Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
GIÁ TRỊ CỦA SINH THIẾT MÀNG PHỔI MÙ BẰNG KIM CASTELAIN<br />
TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI<br />
Ngô Thanh Bình*, Nguyễn Thị Tuyết Nhi**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định giá trị của sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim castelain trong chẩn đoán<br />
nguyên nhân của tràn dịch màng phổi (TDMP).<br />
Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Sinh thiết màng phổi (STMP) mù bằng kim<br />
castelain được thực hiện đối với những bệnh nhân TDMP dịch tiết không rõ nguyên nhân, hoặc chưa chẩn đoán<br />
được qua tế bào học và biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý ác tính.<br />
Kết quả: Từ 7/2008 đến 2/2009, 105 trường hợp TDMP dịch tiết (72 nam và 33 nữ) nhập viện và được<br />
STMP mù bằng kim castelain để chẩn đoán. Có 67 trường hợp (63,8%) lao màng phổi và 38 trường hợp<br />
(36,2%) TDMP ác tính. Giá trị chẩn đoán của STMP mù bằng kim Castelain đối với lao màng phổi có độ nhạy:<br />
50,7%, độ chuyên biệt: 100%, giá trị tiên đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 53,5%. Giá trị chẩn đoán<br />
của STMP mù bằng kim Castelain đối với TDMP ác tính có độ nhạy: 23,7%, độ chuyên biệt 100%, giá trị tiên<br />
đoán dương: 100%, và giá trị tiên đoán âm: 69,8%. Các biến chứng bao gồm 7 trường hợp đau ngực nơi sinh<br />
thiết (6,7%), 3 tràn khí màng phổi (2,9%), 2 tràn máu màng phổi (1,9%) và không có trường hợp nào sốc vagal<br />
cũng như tử vong.<br />
Kết luận: Sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain có giá trị trong chẩn đoán đối với các TDMP dịch<br />
tiết không rõ nguyên nhân và tương đối an toàn.<br />
Từ khóa: Sinh thiết màng phổi, tràn dịch màng phổi, kim Castelain, lao màng phổi, ung thư màng phổi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE VALUE OF BLIND PERCUTANEOUS PLEURAL BIOPSY BY CASTELAIN NEEDLE IN THE<br />
DIAGNOSIS OF PLEURAL EFFUSIONS<br />
Ngo Thanh Binh, Nguyen Thi Tuyet Nhi<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 415 - 422<br />
Objective: to evaluate the diagnostic value and the safe of blind percutaneous pleural biopsy (closed pleural<br />
biopsy) in the diagnosis of exudative pleural effusions.<br />
Method: Clinical diagnostic test. Blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle was performed on<br />
patients with undiagnosed exudative effusions, with non-diagnostic cytology, and a clinical suspicion of<br />
tuberculosis or malignancy.<br />
Results: From 7/2008 to 2/2009, 105 cases of exudative pleural effusions (72 male and 33 female patients)<br />
were admited and perfomed by blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle. There were 67 cases of<br />
tuberculous pleurisies (63.8%), 38 cases of malignant pleural effusions (36.2%). The diagnostic value of blind<br />
percutaneous pleural biopsy by Castelain needle for tuberculous pleurisies included sensitivity: 50.7%,<br />
specificity: 100%, positive predictive value: 100%, negative predictive value: 53.5%. The diagnostic value of<br />
blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle for malignant pleura effusions included sensitivity: 23.7%,<br />
specificity: 100%, positive predictive value: 100%, negative predictive value: 69.8%. Complications include 7<br />
* Bộ môn Lao và bệnh Phổi ĐHYD-TPHCM, ** Bộ môn lao va bệnh phổi – ĐHYD Cần Thơ<br />
Tác giả liên hệ: Bs Ngô Thanh Bình. ĐT: 0908955945,<br />
Email: bsthanhbinh@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
415<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
cases of site chest pain (6.7%), 3 pneumothorax (2.9%), 2 haemothorax (1.9%), and no cases sufferred from<br />
vasovagal reaction as well as death.<br />
Conclusion: Blind percutaneous pleural biopsy by Castelain needle had diagnostic value for undiagnosed<br />
exudative effusions and was relatively safe.<br />
Keywords: pleural biopsy, pleural effusion, Castelain needle, tuberculous pleurisy, malignant pleura<br />
effusions<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tràn dịch màng phổi (TDMP) là một biểu<br />
hiện bệnh lý màng phổi thường gặp trong thực<br />
hành lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân<br />
thường gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên<br />
nhân gây ra TDMP dịch tiết như lao, ung thư,<br />
nấm, sarcoidosis và cả những bệnh nhiễm ký<br />
sinh trùng,… trong đó, thường gặp nhất là do<br />
lao và ung thư. TDMP do lao chiếm đến 30% ở<br />
bệnh nhân lao(17,18,24,25). Việc chẩn đoán nguyên<br />
nhân chủ yếu dựa vào sự phân tích xét nghiệm<br />
dịch màng phổi (DMP), sinh thiết màng phổi<br />
(STMP) mù hay qua nội soi màng phổi(4,13,16,17).<br />
Tuy nhiên, vẫn còn 5-30% trường hợp TDMP<br />
dịch tiết không rõ nguyên nhân xảy ra ở những<br />
nước đã phát triển (3,12,13).<br />
Tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ,<br />
hàng năm BN TDMP đến khám và nhập viện<br />
chiếm 40% trong tổng số BN nhập viện. Bệnh<br />
nhân TDMP tại đây chỉ được xem xét để chỉ<br />
định STMP mù khi ≥40 tuổi. Tại Việt Nam nói<br />
chung, tại Cần Thơ nói riêng chưa có nhiều đề<br />
tài nghiên cứu về vai trò của STMP mù bằng<br />
kim Castelain. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài<br />
này nhằm xác định vai trò của STMP mù bằng<br />
kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân<br />
TDMP, nhằm góp phần giúp cho các bác sĩ lâm<br />
sàng có được phương pháp chẩn đoán xác định<br />
nguyên nhân gây TDMP, nhất là do lao và do<br />
ung thư.<br />
<br />
3. Tính tỉ lệ chẩn đoán được nguyên nhân<br />
TDMP do lao và do ung thư. Tính tỉ lệ các tai<br />
biến của thủ thuật STMP mù bằng kim<br />
Castelain.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Thử nghiệm chẩn đoán can thiệp lâm sàng<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân trên 15 tuổi có biểu hiện<br />
TDMP dịch tiết, nhập viện tại bệnh viện LaoBệnh phổi Cần Thơ từ tháng 7/2008 đến 2/2009 và<br />
đều được STMP.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả các TDMP dịch tiết không rõ nguyên<br />
nhân, chưa chẩn đoán được qua tế bào học và<br />
