intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá dịch vụ đào tạo đại học trên cơ sở chi phí đào tạo tại Trường Đại học Công Đoàn

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giá dịch vụ đào tạo đại học trên cơ sở chi phí đào tạo tại Trường Đại học Công Đoàn" đề cập đến phương pháp xác định giá DVĐTĐH trên cơ sở chi phí đào tạo theo mức xã hội hóa của từng ngành đào tạo khác nhau tại Trường Đại học Công Đoàn nhằm đáp ứng thị trường lao động, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên của nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá dịch vụ đào tạo đại học trên cơ sở chi phí đào tạo tại Trường Đại học Công Đoàn

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 GIÁ DỊCH VỤ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRÊN CƠ SỞ CHI PHÍ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN THE PRICE OF HIGHER EDUCATION SERVICE ON THE BASIS OF TRAINING COSTS ACCORDING AT TRADE UNION UNIVERSITY Vũ Thị Kim Anh Trường Đại học Công đoàn Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập trong giáo dục đại học hiện nay, đòi hỏi các trường đại học phải cân đối tài chính, xác định đúng, đủ, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng và dịch vụ đào tạo đáp ứng mục tiêu đào tạo trong ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng giá dịch vụ đào tạo đại học (DVĐTĐH) hợp lý sẽ giúp nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định hợp lý đảm bảo khả năng chi trả của người học, đồng thời bù đắp hết chi phí và đảm bảo khả năng tích lũy tái đầu tư. Vì vậy, bài viết đề cập đến phương pháp xác định giá DVĐTĐH trên cơ sở chi phí đào tạo theo mức xã hội hoá của từng ngành đào tạo khác nhau tại Trường Đại học Công Đoàn nhằm đáp ứng thị trường lao động, nâng cao sức cạnh tranh, đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên của nhà trường. Từ khóa: Chi phí đào tạo, đại học, giá dịch vụ đào tạo ABSTRACT In the context of competition and integration in higher education, it is required that universities must balance their finances, properly, adequately and effectively identify resources to improve the quality and service of training to meet training goals in the short and long term. Building a reasonable price for higher education services will help administrators make reasonable decisions to ensure the ability of students to pay, at the same time, offset all costs and ensure the ability to accumulate and reinvest. Therefore, the article mentions to the method of determining the price of higher education services on the basis of training costs according to the socialization level of each different training major at Trade Union University in order to meet the labor market, improve competitiveness, ensure the regular expenses of the school. Keywords: training cost, university, higher education service 1. Đặt vấn đề Xã hội hóa giáo dục, đòi hỏi giáo dục và đào tạo cũng phải được coi là một loại hình dịch vụ, nhưng không phải là dịch vụ thông thường mà là loại hình dịch vụ đặc biệt. Đây là một dịch vụ đặc biệt, vì nó liên quan đến sản phẩm tiếp nhận tri thức của con người, liên quan đến chính sách và đến toàn xã hội. Với quan điểm đào tạo là một dịch vụ, vấn đề đặt ra là phải định giá được dịch vụ đó trên cơ sở quản lý chi phí. Giá DVĐTĐH được xem là quyết định quan trọng nhất mà người quản lý phải thực hiện. Vì quyết định về giá không chỉ là một quyết định liên quan đến tình hình tài chính, nó là quyết định ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong nhà trường. Giá tính cho một dịch vụ quyết định khối lượng khách hàng sẽ mua sản phẩm đó đồng thời ảnh hưởng đến dòng 1919
