Ghi nhận ung thư biểu mô tế bào gan tại khoa u gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2019
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày khảo sát tình hình ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy từ 2010 đến 2019 và mối liên quan đến nhiễm virus viêm gan B (HBV) và C (HCV). UTBMTBG là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang bùng phát, và số lượng bệnh nhân tăng dần trong 10 năm qua (2010 - 2019).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ghi nhận ung thư biểu mô tế bào gan tại khoa u gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2019
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 GHI NHẬN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI KHOA U GAN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2010 - 2019 NGUYỄN ĐÌNH SONG HUY1 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy từ 2010 đến 2019 và mối liên quan đến nhiễm virus viêm gan B (HBV) và C (HCV). Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu loạt ca đối với tất cả bệnh nhân UTBMTBG mới đến khám và điều trị tại khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy từ 2010 đến 2019, ghi nhận tuổi, giới tính, địa lý, các yếu tố liên quan đến bệnh lý UTBMTBG (nhiễm HBV và/ hoặc HCV, khả năng điều trị, giá trị của AFP trong chẩn đoán UTBMTBG). Kết quả: 36509 bệnh nhân UTBMTBG mới, 81.91% là nam giới, tỉ lệ nam/nữ là 4.53/1. Tuổi trung bình là 58.9, 91.78% từ 40 tuổi trở lên, phổ biến nhất là trong lứa tuổi 50 đến 70 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đến từ miền Nam và khu vực phía Nam miền Trung Việt Nam (50.2 triệu dân), trong đó 41.80% từ đồng bằng sông Cửu Long (15255 bệnh nhân/17.3 triệu dân/13 tỉnh), 17.74% từ TP Hồ Chí Minh (5382 bệnh nhân/9 triệu dân), 16.80% từ miền Đông Nam bộ (6148 bệnh nhân/8.8 triệu dân/5 tỉnh), 16.08% từ miền Nam Trung bộ (5872 bệnh nhân/9.2 triệu dân/8 tỉnh), và 8.67% từ Tây Nguyên (3165 bệnh nhân/5.8 triệu dân/5 tỉnh). 61.17% có nhiễm HBV, 24.71% có nhiễm HCV, 2.72% đồng nhiễm HBV và HCV, và 11.40% không nhiễm HBV và HCV. Số lượng UTBMTBG vẫn ở mức độ cao liên tục trong 10 năm, với một số lượng lớn (18343 bệnh nhân / 50.24%) ngay từ khi mới phát hiện đã ở giai đoạn bệnh tiến xa, không thể điều trị tại chỗ hay phẫu thuật được, chỉ có thể điều trị triệu chứng, trong đó 16598 bệnh nhân (90.48%) từ 40 tuổi trở lên, phổ biến nhất là từ 50 đến 70 tuổi. AFP 20 - < 400ng/ml trong 25.11% bệnh nhân, 400ng/ml trong 43.86%. 29.39% bệnh nhân có AFP < 20ng/ml. Kết luận: UTBMTBG là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang bùng phát, và số lượng bệnh nhân tăng dần trong 10 năm qua (2010 - 2019). Hầu hết các trường hợp đều có nhiễm HBV hay HCV. Nên xác định và điều trị các trường hợp viêm gan virus mạn để giảm sự phát triển UTBMTBG. Các trường hợp viêm gan mạn hay xơ gan nên được tầm soát chặt chẽ bằng siêu âm và các dấu ấn sinh học (AFP, AFP- L3 và PIVKA-II) mỗi 3-6 tháng để có thể phát hiện sớm và điều trị UTBMTBG. Từ khóa: Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), HBV, HCV, AFP. MỞ ĐẦU HCV). Các yếu tố khác như bệnh