GIÁ TRỊ BIỂU CẢM CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ<br />
TRONG CA DAO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG<br />
Phan Thúy Hạnh Trang1<br />
<br />
Tóm tắt: Tín hiệu thẩm mĩ là sản phẩm lao động nghệ thuật trong trạng thái cảm<br />
hứng – thẩm mĩ cao độ. Vì thế, tín hiệu thẩm mĩ phải bao hàm những thông tin về cảm<br />
xúc, thái độ, sự đánh giá về tư tưởng thẩm mĩ của người nghệ sĩ. Trong tín hiệu thẩm<br />
mĩ, cảm xúc vốn là cái chủ quan do chủ thể sáng tạo đã được khách quan hóa thành<br />
một phần quan trọng của thành phần ngữ nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Cảm xúc ấy tạo<br />
nên giá trị biểu cảm và có khả năng khơi gợi sự đồng cảm cao độ của người tiếp nhận.<br />
Ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng thể hiện tâm tư, tình cảm, tính cách của con người xứ<br />
Quảng. Qua bàn tay nhào nặn tài hoa, các tín hiệu thẩm mĩ đa dạng của ngôn ngữ đã<br />
phản ánh được tài năng sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian. Những hình ảnh thơ được<br />
thể hiện là những hình tượng đẹp, giàu ý nghĩa và mang đậm dấu ấn riêng của ca dao<br />
Quảng Nam - Đà Nẵng.<br />
Từ khóa: Tín hiệu thẩm mĩ, tư tưởng thẩm mĩ, chủ thể sáng tạo, tình cảm khách<br />
thể, người tiếp nhận.<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Ca dao được ví như tài sản vô hình của mỗi vùng miền. Trong văn chương truyền<br />
khẩu của dân tộc ta, ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ngoài những câu được phổ<br />
biến trong cả nước hoặc được truyền tụng qua nhiều địa phương, mỗi địa phương lại<br />
có những câu ca dao mang tính chất đặc thù riêng của địa phương mình. Tính chất đặc<br />
thù này, hoặc nói lên bản sắc của người dân địa phương thuộc mỗi vùng, hoặc phản<br />
ánh một số địa danh, đặc sản, nghề nghiệp, tập quán hay ngôn ngữ của từng địa phương<br />
Các tín hiệu thẩm mĩ vừa là phương tiện truyền tải tư tưởng vừa là vật chứa đựng<br />
cảm xúc, thái độ, tình cảm của những người sáng tạo. Những điều mà mỗi tín hiệu<br />
thẩm mĩ nói lên được về thế giới nội tâm của tác giả dân gian sẽ làm nên giá trị biểu<br />
cảm của nó.<br />
2.<br />
<br />
Tính biểu cảm của các Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam<br />
<br />
- Đà Nẵng 2.1 . Hệ thống chất liệu để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ<br />
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Các<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
. ThS. Khoa Tiểu học-Mầm non, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
phAn thúy hạnh trAnG<br />
<br />
yếu tố ngôn ngữ qua bàn tay nhào nặn của người thợ tài hoa đã mài giũa thành những<br />
hình tượng văn học đầy sức khơi, gợi. Trong ca dao Quảng Nam - Đà Nẵng, tất cả các<br />
chất liệu xây dựng đều bắt nguồn từ những sản vật, từ nhân tình (tình trạng con người),<br />
từ phong tục tập quán của người Quảng. Vì thế, nó có sức khơi gợi cảm xúc mãnh liệt<br />