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thu nhập của nhà trường (Garrison, 2001). Atkinson và cộng sự (2007) có quan điểm các nhà quản lý sử dụng thông tin về chi phí để trợ giúp trong việc định giá. Thông tin về chi phí là thông tin quan trọng giúp các nhà quản trị định giá và ra các quyết định cơ cấu sản phẩm. Cách thức nhà quản trị sử dụng thông tin về chi phí trong việc đưa ra các quyết định xác định giá DVĐTĐH phụ thuộc vào danh quy mô, điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy, vị trí địa lý,…Đối với người học, giá DVĐTĐH chính là một phần chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí đào tạo của người học. Khi người học tự bỏ thêm chi phí cho chương trình đào tạo của chính họ thì họ sẽ phải tính toán đến hiệu quả thu được lợi ích là bao nhiêu. Về phía các cơ sở đào tạo cũng phải đánh giá, so sánh giữa hiệu quả đầu tư vào hoạt động đào tạo với hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để có được những nhận định chính xác hơn về hiệu quả thực của người học đầu tư cho việc học của chính họ, từ đó sẽ có thêm cơ sở khoa học để điều chỉnh chính sách học phí, nếu người học hài lòng với chất lượng đào tạo thì họ có thể sẵn sàng chi trả mức học phí cao hơn. Đây chính là cơ sở để các trường điều chỉnh tăng học phí tương xứng, ngược lại nếu hiệu quả đối với người học thấp thì nên xem xét điều chỉnh giảm học phí. Sau khi định vị khả năng định giá của nhà trường, nhà quản trị sẽ phải định giá DVĐTĐH trong ngắn và dài hạn tương ứng với khả năng chi phối giá của mình. Trong ngắn hạn, các chi phí cố định bắt buộc như chi phí khấu hao, chi phí tiền lương nhân viên quản lý…là những chi phí phát sinh nhằm tạo ra những năng lực hoạt động cơ bản nên những chi phí này gắn liền với các mục tiêu dài hạn của đơn vị và ít chịu sự tác động của các quyết định ngắn hạn. Vì thế chi phí cố định bắt buộc là chi phí không thích hợp đối với các quyết định ngắn hạn. Khi định giá bán sản phẩm trên cơ sở chi phí nhà quản trị thường sử dụng chi phí biến đổi mà không cần quan tâm đến khoản chi phí cố định bắt buộc. Ngược lại trong dài hạn, việc định giá dịch vụ cần phải dựa vào tất cả các khoản chi phí cung cấp dịch vụ, chi phí hỗ trợ bán hàng và quản lý nên chi phí đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng khi định giá bán. Giá DVĐTĐH có thể được định giá trên cơ sở chi phí, định giá dựa trên sự cạnh tranh và định giá dựa trên nhu cầu. Định giá dựa trên sự cạnh tranh là việc xác định giá DVĐTĐH cho một chương trình đào tạo cụ thể có thể xem xét quy mô, tính chất của các trường đại học tương tự của các đơn vị đào tạo khác để tham chiếu và đưa ra một mức giá hợp lý cho đơn vị mình tưng xứng với chất lượng đào tạo mà khách hàng kỳ vọng. Định giá dựa trên nhu cầu là việc xác định giá DVĐTĐH phải phù hợp với sức mua của khách hàng, trên cơ sở có phân tích cơ cấu của khách hàng tiềm năng. Vì vậy, Khi định giá thì đơn vị cần phải lựa chọn mức giá thích hợp với từng loại đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, do đặc thù của DVĐTĐH là nhữmg sản phẩm đặc biệt như hàng hóa giáo dục - truyền tải kiến thức; hàng hóa nghiên cứu - mở rộng kiến thức; Hàng hóa các dịch vụ mang tính xã hội nói chung. Ngoài việc truyền tải kiến thức, đào tạo đại học còn có chức năng xã hội nói chung. Vì vậy, cơ sở đào tạo đại học “sản xuất” ra nhiều hơn một loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên các hàng hóa và dịch vụ khác nhau này lại tạo nên chất lượng nói chung đó là danh tiếng của trường đại học nên giá DVĐTĐH chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí đào tạo, hay nói cách khác, chi phí đào tạo là cơ sở hình thành nên chính sách giá DVĐTĐH. Bởi vậy, theo quan điểm của tác giả thì phương pháp định giá DVĐTĐH dựa trên chi phí đào tạo là phù hợp để đảm bảo chất lượng đào tạo DVĐTĐH và phù hợp với khả năng chi trả của người học, phù hợp thu nhập bình quân của người dân và tăng trưởng kinh tế. 2. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu về giá dịch vụ đào tạo đại học Theo Jongbloed (2004) giá DVĐTĐH là một nguồn thu cho các trường đại học gọi là học 1920
