intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giá trị của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong

Chia sẻ: ViAres2711 ViAres2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xác định độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm trong chuẩn đoán và phân loại bệnh phong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giá trị của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> <br /> GIÁ TRỊ CỦA GIẢI PHẪU BỆNH TRONG CHẨN ĐOÁN<br /> VÀ PHÂN LOẠI BỆNH PHONG<br /> Hà Văn Phước*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề : Bệnh phong rất thường gặp ở những xứ nhiệt đới, nhiều nhất ở Trung Phi, Đông Nam Á và<br /> Nam Mỹ. Chuẩn đoán bệnh phong đòi hỏi phải chính xác. Chuẩn đoán bệnh phong đã từ lâu dựa vào lâm sàng và<br /> vi trùng học. Mô học được xem là một xét nghiệm giúp xác định và phân loại bệnh phong.<br /> Mục tiêu nghiên cứu : Xác định độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm trong<br /> chuẩn đoán và phân loại bệnh phong.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là phương pháp cắt ngang phân tích tiền cứu và hồi cứu hồ<br /> sơ với đối tượng nghiên cứu là 384 bệnh nhân phong đựơc chuẩn đoán lần đầu tại Bệnh viện Da Liễu Tp. HCM<br /> từ 2004_2007.<br /> Kết quả nghiên cứu: 100% bệnh nhân phong có sang thương da. Đa số có tổn thương thần kinh. 146<br /> trường hợp có kết quả FB dương tính. Giá trị của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán bệnh phong: Độ nhạy: 87,5%.<br /> Độ chuyên: 78,5%. Giá trị tiên đoán dương: 97,1%. Giá trị tiên đoán âm: 42,7%<br /> Kết luận: Giá trị của giải phẫu bệnh trong phân loại bệnh phong phù hợp với WHO rất cao với hệ số Kappa:<br /> 0,9.<br /> ABSTRACT<br /> THE VALUE OF HISTOPATHOLOGY IN DIAGNOSIS AND CLASSIFICATION OF LEPROSY<br /> Ha Van Phuoc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 150 - 157<br /> <br /> Introduction: Leprosy is a common disease in tropical countries, especially in central Africa,South East Asia<br /> and South America. The diagnosis and classification of leprosy are usually based on clinic and bacteriology.<br /> Histopathology is considered as a test useful for the confirmation and classification of leprosy.<br /> Objectives: To identify the sensitivity, the specificity, the positive predictive value, and the negative<br /> predictive value of histopayhology in the diagnosis and classification of leprosy.<br /> Objectives and methodology: This is a transversal trospective and retrospective analysis.<br /> Objectives are 385 leprosy patients diagnosed and treated at the HCM Hospital of Dermato-Venereology<br /> from 2004_2007<br /> Results: 100% leprosy patients have skin lesions. Most of them have nerve lesions. 146 cases have positive<br /> skin smears. Value of histopathology in the diagnosis of leprosy: the sensitivity: 87,5 %, the specificity: 78,5 %, the<br /> positive predictive value: 97,1 %, the negative predictive value: 42,7 %.<br /> Conclusion: The value of histopathology in the classification of leprosy is in concordance with the WHO<br /> classification with Kappa: 0.9.