gan xơ hóa không do rượu (NAFLD), gan thoái hóa mỡ không Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) do rượu (NASH), xơ gan, tiểu đường,… thường là đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư. Tại Việt Nam, yếu tố thuận lợi để UTBMTBG xuất hiện. theo ước tính của Tổ chức Ghi nhận Ung thư Toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2018, UTBMTBG Sự bùng phát UTBMTBG tại Việt Nam trong đứng đầu trong các bệnh ung thư và trong các thời gian vừa qua khiến cho việc xác định thực nguyên nhân tử vong do ung thư(1). trạng bệnh lý này tại từng khu vực là rất quan trọng để tìm cách dự phòng cũng như tầm soát Nguyên nhân gây UTBMTBG tại Việt Nam UTBMTBG trên các nhóm bệnh nhân có nguy cơ chủ yếu là virus viêm gan B,C (gọi tắt là HBV và Ngày nhận bài: 09/10/2020 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đình Song Huy Ngày phản biện: 03/11/2020 Email: songhuynd@yahoo.com Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 BSCKII. Phó Giám đốc Trung tâm Ung Bướu, Trưởng Khoa U gan - Bệnh viện Chợ Rẫy 315
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 cao. Về mặt chẩn đoán, hiện nay trên thế giới mỗi năm phân bố theo giới UTBMTBG được chẩn đoán chủ yếu dựa vào 4500 4172 4181 4091 hình ảnh học. AFP (AlphaFeto Protein) hiện được 3599 3907 3823 4000 3418 xem là ít có giá trị chẩn đoán vì độ nhạy không 3500 2896 3133 3289 3424 3381 3358 3180 3152 cao, và do đó không còn được đưa vào tiêu chuẩn 3000 2717 2932 2582 chẩn đoán trong các phác đồ trên thế giới. 2500 2386 2193 Tuy nhiên, tại Việt Nam, chất lượng chẩn đoán 2000 hình ảnh còn hạn chế vì nhiều lý do, do đó AFP 1500 vẫn còn được sử dụng để góp phần vào chẩn 1000 510 551 572 625 667 727 748 800 733 671 đoán UTBMTBG(2). 500 0 Khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 các bệnh nhân UTBMTBG từ khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực Số bn mới hàng năm Nam Nữ hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu ghi nhận Tỉ lệ nam/nữ là 4.53/1 (sơ đồ 1). trong thời gian từ 2010 đến 2019: Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện mỗi năm phân bố theo tuổi mỗi năm và phân bố theo tuổi, giới, nơi cư trú. Tỉ lệ bệnh nhân UTBMTBG có nhiễm HBV và/ hoặc HCV. Tỉ lệ bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện nhưng đã quá chỉ định điều trị. Giá trị AFP trong chẩn đoán UTBMTBG. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tuổi trung bình là 58.9 (sơ đồ 2). Tiêu chuẩn chọn bệnh 91.78% bệnh nhân >40 tuổi, phổ biến nhất là Tất cả bệnh nhân đến khám tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 2010 đến trong độ tuổi 50 - 70 tuổi. 2019, từ 15 tuổi trở lên, được chẩn đoán là UTBMTBG theo “Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Ung thư biểu mô tế bào gan” của Bộ Y tế năm 2012. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca. KẾT QUẢ Chúng tôi ghi nhận 36509 bệnh nhân được xác định chẩn đoán là UTBMTBG tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 2010 đến 2019. Trong 10 năm qua, số lượng bệnh nhân từ 50 đến 70 tuổi tăng dần, trong khi số lượng bệnh nhân từ 40 đến 50 tuổi tăng không nhiều, và số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi hầu như không tăng (sơ đồ 3). Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện 316