đối với người dân xứ Quảng.<br />
2.1.1 . Các sản vật gắn liền với địa danh Quảng Nam - Đà Nẵng Bạc<br />
vàng ở tại Bông Miêu<br />
Phú Nam, Phú Thương biết bao nhiêu chè<br />
Hai câu ca dao có đến hai sản vật được nhắc đến đó là vàng và chè. Vàng có<br />
nhiều ở Bông Miêu thuộc xã Tam Lãnh huyện Phú Ninh, Tam Kỳ. Chè có nhiều ở<br />
Phú Nam, Phú Thượng thuộc xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang. Chính cái tồn tại có thực<br />
của các sản vật gắn liền với các địa danh cụ thể, đã trở thành chất liệu ngôn ngữ để<br />
biểu đạt niềm tự hào về nơi có những sản vật quý. Chính trên cơ sở đó đã hình thành<br />
các tín hiệu thẩm mĩ và các tín hiệu thẩm mĩ ấy tạo cho người tiếp nhận liên tưởng để<br />
có một cách hiểu mới đúng đắn, phù hợp.<br />
Ở một bài ca dao khác có ba sản vật xuất hiện: Than đá, đường và quế.<br />
Nông Sơn than đá thiếu chi<br />
Bảo An đường tốt, Trà My quế nhiều<br />
Cũng như bài ca dao trên, từ sự trù phú của các vùng đất có thật ở các địa phương<br />
có tên tuổi: Nông Sơn, Bảo An (Điện Bàn), Trà My đã trở thành chất liệu và nguồn<br />
cảm hứng để người bình dân gởi gắm vào đó niềm hạnh phúc, tự hào. Và cũng từ chất<br />
liệu ngôn ngữ quen thuộc ấy đã truyền đến người nghe, người thưởng thức một tình<br />
cảm, một xúc cảm tương tự.<br />
Ca dao Quảng Nam còn giới thiệu những sản vật đơn sơ nhưng gắn bó tự bao<br />
đời nay nơi vùng đất trung du với đời sống người dân cần cù, chân chất:<br />
Ai lên Trung Phước, Đèo Le<br />
Làm ơn cho gửi nắm chè mồng năm.<br />
Ai về đất Quế làm dâu<br />
Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình<br />
Chè, mít là thổ đặc sản quen thuộc của những vùng quê, gợi lên cuộc sống đơn<br />
sơ, dung dị nhưng ấm no và chan chứa nghĩa tình.<br />
2.1.2 . Cách nói, cách cảm, cách ứng xử giản dị, bộc trực<br />
2<br />
<br />
phAn thúy hạnh trAnG<br />
<br />
Người xứ Quảng mộc mạc, giản dị và chân tình. Vì thế, ca dao xứ Quảng có rất<br />
nhiều bài thể hiện cách nghĩ, cách cảm rất riêng.<br />
Cũng bắt đầu từ cụm từ “thân em”, nhưng hình ảnh so sánh, cách thể hiện trong<br />
bài ca dao cũng được sử dụng từ chất liệu ngôn ngữ hết sức Quảng Nam: Thân em<br />
như chiếc nón cời<br />
Bung vành đứt đác, chịu đời nắng mưa<br />
Khác với chiếc nón bài thơ xứ Huế xinh xắn, duyên dáng và thơ mộng trong ca<br />
dao Thừa Thiên - Huế, hình ảnh chiếc nón trong ca dao Quảng Nam là chiếc nón cời.<br />
Bài ca dao có ba tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện: “chiếc nón cời” gợi hình ảnh cũ kĩ,<br />
xấu xí; “bung vành đứt đác” gợi sự rách nát, tả tơi; “chịu đời nắng mưa” gợi sự gian<br />
khổ nhọc nhằn. Chính những chất liệu ngôn ngữ phát xuất từ những vật dụng gần gũi<br />
với người bình dân xứ Quảng đã tạo nên những hình ảnh khá riêng biệt và giàu sức<br />
biểu cảm.<br />
Ở một bài ca dao khác cách thể hiện tình cảm rất hóm hỉnh:<br />
Thanh Hà trước đến La Nghi<br />
Thăm bác với chú, thăm dì cùng cô<br />
Còn người ở tại Cẩm Phô<br />