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ Nam Á và Nam Mỹ. Theo số liệu đầu năm 2006<br /> của WHO thì trên thế giới có 222.427 người đang<br /> Bệnh phong rất thường thấy ở những xứ điều trị bệnh phong và có 298.626 trường hợp<br /> nhiệt đới, nhiều nhất ở vùng Trung Phi, Đông<br /> <br /> * Khoa Giải Phẫu Bệnh – BV. Da Liễu TP. HCM<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Hà Văn Phước ĐT: 0904.126.836 Email: phuochavan@ymail.com<br /> <br /> 150<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> mới được phát hiện, riêng ở Việt Nam thì có 746 Đối tượng nghiên cứu<br /> trường hợp mới được phát hiện và 666 người Dân số mục tiêu<br /> đang được điều trị trong năm 2005.<br /> Tất cả các bệnh nhân phong được chẩn đoán<br /> Chẩn đoán bệnh phong đòi hỏi phải chính lần đầu tại Bệnh Viện Da Liễu Tp. HCM.<br /> xác, nếu không sự chẩn đoán sai lầm sẽ làm cho<br /> Dân số chọn mẫu<br /> bệnh nhân chịu đựng vô lý các mặc cảm về tinh<br /> thần, xã hội, nghề nghiệp và điều trị. Chẩn đoán Tất cả các hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán<br /> và phân loại bệnh phong từ lâu đã được dựa vào bệnh phong lưu trữ tại Bệnh Viện Da Liễu Tp.<br /> khám lâm sàng, thường kết hợp với phiến phết HCM từ tháng 01/ 2004 đến tháng 09 /2007 và tất<br /> da (tìm trực khuẩn Hansen trên da). Mô bệnh cả các bệnh nhân được chẩn đoán bệnh phong<br /> học được xem là một xét nghiệm giúp xác định tại Bệnh viện Da liễu Tp.HCM từ kháng 10 / 2007<br /> bệnh và phân thể bệnh phong. Ngoài ra phản – tháng 12 / 2007 thoả mãn các tiêu chuẩn sau:<br /> ứng Mitsuda được dùng để giúp ước tính thể Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> bệnh và tiên lượng biến chuyển bệnh mà thôi. - Tất cả các bệnh nhân trên lâm sàng có dấu<br /> Hiện nay chẩn đoán giải phẫu bệnh đang hiệu nghi ngờ bệnh phong như:<br /> được sử dụng trong bệnh viện Da Liễu để chẩn + Tổn thương da mất hoặc giảm cảm giác.<br /> đoán và phân loại bệnh phong. Nhưng giá trị + Và hoặc thần kinh ngoại biên phì đại và<br /> của nó bao nhiêu thì chưa được nghiên cứu. Do nhạy cảm phối hợp với các dấu hiệu của thương<br /> đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để tìm tổn dây thần kinh như liệt, mất cảm giác, teo cơ,<br /> hiểu giá trị của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán loạn dưỡng da.<br /> và phân loại bệnh phong dựa trên kết quả chẩn<br /> - Bệnh nhân chưa từng được chẩn đoán và<br /> đoán lâm sàng và vi trùng học.<br /> điều trị bệnh phong trước đây.<br /> Mục tiêu nghiên cứu - Nếu là hồ sơ bệnh án phải có đầy đủ các xét<br /> Mục tiêu tổng quát nghiệm theo các bước tiến hành nghiên cứu.<br /> Xác định giá trị của giải phẫu bệnh trong - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> chẩn đoán và phân loại bệnh phong.<br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Mục tiêu chuyên biệt<br /> - Bệnh nhân có các bệnh rối loạn đông máu<br /> 1. Xác định độ nhạy của giải phẫu bệnh không tiến hành sinh thiết được.<br /> trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong.<br /> - Bệnh nhân đang bị phản ứng của bệnh<br /> 2. Xác định độ đặc hiệu của giải phẫu bệnh phong.<br /> trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong.<br /> - Bệnh nhân đã từng hoặc đang dùng thuốc<br /> 3. Xác định giá trị tiên đoán dương của điều trị bệnh phong.<br /> giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và phân loại<br /> bệnh phong. Cỡ mẫu<br /> 4. Xác định giá trị tiên đoán âm của giải phẫu - Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức<br /> bệnh trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong. sau:<br /> n : Cỡ mẫu<br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Z² (1 - / 2): Hệ số tin cậy, với = 0,05 Z² (1 -<br /> Thiết kế nghiên cứu / 2) = 1,96 ²<br /> Cắt ngang phân tích tiền cứu và hồi cứu hồ d: Sai số ước lượng, chúng tôi chọn d = 0,05.