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 mỗi năm phân bố theo nơi cư trú 91.78% ≥ 40 tuổi, phổ biến là ở lứa tuổi 50 - 70 tuổi Vĩnh Phúc Vĩnh Long Úc 1 1 898 (sơ đồ 6). Trung Quốc 3 Thanh Hóa 49 Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện Thái Nguyên 1 Thái Lan 1 Thái Bình 17 Tuyên 2 Trà Vinh 716 TPHCM 5382 mỗi năm liên quan đến nhiễm virus viêm gan Tiền Giang 2474 Tây Ninh 999 Sơn La 1 Sóc Trăng 536 Quảng Trị 21 Quảng Ninh 2 Quảng Ngãi 797 Quảng Nam 269 34767/36509 (95.23%) bệnh nhân UTBMTBG Quảng Bình 26 Phú Yên 709 Nghệ An 70 Ninh Thuận 520 Ninh Bình 7 Nam Định 12 mới được phát hiện trong thời gian 2010 đến 2019 Long An 1486 Lâm Đồng 925 Lào Cai 1 Lào 4 Khánh Hòa 953 có ghi nhận kết quả thử HbsAg và AntiHCV, trong đó Kontum 138 Kiên giang 970 Hưng Yên 2 Huế 38 Hòa Bình 3 Hoa Kỳ 1 88.60% có nhiễm virus viêm gan. Trong nhóm này, Hậu Giang 308 Hàn Quốc 2 Hải Phòng 11 Hải Dương 5 Hà Tĩnh 42 Hà Nội 7 61.17% nhiễm HBV, 24.71% nhiễm HCV, 2.72% Hà Nam 3 Gia Lai 535 Đồng Tháp 1657 Đồng Nai 2230 Điện Biên 1 đồng nhiễm HBV và HCV. Có 11.40% không nhiễm Đắc Nông 304 Đài Loan 2 Đà Nẵng 151 Daklak 1263 Cần Thơ 724 Canada 1 HBV và HCV (sơ đồ 7). Campuchia 322 Cà Mau 995 BRVT 933 Bình Thuận 1207 Bình Phước 749 Bình Định 1266 Bình Dương 1257 Bến Tre 1643 Bắc Giang 6 Bạc Liêu 683 An Giang 2166 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện hàng năm nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh, kế đến là Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp,...(sơ đồ 4). Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện mỗi năm phân bố theo vùng địa lý Nước ngoài 337 Đồng bằng sông Cửu Long 15256 TPHCM 5382 17141/18343 bệnh nhân (50.24%) UTBMTBG Đông Nam bộ 6168 vừa phát hiện đã quá chỉ định điều trị có ghi nhận kết quả thử HbsAg và AntiHCV, trong đó 81.47% có nhiễm virus viêm gan. Trong nhóm này, 61.82% Tây Nguyên 3165 Nam Trung bộ 5872 nhiễm HBV, 17.51% nhiễm HCV, 2.14% đồng nhiễm Bắc Trung bộ 246 HBV và HCV. Có 11.98% không nhiễm HBV và HCV Đồng bằng sông Hồng 66 (sơ đồ 8). Đông Bắc bộ 11 6 Tây Bắc bộ 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện hàng năm nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, kế đến là vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và TPHCM (sơ đồ 5). Số lượng bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện mỗi năm phân bố theo khả năng điều trị Kết quả AFP Với ngưỡng giá trị bình thường của AFP là 20ng/ml, trong số 36509 bệnh nhân UTBMTBG mới được phát hiện trong thời gian từ 2010 đến 2019, chỉ có 43.86% có AFP 400ng/ml, 25.11% có AFP 20 đến < 400ng/ml. Trong khi đó, 29.39% có AFP < 20ng/ml, tức là trong giới hạn bình thường. 1.63% không được ghi nhận kết quả AFP (sơ đồ 9). 18343 bệnh nhân (50.24%) UTBMTBG vừa được phát hiện đã quá chỉ định điều trị, trong đó 317