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 phí, nó đóng vai trò trong việc phân chia các nguồn lực sẵn có và đưa ra những tín hiệu về giá cả cho người tiêu dùng (người học). Sự khác biệt học phí khi một tổ chức cung cấp sản phẩm- dịch vụ với mức học phí khác nhau. Mức học phí khác nhau cho người học khác nhau cùng sản phẩm – dịch vụ. Sự khác biệt học phí đòi hỏi người cung cấp hiểu hiệu quả phân khúc thị trường, hoặc người mua ở một mức học phí thấp sẽ thu lợi nhuận bằng cách cung cấp cho người mua khác bị tính phí cao hơn. Nghiên cứu của Trần Quang Hùng (2016) cho rằng sự khác biệt học phí đại học là mức đóng học phí khác nhau của người học đối với từng trường đại học khác nhau, chuyên ngành khác nhau, loại lớp học khác nhau, phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng, nhằm thực hiện mục tiêu - sứ mệnh của trường đại học và thực hiện đầy đủ các chức năng và vai trò giáo dục - đào tạo của trường đại học đó. Thông qua việc nộp học phí, sinh viên nhận thức được quyền lợi của mình. Mức phí mà sinh viên phải trả càng cao, những lợi ích mà họ trông đợi từ nhà trường càng lớn (Callender, 2006). Do vậy, cho phép các trường thu học phí sẽ tạo ra một mối quan hệ khách hàng – nhà sản xuất trong giáo dục đại học, thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Đối với các nhà kinh tế học hiện đại quan điểm chia sẻ chi phí gắn liền với tính chất hàng hóa, dịch vụ của giáo dục đại học và vấn đề ai là người gánh chịu chi phí. Vận dụng quan điểm này, nghiên cứu của Huang and Wu (2008) đề cập mô hình tính giá DVĐTĐH tại Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập. Khi thị trường giáo dục hoàn toàn mở và có tính cạnh tranh, học phí của giáo dục đại học là chi phí mà người sử dụng dịch vụ giáo dục bỏ tiền ra để mua dịch vụ trên thị trường. Điều đó cũng có nghĩa là các dịch vụ giáo dục đại học được cung cấp bởi các trường Đại học/Học viện (gọi là nhà cung cấp dịch vụ) trên thị trường cạnh tranh. Trong quá trình mua và sử dụng dịch vụ giáo dục đại học, hai bên cung cấp và sử dụng dịch vụ có được có thông tin đầy đủ để ra quyết định. Mức học phí thống nhất do Chính phủ Trung Quốc thiết lập đã trở nên không phù hợp do sự khác biệt của trường học. Trong mô hình định giá học phí theo định hướng thị trường, các trường đại học được coi là cơ quan cung cấp dịch vụ giáo dục và họ được độc lập quyết định giá sản phẩm dịch vụ của họ, tức là giá/học phí của dịch vụ giáo dục theo nhu cầu của thị trường. Chính phủ cần tăng cường giám sát học phí, giảm tác động tiêu cực của các yếu tố bóp méo giá học phí, và phát huy đầy đủ chức năng học phí giáo dục đại học khi tối ưu hóa phân bổ nguồn lực giáo dục đại học và thực hiện bình đẳng giáo dục. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, mô hình định giá học phí theo định hướng thị trường chưa được đề cập một cách cụ thể và chi tiết. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Nhẫm và Đàm Văn Huệ (2014) đã nêu ra sự khác nhau giữa học phí và giá DVĐTĐH, đã xác định và nhận diện các khoản chi thường xuyên tính vào kinh phí đào tạo của trường, từ đó làm cơ sở xây dựng dự toán kinh phí đào tạo (trung bình) cho một sinh viên hệ đại học chính quy đại trà. Bài viết cũng đưa ra quan điểm và đề xuất về lộ trình tính đủ chi phí đào tạo trong giá DVĐTĐH tại trường đại học Kinh tế quốc dân giai đoạn 2014 – 2015. Với quan điểm tiếp cận giá DVĐTĐH từ học phí, tác giả Trần Quang Hùng (2016) đã hệ thống hóa được các khái niệm liên quan đến chính sách học phí giáo dục đại học, đưa ra bài học kinh nghiệm về chính sách học phí giáo dục đại học công lập (ĐHCL) từ các quốc gia trên thế giới, phân tích thực trạng chính sách học phí giáo dục ĐHCL ở Việt Nam và đánh giá học phí ĐHCL theo quan điểm người học. Qua đó, tác giả đưa ra đề xuất các khuyến nghị để hoàn thiện chính sách học phí giáo dục ĐHCL ở Việt Nam bao gồm: (1) Về dài hạn Nhà nước nên thực hiện lộ trình bỏ “mức trần học phí”; (2) Trong giai đoạn áp dụng “mức trần học phí”, các trường đại học vẫn được phép tăng học phí vượt trần, và phần chênh lệch giữa học phí trần và học phí thực tế Nhà nước sẽ thu thuế; (3) Chính sách học phí cần phân loại thành nhiều nhóm ngành đào tạo 1921