<br /> sơ.<br /> P: Giá trị mong đợi của giải phẫu bệnh trong<br /> chẩn đoán và phân loại bệnh Phong, cho tới nay<br /> <br /> <br /> 151<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> chưa có công trình nghiên cứu nào, do đó chúng Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh phong:<br /> tôi chọn P = 0,5. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là bệnh<br /> Thay vào công thức ta tính được n = 385 phong khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây:<br /> bệnh nhân. - Tôn thương da mất hoặc giảm cảm giác.<br /> Phương pháp tiến hành - Tổn thương thần kinh phù hợp bệnh<br /> Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn phong.<br /> đoán và không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ được hỏi - FB: dương tính<br /> bệnh và khám theo các bước sau: - Phân loại bệnh theo WHO 1988<br /> - Ghi nhận các đặc điểm dịch tễ học: Tên, + Nhóm ít khuẩn (PB = paucibacllary):<br /> tuổi, phái, địa chỉ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, Những bệnh nhân có từ 1 đến 5 tổn thương da<br /> số hồ sơ. và hoặc có 1 dây thần kinh bị tổn thương. FB: âm<br /> - Bệnh sử: Thời gian bệnh. tính (tất cả các trường hợp FB dương tính đều<br /> - Tiền sử: Những người sống chung trong gia xếp vào nhóm bệnh nhiều khuẩn)<br /> đình mắc bệnh phong. + Nhóm nhiều khuẩn (MB = multibacllary):<br /> - Ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng Những bệnh nhân có > 5 tổn thương da và hoặc<br /> ≥ 2 dây thần kinh bị tổn thương. FB: dương tính<br /> + Các đặc điểm của tổn thương da, đặc biệt<br /> chú ý đến số lượng tổn thương: ít khi ≤ 5 tổn - Sinh thiết da<br /> thương, nhiều khi > 5 tổn thương. + Mục đích: Chẩn đoán và phân loại bệnh<br /> + Các đặc điểm của tổn thương thần kinh: phong dựa trên tế bào học<br /> chú ý đến số lượng dây thần kinh bị tổn thương. + Vị trí: nếu bệnh nhân có 1 tổn thương da<br /> - Thử nghiệm rạch da (Frotty Biopsy = FB) thì chúng tôi sinh thiết 1 mẫu, nếu bệnh nhân có<br /> nhiều tổn thương da thì chúng tôi sinh thiết 2<br /> + Mục đích: Tìm trực khuẩn phong.<br /> mẫu ở 2 tổn thương điển hình nhất.<br /> + Vị trí: Làm ở 2 vị trí: dái tai và tổn thương<br /> + Cách làm: Sát khuẩn bằng cồn, sau đó gây<br /> da điển hình nhất.<br /> tê tại chỗ bằng Lidocain 2%, sau đó cắt da lấy<br /> + Cách làm: Vùng da làm thử nghiệm phải mẫu bằng dao theo hình ô van dài từ 6 – 12mm,<br /> được lau sạch bằng cồn. Dùng ngón cái và ngón sâu tới lớp hạ bì, sau đó cố định bằng dung dịch<br /> trỏ của tay trái bóp chặt vị trí định rạch. Dùng formal 10% và gởi tới phòng xét nghiệm.<br /> dao mổ rạch một đường dài khoảng 5 mm, sâu<br /> Kết quả<br /> khoảng 2 – 3mm, quay lưỡi dao vuông góc với<br /> đường rạch rồi cạo trên vết rạch 2 – 3 lần cùng Nhóm ít khuẩn: Thượng bì teo ít, vùng sáng<br /> chiều để lấy một giọt mô. Phết giọt dịch mô lên Unna chưa rõ, u hạt dạng củ, thâm nhiễm<br /> lam làm một phết đường kính khoảng 7mm. lymphô bào, tế bào dạng biểu mô, có đại bào<br /> Phết được để khô trong không khí rồi cố định Langhans (thể TT và BT).