intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội xã Vần Chải; Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Vần Chải đẩy mạnh sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự; cải tạo và xây dựng CNXH, góp phần kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ (1945 - 1975);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải (1945-2020): Phần 1

  1. ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG VĂN BCH ĐẢNG BỘ XÃ VẦN CHẢI TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ VẦN CHẢI (1945 - 2020) Xuất bản năm 2023 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Vần Chải là xã nội địa, nằ m ở cửa ngõ phia Tây của ́ huyê ̣n Đồ ng Văn . Đã bao đời nối tiếp nhau người dân Vần Chải phải vật lộn với muôn vàn khó khăn của thiên nhiên và sự cai trị hà khắc của Thổ ty phong kiến mà trực tiếp là Tổng giáp, Mã phài, làm cho cuộc sống người dân đã khốn khó lại càng thêm bần cùng, cơ cực. Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Vần Chải luôn sát cánh cùng nhân dân trong huyện và cả nước, vượt qua nhiều khó khăn thử thách trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, đã lập được những chiến công và thành tích xuất sắc, góp phần vào công cuộc giải phóng và bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Tên “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Sùng Dúng Lù” đã đi vào lịch sử, “Hang Sảo Há” đã trở thành một trong những địa danh chiến thắng sào huyệt cuối cùng của thổ Phỉ trên vùng cao nguyên đá, và đã được công nhận là di tích cấp tỉnh. Trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ biên giới, với truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, đức tính cần cù chịu khó, tinh thần đoàn kết vươn lên, nhân dân xã Vần Chải đã anh dũng trong chiến đấu, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng phong phú. 2
  3. Ghi lại quá trình diễn biến của lịch sử, là nguyện vọng chính đáng của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, tỏ lòng thành kính đối với các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, đồng thời truyền tới các thế hệ nối tiếp thêm hiểu biết và yêu mến quê hương mình. Đáp ứng lòng mong muốn đó, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vần Chải quyết định tiến hành biên soạn cuốn“Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải, giai đoa ̣n 1945 - 2020”. Đây là một tài liệu quý, là một công trình nghiên cứu khoa học, công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng của nhân dân các dân tộc xã Vần Chải qua các thời kỳ lịch sử . Trong quá trình sưu tầm , nghiên cứu và biên soạn, Ban Thường vụ Đảng ủy xã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường vu ̣ Huyện ủy , sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Phòng Lý luận Chính trị và Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cùng với sự đóng góp ý kiến quý báu của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là sự đóng góp của các đồng chí cán bộ chủ chốt của xã qua các thời kỳ. Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm cao, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, như: nguồn tài liệu không đầy đủ, các nhân chứng lịch sử tuổi đã cao, trí nhớ có phần suy giảm, bên cạnh đó, trình độ của cán bộ Ban biên soạn có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Ban Thường vụ Đảng ủy xã Vần Chải mong nhận được sự 3