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đại học; (4) Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học, khuyến khích kiểm định chất lượng độc lập, kiểm định vùng và xếp hạng các trường đại học; (5) Nhà nước cần tiếp tục duy trì và hoàn thiện chính sách hỗ trợ học phí, vay sinh viên cho học sinh nghèo; (6) Cần phải thành lập hội đồng kiểm tra học phí ở các trường đại học. Các nghiên cứu về xác định giá DVĐTĐH dựa trên chi phí đào tạo Phạm Vũ Thắng và cộng sự (2012) cho rằng chi phí đào tạo hợp lý là chi phí mà các trường đại học cần cố để đảm bảo mức chất lượng đào tạo nhất định. Xác định mức học phí dựa trên chi phí đào tạo hợp lý là việc xác định mức học phí cần thiết dựa trên tính toán chi phí đào tạo hợp lý cho một sinh viên ở trường đại học có chất lượng tốt. Trường hợp nhà nước không cấp ngân sách đại học, mức học phí sẽ phải bù đắp đầy đủ cho mức chi phí đào tạo hợp lý. Đồng thời, giá DVĐTĐH phải đảm bảo mức tích lũy cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu tự chủ tài chính đầy đủ cho các trường ĐHCL. Theo nguyên tắc này thì cơ sở để xác định giá DVĐTĐH là chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo đại học. Mức tích lũy trong cơ cấu giá dịch vụ có thể được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí đào tạo nhưng cần có sự phân biệt giữa các ngành đào tạo và đối tượng người học phù hợp với chính sách của nhà nước. Trần Viết Hoàng (2015) với nghiên cứu về xây dựng mô hình tính toán tài chính cho chi phí đào tạo ĐHCL, tác giả đã đã chỉ ra rằng việc xây dựng cơ sở tính chi phí cho hoạt động đào tạo dựa trên nhu cầu thực tế, xuất phát từ người dạy, người học và thị trường là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Từ đó, tác giả cũng đề xuất việc xây dựng mô hình tính toán chi phí đạo trình độ đại học nhóm ngành kinh tế, công nghệ thông tin dựa trên quan điểm có thể xây dựng một khung chi phí đào tạo của từng ngành được hình thành từ các nhóm chi phí: nhóm chi phí thanh toán cho cá nhân, đội ngũ quản lý và phục vụ đào tạo, nhóm chi phí nghiệp vụ chuyên môn; nhóm chi phí giảng dạy; nhóm chi phí thực hành, thực tập….Đây là cơ sở để tính được chi phí bình quân của toàn ngành và xác định được hệ số chi phí đào tạo phù hợp với đặc thù riêng của toàn ngành. Tuy nhiên, mô hình xác định chi phí đào tạo này chỉ là mô hình chung để xác định chi phí cho khối ngành nói chung, chưa chi tiết cho từng hệ đào tạo của trường. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Loan (2019) về khung giá phí DVĐTĐH trong điều kiện tự chủ tại trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, tác giả đã đề xuất các giải pháp liên quan đến các vấn đề về phân bổ chi phí gián tiếp, tính giá phí đào tạo đối với các hệ, bậc và chương trình đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc tính suất đào tạo của các hệ đào tạo chính quy đại trà; phương pháp xây dựng khung giá phí; điều kiện để thực hiện giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường giáo dục ĐH trong điều kiện tự chủ của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2021) cho rằng giá DVĐTĐH cần được phân biệt theo nhóm ngành nghề, hệ và chương trình đào tạo, cũng như đối tượng người học. Sự phân biệt giá DVĐTĐH theo ngành nghề và chương trình đào tạo nhằm phản ánh sự khác biệt về chi phí đào tạo giữa các nhóm ngành đào tạo. Hơn thế nữa, trong một giới hạn nhất định, có sự khác nhau về nhu cầu đào tạo ở những ngành nghề cụ thể. Cơ sở phân biệt DVĐTĐH theo nhóm ngành, nghề đào tạo là chênh lệch về chi phí đào tạo giữa các nhóm ngành trong cùng thời gian. Theo nguyên tắc này, mức giá dịch vụ giáo dục chuẩn được xác định cho một nhóm ngành đào tạo được chọn làm chuẩn. Trên cơ sở hình thành hệ số phân biệt, mức giá DVĐTĐH cụ thể sẽ được xác định cho từng nhóm ngành theo mức xã hội hoá. Ngoài ra, giá DVĐTĐH được điều chỉnh khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục thay đổi. Các nghiên cứu đã được công bố liên quan đến giá DVĐTĐH đều đã tập trung nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề cốt lõi về chi phí đào tạo đại học, cách xác định giá DVĐTĐH, 1922