<br /> trên ngọn lửa đèn cồn trước khi nhuộm Ziehl – Nhóm nhiều khuẩn: Thượng bì teo rõ, vùng<br /> Neelsen. sáng Unna rõ, u hạt chủ yếu là mô bào, tế bào<br /> Kết quả Virchow (thể BB, BL, LL)<br /> <br /> Âm tính: Không thấy vi trùng trên toàn bộ Xử lý và phân tích dữ liệu<br /> phết nhuộm hoặc trên 100 quang trường. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần<br /> Dương tính: Khi thấy được trực khuẩn mềm EpiInfo 2002. Dùng bảng 2 x 2 để tính giá<br /> phong. trị của GPB trong chẩn đoán và phân loại bệnh<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 152<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> phong (lấy tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại Có tổn thương da 385 100<br /> của WHO làm tiêu chuẩn vàng). Tổng số bệnh nhân 385 100<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhận xét: 100% bệnh nhân trong mẫu có tổn<br /> Chúng tôi hồi cứu từ tháng 01/2004 đến thương da gợi ý cho bệnh phong.<br /> tháng 09/2007 được 345 hồ sơ đủ tiêu chuẩn đưa Tỉ lệ phân bố số lượng tổn thương da<br /> vào nghiên cứu và tiền cứu từ tháng 10/ 007 đến Bảng 2: Số lượng tổn thương da<br /> tháng 12/2007 được 40 trường hợp đủ điều kiện Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> đưa vào nghiên cứu. Sau đây là kết quả nghiên ≤5 290 75,3<br /> cứu. >5 95 24,7<br /> Một số đặc điểm dịch tễ học Tổng số 385 100<br /> <br /> Bảng 1: Nhận xét: Đa số các bệnh nhân có số lượng<br /> Số bệnh nhân Tỉ lệ % thương tổn da ≤ 5.<br /> Giới Nam 239 62,1 Tổn thương thần kinh<br /> Nữ 146 37,9<br /> Bảng 3: Tỉ lệ phân bố tổn thương thần kinh trong<br /> Nhóm tuổi ≤ 15 32 5,7<br /> 16 - 30 135 35,1 mẫu nghiên cứu<br /> 31 - 45 117 30,2 Tổn thương thần kinh Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> > 45 101 29 Có 337 87,5<br /> Trình độ học ≤ Cấp 1 33 8,6 Không 48 12,5<br /> vấn Cấp 2 - 3 340 88,3 Tổng số 385 100<br /> > Cấp 3 12 3,1 Nhận xét: Đa số các trường hợp có tổn<br /> Nghề nghiệp Học sinh – 65 16,9 thương thần kinh.<br /> CNV<br /> Công nhân 57 14,8 Bảng 4: Tỉ lệ phân bố số lượng thần kinh tổn thương.<br /> Nông dân 82 21,3 Số lượng tổn thương thần kinh Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> LĐ phổ thông 181 47 1 sợi 229 68<br /> Địa chỉ HCM 123 31,9 > 1 sợi 108 32<br /> Các tỉnh 262 68,1 Tổng số bệnh nhân có tổn thương 337 100<br /> thần kinh<br /> Nhận xét:<br /> Nhận xét: Đa số các bệnh nhân có tổn<br /> - Nam chiếm tỉ lệ hơi cao hơn nữ. Tuổi nhỏ<br /> thương 1 sợi thần kinh, chỉ có 32% có tổn thương<br /> nhất 4 tuổi (2 trường hợp), lớn nhất là 84 tuổi (2<br /> > 1 sợi (đa số chỉ có 2 sợi).<br /> trường hợp), trung bình 37,4, Std = ± 16,7.<br /> Bảng 5: Tỉ lệ phân bố tổn thương thần kinh trên<br /> - Đa số các bệnh nhân có trình độ học vấn<br /> bệnh nhân được chẩn đoán xác định.<br /> cấp 2 và cấp 3.<br /> Tổn thương Chẩn đoán xác định (theo WHO) Tổng<br /> - Đa số các bệnh nhân có nghề nghiệp là lao thần kinh<br /> động chân tay, chỉ có một số ít trường hợp là cán Bệnh Không bệnh<br /> bộ công nhân viên và học sinh. Có 337 0 337<br /> Không 7 41 48<br /> - Tỉ lệ bệnh nhân cư trú ở các tỉnh hơi cao Tổng 344 41 385<br /> hơn Tp. HCM.<br /> Nhận xét: Đa số các trường hợp có tổn<br /> Một số đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu thương thần kinh đều được chẩn đoán bệnh<br /> Tổn thương da phong. Nhưng có 7 trường hợp được chẩn<br /> đoán bệnh phong nhưng không có tổn thương<br /> Tỉ lệ tổn thương da<br /> thần kinh.