một tăng. Năm 1958, sau Hội nghị huyện Bắc Quang và tỉnh Hà Giang bàn việc xây dựng HTX nông nghiệp. Đồng chí Nguyễn Văn Ngơi- Bí thư chi bộ xã Quang Minh đã đưa ra tập thể chi bộ bàn bạc và quyết định xây dựng HTX bậc thấp. Việc vận động nông dân vào HTX rất khó khăn, phức tạp. Đó thực sự là cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt, gay gắt giữa cái cũ và cái mới, nhiều người sợ nếu vào HTX thì họ phải nộp ruộng, trâu, bò, mặt khác một số phần tử xấu đã lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, chi bộ đã cử cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu tích cực vận động gia đình, họ hàng người thân và đông đảo nông dân gia nhập HTX. Chi bộ Đảng quyết định xây dựng HTX nông nghiệp thôn Nà Tha, lấy xóm Pù Lôộng làm nòng cốt thí điểm. Nà Tha gồm 3 xóm nhỏ: Pù Lộng, Nà Tha, Nà Xúm có 25 hộ. Tháng 12 năm 1958, Nà Tha thành lập HTX mang tên đồng chí Hoàng Văn Thụ có 36 hộ chia làm ba đội sản xuất. Vụ chiêm năm 1958 cấy được 7.194 bó mạ, sản lượng đạt 24.365 kg, ngày công lao động 3,90kg/công. Năm 1959 ngày công đạt 4,10kg/công, đời sống của xã viên ngày càng một nâng cao. Đây là HTX nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Hà Giang được huyện uỷ, tỉnh uỷ tổng kết đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng phong trào hợp tác xã hoá nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang. Ngoài cấy lúa, chi bộ xã Quang Minh còn chỉ đạo trồng thêm ngô, khoai, sắn, đậu các loại, tận dụng soi bãi, gò đồi trồng rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm …. 18
  19. Cuối năm 1958, thành lập Hợp tác xã mua bán, khi mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn, song hợp tác xã mua bán của xã đã kịp thời phục vụ nhu cầu các hợp tác xã nông nghiệp và đời sống của nhân dân: muối, dầu hoả, vải, chăn màn và đồ dùng trong gia đình. Năm 1960, phong trào hợp tác xã nông nghiệp đã phát triển rộng rãi trên phạm vi toàn xã. Thắng lợi của 3 năm (1958-1960) cải tạo xã hội chủ nghĩa, hoàn thành hợp tác xã nông nghiệp và phát triển kinh tế, văn hoá là rất cơ bản và sâu sắc. Đó là thắng lợi của việc bước đầu xác lập quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy quá trình cách mạng ở xã phát triển toàn diện, mạnh mẽ, tạo điều kiện cho những bước tiếp theo vững mạnh hơn. 3. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, nhân dân xã Quang Minh tích cực thực hiện 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Từ ngày 05 đến 10 tháng 9 năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Từ ngày 17 đến ngày 25 tháng 3 năm 1961, Đại hội lần thứ III của Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã nghiên cứu quán triệt nội dung tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, thông qua phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là: Đoàn kết nhân dân các dân tộc đưa tỉnh Hà Giang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện đưa vùng cao tiến kịp vùng thấp, vùng biên giới tiến dần kịp vùng nội địa, vùng hẻo lánh tiến lên kịp vùng tập trung, toàn tỉnh tiến kịp vùng xuôi, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng góp phần xây dựng khu tự trị Việt Bắc giầu mạnh, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Trước mắt, nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa vẫn là trọng tâm, đồng thời đẩy mạnh sản xuất phát triển, tập trung mọi cố gắng để phát triển nông nghiệp toàn diện, lấy việc phát triển lương thực làm trọng tâm. (Đoàn Đại biểu xã Quang Minh đi dự Đại hội này vinh dự được chụp ảnh với Bác Hồ lên thăm Hà Giang). Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của tỉnh, huyện Bắc Quang, chi bộ Đảng xã Quang Minh đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là: Đẩy mạnh phát triển cây lương thực (lúa, ngô, khoai, 19
  20. sắn), phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và nghề rừng, đồng thời coi trọng đúng mức sự nghiệp văn hoá, giáo dục và y tế. Công cuộc vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp kết hợp với hoàn thành cải cách dân chủ đã đạt được những thành tích đáng kể, tạo điều kiện mới để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc xã nhà. Tuy nhiên, phong trào hợp tác xã nông nghiệp ở xã nhà phát triển chưa vững chắc, khuyết điểm rõ nhất cuộc vận động còn gò ép, thiếu dân chủ, trình độ và năng lực quản lý còn thấp, giản đơn, cơ sở vật chất thô sơ, năng suất trồng trọt và chăn nuôi chưa cao. Nhân dân một số vào Hợp tác xã quá gò ép điển hình như thôn Nái… Năm 1949, chi bộ Đảng xã Quang Minh có 35 Đảng viên. Năm 1950, bầu Ban chi uỷ mới, chi bộ có 43 đảng viên, đồng chí Nguyễn Ngọc Tự làm Bí thư. Về công tác xây dựng Đảng, từ năm 1950 đến năm 1960 là thời kỳ Đảng rút vào bí mật để chấn chỉnh tổ chức, tuy không phát triển đảng viên mới nhưng chi bộ Đảng xã Quang Minh đã củng cố tốt khâu tổ chức Đảng. Từ năm 1950 đến 1959, đồng chí Nguyễn Văn Ngơi làm Bí thư chi bộ, sau khi đồng chí Ngơi đi thoát ly năm 1960, đồng chí Nguyễn Văn Loạn làm Bí thư chi bộ. Ngày 25 tháng 09 năm 1961, do nhiều nguồn đảng viên từ nơi khác đến sinh hoạt tại xã nên số đảng viên đã có 50 đồng chí, xét đủ điều kiện thành lập Đảng uỷ, huyện uỷ Bắc Quang Quyết định cho tổ chức Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I. Đại hội bầu 9 đồng chí vào BCH, 03 vào Ban thường vụ đồng chí Nguyễn Đình Đặng được bầu làm Bí thư Đảng uỷ đầu tiên, Đại hội đã đề ra Nghị quyết: Thực hiện công cuộc cải cách dân chủ kết hợp với đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong 2 năm 1961- 1962. Hưởng ứng phong trào thi đua: Gió đại phong(1) Sóng duyên hải(2) Cờ ba nhất (3) Tiếng trống Bắc lý (4). Các đoàn thể quần chúng có phong trào: Xung phong tình nguyện của thanh niên; Năm tốt của Hội Phụ nữ, với khẩu hiệu Bí thư ra tay lãnh đạo phát động chiến dịch tiến quân vào 4 mặt; làm phân bón, thuỷ lợi, làm công cụ cải tiến và làm đất kỹ. Trong phong trào thi đua nông dân tích cực tăng gia sản xuất, hợp tác xã Hoàng Văn Thụ đạt danh hiệu gió đại phong được tỉnh và Trung ương khen thưởng. Các phong trào 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2