  4. tham gia, góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản tiếp theo. Nhân dịp cuốn “Truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vần Chải , giai đoa ̣n 1945 - 2020” được xuất bản, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Vần Chải xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu của các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ để nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh. Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng bạn đọc! T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ VẦN CHẢI BÍ THƯ Mua Sè Sính 4
  5. Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI XÃ VẦN CHẢI I. Điều kiện tự nhiên Vần Chải là một xã vùng cao núi đá, nằm cách trung tâm huyện 42 km về phía Tây của huyện Đồng Văn. Phía Bắc giáp xã Phố Cáo, xã Sảng Tủng; phía Đông giáp xã Hố Quáng Phìn, xã Sủng Trái; phía nam giáp xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh; phía tây giáp xã Lũng Thầu huyện Đồng Văn và xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh. Xã có địa hình đồi núi cao, bị chia cắt mạnh, không đồng nhất, thấp dần về phía Yên Minh nên có độ dốc rất lớn gây khó khăn cho việc canh tác, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. Cũng chính vì điều kiện địa hình như vậy nên thiên nhiên đã ban tặng cho Vần Chải những di sản địa chất có ý nghĩa như: Bãi đá Hải Cẩu, Sách đá, Hang ném đá, di tích cấp tỉnh Hang Sảo Há – Nơi Anh hùng Sùng Dúng Lù vào hang dụ Phỉ ra hàng..., đã tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với Cao nguyên đá Đồng Văn. Diện tích đất tự nhiên từ sau khi chia tách thành lập xã đến năm 1978 là 1.780,0 ha, trong đó đất nông nghiệp 863,6 ha, đất lâm nghiệp 355,3 ha, đất chuyên dùng 25,6 ha, đất có khả năng lâm nghiệp 276,5 ha, sông suối 0,2 ha, các loại đất khác 495,7 ha. Đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.136,9 ha, 5
  6. trong đó đất nông nghiệp 2.006,22 ha, nhóm đất phi nông nghiệp 73,39 ha, nhóm đất chưa sử dụng là 57,29 ha1. Quỹ đất chưa sử dụng trên địa bàn xã chủ yếu là núi đá chưa có rừng cây, đây là tiềm năng trong khai thác và sử dụng quỹ đất của xã trong tương lai. Khí hậu của xã Vần Chải mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, chia làm 2 mùa chính rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Đặc biệt, địa bàn xã Vần Chải là điểm giao nhau giữa vùng thấp núi đất của Yên Minh và vùng cao núi đá của Đồng Văn nên về mùa mưa thường xảy ra mưa đá, gió lốc cục bộ, về mùa khô thường có sương mù dày đặc nhất là khu bãi đá Hải Cẩu, khu vực dốc Thẩm Mã làm ảnh hưởng rất lớn tới tầm nhìn của các phương tiện qua lại khu vực này, bên cạnh đó tình trạng sương muối thường xuyên xuất hiện trong mùa khô, thời tiết khô hanh ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đối với đất nông nghiệp, về cơ bản là màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là ngô, đậu tương, chè, trâu, bò, lợn, dê... đó là tiềm năng cơ bản để phát triển nông, lâm nghiệp, và chăn nuôi. Diện tích đất canh tác không thể mở rộng thêm, nhưng nếu áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có thể chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và đầu tư thâm canh tăng vụ 1 Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 29/6/2018 của HĐND huyện Đồng Văn về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. 6