<br /> Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> <br /> <br /> <br /> 153<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> Kết quả xét nghiệm FB Sự phù hợp lâm sàng và GPB trong phân<br /> Bảng 6: Tỉ lệ phân bố kết quả FB trong mẫu nghiên loại các thể bệnh phong<br /> cứu GPB phân loại lâm sàng<br /> FB Số bệnh nhân Tỉ lệ %<br /> Thể BT có khả năng phù hợp giữa chẩn<br /> Dương tính 146 37,9<br /> đoán lâm sàng và giải phẫu bệnh cao nhất.<br /> Âm tính 239 62,1<br /> Tổng số bệnh nhân 385 100 Bảng 10:<br /> Nhận xét: Đa số các bệnh nhân có kết quả FB TT BT BB BL LL TỔNG<br /> I 1 24 4 0 0 29<br /> âm tính.<br /> TT 10 0 0 0 0 10<br /> Bảng 7: Tỉ lệ phân bố kết quả FB trên bệnh nhân BT 5 110 10 0 0 125<br /> được chẩn đoán xác định. BB 0 3 23 3 0 29<br /> FB Chẩn đoán xác định (theo Tổng BL 1 11 16 22 3 53<br /> WHO) LL 0 1 9 32 20 62<br /> Bệnh Không bệnh TỔNG 17 149 62 57 23 308<br /> Dương tính 146 0 146<br /> BÀN LUẬN<br /> Âm tính 198 41 239<br /> Tổng 344 41 385 Một số đặc điểm dịch tễ học<br /> Nhận xét: Trong 344 trường hợp được chẩn Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ<br /> đoán xác định bệnh chỉ có 146 (42,4%) có kết quả lệ nam mắc bệnh phong cao hơn nữ: 62,1% so<br /> xét nghiệm FB dương tính. với 37,9%, tỉ lệ phong ở trẻ em (≤15 tuổi) là<br /> Giá trị GPB trong chẩn đoán bệnh phong 5,7%. Điều này cũng phù hợp với số liệu của<br /> Bảng 8: chương trình phòng chống bệnh phong quốc gia<br /> CĐ XĐ Tổng khi công bố tỉ lệ số bệnh nhân mới phát hiện<br /> Bệnh phong Không 2006 là nam chiếm 63,2% trong khi nữ chiếm<br /> bệnh 36,06% và ở trẻ em (≤15 tuổi) là 6,3%.<br /> GPB + 301 9 310 PPV = 301/310<br /> = 97,1% Mặc dù trẻ con có thể có nguy cơ cao mắc<br /> - 43 32 75 NPV = 32/75 = bệnh phong, bệnh xảy đến ở mọi lứa tuổi. Nhóm<br /> 42,7% tuổi thường khỏi bệnh nhiều nhất nằm giữa 10-<br /> Tổng 344 41 385<br /> 20 tuổi. Bệnh xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (tỉ lệ<br /> Sn = 301/344 = 87,5% Sp = 32/41 = 78,5% 2/1). Sự khác biệt về phái này ở người lớn cao<br /> Sự phù hợp GPB với WHO trong phân loại hơn trẻ em.<br /> bệnh phong. Khí hậu không giữ vai trò quan trọng trong<br /> Bảng 9: dịch tễ học bệnh phong mặc dù lưu hành độ<br /> Theo WHO Tổng bệnh phong cao ở các xứ nóng và xứ nhiệt đới<br /> MB PB ẩm thấp. Yếu tố môi trường như sống chen chúc<br /> GPB MB 138 20 158 PPV = trong những nhà ở chật hẹp đưa đến việc tiếp<br /> 87,3% xúc gần gũi thường xuyên hơn với nguồn lây và<br /> PB 8 178 186 NPV = tạo thuận lợi cho bệnh phong phát triển. Trong<br /> 95,7%<br /> mẫu nghiên cứu này số bệnh nhân ở tỉnh nhiều<br /> Tổng 146 198 344<br /> hơn ở TP.HCM, do tuyến khu vực các tỉnh phía<br /> Sn = 95,1% Sp = 89,9% Nam có đầy đủ phương tiện để chẩn đoán do đó<br /> Nhận xét: Phân loại GPB phù hợp cao theo đa số các tỉnh chuyển về. Tỷ lệ những người lao<br /> phân loại của WHO với hệ số Kappa = 0,9. động phổ thông chiếm đa số (47%), thường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 154<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> những người này họ sống trong nhà thuê chật axon mà nó bao bọc. Khi có sự hiện diện của vật<br /> chội thiếu điều kiện vệ sinh. thể lạ tế bào Schwann làm nhiệm vụ thực bào.<br /> Tổn thương da Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 337<br /> Bệnh phong ở người chủ yếu là bệnh của trường hợp (87,5%) có tổn thương thần kinh, 48<br /> thần kinh ngoại biên và da. Thường dây thần trường hợp (12,5%) không có dấu hiệu tổn<br /> kinh phì đại xuất hiện sau thương tổn ở da, do thương thần kinh trên lâm sàng.