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 Kết quả PIVKA II Với ngưỡng giá trị bình thường của AFP là PIVKA II được bắt đầu thử tại khoa U gan 20ng/ml, trong số 18343 bệnh nhân UTBMTBG bệnh viện Chợ Rẫy từ 2015. Từ 2015 đến 2019, vừa phát hiện đã quá chỉ định điều trị trong thời gian kết quả thử PIVKA II được ghi nhận trên từ 2010 đến 2019, có 64.96% có AFP 400ng/ml, 8593/20174 bệnh nhân (42.59%) UTBMTBG 20.35% có AFP 20 đến < 400ng/ml, và 14.70% có mới được phát hiện. Với ngưỡng giá trị bình AFP < 20ng/ml, tức là trong giới hạn bình thường. thường của PIVKA II là 40mAU/ml, có 66.64% có 2.63% không được ghi nhận kết quả AFP (sơ đồ PIVKA II >40mAU/ml, 33.36% còn lại có PIVKA II 10). < 40mAU/ml, tức là trong giới hạn bình thường (sơ đồ 13). Kết quả AFP-L3 AFP-L3 được bắt đầu thử tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy từ 2015. Từ 2015 đến 2019, Đối với nhóm UTBMTBG vừa phát hiện đã kết quả thử AFP-L3 được ghi nhận trên quá chỉ định điều trị, 2911/10137 bệnh nhân 8500/20174 bệnh nhân (42.13%) UTBMTBG mới (28.72%) UTBMTBG có kết quả thử PIVKA II. Với được phát hiện. Với ngưỡng giá trị bình thường ngưỡng giá trị bình thường của PIVKA II là của AFP-L3 là 10%, chỉ có 48.14% có AFP-L3 > 40mAU/ml, có 92.17% có PIVKA II > 40mAU/ml, 10%, 51.86% còn lại có AFP-L3 < 10%, tức là 7.83% còn lại có PIVKA II < 40mAU/ml, tức là trong giới hạn bình thường (sơ đồ 11). trong giới hạn bình thường (sơ đồ 14). Đối với nhóm UTBMTBG vừa phát hiện đã BÀN LUẬN quá chỉ định điều trị, 2829/10137 bệnh nhân (27.91%) UTBMTBG có kết quả thử AFP-L3. Với Chúng tôi ghi nhận 36509 bệnh nhân ngưỡng giá trị bình thường của AFP-L3 là 10%, UTBMTBG đến khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy có 71.01% có AFP-L3 > 10%, 28.99% còn lại có trong thời gian 10 năm từ 2010 đến 2019, số lượng AFP-L3 > 10%, tức là trong giới hạn bình thường bệnh nhân tăng dần theo từng năm và duy trì ở mức (sơ đồ 12). độ cao, điều đó cho thấy UTBMTBG đã và đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong cả lĩnh 318
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 vực tầm soát, chẩn đoán và điều trị. Trong khi số tiêm vaccine ngừa HBV trong khoảng gần hai thập lượng UTBMTBG tại Việt Nam theo GLOBOCAN niên trở lại đây(5), và nếu căn cứ trên diễn tiến tự 2018 ước tính là rất cao[1], thì thực sự cho đến nay nhiên từ lúc nhiễm virus viêm gan (và không được chưa có số liệu thống kê quốc gia tại Việt Nam cũng phát hiện hay điều trị) cho đến khi xuất hiện như tại khu vực miền Bắc Việt Nam về UTBMTBG. UTBMTBG là khoảng 15 năm thì có thể lý giải Cho đến năm 2019, ngoài khoa U gan bệnh viện phần nào tình trạng UTBMTBG hiện nay phổ biến Chợ Rẫy, chỉ có một số rất hạn chế cơ sở y tế ở nhất là ở lứa tuổi 50 đến 70 tuổi. Trong 10 năm phía Nam có thể điều trị toàn diện cho bệnh nhân qua, chúng tôi ghi nhận số lượng bệnh nhân UTBMTBG, do đó hầu hết bệnh nhân từ khu vực UTBMTBG ở lứa tuổi < 30 không cao và không Nam Trung bộ trở vào đều được chuyển đến khám tăng, và số lượng bệnh nhân UTBMTBG ở lứa và điều trị tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy, ngoài tuổi 30 đến ≤ 40 không tăng đáng kể (sơ đồ 3), có ra có một số ít đến từ khu vực Bắc Trung bộ và