  7. trên diện tích đất trồng cây hằng năm. Tài nguyên rừng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là khu rừng nguyên sinh gắn liền với di tích “Hang Sảo Há”2, đó là tiềm năng để phát triển du lịch, tạo ra một hướng đi mới cho Vần Chải trong tương lai, vùng đất này còn có khả năng trồng rừng sản xuất, cây trúc, trồng chè, trồng thảo dược... II. Điều kiện xã hội Vần Chải là vùng đất có từ lâu đời, nhưng trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam, địa danh Vần Chải chưa xuất hiện. Năm 1884 người Pháp đến Hà Giang, năm 1887 quân Pháp chiếm được Hà Giang, chúng thiết lập chế độ đạo quan binh nhằm quản lý thực hiện tất cả các quyền lực về quân sự theo lệnh của Tổng chỉ huy tối cao quân đội và tất cả các quyền lực về dân sự theo lệnh của Thống sứ Bắc Kỳ, dưới sự chỉ đạo tối cao của Toàn quyền Đông Dương trên toàn bộ khu vực vùng cao Bắc Kỳ. Ngày 28/11/1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định kể từ ngày 01/01/19063 thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Theo đó, châu Đồng Văn thuộc Đạo quan binh 3, có 2 tổng là Quang Mậu và Đông Minh. Địa danh Vần Chải thuộc tổng Đông Minh xuất hiện cùng với Trung tâm 2 “Sảo Há”, tiếng địa phương là “Sẩu Há”. “Sẩu” là ở trên cao, “Há” là thung lũng. Sẩu Há có nghĩa là thung lũng ở trên cao. 3 Ngày 01/01/1906 là thành lập huyện Đồng Văn. Năm 2016, huyện Đồng Văn tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập huyện. 7
  8. hành chính Đồng Văn, như vậy địa danh xã Vần Chải xuất hiện cùng với sự ra đời của huyện Đồng Văn, ngày 01/01/1906. Đến cuố i năm 1929, xã Vần Chải thuộc tổng Đông Minh, châu Đồng Văn có 12 làng: Vân Chải, Tả Lũng, Siao Lũng, Na Vấy, Ngài Sảng, Suyến Tổng, Mò Sủi, Cháng Giáng, Khau Lắng, Sũng Oán, Ngài Phúng, Lũng Pỏng4. Từ cuối năm 1929 đến sau cách mạng tháng Tám năm 1945, địa danh Vần Chải cơ bản không thay đổi. Giai đoạn này, người dân Vần Chải phải sống dưới chế độ cai trị của Thổ ty phong kiến địa phương, mà trực tiếp là sự áp bức bóc lộc của Tổng giáp, Mã phài vì vậy cuộc sống của người dân đói rách, ngu dốt bị bóc lột đến cùng cực; họ không bao giờ được tiếp xúc với đời sống văn minh ở bên ngoài, hầu như sống ở một thế giới riêng biệt. Từ sau năm 1945, chính quyền xã tuy có được thành lập nhưng chỉ là bề ngoài, còn thực chất vẫn là bộ máy cai trị của Thổ ty phong kiến, người dân hầu như không biết Chính phủ là gì. Tính trung bình giai đoạn này, trên 70% dân chúng ở Vần Chải thiếu ăn trong thời gian 6 tháng; phong tục tập quán còn thấp kém, dân chúng còn mê tín nhiều, phương pháp vệ 4 Tư liệu Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. 8
  9. sinh chưa được phổ biến, nhà cửa lụp xụp, người và vật ở lẫn lộn… Ngày 5/7/1961 Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 91-CP chia 13 xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, khu tự trị Việt Bắc thành những xã mới. Xã Vần Chải được chia thành 2 xã mới là Vần Chải và Lũng Thầu, gồm 5 thôn: Lung-Khao, Phin–Chai, Đang- Vai, Mo-Sui và thôn Vần Chải cũ. Năm 1962 (theo Quyết định số 211-CP ngày 15/12/1962 của Hội đồng Chính phủ, chia và sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hà Giang) chia huyện Đồng Văn và huyện Vị Xuyên thành 5 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ và Vị Xuyên. Theo đó, xã Vần Chải thuộc huyện Đồng Văn cho đến ngày nay. Trước khi chia tách, xã Vần Chải có 335 hộ/ 1.561 khẩu. Sau khi chia tách xã, Vần Chải có 197 hộ/916 khẩu. Đến năm 1980, Vần Chải có 1.752 nhân khẩu (nam 823, nữ 929); năm 1987 có 319 hộ/ 1.972 khẩu (nam 975, nữ 997); năm 1994 có 388 hộ/2.408 khẩu (100% là dân tộc Mông), gồm 12 thôn: Chua Say 22 hộ, Tả Lủng A 22 hộ, Sủng Khúa 46 hộ, Phìn Chải A 38 hộ, Vần Chải B 28 hộ, Séo Lủng 25 hộ, Đăng Vai 36 hộ, Khó Cho 41 hộ, Khó Chớ 37 hộ, Phìn Chải B 30 hộ, Tả Lủng B 19 hộ, Vần Chải A 44 hộ; đến năm 1998 Sủng Khúa có 62 hộ/ 313 khẩu và được tách thành 2 thôn (A,B) Sủng Khúa A 38 hộ/ 186 khẩu, Sủng Khúa B 24 hộ/ 127 khẩu theo quyết định của UBND huyện Đồng Văn, ngày 26/3/1998, nâng tổng số thôn lên 13 thôn; đến năm 1999 toàn xã có 13 thôn/ 457 hộ/ 2.675 khẩu; 9