biểu hiện lâm sàng nghi ngờ do lao hoặc bệnh lý<br />
ác tính.<br />
Xác định TDMP dịch tiết theo tiêu chuẩn<br />
Light(13,16): khi có một trong nhiều tiêu chuẩn sau:<br />
- Protein dịch màng phổi/protein huyết<br />
thanh > 0,5<br />
- LDH dịch màng phổi/LDH huyết thanh ><br />
0,6<br />
- LDH dịch màng phổi > 2/3 giới hạn trên<br />
bình thường của LDH huyết thanh<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân không hợp tác, không đồng ý<br />
làm STMP mù.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Rối loạn đông máu.<br />
<br />
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.<br />
<br />
Nhiễm khuẩn vùng da định STMP.<br />
<br />
2. Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên<br />
đoán dương, giá trị tiên đoán âm của STMP mù<br />
bằng kim Castelain trong chẩn đoán lao màng<br />
phổi và TDMP ác tính.<br />
<br />
416<br />
<br />
Bệnh nhân tràn mủ màng phổi trên đại thể,<br />
cấy DMP có vi khuẩn thường và đáp ứng tốt với<br />
điều trị bằng kháng sinh.<br />
Tràn máu màng phổi do chấn thương ngực.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
TDMP lượng quá ít.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán TDMP do lao và do ung<br />
thư: (18,24)<br />
- TDMP ác tính được chẩn đoán khi:<br />
Có sự hiện diện của tế bào ác tính trong<br />
DMP.<br />
Lâm sàng, hình ảnh học phối hợp với tính<br />
lan rộng (tổn thương di căn), kèm theo một số<br />
chất đánh dấu ung thư.<br />
TDMP trên BN đã được chẩn đoán ung thư<br />
ở một cơ quan khác.<br />
- Chẩn đoán TDMP do lao khi:<br />
Có AFB dương tính bằng nhuộm soi hoặc<br />
nuôi cấy DMP hoặc mẫu mô STMP.<br />
Có lao phổi kèm theo (có AFB trong đàm<br />
hay dịch rửa phế quản dương tính).<br />
Có lâm sàng và cận lâm sàng phù hợp.<br />
TDMP dịch tiết, tỉ lệ tế bào lympho chiếm ưu<br />
thế, IDR≥10, không phát hiện nguyên nhân<br />
khác, không đáp ứng với điều trị kháng sinh<br />
thường nhưng đáp ứng tốt điều trị lao.<br />
Điều trị thử với thuốc kháng lao đáp ứng tốt.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br />
Chuẩn bị dụng cụ STMP mù<br />
Dụng cụ STMP mù là kim Castelain<br />
Dụng cụ sát khuẩn vị trí vùng da để tiến<br />
hành STMP (kìm, bông gòn, gạc vô khuẩn, khăn<br />
mổ có lỗ, dung dịch sát khuẩn: cồn, povidine).<br />
15 ml Lidocain 1% hoặc 2% dùng cho gây tê<br />
tại chỗ.<br />
Kim chọc hút 18 (18 gauge), ống tiêm cỡ 20<br />
– 30 ml dùng để gắn kim STMP; một dao mổ;<br />
dụng cụ khâu (kim khâu da, chỉ khâu không<br />
tan, kìm kẹp kim, nhíp); các lọ đựng mẫu mô<br />
màng phổi có chứa formalin 10% (dùng cho<br />
mô học) và nước muối sinh lý (dùng để cấy<br />
mẫu mô sinh thiết); và các ống nghiệm, lọ<br />
(bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa) dùng đựng<br />
các mẫu dịch thử.<br />
Máy hút dịch, ống dây nối với máy hút và<br />
ống nối chạc ba có khóa điều chỉnh.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chuẩn bị bệnh nhân trước khi STMP mù<br />
Bệnh nhân được khai thác tiền căn, bệnh sử,<br />
khám lâm sàng, chụp X-quang phổi thẳng và<br />
nghiêng và siêu âm ngực (đối với TDMP lượng<br />