miền Bắc, có lẽ bệnh nhân từ các khu vực này đã đến các thể là do hiệu quả của chương trình tiêm chủng trung tâm ở Huế và phía Bắc. Năm 2019, số lượng quốc gia vaccine ngừa HBV, cũng như do ý thức bệnh nhân UTBMTBG được chuyển đến có giảm đi kiểm tra sức khỏe của lứa tuổi này tốt hơn. một ít, có lẽ do các cơ sở y tế tuyến trước bắt đầu Liên quan đến nơi cư trú, nếu xét riêng từng thực hiện một số biện pháp điều trị bệnh nhân tỉnh thành thì TP Hồ Chí Minh có số bệnh nhân UTBMTBG. Do đó, chúng tôi hy vọng nghiên cứu mới được phát hiện nhiều nhất (sơ đồ 4), còn nếu này có thể cho thấy phần nào mức độ nghiêm trọng xét theo từng vùng thì đồng bằng sông Cửu Long thực sự của UTBMTBG tại Việt Nam. là khu vực có số bệnh nhân UTBMTBG mới phát Trong ghi nhận của chúng tôi, nam giới chiếm hiện nhiều nhất (sơ đồ 5). Đối chiếu số liệu bệnh tỉ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới, tỉ lệ nam/nữ là nhân UTBMTBG ghi nhận tại khoa U gan bệnh 4.53/1 (sơ đồ 1), gần với tỉ lệ của Lee CM (4.5/1)[3]. viện Chợ Rẫy với thống kê dân số Việt Nam công Theo Yeh SH và Chen PJ[5] thì sự chênh lệch này bố tháng 04/2019, chúng tôi ghi nhận tần số mắc do ảnh hưởng của hormon sinh dục nam và nữ. Bên UTBMTBG trên 1 triệu dân lần lượt là 882 tại cạnh đó, nam giới thường sử dụng đồ uống có cồn đồng bằng sông Cửu Long (17.3 triệu dân/13 tỉnh), nhiều hơn nữ giới, do đó nguy cơ bị xơ gan do rượu 699 tại miền Đông Nam bộ (8.8 triệu dân/5 tỉnh), cao hơn, mà xơ gan là một yếu tố thuận lợi cho sự 638 tại miền Nam Trung bộ (9.2 triệu dân/8 tỉnh), hình thành UTBMTBG. Theo một khảo sát của tạp 598 tại TP Hồ Chí Minh (9 triệu dân) và 546 tại chí The Lancet (07/05/2019)[7] (sơ đồ 15), Việt Nam Tây Nguyên (5.8 triệu dân/5 tỉnh). Đây là tần số là một trong số các quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn khá cao, chưa kể đến các trường hợp UTBMTBG nhiều nhất thế giới, và xu hướng tiêu thụ tăng cao từ từ các vùng này không được chuyển đến khoa U 2010 đến 2019, do đó nguy cơ xơ gan và UTBMTBG cũng tăng lên rất cao. Chúng tôi nghĩ nên có một gan bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tôi nghĩ nên xây khảo sát đầy đủ về mối liên quan của việc sử dụng dựng chương trình tầm soát UTBMTBG (đối đồ uống có cồn với bệnh lý xơ gan và UTBMTBG tại tương, công cụ, qui trình) chính thức để phát hiện Việt Nam. sớm UTBMTBG tại từng tỉnh thành trên cả nước, từ đó mới có thể có kế hoạch phòng chống phù hợp và hiệu quả. 95.23% bệnh nhân UTBMTBG được ghi nhận kết quả thử HbsAg và AntiHCV. Trong số này, 88.60% có nhiễm HBV và/hoặc HCV, trong đó nhiễm HBV chiếm tỉ lệ cao nhất (61.17%), kế đến là HCV (24.71%), và có 2.72% đồng nhiễm HBV và HCV (sơ đồ 7). Tỉ lệ nhiễm HBV cũng cao nhất ở nhóm 18343 bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện nhưng đã quá chỉ định điều trị (sơ đồ 8). Điều này cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm HBV và/hoặc HCV với UTBMTBG. Cần lưu ý là Việt Nam nằm trong vùng 91.78% bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, trong đó dịch tễ nhiễm HBV theo Seeff LB[4]. Có 11.98% bệnh số lượng bệnh nhân >40 tuổi tăng dần và duy trì ở nhân UTBMTBG không nhiễm HBV hay HCV, chúng mức độ cao, và phổ biến nhất là trong lứa tuổi 50 tôi không có điều kiện để xác định có nhiễm các loại đến 70 tuổi (56.44%) (sơ đồ 2). Tại Việt Nam, các virus viêm gan khác, các tác nhân hóa học hay các cơ sở y tế chỉ mới quan tâm nhiều đến tình trạng bệnh lý gan khác như NAFLD, NASH,…, nên chưa nhiễm virus viêm gan và cũng chỉ mới chú trọng thể xác định nguyên nhân gây UTBMTBG ở nhóm 319