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 các nhân tố ảnh hưởng đến cách xác định giá DVĐTĐH theo quan điểm của nhà trường hay người học. Bài viết này sẽ tiếp tục tiếp cận phương pháp xác định giá DVĐTĐH theo chi phí đào tạo, trên cơ sở đó đề xuất cách xác định giá DVĐTĐH tại trường Đại học Công đoàn (ĐHCĐ) trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và hội nhập giáo dục đại học cũng như hướng đến mục tiêu đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài viết sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng thực hiện phỏng vấn gồm: (1) Ban giám hiệu để nắm bắt chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển của Nhà trường; (2) Lãnh đạo phòng tài vụ để tìm hiểu cơ chế tài chính, các nguồn thu, chi, cách nhận diện chi phí, đối tượng tính giá DVĐTĐH,…(3) Lãnh đạo phòng đào tạo, tổ chức, hành chính tổng hợp, công tác sinh viên,….nhằm tiếp cận về quy mô tuyển sinh, cơ sở vật chất, chế độ cho giảng viên, học bổng cho sinh viên, hỗ trợ vay vốn,…và phỏng vấn một số các sinh viên đang theo học một số ngành tại trường ĐHCĐ để đánh giá mức độ cảm nhận về học phí mà sinh viên đang chi trả cho việc thụ hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở đó tác giả tổng hợp, chọn lọc làm căn cứ đề đánh giá thực trạng cũng như đề xuất phương pháp xác định giá DVĐTĐH trên cơ sở chi phí theo mức xã hội hoá của từng ngành học cụ thể tại trường ĐHCĐ trong bối cảnh tự chủ đại học. 4. Phân tích thực trạng xác định giá dịch vụ đào tạo đại học tại Trường ĐHCĐ Trường ĐHCĐ là đơn vị sự nghiệp đã tự chủ một phần, tự đảm bảo tài chính hoạt động thường xuyên. Hiện nay nguồn kinh phí của nhà trường chủ yếu là từ học phí với mức thu học phí bị áp trần thấp và ngân sách cấp chưa nhiều; chế độ lương, đãi ngộ giảng viên còn thấp, lương một theo thang bảng lượng của nhà nước, lương hai theo hệ số của lương một nên chưa khuyến khích được giảng viên. Toàn bộ các nguồn thu từ đào tạo khi áp dụng mức thu tối đa theo dự thảo khung học phí của Chính phủ cũng không đủ cân đối cho bộ phận lớn của chi thường xuyên phục vụ đào tạo là “Lương, bảo hiểm, khen thưởng, phúc lợi”, khoản chi cho con người chiếm phần lớn chi thường xuyên. Khoản chi cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ đào tạo (thiết bị giảng dạy, tin học, chương trình, giáo trình, thư viện…) mới chỉ chiếm khoảng từ 17% đến 27% là khá thấp, chỉ đủ để giữ chất lượng đào tạo không đi xuống so với hiện nay (trích từ kết quả phỏng vấn sâu Kế toán trưởng). Theo khảo sát của tác giả, giá DVĐTĐH tại trường ĐHCĐ được xác định như sau: Thứ nhất, xác định chi phí cấu thành giá DVĐTĐH: Khi trao đổi với phó phòng Tài vụ, kể từ khi DVĐTĐH được đưa ra khỏi danh mục phí, lệ phí; chịu sự điều chỉnh của Luật giá; DVĐTĐH được nhà trường nhận diện là hoạt động SXKD, do vậy, chi phí phục vụ DVĐTĐH cũng được nhận diện là chi phí hoạt động SXKD. Để thuận lợi cho việc xác định giá DVĐTĐH chi phí đào tạo được phân loại theo suất chi, gồm: (i) Chi thanh toán cá nhân (tiền lương, các khoản phụ cấp, khen thưởng phúc lợi, …); (ii) Chi nghiệp vụ chuyên môn (thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc, hội nghị công tác phí, chi thuê mướn, chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành, các khoản chi khác...); (iii) Đầu tư, mua sắm, sửa chữa TSCĐ, tăng cường cơ sở vật chất (Chi sửa chữa TSCĐ phục vụ công tác chuyên môn, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên, mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn, chi phí khấu hao TSCĐ). Thứ hai, phương pháp xác định giá DVĐTĐH dựa vào chi phí đào tạo Theo kết quả phỏng vấn phó phòng Tài vụ, chi phí đào tạo khi phát sinh được tập hợp chung 1923
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 toàn trường theo từng loại chi phí, không tập hợp riêng theo từng ngành, từng khoa đào tạo hay theo từng loại hình đào tạo. Tổng chi phí đào tạo sau khi tập hợp trực tiếp trên TK 632 sẽ được tính cho từng suất sinh viên dựa trên quy mô đào tạo dựa trên hệ số quy chuẩn dự kiến đào tạo trong năm học đó. Ngoài ra, hoạt động đào tạo bậc đại học (hệ chính quy, hệ liên thông, hệ vừa học vừa làm), bậc sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) phải trải qua một quá trình đào tạo nhất định, đồng thời mỗi chuyên ngành đào tạo lại thực hiện tại từng khoa chuyên ngành. Vì vậy, phương pháp xác định chi đào tạo thích hợp cho hoạt động đào tạo là phương pháp xác định chi phí theo quá trình được tiến hành qua các bước như sau: Bước 1: Xác định quy mô đào tạo dựa trên hệ số quy chuẩn Dựa trên quan hệ quy đổi giữa các trình độ như cao học, nghiên cứu sinh, giữa các phương thức học như tại