ít) để đánh giá vị trí và mức độ TDMP, từ đó<br />
giúp xác định vị trí STMP thích hợp.<br />
Tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm tiền<br />
phẫu như công thức máu, thời gian chảy máu,<br />
đông máu (TS-TC), thời gian prothrombin, ion<br />
đồ máu, chức năng gan, chức năng thận…<br />
Giải thích rõ về tình trạng bệnh tật và<br />
phương pháp tiến hành thủ thuật STMP. Sau đó,<br />
bệnh nhân, thân nhân hiểu, hợp tác và đồng ý<br />
làm cam kết để tiến hành thủ thuật. Bệnh nhân<br />
nên dùng điểm tâm nhẹ trước khi tiến hành thủ<br />
thuật.<br />
Tiền mê (atropine: 0,25 – 0,5 mg tiêm dưới<br />
da và diazepam: 5 – 10 mg uống).<br />
<br />
Các bước tiến hành STMP mù<br />
Sau khi đã đo dấu hiệu sinh tồn và tiền mê<br />
15 – 60 phút trước khi thực hiện thủ thuật, bệnh<br />
nhân ngồi thẳng trên ghế tựa, lưng hơi cong<br />
hướng về người thủ thuật viên, hai tay đặt thoải<br />
mái trên thành ghế và tư thế đầu nhìn thẳng về<br />
phía trước.<br />
Đánh dấu và sát khuẩn da tại vị trí STMP.<br />
Trải khăn mổ có lỗ. Gây tê tại chỗ bằng lidocain<br />
2 % (4 – 6 ml) theo từng lớp giải phẫu từ da, tổ<br />
chức dưới da cho tới màng phổi. Dùng dao mổ<br />
số 11 rạch da dài 0,5 cm để tạo đường đi dễ<br />
dàng cho kim sinh thiết. Sau đó, dùng kim<br />
STMP mù Castelain (sau khi đã gắn que thông<br />
đặc vào cannula bên ngoài) đâm thẳng góc với<br />
mặt da tại vị trí rạch da xuyên qua thành ngực<br />
vào khoang màng phổi (kiểm tra thấy DMP<br />
chảy ra thì đầu kim đã vào khoang màng phổi).<br />
Lấy que thông đặc của kim Castelain ra và gắn<br />
cannula sinh thiết vào cannula bên ngoài, sau đó<br />
lui cả cannula bên ngoài và cannula sinh thiết<br />
đến khi có cảm giác vướn thì dừng lại (Khi đó<br />
cannula sinh thiết đã móc vào màng phổi<br />
thành). Cố định cannula bên ngoài và lui cannla<br />
sinh thiết khi đó cannula sinh thiết đã cắt được<br />
<br />
417<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
mẫu mô màng phổi thành. Mẫu mô màng phổi<br />
được lấy tại 3 vị trí 3 giờ, 6 giờ và 9 giờ.<br />
Sau khi đã STMP xong, rút kim sinh thiết ra,<br />
khâu vết mổ lại và băng ép bằng gạc vô khuẩn.<br />
Tiến hành lấy mẫu mô màng phổi từ kim sinh<br />
thiết cho vào lọ xét nghiệm. Lấy khoảng 2 – 4<br />
mẫu mô màng phổi cố định trong lọ đựng dung<br />
dịch Formaline 10% để làm giải phẫu bệnh, và<br />
trong lọ dung dịch nước muối sinh lý để nuôi<br />
cấy tìm AFB.<br />
Trong trường hợp dịch màng phổi nhiều cần<br />
tiến hành chọc hút dịch màng phổi điều trị<br />
nhằm tháo bỏ dịch ra khỏi khoang màng phổi<br />
bằng cách nối hệ thống máy hút dịch với kim<br />
sinh thiết qua một dây ống dẫn lưu dịch và hút<br />
với áp lực từ – 10 cm đến – 20 cm H2O.<br />
Nếu kết quả giải phẫu bệnh lý của STMP lần<br />
thứ nhất chỉ ghi nhận viêm xơ màng phổi hoặc<br />
không ghi nhận bệnh lý rõ ràng, có thể tiến hành<br />
STMP lần thứ hai, lần thứ ba (nhưng tối đa<br />
không quá 3 lần) trước khi kết luận.<br />
<br />
Theo dõi sau STMP mù<br />
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (tri giác, mạch,<br />
huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ) và các dấu hiệu của<br />
biến chứng sớm (đau ngực, khó thở, chảy<br />
máu…) ngay sau khi thực hiện thủ thuật và<br />
trong vòng 4 – 24 giờ, nếu cần có thể chụp Xquang phổi thẳng kiểm tra ngay để phát hiện<br />
kịp thời các biến chứng như tràn khí, tràn máu<br />
màng phổi và choáng.<br />
<br />
Thống kê và xử lý số liệu<br />
Dùng phần mềm SPSS 10.0 để nhập, quản lý<br />
và xử lý số liệu. Các biến số được phân tích bằng<br />
các test thống kê thích hợp, giá trị P < 0,05 được<br />
đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Cách tính các<br />
giá trị của thủ thuật: độ nhạy: a/(a+c); độ chuyên<br />
biệt: d/(d+b); giá trị tiên đoán dương: a/(a+b); giá<br />
trị tiên đoán âm: d/(d+b). Trong đó, (a): dương<br />
tính thật; (b): dương tính giả; (c): âm tính giả; (d):<br />
âm tính thật.<br />
<br />
418<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Từ 7/2008 đến 2/2009, có 105 trường hợp TDMP<br />
dịch tiết nhập viện và được tiến hành STMP mù<br />
để chẩn đoán. Trong đó, các BN này được chẩn<br />
đoán xác định cuối cùng thành 2 nhóm:<br />
Nhóm I: TDMP do lao 67 BN (63,8%).<br />
Nhóm II: TDMP ác tính 38 BN (36,2%)<br />
<br />
Đặc điểm bệnh nhân của nhóm nghiên cứu<br />
Đặc điểm tuổi và giới tính<br />
Bảng 1: Sự phân bố tuổi và giới tính (Pearson’s χ2<br />
test)<br />
≤ 30<br />
<br />
Nhóm I<br />
(N1=67)<br />
5 (7,5%)<br />
<br />
Nhóm II<br />
(N2=38)<br />
0 (0%)<br />
<br />
31 – 40<br />
<br />
11 (16,4%)<br />
<br />
2 (5,3%)<br />
<br />
41 – 50<br />
<br />
17 (25,4%)<br />
<br />
4 (10,5%)<br />
<br />
51 – 60<br />
<br />
16 (23,9%)<br />
<br />
6 (15,8%)<br />
<br />
61 – 70<br />
<br />
5 (7,5%)<br />
<br />
8 (21,1%)<br />
<br />
> 70<br />
<br />
13 (19,4%)<br />
<br />
18 (47,4%)<br />
<br />
Đặc điểm Phân bố<br />
Lứa tuổi<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
Nam<br />
<br />
51 (76,1%)<br />
<br />
21 (55,3%)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
16 (23,9%)<br />
<br />
17 (44,7%)<br />
<br />
p<br />
4 tuần 23 (34,3%)<br />
Sốt<br />
52 (77,6%)<br />
Triệu Đau ngực 63 (94%)<br />
chứng<br />
Ho khan 60 (89,6%)<br />
Khó thở 38 (56,7%)<br />
Sụt cân 33 (44,8%)<br />
Phì đại hạch ngoại<br />
biên<br />
<br />
Nhóm II<br />
(N2=38)<br />
8 (21,1%)<br />
19 (50%)<br />
11 (28,9%)<br />
8 (21,1%)<br />
36 (94,7%)<br />
33 (86,8%)<br />
29 (76,3%)<br />
24 (63,2%)<br />
3<br />
<br />
p<br />
0,325<br />
<br />
0,002<br />
<br />
-<br />
<br />
Đa số các trường hợp TDMP dịch tiết có thời<br />
gian khởi bệnh trên 1 tuần ở cả hai nhóm (89,5%<br />
và 78,9%). Điều này cũng được ghi nhận tương<br />
tự như trong các NC khác(2,8,11,18,19,20). Không có sự<br />
khác biệt về thời gian khởi phát bệnh giữa hai<br />
nhóm (p=0,325).<br />
Các triệu chứng lâm sàng của TDMP dịch<br />
tiết như sốt, ho khan, khó thở, đau ngực cũng<br />
phù hợp với các NC trong y văn(2,4,6,8,11,24,25). Có<br />
sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng giữa 2<br />
nhóm (p=0,002).<br />
<br />