<br /> đó tổn thương da thường là dấu hiệu đầu tiên để Người ta tìm thấy một tỉ lệ lớn hơn ở những<br /> phát hiện bệnh phong trừ thể thần kinh nguyên bệnh nhân mới tại Ethiopia (68% phì đại thần<br /> phát (thần kinh đơn thuần) phô bày như là một kinh trụ). Nơi đây bệnh nhân đi khám muộn<br /> bệnh thần kinh ngoại biên, không có thương tổn hơn so với Ấn Độ (23% phì đại thần kinh trụ), là<br /> da điển hình của bệnh phong. Có rất nhiều nơi mà người bệnh được phát hiện sớm hơn<br /> nghiên cứu về đặc điểm tổn thương da trong nhiều. Phát hiện được một hoặc nhiều dây thần<br /> bệnh phong. kinh phì đại thường gặp ở bệnh nhân thể nhiều<br /> Các nghiên cứu ở các nơi khác được công bố khuẩn hơn là bệnh nhân thể ít khuẩn: số liệu tại<br /> cho thấy độ nhạy cảm của tổn thương da mất Bangladesh theo thứ tự là 96%(MB) và 86%(PB),<br /> cảm giác trong chẩn đoán bệnh nhân thể ít trong khi đó ở Ethiopia số liệu tương ứng là 97%<br /> khuẩn: 93% ở Ấn Độ, 92% ở Bangladesh và 86% và 76%. Một nghiên cứu tại Ấn Độ, bao gồm<br /> ở Ethiopia được báo cáo. những bệnh nhân PB sớm hơn, tìm thấy chỉ 20%<br /> bệnh nhân phì đại dây thần kinh. Dữ liệu cho<br /> Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi 100%<br /> thấy rằng tại Ethiopia có 451/496 bệnh nhân mới<br /> có tổn thương da và số bệnh nhân có số lượng<br /> (91%), phát hiện bị phì đại thần kinh có liên quan<br /> thương tổn nhiều hơn 5 là 95 trường hợp (24,7%)<br /> đến hoặc thần kinh trụ (137 bệnh nhân,27,5%)<br /> nhưng khi đọc giải phẫu bệnh thì có 138 trường<br /> hoặc thần kinh hông kheo (48 bệnh nhân,10%)<br /> hợp là thể nhiều khuẩn điều này cũng phù hợp<br /> hoặc cả 2 (266 bệnh nhân,53,5%).<br /> với kết quả của tác giả Rao, tức là hình ảnh lâm<br /> sàng ít khuẩn nhưng mô bệnh lý là nhiều khuẩn. Kết quả FB<br /> Các thương tổn da ở phong thường chia làm Trực khuẩn phong rất hiếm trong thương<br /> 2 nhóm chính: (1) các thương tổn phẳng đặc tổn của bệnh phong ít khuẩn, theo Lever thì có<br /> trưng là dát (macule); (2) các thương tổn thâm 7% phong thể BT khi nhuộm AFB sẽ cho dương<br /> nhiễm đặc trưng là các sẩn (papule) và cục tính, thường hiện diện với số lượng lớn trong<br /> (nodule). Đa số các tổn thương dát là nhóm thương tổn của bệnh phong nhiều khuẩn. Phiến<br /> phong ít khuẩn (thể TT, BT) thường cho hình phết da truyền thống là một trong những dấu<br /> ảnh mô học u hạt dạng củ với thâm nhiễm hiệu chính của bệnh phong khi dương tính thì<br /> lymphô bào, tế bào dạng biểu mô, có đại bào chứng minh trực tiếp sự hiện diện của M. leprae.<br /> Langhans. Trong khi nhóm sẩn cục thường ở Vì thế độ đặc hiệu của xét nghiệm này là gần<br /> phong nhiều khuẩn (BB, BL, LL), thường cho 100%. Tuy nhiên độ nhạy cảm của riêng phiến<br /> hình ảnh mô học thượng bì teo, vùng sáng Unna, phết da thì thấp, bởi vì bệnh nhân có phiến phết<br /> u hạt chủ yếu là mô bào, tế bào Virchow. da dương tính hiếm khi chiếm hơn 50% và đôi<br /> khi rất ít tới mức 10% trong tất cả bệnh nhân.<br /> Tổn thương thần kinh<br /> Nghiên cứu của chúng tôi có 344 bệnh nhân<br /> Sự ẩn náu của M. leprae trong bó thần kinh ở<br /> được chẩn đoán bệnh phong có 146 trường hợp<br /> da thường là bước đầu tiên trong sự khởi đầu<br /> FB (+) chiếm 42,4%, và có 198 trường hợp FB (-)<br /> của một thương tổn da. Chỗ ở của trực khuẩn là<br /> chiếm 57,6%.