Sang năm sẽ chỉ đường vô trong nhà<br />
Nhân qua việc thăm bác, thăm chú, thăm dì, tác giả dân gian đã đề cập đến vấn<br />
đề trọng tâm cần chia sẻ: sẽ chỉ đường vô trong nhà cho người ở Cẩm Phô. Tín hiệu<br />
thẩm mĩ xuất hiện gợi cho người đọc một cách cảm mới: “chỉ đường vô trong nhà”,<br />
đó là nơi mà người con gái sẽ về làm dâu. Hóa ra đó là một cách tỏ tình bằng cách nói<br />
rất mới. Chính cách nói gợi cảm này đã tăng giá trị thẩm mĩ cho bài ca dao.<br />
Sự gắn bó trong tình yêu cũng tràn ngập cảm xúc:<br />
Đưa chàng tới chợ Hương An<br />
Xây lưng ngó lại, hai hàng láng lai<br />
Gặp gỡ rồi chia li là một hình ảnh thường xuất hiện, và là đề tài muôn thuở trong<br />
tình yêu đôi lứa. Không gian chia tay là một buổi chợ ở một địa danh nhiều người biết<br />
đến. Hai tín hiệu thẩm mĩ cùng xuất hiện: “xây lưng ngó lại”, “hai hàng láng lai”. Cách<br />
cảm ấy gợi hình ảnh, gợi cảm xúc ở người tiếp nhận: đọng lại trước mắt người tiếp<br />
nhận là hình ảnh nhân vật trữ tình lưu luyến quay lại nhìn người yêu khuất dần với đôi<br />
mắt đẫm lệ. Cô gái ấy đang khóc, vì có lẽ hình dung rằng lát nữa thôi là nỗi nhớ nhung<br />
sẽ vò xé tâm can.<br />
3<br />
<br />
phAn thúy hạnh trAnG<br />
<br />
2.2 .Giá trị nghệ thuật của các Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao Quảng Nam Đà Nẵng<br />
2.2.1 . Biểu tượng nghệ thuật đẹp, đa nghĩa<br />
Là một bộ phận cấu thành của văn học dân gian, ca dao xứ Quảng chứa đựng<br />
trong bản thân những yếu tố truyền thống vững bền, đồng thời cũng xác lập được<br />
những sắc thái riêng của một địa bàn cư dân. Ca dao xứ Quảng không chỉ gần gũi với<br />
người đọc, người nghe mà còn là những tín hiệu thẩm mĩ, những biểu tượng nghệ thuật<br />
đẹp, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nhiều cái được biểu đạt.<br />
Điều đó thể hiện rất rõ trong ý thức với niềm tự hào về những vùng đất thiên<br />
nhiên trù phú, màu mỡ cùng những sản vật đã làm nên tên tuổi của đất và con người<br />
xứ Quảng:<br />
Sông Thu chẳng thiếu đò đưa<br />
Bùi khoai chợ Được, mát dừa Kiến Tân<br />
Quế Sơn cau, mít mấy tầng<br />
Thương bòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà Mi<br />
Câu ca dao đã xuất hiện một lúc hai cụm từ và hai từ mang tín hiệu thẩm mĩ.<br />
Cụm từ “chẳng thiếu đò đưa” không chỉ mang nét nghĩa đơn thuần là những chuyến<br />
đò qua lại tấp nập trên dòng sông Thu Bồn mà còn chỉ những vùng đất trù phú dọc<br />
sông Thu Bồn. Cụm từ “cau, mít mấy tầng” ngoài nét nghĩa chỉ số lượng nhiều, đó còn<br />
là niềm tự hào của người dân Quế Sơn. Ở hai câu cuối của bài ca dao tiếp tục xuất hiện<br />
hai từ mang tín hiệu thẩm mĩ “thương”, “nhớ”. Thương, nhớ ở đây không chỉ dừng lại<br />
ở nét nghĩa yêu quý những món đặc sản mà đó còn là tình cảm gắn bó mặn nồng, sâu<br />
sắc mà bình dị của người dân xứ Quảng.<br />
Cũng có lúc đó là lời lo lắng, sẻ chia:<br />
Kể từ tằm mới ăn ba<br />
Dâu gần không hái đi xa cách đò<br />
Ra đi cha mẹ sợ lo<br />