chức, tập trung,…với sản phẩm đào tạo quy chuẩn (sinh viên chính quy), xác định quy mô đào tạo được quy đổi theo sản phẩm quy chuẩn. Theo Khoản 3, Điều 5 Nghị định 86/2015 quy định mức trần học phí đối với đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ lần lượt gấp 1,5 lần và 2,5 lần so với đại học. Dựa trên quan điểm phù hợp giữa doanh thu và chi phí, nhà trường đã sử dụng mức trần quy định học phí này để tính hệ số quy chuẩn cho các hệ đại học và sau đại học như sau: Bảng 1: Hệ số quy chuẩn cho các hệ đào tạo tại trường ĐHCĐ Trọng số (so với đại học chính quy) Cấp và hình thức đào tạo Mức tối đa theo quy định tại Quy định của nhà Nghị định 86 trường Tiến sĩ 2,5 2,5 Thạc sĩ 1,5 1,5 Đại học tập trung chính quy 1,0 1,0 chương trình chuẩn/ đại trà Đại học khác (liên thông, bằng 2, - 0,45* vừa làm vừa học) Ghi chú: *: Hệ số quy đổi Đại học vừa làm, vừa học: 0,45 (vì thu về 30% = 0,3 x 1,5 = 0,45); Đại học bằng 2 vừa làm, vừa học: 0,45 (vì thu về 30% = 0,3 x 1,5 = 0,45) (Nguồn: Quy định tại K3, Điều 5 NĐ 86 và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường ĐHCĐ) Căn cứ vào hệ số quy đổi trên xác định quy mô đào tạo của trường ĐHCĐ năm 2020 như bảng 2: Bảng 2: Quy mô đào tạo quy đổi năm 2020 của trường ĐHCĐ Quy mô đào tạo (sinh viên) Sau đại học Đại học Quy đổi Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học VB2, Vừa làm vừa học 12 98 7.712 50 7.911,5 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Bước 2: Xác định chi phí đào tạo đơn vị/ sinh viên quy chuẩn Trên cơ sở tập hợp chi phí đào tạo trên TK 632, bộ phận kế toán sẽ tính cho từng suất sinh viên dựa trên quy mô đào tạo dựa trên hệ số quy chuẩn dự kiến đào tạo trong năm học như phần quy đổi tại bảng 2. Cụ thể cách xác định chi phí đào tạo trung bình cho 1 sinh viên như bảng 3 như sau: 1924
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 3: Chi phí đào tạo trung bình cho một sinh viên trình độ cử nhân năm học N Đơn vị tính: nghìn đồng STT Nội dung Số tiền I Thanh toán cho cá nhân 7.907 1 Tiền lương và các khoản trích nộp theo lương 6.144 2 Khen thưởng, phúc lợi 7 3 Thu nhập tăng thêm 1.756 II Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 2.970 III Khấu hao tài sản cố định 2.310 1 Khấu hao giảng đường, thư viện, nhà làm việc, phòng máy 1.386 Khấu hao máy móc thiết bị, máy tính, điều hòa, thiết bị thực hành, trang 2 693 âm… 3 Khấu hao TSCĐ vô hình (phần mềm quản lý đào tạo, thư viện, học tập) 231 IV Chi phí đào tạo theo 3 mức/năm 1 Mức 1- Đảm bảo lương và các khoản phúc lợi (=I) 7.907 2 Mức 2- Đảm bảo lương và các khoản phúc lợi, chi thường xuyên (I+II) 10.877 Mức 3- Đảm bảo lương và các khoản phúc lợi, chi thường xuyên, Khấu hao 3 13.187 TSCĐ (I+II+III) Suất thu học phí TB theo NĐ86 tại trường tính theo khóa tuyển sinh 9.250 2019-2020 cho 1 SV So Sánh tỷ lệ % khung học phí giữa chi phí đào tạo (mức 3) với NĐ 86 70,14% (Nguồn: Tác giả tính toán từ số của phòng Tài vụ) Như vậy, Trường ĐHCĐ đã xây dựng giá DVĐTĐH dựa trên cơ sở tính suất phí đào tạo/năm học. Nếu quan điểm giá DVĐTĐH phải bù đắp đầy đủ các chi phí đào tạo cho 1 sinh viên thì mức học phí tối thiểu các năm trước phải là: 13,187 trđ/sv/năm (2019-2020). Tuy nhiên, tham chiếu theo nghị định 86/2015 thì suất phí đào tạo lại cao hơn mức giá phí trần quy định mà trường đang áp dụng cho khóa tuyển sinh từ năm học 2018-2019 đối với các hệ đào tạo chính quy là 9,25 trđ/sv/năm mới chỉ bằng 70,14% chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo một sinh viên đại học hệ đào tạo đại trà. Khi trao đổi với lãnh đạo một số khoa chuyên ngành (7/9) chuyên gia đều cho rằng với mức thu học phí như hiện nay nhà trường là khá nhân văn, luôn đảm bảo lợi ích của người học, nhà trường đã có một số chính sách hỗ trợ sinh viên theo các quy định của Nhà nước (học bổng khuyến khích học tập, học bổng ngoài ngân sách của ĐHCĐ, học bổng của các công ty, đối tác của nhà trường,...). Theo ý kiến của một số lãnh đạo phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên (3/3) chuyên gia đều đồng quan điểm về chính sách học phí của nhà trường hiện nay đã đáp ứng các mục tiêu xã hội, mục tiêu của nhà trường và lợi