<br /> tế bào Schwann, hay thỉnh thoảng là sợi trục<br /> <br /> <br /> <br /> 155<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br /> <br /> Giá trị của GPB trong chẩn đoán và phân Thể bệnh Tỉ lệ phù hợp giữa GPB/lâm sàng<br /> Vadkarui Bhata Junior Chúng tôi<br /> loại bệnh phong Moorthy<br /> Chất liệu từ mẫu sinh thiết có thể dùng cho Tỉ lệ phối 81,8% 69% 62,63% 69,48%<br /> nhiều mục đích khác nhau, bao gồm xét nghiệm hợp chung<br /> <br /> mô bệnh học, nghiên cứu bệnh lý mô miễn dịch Nhìn chung số liệu của chúng tôi phù hợp<br /> và nuôi cấy M. leprae trong gan chân chuột. Như nhiều với trung tâm Jalma hơn là tác giả<br /> đã được đề cập xét nghiệm mô bệnh học không Nadkarni v Moorthy khi phân loại theo Ridley v<br /> thể xem như là tiêu chuẩn vàng ngay cả với Jopling.<br /> những người giỏi nhất. Một tỉ lệ đáng kể bệnh KẾT LUẬN<br /> nhân có lâm sàng rõ ràng vẫn cho kết quả mô<br /> Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu về bệnh<br /> bệnh học âm tính hoặc nghi ngờ. Trên thực tế,<br /> phong đều sử dụng các tiêu chuẩn lâm sàng như<br /> hầu hết các nghiên cứu đều dùng tiêu chuẩn lâm<br /> đặc tính thương tổn da, thần kinh ngoại biên,<br /> sàng kết hợp với mô bệnh học.<br /> phiến phết da kết hợp với mô bệnh học. Nhưng<br /> Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy người ta chưa biết giá trị của GPB là bao nhiêu<br /> rằng giá trị của GPB trong chẩn đoán bệnh trong chẩn đoán và phân loại bệnh phong.<br /> phong với độ nhạy là 87,5%, độ đặc hiệu là<br /> Qua nghiên cứu này chúng tôi rút ra được<br /> 78,05%, giá trị tiên đoán dương là 97,1% và giá<br /> các kết luận sau:<br /> trị tiên đoán âm là 42,7 % (so với tiêu chuẩn chẩn<br /> đoán của WHO) và giá trị của GPB trong phân - Giá trị của GPB trong chẩn đoán bệnh<br /> loại bệnh phong phù hợp với WHO rất cao với phong với độ nhạy là 87,5%, độ đặc hiệu là<br /> hệ số Kappa = 0,9. 78,05%, giá trị tiên đoán dương là 97,1% và giá<br /> trị tiên đoán âm là 42,7 % (so với tiêu chuẩn chẩn<br /> Trong nước cũng như trên thế giới chúng tôi<br /> đoán của WHO).<br /> chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào xác<br /> định giá trị của GPB trong chẩn đoán và phân - Giá trị của GPB trong phân loại bệnh phong<br /> loại bệnh phong. Nhưng có nhiều công trình phù hợp với WHO rất cao với hệ số Kappa = 0,9.<br /> nghiên cứu để tìm hiểu mối tương quan lâm KIẾN NGHỊ<br /> sàng-giải phẫu bệnh, qua đó xác định tỉ lệ phù<br /> Qua khảo sát giá trị của GPB trong chẩn<br /> hợp giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh. Theo kết<br /> đoán và phân loại bệnh phong, chúng tôi có các<br /> quả nghiên cứu của chúng tôi là: tỉ lệ phù hợp<br /> kiến nghị như sau:<br /> giải phẫu bệnh và lâm sàng chung các thể là<br /> 87,5% trong đó tỉ lệ phù hợp cho phong thể ít - Tất cả các trường hợp nghi ngờ là bệnh<br /> khuẩn (thể TT, BT) là 89,89% và tỉ lệ phù hợp cho phong đều được cắt sinh thiết da để được chuẩn<br /> phong thể nhiều khuẩn (BB,BL, LL) l94,52% (so đoán mô bệnh lý. Từ đó có thể phát hiện ra các<br /> với tỉ lệ phù hợp theo Ridley v Jopling l69,48%) trường hợp bệnh phong mà trên lâm sàng các<br /> dấu hiệu chưa rõ ràng, cùng với một FB (-).