Phần sông nước lớn, phần đò không đưa<br />
Mảnh đất Đại Lộc, Duy Xuyên dọc đôi bờ sông Vu Gia có những vườn dâu xanh<br />
tươi kéo dài thành một biển dâu thăm thẳm, đã tạo cho nghề tằm tang ở vùng đất này<br />
trở thành một bộ phận quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Mượn hình ảnh trồng<br />
dâu, nuôi tằm chủ thể trữ tình bộc lộ tâm trạng của người con gái khi yêu. “Tằm mới<br />
ăn ba” là một tín hiệu thẩm mĩ để chỉ lứa tuổi cập kê, lứa tuổi mới lớn. Lứa tuổi với<br />
4<br />
<br />
phAn thúy hạnh trAnG<br />
<br />
biết bao nhiêu ước mơ và khát vọng hạnh phúc. Nhưng, cuộc sống vốn khắc nghiệt<br />
với biết bao sóng gió cuộc đời, nên nỗi lo sợ “phần sông nước lớn, phần đò không<br />
đưa” là một điều khó có thể tránh khỏi. Cả câu ca dao là một tín hiệu thẩm mĩ nhằm<br />
để chỉ những không gian đầy thử thách với muôn ngàn khó khăn, gian khổ và cách trở.<br />
Bài ca dao là lời trách móc nhẹ nhàng, ân cần nhưng ẩn đằng sau đó cũng là lời khuyên<br />
nhủ của một tấm lòng chân thành, sâu sắc .<br />
Nhiều câu ca dao ánh lên niềm tươi vui, hạnh phúc:<br />
Thương nhau biển hẹn, non hò<br />
Tiếng đờn ai gẫy dưới đò chiều sương<br />
Thương nhau vì đoạn can trường<br />
Lựu lê, lê lựu nhớ nghĩa nàng, nàng ơi<br />
Bản chất thủy chung của người Quảng được thể hiện trong mọi phương diện<br />
cuộc sống. Thủy chung với đất nước với dân tộc, thủy chung trong tình cảm quê hương,<br />
xóm làng và đặc biệt trong tình yêu đôi lứa. Cha ông ta thường nói “Một ngày nên<br />
nghĩa, chuyến đò nên quen” nên khi yêu “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về”. Chính vì<br />
vậy, trong bài ca dao này chúng ta dễ dàng nhận ra điều mà những người con xứ Quảng<br />
khi yêu muốn nhắn gởi. Bài ca dao xuất hiện hai cụm từ có tín hiệu thẩm mĩ: “Biển<br />
hẹn, non hò” và “tiếng đờn”. “Biển hẹn, non hò” nhằm chỉ không gian hẹn hò, trao<br />
duyên của những đôi trai gái trong những ngày đầu gặp gỡ, tìm hiểu. “Tiếng đờn” ở<br />
câu tiếp theo vì thế mang lời lẽ yêu thương. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh giúp<br />
họ vượt qua những khó khăn, gian khổ trong cuộc sống để cùng nhau chia sẻ đắng cay,<br />
ngọt bùi. Với cách nói đầy biểu cảm đó làm cho bài ca dao thêm phần sinh động và<br />
hấp dẫn.<br />
Tình cảm chung thủy dày nghĩa, nặng tình còn thể hiện rất rõ như một lời nhắn<br />
gửi:<br />
Bạn về ta chẳng dám cầm<br />
Ngửa bàn tay đưa bạn ruột bầm như dưa<br />
Bạn về chẳng có chi đưa<br />
Đưa bạn quả mứt mà chưa ngào đường<br />
Người dân Quảng Nam rất trọng nghĩa ân tình. Dù chung sống, ăn ở với nhau<br />
chỉ một ngày hay đơn giản chỉ là một lời hẹn ước, thì người Quảng cũng không thể<br />
nào quên được. Dẫu có bao cám dỗ “đem bạc đổi chì” cũng không thể làm cho họ<br />
thay đổi vì “trăm năm lòng gắn dạ ghi”. Câu hát như nói hộ lời của nhân vật trữ tình<br />
trong giờ phút tiễn biệt. Hình ảnh “ruột bầm như dưa” là tín hiệu thẩm mĩ nhằm thể<br />
5<br />
<br />