Đặc điểm X-quang phổi, phản ứng da với<br />
tuberculin (TST), và dịch màng phổi<br />
Đặc điểm X-quang phổi: Tất cả các trường<br />
hợp TDMP dịch tiết đều được chẩn đoán xác<br />
định bằng chụp X-quang phổi thẳng sau-trước<br />
qui ước và X-quang phổi nghiêng.<br />
Bảng 3: Đặc điểm trên X- quang phổi (Pearson’s χ2<br />
test)<br />
Đặc điểm X-quang<br />
phổi<br />
Vị trí<br />
Bên phải<br />
Bên trái<br />
2 bên<br />
Mức độ<br />
Ít<br />
TDMP<br />
Vừa<br />
Nhiều<br />
Tổn thương Thâm<br />
nhiễm<br />
kết hợp<br />
U<br />
<br />
Nhóm I<br />
(N1=67)<br />
39 (58,2%)<br />
27 (40,3%)<br />
1 (1,5%)<br />
12 (19,7%)<br />
47 (70,1%)<br />
8 (11,9%)<br />
10 (14,9%)<br />
0<br />
<br />
Nhóm II<br />
P<br />
(N2=38)<br />
24 (63,2%) 0,406<br />
12 (31,6%)<br />
2 (5,3%)<br />
2 (5,3%) < 0,001<br />
19 (50,0%)<br />
17 (44,7%)<br />
0<br />
3 (7,9%)<br />
<br />
Đa số các trường hợp là TDMP một bên<br />
nhiều hơn hai bên (97,14% so với 2,86%) và bên<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phải nhiều hơn bên trái (60% so với 37,14%). NC<br />
này cũng phù hợp với các NC trong y văn(8,9,18,25).<br />
Đồng thời, NC này cũng ghi nhận TDMP mức<br />
độ vừa và nhiều chiếm nhiều hơn TDMP lượng<br />
ít (86,67% so với 13,33%). Trong TDMP do lao<br />
thì thường gặp nhất là TDMP lượng ít và lượng<br />
vừa, ngược lại, trong TDMP ác tính thì chủ yếu<br />
là TDMP lượng vừa và lượng nhiều. Điều này<br />
cũng được phù hợp với y văn(11,13,17,18,24). Ngoài<br />
hình ảnh TDMP và xẹp phổi, không ít các<br />
trường hợp có kèm theo hình ảnh tổn thương<br />
nhu mô phổi như thâm nhiễm, khối u và các<br />
biểu hiện này xuất hiện tùy thuộc vào từng<br />
nguyên nhân bệnh lý gây TDMP dịch tiết. Điều<br />
này cũng được ghi nhận trong y văn(11,16). Đồng<br />
thời, phần lớn các trường hợp TDMP dịch tiết<br />
(86,67%) được tiến hành STMP mà không cần<br />
chỉ dẫn của siêu âm, chỉ có 14 trường hợp TDMP<br />
khu trú lượng ít và chọc dò màng phổi lần đầu<br />
thất bại (13,33%) cần nhờ đến siêu âm đánh dấu<br />
vị trí chọc dò và STMP. Theo O’Moore P.V. et<br />
al(21), cho rằng đối với những trường hợp chọc<br />
dò lần đầu tiên không thành công hoặc TDMP<br />
khu trú thì siêu âm giúp đánh dấu vị trí chọc dò<br />
và STMP đến 97%. Ngoài ra, chưa có trường<br />
hợp nào phải cần sự hỗ trợ thêm của CT scan<br />
lồng ngực.<br />
<br />
Đặc điểm phản ứng da với tuberculin<br />
(TST)<br />
Bảng 4: Phản ứng da với tuberculin (TST)<br />
(Pearson’s χ2 test)<br />
TST<br />
Am tính<br />
Dương tính<br />
<br />
Nhóm I<br />
17 (25,4%)<br />
50 (74,6%)<br />
<br />
Nhóm II<br />
26 (68,4%)<br />
12 (31,6%)<br />
<br />
P<br />
< 0,001<br />
<br />
Các BN lao màng phổi cho cho tỉ lệ TST (+)<br />
cao (74,6%). Điều này cũng phù hợp với y<br />
văn(2,4,7,8,18,24,26). Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ<br />
nhất định TDMP do lao có phản ứng lao tố âm<br />
tính. Theo Arun G., nếu lập lại xét nghiệm này<br />
sau 6 đến 8 tuần thì hầu như luôn luôn dương<br />
tính(2). Sự khác biệt kết quả TST ở 2 nhóm có ý<br />
nghĩa thống kê (p