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 bệnh nhân này, tuy nhiên sự tăng dần số lượng của nhóm bệnh nhân này có thể gợi ý mối liên quan với việc gia tăng tiêu thụ đồ uống có cồn. Chúng tôi ghi nhận 50.24% bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện nhưng đã quá chỉ định điều trị, và tỉ lệ này hầu như không thay đổi trong 10 năm qua (sơ đồ 6). Tất cả thông số về tuổi, giới, nơi cư trú, tình trạng nhiễm virus viêm gan của nhóm bệnh nhân này đều tương tự nhóm bệnh nhân UTBMTBG nói chung. Điều này một mặt cho thấy UTBMTBG tiến triển rất thầm lặng và thường không có triệu chứng gợi ý cho đến khi bệnh đã tiến triển Về mặt chẩn đoán, chúng tôi nghĩ rất cần các xa, mặt khác cho thấy việc tầm soát phát hiện bệnh nghiên cứu so sánh đối chiếu để xác định giá trị của trên các đối tượng nguy cơ (nhiễm HBV, HCV, xơ các dấu ấn sinh học này trong việc chẩn đoán gan) tại khu vực phía Nam Việt Nam còn rất hạn UTBMTBG. chế, ý thức người dân về kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa cao, cũng như hiệu quả điều trị và việc quản lý KẾT LUẬN điều trị viêm gan do HBV và HCV còn thấp. Điều đó Tại khoa U gan bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời dẫn đến nguồn nhân lực lao động suy giảm, chi phí gian từ 2010 đến 2019, chúng tôi ghi nhận có 36509 điều trị (kể cả điều trị chăm sóc giảm nhẹ) gia tăng, bệnh nhân UTBMTBG đến khám và điều trị, trong đó gánh nặng kinh tế đối với bệnh nhân và gia đình đa số là nam giới. Có đến 88.60% số bệnh nhân có cũng gia tăng, và chưa thể hạn chế nguy cơ nhiễm HBV và/hoặc HCV, trong đó đa số là nhiễm UTBMTBG bùng phát hơn nữa. HBV. Có đến 50.24% bệnh nhân khi được phát hiện Đối với giá trị AFP, với ngưỡng giá trị bình UTBMTBG là đã quá chỉ định điều trị, do đó cần có thường là 20ng/ml, chỉ có 43.86% có AFP chiến lược tầm soát phát hiện bệnh sớm trên các đối 400ng/ml, 25.11% có AFP 20 đến < 400ng/ml. tượng có nguy cơ cao (nhiễm HBV, HCV), cũng như Trong khi đó, có đến 29.39% có AFP < 20ng/ml, có chiến lược điều trị hiệu quả các trường hợp viêm tức là trong giới hạn bình thường (sơ đồ 9). Điều gan do HBV và HCV. Việc tiêm chủng phòng ngừa đó cho thấy vai trò hạn chế của AFP trong cả việc HBV nên được tiến hành rộng rãi hơn nữa, nhất là tầm soát lẫn chẩn đoán UTBMTBG. Zhao YJ ghi đối với trẻ mới sinh, để giảm nguy cơ UTBMTBG nhận AFP tăng trong 60 - 80% trường hợp trong tương lai. AFP chỉ đóng vai trò hạn chế trong UTBMTBG[6]. Trong nhóm bệnh nhân UTBMTBG tầm soát và chẩn đoán UTBMTBG, do đó rất cần mới phát hiện nhưng đã quá chỉ định điều trị, có đến thiết mở rộng việc sử dụng AFP-L3 và PIVKA II (DCP) trong tầm soát UTBMTBG tại Việt Nam. 63.25% có AFP 400ng/ml, có thể là do bệnh tiến triển xa, mức độ ác tính cao,… TÀI LIỆU THAM KHẢO AFP-L3 và PIVKA II là các dấu ấn sinh học đã 1. World Health Organization. Global Health được xác định là có vai trò trong tầm soát Observatory. Geneva: World Health UTBMTBG, và trong nghiên cứu này thì tăng tương Organization; 2018. who.int/gho/database/ en/. ứng trong 48.14% và 66.64% các bệnh nhân Accessed June 21, 2018 - GLOBOCAN 2018 UTBMTBG, còn đối với nhóm bệnh nhân UTBMTBG mới phát hiện nhưng đã quá chỉ định điều trị thì các 2. Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Ung thư biểu tỉ lệ này lần lượt là 71.01% và 92.17%, có thể do mô tế bào gan tại Việt Nam 2012 - Quyết định bệnh tiến triển xa, mức độ ác tính cao,… Một số tác 5250/QĐ-BYT (28/12/2012) giả khuyến cáo sử dụng siêu âm bụng phối hợp với 3. Lee CM, Lu SM, Changchien CS (1999). Age, thử AFP, AFP-L3 và PIVKA II để tính ra điểm gender, and local geographic variation of viral GALAD (GALAD score) hỗ trợ cho việc phát hiện etiology of hepatocellular carcinoma in a sớm UTBMTBG[8,9,10] (sơ đồ 15). hyperendemic area for hepatitis B virus infection. Cancer: 1143 - 1150. 4. Seeff LB, Hoofnagle JH (2006). Epidemiology of hepatocellular carcinoma in area of low hepatitis B and hepatitis C endemicity. Oncogene; 25(27): 3771 - 7. 320
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 5. Yehh SH, Chen PJ (2010). Gender disparity of Practice Guidance by the American Association hepatocellular carcinoma: the role of sex for the Study of Liver Diseases - Hepatology hormones. Oncology 2010 Jul, 78 suppl. 2018;68 (2) 723 - 750. 6. Zhao YJ, Ju Q, Li GC (2013). Tumor markers for 9. Lin OS, et al. Cost-effectiveness of screening for hepatocellular carcinoma. Oncology: 593 - 598. hepatocellular carcinoma in patients with cirrhosis due to chronic hepatitis C. Aliment 7. The Lancet: Targets to reduce harmful alcohol Pharmacol Ther 2004;19: 1159 - 1172. use are likely to be missed as global alcohol intake increases. 10. Fujiwara N, et al. Risk factors and prevention of http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/ hepatocellular carcinoma in the era of precision PIIS0140 - 6736(18)32744 - 2/fulltext medicine. J Hepatol. 2018;68:526 - 549 8. Marrero JA, et al. Diagnosis, Staging, and Management of Hepatocellular Carcinoma: 2018 321
- Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1 SUMMARY Hepatocellular carcinoma at liver tumor department, Cho Ray Hospital: Cancer registry 2010 - 2019 Aims: To examine the situation of hepatocellular carcinoma at Liver Tumor Department of Cho Ray hospital from 2010 to 2019 and its relationship with viral infection B - C. Methods: Retro-observational study. Data on age, genre, geography, factors related to hepatocellular carcinoma (viral infection, possibility of treatment, AFP level) was obtained from 2010 to 2019. Results: Data from 36,509 HCC patients were extracted, comprising 81.91% male. Male/female ratio is 4.53/1. Mean age is 58.9. 