<br /> Bảng 11: So sánh kết quả chúng tôi với các tác giả<br /> khác: - Có thể phát triển thêm sinh thiết thần kinh<br /> Thể bệnh Tỉ lệ phù hợp giữa GPB/lâm sàng<br /> để giúp cho xếp loại bệnh phong chính xác hơn<br /> Vadkarui Bhata Junior Chúng tôi và không bỏ sót trường hợp bệnh phong một khi<br /> Moorthy kết quả mô học bệnh lý của da viêm bì không<br /> I 15,9% 35% 0% đặc hiệu.<br /> TT 97% 50% 46,15% 58,82%<br /> BT 95% 77% 66,34% 73,82% - Một chẩn đoán giải phẫu bệnh muốn đạt<br /> BB 89% 25% 50% 37,09% được chính xác cao cần có một mẫu sinh thiết tốt<br /> BL 87% 43% 70% 38,59% trên một nền sang thương rõ ràng và điển hình<br /> LL 98% 91% 80% 86,95%<br /> <br /> <br /> 156<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> được xác định trên những vị trí trong phổ lâm 6. Rao, P.N., et al. (2006), “Evaluation of leprosy patients with 1<br /> to 5 skin lesions with relevance to their grouping into<br /> sàng bệnh học của mỗi trường hợp bệnh phong. paucibacillary or multibacillary disease”, Indian J Dermatol<br /> Tức là để giảm bớt yếu tố chủ quan cảm tính trên Venereol Leprol, 72(3), pp. 207-10.<br /> 7. Reddy, R.R., et al. (2005), “A comparative evaluation of skin<br /> chẩn đoán mô học bệnh lý thì cần có sự hợp tác<br /> and nerve histopathology in single skin lesion leprosy”, Indian<br /> tốt của các thầy thuốc giải phẫu bệnh và lâm J Dermatol Venereol Leprol, 71(6), pp. 401-5.<br /> sàng để tìm ra tiếng nói chung. Như vậy tỷ lệ 8. Singhi, M.K., D. Kachhawa, and B.C. Ghiya (2003), “A<br /> retrospective study of clinico-histopathological correlation in<br /> phù hợp sẽ cao lên làm tăng độ nhạy cảm và độ leprosy”, Indian J Pathol Microbiol, 46(1), pp. 47-8.<br /> đặc hiệu. 9. Trần Phương Hạnh (2005), “Viêm phong”, Bệnh học đại<br /> cương, tr. 103-109<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO 10. Viện Da liễu Việt Nam (2006), “Điều tra dịch tễ tàn tật trong<br /> 1. Bệnh viện da liễu TPHCM (1992), “Dịch tễ học bệnh phong”, bệnh phong ở Việt Nam”, tr. 1-19.<br /> Bệnh da và các bệnh lây qua đường tình dục, tr.103-109. 11. Viện Da liễu Việt Nam (2006), “Tình hình bệnh phong tại Việt<br /> 2. Hà Văn Phước (1997), “Tương quan lâm sàng và giải phẫu Nam”, tr. 1-5.<br /> bệnh trong bệnh phong”, Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Da liễu 12. World Health Organization (2002), “Report of Technical<br /> khu vực B2 kỳ II, 1997, tr. 1-6. Forum of the International Leprosy Association - ILA - 25-28<br /> 3. Mathew, D., et al. (2004), “An evaluation of clinical and February, 2002”, Paris, France.<br /> histopathological status in paucibacillary leprosy patients after 13. World Health organization (4-2007), “The leprosy burden at<br /> completion of fixed duration therapy”, Indian J Lepr, 76(1), pp. the end of 2005”.<br /> 11-8.<br /> 4. Nigam, P.K., et al. (2007), “Fine needle aspiration cytology in<br /> reactional and non-reactional leprosy”, Indian J Dermatol Ngày nhận bài báo: 20/07/15<br /> Venereol Leprol, 73(4), pp. 247-9.<br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/08/2015<br /> 5. Rao, P.N., et al. (2005), “Comparison of two systems of<br /> classification of leprosy based on number of skin lesions and Ngày bài báo được đăng: 05/09/2015<br /> number of body areas involved--a clinicopathological<br /> concordance study”, Indian J Dermatol Venereol Leprol, 71(1),<br /> pp. 14-9.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 157<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2