  10. đến năm 2000 xã có 471 hộ/ 2.720 khẩu; đến cuối năm 2017 toàn xã có : 805 hô ̣, số khẩ u 4.156 khẩ u, trong đó Mông 4.025, Kinh 66, Tày 45, Hoa Hán 9, Giấy 5, Nùng 4, Pu Péo 25. Đến năm 2020, trên địa bàn xã đã phát triển được 05 gia trại chăn nuôi: 1 gia trại lợn, 1 gia trại gà, 2 gia trại bò, 1 gia trại dê đã tạo việc làm cho lao động và làm giàu cho hộ gia đình; có 19 điểm bán hàng nhỏ lẻ, doanh thu mỗi năm đạt trên 470 triệu đồng; có 1 làng sản xuất khèn Mông, mỗi năm sản xuất được trên 400 cái, doanh thu từ 320 - 400 triệu đồng/năm; làm quẩy tấu 600 cái /năm, doanh thu từ 70 - 80 triệu đồng/năm. Các điểm di sản đã góp phần thu hút trên 50.000 lượt khách du lịch đến với Vần Chải mỗi năm. Về giao thông, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hệ thống giao thông vận tải chủ yếu là đường mòn đi bộ cho người và ngựa. Năm 1961, tuyến đường Hạnh Phúc mở đến địa bàn Vần Chải, năm 1999 thông tuyến từ Quốc lộ 4C (đường Hạnh Phúc) đến trung tâm xã, năm 2001 thông tuyến từ UBND xã Vần Chải đi đến xã Sủng Trái đó là tuyến đường chiến lược liên xã, kết nối 4 thôn của Vần Chải với các thôn của xã Sủng Trái. Năm 2015 triển khai tuyến đường bê tông lên Sảo Há chiều dài 1,5 km; năm 2016 triển khai tuyến đường bê tông từ đường QL4C qua thôn Vần Chải B lên trung tâm xã với chiều dài 1,8 km; năm 2018 triển khai tuyến 5 Số liệu do Chi cục Thống kê huyện Đồng Văn cung cấp. 10
  11. đường bê tông nối tiếp từ trung tâm xã đi thôn Khó Cho, Đăng Vai, Phìn Chải A, đến Sủng Khúa B với chiều dài 9,5 km hoàn thành năm 2020; năm 2019, 2020 được nhà tài trợ AiLen và nhà nước đầu tư tiếp tục triển khai đường bê tông từ thôn Tả Lủng A đi Séo Lủng với chiều dài 2,5 km đó là những tuyến đường huyết mạch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Huy động xã hội hóa xây dựng được 02 lò đốt rác; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt và đảm bảo 3 sạch là 197/853 hộ. Năm 2001, xã Vần Chải có điện lưới quốc gia, mở ra một triển vọng tốt đẹp cho người dân địa phương; đến năm 2020, 10/13 thôn có điện lưới với 72% số hộ được sử dụng điện. Toàn xã có 05 làng văn hoá và 62% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Đặc biệt, xã đã xây dựng được chương trình bản tin cơ sở phát bằng 2 thứ tiếng trên hệ thống loa phát thanh của xã với 175 buổi, chương trình này được huyện đánh giá là điểm sáng trong công tác tuyên truyền, giới thiệu, thông tin về các sự kiện, hoạt động trên địa bàn. Trên địa bàn xã vốn 100% là dân tộc Mông, nhưng đến nay có 7 dân tộc sinh sống, gồm: Mông, Kinh, Tày, Hán, Giấy, Nùng, Pu Péo (các dân tộc khác hầu hết là cán bộ, công chức công tác tại địa bàn, còn lại 100% là dân tộc Mông) đã góp phần làm cho giá trị văn hóa truyền thống thêm phong phú. Đặc biệt, tại địa bàn còn lưu giữ được nghề truyền thống làm khèn (được xác 11
  12. định là nơi có nghề làm khèn đầu trên ở huyện Đồng Văn), có nhiều nghệ nhân thổi các bài khèn giỏi, trong đó có nghệ nhân Vàng Nhè Mua sử dụng được 7 đến 8 loại nhạc cụ, mà hầu hết các loại nhạc cụ đều do chính nghệ nhân chế tạo. Về giáo dục, từ phong trào ánh sáng văn hóa năm 1959, đến năm 1996 xã đã tổ chức được lớp học bán trú dân nuôi với 65 em học sinh, năm 1999 hoàn thành chương trình Phổ cập giáo dục Tiểu học và Xóa mù chữ, năm 2005 hoàn thành Phổ cập Trung học cơ sở, năm 2014 đạt Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ từ 0-2 tuổi đi học đạt 25%, 3-5 tuổi đi học đạt 100%, học sinh Tiểu học huy động 98,8%; Trung học cơ sở huy động đạt 97,8%. Tổ chức nuôi ăn cho 361 học sinh bán trú. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể luôn được quan tâm, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Từ chi bộ đảng ghép 2 xã Phố Cáo - Vầ n Chải với 4 đảng viên, thành lập tháng 10 năm 1960 (xã Vần Chải có 1 đảng viên); tháng 2 năm 1962 tách thành lập chi bộ xã Vần Chải với 3 đảng viên; tháng 11/1996 chi bộ đảng xã Vần Chải được nâng lên thành Đảng bộ với 31 đảng viên / 4 chi bộ; đến nay Đảng bộ Vần Chải có 18 chi bộ / 232 đảng viên, trong nhiều năm liền Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. 12
  13. Trong suốt chặng đường lịch sử hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã và sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh, của Huyện nên xã Vần Chải đã giành được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi mới, cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra, thời tiết luôn diễn biến phức tạp, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt; trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, nên đến nay Vần Chải vẫn là một trong những xã nghèo của huyện Đồng Văn. 13
  14. Chương 2 DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ VẦN CHẢI ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, GIỮ GÌN AN NINH TRẬT TỰ; CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG CNXH, GÓP PHẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, ĐẾ QUỐC MỸ (1945-1975) I. Nhân dân xã Vần Chải trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức cách mạng truyền bá vào trong nước, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/02/1930. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam. Ngày 19/5/1941, hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) với sứ mệnh là tổ chức, tập hợp rộng rãi các lực lượng quần chúng để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Dưới sự lanh đạo của Đảng và Mặt trận Việt ̃ Minh, phong trào đấu tranh cách mạng cả nước phát triển ngày càng mạnh mẽ . Tại Hà Giang , do điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh miền nú i có nhiều khó khăn , nên phong trào cách mạng phát triển muộn hơn. Từ năm 1939, phong trào cách mạng ở Hà Giang mới được 14
  15. nhen nhóm gây dựng, đến năm 1943 phát triển mạnh. Tại châu Đồng Văn, tháng 5/1944 một số cán bộ Việt Minh đã tới khu vực Nhiêu Lai, Nam Lai, nơi giáp ranh 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang để củng cố cơ sở cách mạng đã gây dựng từ năm 1943 và chuẩn bị phát triển cơ sở cách mạng vào các xã thuộc châu Đồng Văn và châu Vị Xuyên. Ngày 15/9/1944 tại Nam Lai, hội nghị cán bộ Việt Minh các xã Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng, Ngam La, Mậu Duệ đã họp để thành lập Ban Việt Minh tổng Đường Thượng (còn gọi là khu Đường Thượng) gồm 5 thành viên, do ông Lò Vạn Quả - dân tộc Mông ở Đường Thượng làm Chủ tịch. Tới cuối năm 1944, phong trào cách mạng ở Đường Thượng lan rộng ra khắp các xã thuộc khu Đông Minh. Chính quyền địch ở tổng Đường Thượng do Bang ́ tá Đèo Văn Ât cầm đầu mất tác dụng, các Tổng giáp, Mã phài ở các xã đều mang triện về nộp cho Việt Minh. Trên thực tế, Ủy ban Việt Minh đã trở thành chính quyền cách mạng của nhân dân , trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Cơ sở cách ma ̣ng ở Đường Thươ ̣ng là cơ sở đầ u tiên của huyê ̣n Đồ ng Văn và đã trở thành mô ̣t khu căn cứ cách ma ̣ng vữ ng chắ c ở khu vực phia Bắ c của ́ tỉnh Hà Giang. Tháng 7 năm 1945, Ủy ban hành chính lâm thời khu Đông Minh được thành lập gồm 4 thành viên, do ông Nguyễn Doãn Quí ở xã Yên Minh làm Chủ tịch , 15
  16. ông Minh Hùng phụ trách quân sự. Giữa năm 1945, lực lượng cách mạng ở Hà Giang đã phát triển ở hầu hết các xã thuộc châu Vị Xuyên, Bắc Quang và các tiểu khu Bắc Mê, Quản Bạ, Yên Minh với 2/3 diện tích toàn tỉnh và hàng vạn quần chúng được giác ngộ cách mạng. Trên địa bàn châu Đồng Văn, cơ sở cách mạng phát triển mạnh ở các tiểu khu Đông Minh, Quản Bạ, còn ở Đồng Văn và Mèo Vạc do Thổ ty phong kiến còn tăng cường kiểm soát nên các cán bộ Việt Minh chưa tổ chức xây dựng được cơ sở cách mạng. Tháng 8 năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nhân lúc phát xít Nhật và bọn tay sai đang hoang mang cực độ, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổi dậy tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời . Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố nước nhà độc lập trước quốc dân và đồng bào thế giới. Từ đây , cách mạng nước ta bước sang một kỷ nguyên mới, độc lập dân tộc dân chủ và đi lên Chủ nghia xã hô ̣i. ̃ Sự kiện trọng đại ấy đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng ở Hà Giang tiến nhanh vào giai đoạn đấu tranh giành chính quyền toàn tỉnh. Ngày 21/11/1945, ta giải phóng tiểu khu Yên Minh thuộc châu Đồng Văn. Tại các xã khu Bắc châu Đồng Văn, do thế lực Thổ ty, Bang tá , Tổng giáp , Mã phài còn mạnh , nên ta vẫn duy trì chế độ Thổ ty , Bang tá 16
  17. đồng thời đẩy mạnh vận động tuyên truyền cách mạng trong vùng Thổ ty, Bang tá. Đối với Vương Chí Sình , một Bang tá lớn có thế lực trong đồng bào Mông ở Đồng Văn, cán bộ Việt Minh đã tiếp cận , tuyên truyền chủ trương chính sách của Mặt trận Việt Minh , vận động ông ủng hộ Việt Minh, tạo điều kiện để ông về Hà Nội gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã giao cho Vương Chí Sình làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn. Như vậy, ở Đồng Văn nói chung , xã Vần Chải nói riêng không có cuộc đấu tranh giành chính quyền như các nơi khác, mà trên thực tế ta tạm thời thừa nhận chính quyền của Thổ ty với danh nghĩa “Ủy ban hành chính” để từng bước cải tạo chinh quyền của ́ Thổ ty thành chính quyền cách mạng. Để hợp pháp hoá chính quyền dân chủ nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương, Trung ương Đảng chủ trương tổ chức cuộc tổng tuyển cử trong toàn quốc, bầu ra Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 6/01/1946 trong không khí tưng bừng, phấn khởi của quân và dân cả nước, nhân dân các dân tô ̣c xã Vần Chải nô nức đi bầu cử, bầu ra 2 đại biểu (ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch lâm thời Ủy ban hành chính Tỉnh và ông Vương Chí Sình, Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Đồng Văn) vào Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa . Thắng lợi này đã làm thất bại âm mưu chia rẽ, phá hoại chính quyền cách mạng của địch. 17
  18. Những năm 1946 - 1948, cơ sở cách mạng của ta ở Đồng Văn chỉ có ở khu Yên Minh, trong vùng Thổ ty mới có một vài cơ sở ngầm , bởi lúc đó thế lực Thổ ty , Bang tá còn rất mạnh . Do mâu thuẫn quyết liệt trong việc tranh giành ảnh hưởng đã dẫn đến việc thanh toán lẫn nhau giữa hai thế lực Bang tá lớn nhất ở Đồng Văn . Vì có lực lượng quân sự mạnh, Bang tá Vương Chí Sình đã đánh bại Bang tá Dương Trung Nhân ở Mèo Vạc . Các Bang tá khác, như: Nguyễn Chánh Quay cai quản tại khu vực xã Đồng Văn , Nguyễn Chánh Tư , Nguyễn Doãn Quý cai quản khu vực Yên Minh chịu sự quản thúc, giáo dục của ta , chỉ còn Bang tá Vương Chí Sình vẫn giữ được ảnh hưởng trong vùng. Vương duy trì bộ máy gần như thời Pháp thuộc với luật lệ, tòa án, nhà tù riêng, do ông đặt ra. Bên cạnh Vương là những người giúp việc về từng mặt như ngoại giao, kinh tế, quân sự, nội trị. Dưới quyền của Vương là các Tổng giáp, Mã phài nằ m ở các xã . Vương đặt ra các loại thuế riêng: thuế nương rẫy, thuế thuốc phiện, thuế bếp lửa, thuế lao dịch, thuế sòng bạc, thuế chợ… Thời gian này, ở huyện Đồng Văn không sử dụng tiền giấy Cụ Hồ (đồng tiền do Nhà nước VNDCCH phát hành) mà sử dụng đồng bạc già do Pháp đúc và phát hành từ trước. Cán bộ do Chính phủ phái lên công tác, phải mang muối lên bán lấy bạc già mới có tiền tiêu. Các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Chính phủ , được triển khai ở vùng tự do nhưng chưa được thi hành ở vùng Thổ ty, Bang tá. 18
  19. Lực lượng vũ trang riêng của Vương trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 có hơn 100 người, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển thành Tiểu đoàn địa phương. Tháng 12/1948 ta làm lễ chính quy hóa Tiểu đoàn của Vương thành tiểu đoàn 530 Đồng Văn , nhưng trên thực tế ta chưa nắ m đươ ̣c lực lươ ̣ng vũ trang ở Đồng Văn . Để tiến tới chuyển hóa lực lượng vũ trang Đồng Văn về với cách mạng, một mặt ta vừa kiên trì thuyết phục Vương, mặt khác ta tranh thủ gây cơ sở, đưa cốt cán vào lực lượng vũ trang để nắm dần lực lượng này, đồ ng thời tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh, của Trung ương để kiểm soát mọi hành động của Vương, bởi gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng đang hoạt động ráo riết ở Đồng Văn nhằm lôi kéo Vương chống lại cách mạng. Nhiệm vụ đặt ra hết sức cấp bách, để lãnh đạo phong trào cách mạng ở Đồng Văn lúc này là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 6/01/1948 Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thành lập Chi bộ Đảng ở khu Yên Minh gồm 4 đảng viên, do đồng chí Chu Văn Niệm làm Bí thư . Đây là chi bô ̣ đầ u tiên của huyê ̣n Đồ ng Văn . Ngày 6/3/1949 Tỉnh ủy Hà Giang ra quyết định thành lập Ban Huyện ủy lâm thời huyện Đồng Văn gồm 4 ủy viên, đồng chí Triệu Quý Gia được chỉ định làm Bí thư Huyện ủy lâm thời. Ngay sau khi thành tập, Huyện ủy Đồng Văn đã tập trung vào việc xây dựng, củng cố tổ chức Mặt trận Việt Minh, xây dựng cơ sở Đảng, nhất là ở các xã thuộc vùng Thổ ty, từng bước tuyên truyền, tổ 19
  20. chức thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, nhằm thu hẹp dần ảnh hưởng của Thổ ty, Bang tá. Ngày 26/3/1949, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp làm việc với Ban Huyện ủy Đồng Văn. Sau khi nhận định đánh giá tình hình mọi mặt của huyện và tình hình hoạt động của gián điệp, đặc vụ trên địa bàn, Hội nghị đã chỉ rõ: cầ n tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt, đẩy nhanh xây dựng cơ sở chính trị ở vùng Thổ ty, tích cực đào tạo cán bộ người Mông, gây cơ sở quần chúng theo hình thức tổ chức công khai; cải tổ lại Ủy ban hành chính huyện, xã theo đúng Sắc lệnh 254, cương quyết trừng trị bọn gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng. Đối với Thổ ty, Bang tá cần nhân nhượng về kinh tế, nắm dần lực lượng quân sự, cương quyết, khôn khéo, không để gián điệp Pháp, đặc vụ Tưởng lợi dụng lôi kéo. Phong trào cách mạng phát triển mạnh ở khu Yên Minh đã lan rộng ảnh hưởng trực tiếp tới các xã thuộc vùng Thổ ty, Bang tá... Ngày 10/9/1949 Chi bộ Đảng ở xã Đồng Văn được thành lập , đây là chi bô ̣ đầ u tiên của huyê ̣n Đồ ng Văn đươ ̣c thành lâ ̣p ở vùng Thổ ty, lúc này ở xã Vần Chải chưa có chi bô ̣ đảng , về chinh quyề n xã ́ do Tổng giáp Vàng Mí Kia nắm giữ. Dưới sự lanh đ ạo ̃ của Huyện ủy Đồng Văn , Ủy ban hành chính kháng chiến xã Vần Chải đã triể n khai bầ u xã bộ Việt Minh , thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Từ đó, phạm vi ảnh hưởng và uy tín 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2