ích của người học. Ở đây, lợi ích của người học không chỉ là mức học phí thấp vì học phí thấp chỉ giảm bớt gánh nặng cho sinh viên và gia đình. Nhà trường đã có các biện pháp đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên tương ứng với chi phí mà sinh viên và gia đình họ đã đầu tư, như đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và kỳ vọng về thu nhập và công việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2021) cho thấy học phí được Nhà trường quy định là 300.000 đồng/tín chỉ đối với tất cả các ngành. Mức học phí này được đánh giá thấp hơn mức thu trung bình của một số trường đại học có điểm tương 1925
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đương. Chính vì vậy, 18/20 sinh viên được phỏng vấn đều khá hài lòng với học phí và các khoản thu khác của nhà trường hiện nay. Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo của nhà trường mới thực sự đem lại lợi ích tích cực về lâu dài và bền vững cho sinh viên. 5. Kết luận và đề xuất Kết quả khảo sát tại mục 4 cho thấy mức thu học phí quy định hiện nay tại trường ĐHCĐ mới chỉ bằng 70,14% chi phí tối thiểu bình quân để đào tạo một sinh viên trình độ cử nhân. Trong khi các khoản chi thanh toán cá nhân không giảm, thậm chí tăng hơn do lộ trình tăng luơng của Nhà nước, các khoản đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư máy móc thiết bị, vật tư, phôi liệu thực hành bị trượt giá buộc nhà trường phải cắt giảm nhiều khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản cố định, máy móc trang thiết bị… để đảm bảo cân đối thu - chi, phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Cách tính chi phí đào tạo, tập hợp và xác định giá DVĐTĐH thực sự chưa đáp ứng mục tiêu quản trị nội bộ là bù đắp toàn bộ chi phí, đồng thời có tích lũy nhằm tái đầu tư. Trong thực tế, hiện nay Nhà trường mới chỉ tham chiếu các quy định, quyết định liên quan mà chưa thực sự độc lập và được tự chủ xây dựng giá DVĐTĐH phù hợp với thị trường đào tạo và mục tiêu phát triển của nhà trường. Căn cứ vào tình hình thực hiện thu - chi các năm trước, có tính đến yếu tố tăng lương, trượt giá, dự kiến quy mô học sinh, sinh viên giai đoạn tiếp theo, nhà trường nên xây dựng mức dự kiến chi phí cho 01 sinh viên/ năm và đề xuất mức thu học phí để đảm bảo cân đối thu - chi, có tích lũy nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường như sau: Bảng 4: Dự toán chi phí đào tạo trung bình 1 năm học cho một sinh viên trình độ cử nhân năm N+1, N+2 Năm Năm STT Nội dung Năm N N+1 N+2 I Thanh toán cho cá nhân 7.907 13.299 13.964 1 Tiền lương và các khoản trích nộp theo lương 6.144 9.309 9.774 2 Khen thưởng. phúc lợi 7 1.330 1.397 3 Thu nhập tăng thêm 1.756 2.660 2.793 II Chi cho nghiệp vụ chuyên môn 2.970 3.150 3.308 III Khấu hao tài sản cố định 2.310 2.450 2.475 1 Khấu hao nhà giảng đường, thư viện, nhà làm việc, phòng máy 1.386 1.470 1.485 Khấu hao máy móc thiết bị. máy tính. điều hòa. thiết bị thực 2 693 735 742 hành. trang âm… Khấu hao TSCĐ vô hình (phần mềm quản lý đào tạo, thư viện, 3 231 245 247 học tập) IV Giá DVĐTĐH theo 3 mức 1 Mức 1- Đảm bảo lương và các khoản phúc lợi 7.907 13.299 13.964 Mức 2- Đảm bảo lương, phúc lợi và các nghiệp vụ chuyên môn 2 10.877 16.449 17.271 (Chi thường xuyên) Mức 3- Đảm bảo lương, các khoản phúc lợi, các nghiệp vụ 3 13.187 18.899 19.746 chuyên môn và Khấu hao TSCĐ (Nguồn: đề xuất của tác giả) 1926
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bảng 4 cho thấy, việc xác định giá DVĐTĐH (suất phí đào tạo) cần có lộ trình tính đủ chi phí cho từng ngành nghề đào tạo dựa trên việc đánh giá mức xã hội hóa ngành nghề thấp/trung bình/cao và khả năng xin việc làm và mức thu nhập kỳ vọng của các đối tượng đó sau khi ra trường và được điều chỉnh phù hợp theo năm học. Cụ thể: (i) Đối với nhóm ngành xã hội hóa thấp: mức học phí có thể thấp hơn chi phí đào tạo tại Mức 1 (đảm bảo lương và các khoản phúc lợi); Đối với nhóm ngành xã hội hóa trung bình: mức học phí phải đảm bảo lương, phúc lợi và chi chuyên môn) – Mức 2; (iii) Đối với nhóm ngành có xã hội hóa cao là nhóm ngành hiện nay có nhu cầu sinh viên học lớn, tỷ lệ tốt nghiệp cao, thu nhập tốt. Để đảm bảo được chi thường xuyên cho các hoạt động của trường và bù đắp chi phí thiếu hụt cho do đào tạo cho nhóm ngành xã hội hóa thấp và xã hội hóa trung bình, mức học phí nên xây dựng mức thu học phí bằng mức 3 (đảm bảo lương, phúc lợi, chi thường xuyên, khấu hao TSCĐ và tích lũy cho đầu tư phát triển) 6. Kết luận Trong điều kiện các cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường ĐHCĐ nói riêng đang được giao tự chủ tài chính, việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng “thương hiệu” cho riêng mình đòi hỏi việc tính toán xác định được giá DVĐTĐH hiệu quả và hợp lý. Đây luôn là một bài toán kinh tế mà tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều muốn thực hiện nhằm có được cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định mức thu học phí vừa có thể bù đắp được chi phí đào tạo vừa có tính thuyết phục cao để được xã hội và người học chấp nhận. Thông qua phỏng vấn sâu và khảo sát thực tế việc xác định giá DVĐTĐH tại trường ĐHCĐ bài viết đã đánh giá thực trạng xác định giá DVĐTĐH trên cơ cở chi phí đào tạo tại trường ĐHCĐ. Qua đó, bài viết đã để xuất việc xác định giá DVĐTĐH nhằm bù đắp chi phí đào tạo theo mức xã hội hoá từng ngành cụ thể của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả, hợp lý các khoản chi phí đào tạo của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Atkinson, M., Jones. M. and Lamont, E. (2007), “Multi-agency working and its implications for practice: A review of the literature”, CfBT Education Trust. [Online] Available from: http://www.cfbt.com/evidenceforeducation/ pdf/New%20in% 20template%202. pdf [Accessed 30 October 2009]. [2] Callender, C. (2006), Access to higher education in Britain: The impact of tuition fees and financial assistance. In: Teixeira, P.N., Johnstone,D.B., Rosa,M.J. and Vossensteyn, J.J. (eds.) (2006), Cost‐sharing and accessibility in higher education: A fairer deal? Douro Series: Higher Education Dynamics, Vol. 14. Dordrecht, The Netherlands: Springer. [3] Devi, S. B, Singh. K. J (2014), “Unit Cost of Education in Government Higher Secondary Schools of Imphal, Manipur”, International Journal of Interdisciplinary and Multidisciplinary Studies, 10 (2014). [4] Garrision RH, Noreen EW, Brewer PC (2010), Cost Accounting: A Managerial Emphasis, Thirteenth Edition, New York, NY: McGraw Hill/Irwin, 2010. [5] Huang, W. and Wu, H. (2008), “Market distortion and the tuition pricing mechanism of higher education in China”, International Education Studies, Vol.1, No.4. [6] Jongbloed, B. (2004), “Tuition Fees in Europe and Australasia: Theory, Trends and Policies. In Smart, J.C. (ed.)”, Higher Education: Handbook of Theory and Research, Vol. XIX. Dordrecht: Kluwer, 2004, pp. 241–309. 1927
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [7] Nguyễn Bá Nhẫm & Đàm văn Huệ (2014), “Bàn thêm về học phí và lộ trình tính đủ chi phí đối với đào tạo trong học phí đào tạo ĐH tại trường Kinh tế quốc dân trong điều kiện tự chủ về tài chính”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 202 (II), tháng 4 (2014) [8] Nguyễn Thị Thanh Loan (2019), “Phương pháp xác định giá phí dịch vụ đào tạo đại học tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội”, Tạp chí tài chính, số 2/2019. [9] Phạm Vũ Thắng và cộng sự (2012), “Kết quả nghiên cứu xác định chi phí đào tạo một sinh viên đại học ở Việt Nam và khuyến nghị về chính sách tài chính giáo dục đại học Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Ủy Ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính và UNDP đồng tổ chức tại Hà Nội tháng 11/2012 [10] Trần Viết Hoàng (2015), “Nghiên cứu về xây dựng mô hình tính toán tài chính cho chi phí đào tạo đại học”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, số Tháng 4/2015. [11] Trần Quang Hùng (2016), Chính sách học phí đại học của Việt nam, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà nội. [12] Vũ Thị Kim Anh (2021), Xây dựng giá dịch vụ đào tạo chương trình chất lượng cao tại Trường Đại học Công đoàn, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, ĐH Công đoàn. 1928
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2