91.78% were older than 40 years old, mainly from 50 to 70 years old. This patient sample derived from numerous provinces throughout Southern Vietnam and Southern of Central Vietnam (50.2 millions people), including 41.80% from Mekong River Delta (15255 patients/17.3 millions people/13 provinces), 17.74 from HoChiMinh city (5382 patients/9 millions people), 16.80% from SouthEast region (6148 patients/8.8 millions people/5 provinces), 16.08% from Middle-South region (5872 patients/9.2 millions people/8 provinces), and 8.67% from Highland region (3165 patients/5.8 millions people/5 provinces). HBV infection was found in 61.17% of cases, HCV infection was found in 24.71% of cases, while HBV and HCV co-infection was found in 2.72% of cases. 11.40% patients have no virus infection. Over this 10-year period, the number of HCC cases is still in high level, with a large proportion of cases (18343 patients / 50.24%) presenting initially in far advanced stage, and not amendable to locoregional or surgical therapy, 91.78% patients of this group were older than 40 years old, mainly from 50 to 70 years old. These patients did not receive any alternative therapy, except best supportive care. AFP level 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
U CƠ TUYẾN TÚI MẬT
14 p | 427 | 18
-
HÌNH THÁI HỌC CỦA UNG THƯ ĐẠI – TRỰC TRÀNG TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu hình
12 p | 96 | 13
-
Bầm mắt, lồi mắt - triệu chứng báo động ung thư trẻ em
5 p | 177 | 10
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan (HCC) tại khoa nghiên cứu và điều trị viêm gan Bệnh viện Chợ Rẫy
3 p | 97 | 6
-
Đánh giá bước đầu tính an toàn và hiệu quả của phương pháp phá hủy vi sóng ung thư biểu mô tế bào gan
7 p | 72 | 6
-
Kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần
6 p | 11 | 3
-
Đánh giá tình trạng mất biểu hiện protein sửa chữa bắt cặp sai (MMRd) bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên một số bệnh nhân ung thư biểu mô nội mạc tử cung tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ năm 2021-2022
7 p | 7 | 3
-
Ghi nhận ung thư biểu mô tế bào gan tại Khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2021
6 p | 7 | 2
-
Báo cáo một trường hợp mô gan lạc chỗ ở dạ dày
7 p | 7 | 2
-
Hóa trị bổ trợ trước trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn III không mổ được tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
6 p | 14 | 2
-
Ung thư biểu mô tuyến giáp không phải thể tủy mang tính gia đình
7 p | 82 | 2
-
Nghiên cứu mối liên quan giữa giá trị maxSUV trong FDG PET/CT tại khối u nguyên phát với tình trạng đột biến gen EGFR trong ung thư phổi biểu mô tuyến
5 p | 40 | 2
-
Ung thư biểu mô tế bào vảy của đài bể thận (RSCC) thông báo 1 trường hợp và hồi cứu y văn
8 p | 39 | 2
-
Khảo sát biểu hiện Ki-67 trên mẫu mô ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Bình Dân
4 p | 2 | 2
-
Nhận xét kết quả chọc hút tế bào kim nhỏ và sinh thiết tức thì trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp
4 p | 40 | 1
-
Báo cáo một trường hợp nhiễm trùng huyết do Streptococcus gallolyticus trên bệnh nhân HIV/AIDS
5 p | 103 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn